Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp

[MINH HUỆ 21-9-2015] Trong suốt mười năm tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, tôi nhận thấy rằng một số học viên vốn khá tinh tấn thời đầu tu luyện, sau một thời gian đã tụt lại phía sau, đặc biệt là khi khổ nạn gia tăng hay có một sự thay đổi trong tiến trình Chính Pháp. Sư Phụ Lý đã dạy chúng ta rằng tu luyện là một quá trình mà sóng lớn cuốn cát đi, cuối cùng còn lại mới là vàng thật sự.

Từ bỏ Pháp Luân Công do chấp trước vào thời gian

Khi cuộc đàn áp bắt đầu, trước ngày 20 tháng 7 năm 1999, một học viên và tôi đã đạp xe đạp về vùng nông thôn với quãng đường hơn 80 cây số cả đi cả về để hồng Pháp. Tôi quá mệt để có thể tiếp tục và cứ 100 mét lại phải ngồi xuống nghỉ. Đến gần nửa đêm chúng tôi mới về đến nhà. Tôi hỏi cô ấy có mệt không. Cô ấy trả lời rằng một chút khổ nạn đó thì đáng kể gì.

Người học viên này đã không từ bỏ tu luyện ngay cả khi cô ấy nhiều lần bị tra tấn ngay khi cuộc bức hại Pháp Luân Công bắt đầu. Tuy nhiên, cô ấy đã từ bỏ tu luyện do cô ấy chấp trước vào thời gian kết thúc Chính Pháp. Tôi đã cố gắng thuyết phục cô ấy quay trở lại tu luyện. “Sư phụ luôn nói rằng thời gian sẽ sớm kết thúc nhưng nó vẫn tiếp diễn đó thôi,” cô ấy trả lời. “Tôi đã quá mệt mỏi để có thể tiếp tục rồi. Xin đừng thuyết phục tôi thêm nữa.”

Che dấu tâm sợ hãi

Tôi đã từng phân vân liệu Chín bài bình luận về Đảng Cộng sản có liên quan đến việc tu luyện như thế nào sau khi nó được công bố. Tuy nhiên, sau khi đọc nó cùng các bài giảng liên quan của Sư phụ, tôi hiểu rằng tất cả người dân Trung Quốc cần phải biết được Đảng là gì và nó sẽ giúp họ phá trừ sự khống chế của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đối với bản thân mình.

Một số học viên không hiểu được tại sao cuốn sách đó lại được công bố. Tôi nhận ra rằng những ai mà nói rằng họ không hiểu lý do chính là đang che giấu tâm sợ hãi của mình.

Tôi biết một học viên đã từng rất tinh tấn. Khi Cửu Bình được công bố, ông ấy nói rằng cuốn sách đã khiến cho các học viên tham dự vào chính trị. Ông ấy không thể buông bỏ được quan niệm đó và không chịu xem xét lại những gì mà tôi nói. Ở đơn vị công tác, ông ấy là một lãnh đạo và sợ rằng những người khác nói ông tham gia vào chính trị khi truyền bá cửu bình. Hai năm sau, khổ nạn của ông ấy gia tăng và ông ấy đã chết vì bệnh ung thư.

Sư phụ giảng:

“Tất nhiên, tu luyện là quá trình thành tựu sinh mệnh, nhưng giảng theo một cách khác, nếu không thật đúng là một ‘khối liệu’, thì tu luyện cũng là một quá trình đào thải.” (Giảng Pháp tại Pháp hội thành phố Los Angeles”)

Kẻ bức hại mới phải sợ hãi chứ không phải là các nạn nhân

Một số học viên vẫn gặp khó khăn trong việc tham gia vào phong trào khởi kiện cựu Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân. Khi chúng tôi chia sẻ kinh nghiệm, một số vẫn im lặng còn một số thì viện lý do. Điều này thật sự xuất phát từ tâm sợ hãi của họ. Họ sợ bị bắt giữ.

Người dân trong xã hội cũng nên kiện những kẻ bức hại chính. Họ nên nói về việc họ đã phải chịu đựng những gì và như thế nào do cuộc bức hại. Những kẻ bức hại mới phải sợ hãi chứ không phải là các nạn nhân.

Làm người tu luyện, chúng ta nên từng bước đột phá qua từng khổ nạn. Khi chúng ta vượt qua một khổ nạn lớn, chúng ta sẽ buông bỏ được chấp trước vào sinh tử. Mỗi khảo nghiệm đều không thể cứ đợi chờ mãi khi thời gian trôi đi. Khi một người do dự trong vài tháng, sáu tháng hay một năm, người đó có thể sẽ lỡ mất cơ hội và sẽ hối tiếc mãi mãi.

Trên thực tế, kiện Giang Trạch Dân rất dễ – người ta có thể dùng bút danh hay hóa danh. Nếu bạn vẫn cảm thấy do dự thì hãy tự hỏi bản thân xem bạn là cát hay là vàng.

Hơn mười năm đã qua đi quả thật không hề dễ dàng nhưng liệu có thể dễ dàng được chăng nếu một người muốn tu thành Thần? Trong quá khứ, người tu luyện phải buông bỏ mọi thứ có liên hệ tới xã hội người thường. Mặc dù các học viên Pháp Luân Công sống trong xã hội và không yêu cầu phải tu luyện giống những người trong quá khứ nhưng họ thậm chí phải đạt tới tầng thứ cao hơn trong quá trình tu luyện cá nhân và còn phải cứu độ chúng sinh.

Sư phụ giảng:

“Khi tôi thấy các học viên của tôi [mà] có thể vượt qua mỗi một đại quan [quyết định] có thể viên mãn được hay không, chư vị có biết tôi cảm thấy thế nào không? (vỗ tay nhiệt liệt) Xuất sắc, thật sự xuất sắc, không hổ [danh] là những vị thần vĩ đại! (Giảng Pháp tại Pháp hội miền Trung Mỹ Quốc [1999]) (tạm dịch)


Bản tiếng Hán:https://www.minghui.org/mh/articles/2015/9/21/315948.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2015/10/11/153175.html

Đăng ngày 17-11-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share