Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc

[MINH HUỆ 2-10-2015] Trước khi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, tôi không nghĩ là mình tật đố với bất kì ai và rất vui mừng khi gia đình, bạn bè và đồng nghiệp của tôi có việc tốt [nào đó]. Thậm chí sau khi bắt đầu tu luyện, khi so sánh, tôi đã nghĩ rằng tâm tật đố là nhỏ bé nhất trong những tính xấu của mình, và dễ dàng vứt bỏ.

Sư phụ đã giảng:

“Tuy nhiên thường khi mâu thuẫn đến, [nếu] chẳng làm kích động đến tâm linh người ta, [thì] không đáng kể, không tác dụng, không đề cao được.” (Chuyển Pháp Luân)

Gần đây tôi đã gửi một bài chia sẻ kinh nghiệm của bản thân cho website Minh Huệ. Sau đó, tôi chia sẻ bài viết này với một đồng tu lớn tuổi. Bà ấy nói với tôi rằng bà cũng muốn viết bài chia sẻ về cùng chủ đề này. Bà ấy đọc bài viết của tôi và nói: “Bài chia sẻ của anh thật tuyệt. Chúng tôi thật may mắn vì có một người như anh ở khu vực chúng tôi!” Tôi cảm thấy tự hào và tự mãn.

Hai ngày sau, học viên này nhờ vợ tôi giúp gửi bài viết của bà ấy tới website Minh Huệ. Vợ tôi đưa cho tôi xem và muốn biết tôi nghĩ gì về bài viết. Tôi lẩm nhẩm: “Không quá tệ”, và ngụ ý là bài viết của bà ấy không hay bằng của tôi.

Ngày hôm sau, học viên ấy đến nhà tôi và hỏi xem tôi có suy nghĩ gì về bài chia sẻ của bà. Tôi nói: “Bài viết ổn. Không tệ chút nào đối với một người ở tuổi bác.” Nhưng lại [thầm] nghĩ: “Tôi đã có hai bài đăng trên website Minh Huệ. Bài viết của bác làm sao có thể hay như của tôi được?”

Tuy nhiên khi tôi truy cập vào website Minh Huệ vài ngày sau đó, tôi đã kinh ngạc khi thấy bài viết của bà ấy được đăng tải. Tôi phải thừa nhận rằng tôi đã đố kỵ, và cảm thấy thật không công bằng khi bài viết của tôi không được đăng.

Sư phụ đã giảng:

“Hai loại quan niệm bất đồng sẽ dẫn đến những hiệu quả khác nhau. Nó có thể dẫn đến tâm tật đố: người khác nếu [có điều gì] tốt, thì thay vì cảm thấy mừng cho họ, người ta lại thấy bất bình trong tâm. Nó sẽ xuất hiện vấn đề này…… Có một quy định, rằng trong tu luyện nếu người ta không vứt bỏ được tâm tật đố thì không đắc chính quả, tuyệt đối không đắc chính quả.” (Chuyển Pháp Luân)

Tôi nhận ra rằng mình vẫn còn tâm tật đố và Sư phụ đã phơi bày nó ra. Tôi phải tiêu trừ nó.

Đồng tu của tôi nói rằng việc viết một bài chia sẻ kinh nghiệm là một quá trình đề cao. Không quan trọng là liệu bài viết đó có được đăng tải hay không. Nhưng điều quan trọng là tôi phải tống khứ các tâm: tật đố, hoan hỉ, hư vinh, hiển thị, tự cao tự đại, và tất cả các chủng tâm chấp trước từ tầng vi quan nhất trong cuộc sống của mình. Điều này sẽ giúp tôi đề cao tầng thứ tu luyện.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2015/10/2/316940.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2015/10/14/153220.html

Đăng ngày 11-11-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share