Bài viết của học viên Tuệ Hiền từ tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc

Trong bài viết này, một học viên đã kể lại cuộc sống của mình ngay trước và trong vài tháng đầu sau khi cuộc đàn áp Pháp Luân Công diễn ra. Cô là một học viên kiên định, các quan chức địa phương đã không biết phải đối phó với cô ra sao. Ngay cả áp lực rất lớn từ gia đình cũng không thể khiến cô dao động, cuối cùng cô đã có thể cải biến những người từng bức hại mình.

[MINH HUỆ 13-12-2014] Tiếp theo Phần 1

Hối hận khôn nguôi

Khi tôi được thả khỏi trại tạm giam và trở về nhà vào ngày 25 tháng 01 năm 2000, một người thân của tôi đã đưa mẹ chồng tôi tới nhà vì đến lượt chồng tôi phải chăm sóc bà.

Mẹ chồng tôi bị liệt và phải nằm bẹp trên giường. Tôi bảo bà rằng tôi không nghĩ bà bị bệnh mà chỉ là bà không ăn uống đầy đủ thôi. Tôi đọc Chuyển Pháp Luân và cho bà ăn đều đặn. Trong vòng ba ngày, bà đã có thể tự chăm sóc cho bản thân và đi bộ trong sân.

Trong mười ngày đầu tiên bà ở nhà chúng tôi, tôi đã đọc tám bài giảng trong Chuyển Pháp Luân cho bà nghe và nói với bà về môn tập. Bà nói: “Mẹ đã không biết Pháp Luân Công thật sự rất tốt. Nó không giống những gì mọi người nói trên truyền hình. Họ đều nói dối.”

Mẹ chồng tôi sau đó đã qua đời trong khi tôi không ở nhà. Tôi đã không đọc xong chín bài giảng trong Chuyển Pháp Luân cho bà. Điều này đã trở thành nỗi hối hận khôn nguôi của tôi.

‘Tôi sẽ mất chức nếu cô lên Bắc Kinh’

Một cảnh sát mới vào nghề từng nói với tôi: “Các quan chức thị trấn mong cô đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện đòi quyền tu luyện Pháp Luân Công. Nếu cô đi, họ sẽ tranh nhau cơ hội đến Bắc Kinh du lịch. Họ sẽ không tốn một xu nào cả. Cả làng buộc phải trả chi phí cho họ. Họ lấy tiền của mọi người để ăn uống, du lịch trong khi bức hại những người tốt. Họ cũng không phải làm điều đó vì chính quyền cộng sản – mà vì chính bản thân họ, để bám víu lấy chức vị của họ.”

Trước Tết Nguyên đán, một đêm khi tôi đọc Pháp muộn, thì bí thư làng và cảnh sát gõ cửa nhà tôi. Họ bảo tôi rằng họ sợ tôi sẽ đến Bắc Kinh.

Tâm sợ hãi của tôi nổi lên, tim tôi như nhảy lên cổ họng, hai chân bủn rủn và run rẩy. Tôi vỗ mạnh vào chân và nói: “Đừng run! Mày không muốn tao đi Bắc Kinh, nhưng đã run thì tao càng phải quyết tâm hơn!” Hai chân của tôi ngừng run, không lâu sau, cảnh sát rời đi. Tôi quay trở lại học Pháp.

Một vài ngày trong dịp Tết, cảnh sát đưa tôi tới trại tạm giam vì tôi không chịu viết cam kết tuyên bố từ bỏ tu luyện Pháp Luân Công.

Dương, trưởng phòng cảnh sát, nói rằng: “Các thế hệ trong gia đình tôi mong rằng một ngày sẽ có người trong gia đình làm quan. Thật không dễ để tôi đạt tới vị trí này. Tôi sẽ mất chức nếu cô lên Bắc Kinh. Cô có thể không lên Bắc Kinh không?” Tôi không nói gì. Tôi nghĩ: “Mình sẽ đi. Chỉ là mình sẽ không bảo họ là mình đến từ đâu thôi.’

Tôi nói về Pháp Luân Công với mọi người ở trong trại tạm giam. Tôi có một giấc vào đêm thứ 27 ở đó: một đồng tu không thể mở cửa. Tôi đã lấy các chìa khóa và mở cửa mà không gặp vấn đề gì.

Hôm sau, tôi ra khỏi trại tạm giam.

‘Vì anh nên chúng tôi đã chịu tra tấn’

Năm 2000, vào ngày sinh nhật Sư phụ Lý Hồng Chí, vợ chồng tôi đã lên Bắc Kinh để thỉnh nguyện đòi công bằng cho Pháp Luân Công . Chúng tôi đã bị bắt và bị đưa tới Đồn cảnh sát Thiên An Môn.

Tôi từ chối cho họ địa chỉ của mình. Cảnh sát đã còng tay và đánh đập chúng tôi bằng một thanh gỗ dài. Đau đớn vô cùng, nhưng tôi tự bảo mình phải nhẫn chịu. Khi gần như đã quá sức chịu đựng, tôi xin Sư phụ: “Đệ tử không thể chịu thêm nữa.”

Ngay sau đó, còng tay được tháo ra và họ dừng đánh đập tôi.

Các cảnh sát ở tỉnh chúng tôi đã nhận ra tôi trong Văn phòng Liên lạc Bắc Kinh. Trưởng thị trấn đã đến Bắc Kinh đưa tôi về, còn chồng tôi bị đưa tới trại tạm giam. Ở đó, anh đã tuyệt thực năm ngày và sớm được thả. Bị đưa tới trại tạm giam, tôi đã tuyệt thực và được thả sau sáu ngày.

Dương đã đến gặp tôi. Tôi nói với anh ta việc những cảnh sát kia đã tra tấn tôi như thế nào. Anh ta hỏi tôi tại sao lại ngu ngốc đến vậy, sao không nói cho họ những gì họ muốn biết. Anh ta nói rằng họ có lẽ sẽ ngừng tra tấn [nếu tôi làm thế].

Tôi nói: “Anh từng nói rằng đã nhiều thế hệ gia đình anh mong muốn có người làm quan, thật không dễ để anh đạt đến vị trí này. Tôi không nói cho họ để không làm ảnh hưởng tới sự nghiệp của anh. Chính vì anh nên chúng tôi mới chịu đựng tra tấn.”

Anh ta đã cảm động. Anh nói: “Cô thấy có bao nhiêu người chúng tôi mất việc nào? Ai dám sa thải chúng tôi? Tôi nói như vậy để ngăn cô lên Bắc Kinh thôi. Cô lại đi chịu đánh đập chỉ vì tôi.”

Tôi nói: “Tôi xem trọng những gì anh nói và nghĩ rằng nếu họ không nhận ra tôi, tôi sẽ không nói cho họ biết chúng tôi từ đâu tới.”

Cảnh sát địa phương đã bắt giữ vợ chồng tôi và đưa chúng tôi tới trại tạm giam vào ngày 01 tháng 01 năm 2001. Sau hai tuần tuyệt thực, tôi được thả. Chồng tôi bị đưa tới trại tạm giam và được thả sau bảy ngày tuyệt thực.

Đảng Cộng sản tuyên truyền dối trá kích động thù hận

Tôi đang nấu ăn tại nhà thì bảy hoặc tám cảnh sát đã tới và bắt giữ hai vợ chồng. Họ đưa chúng tôi tới một trung tâm tẩy não ẩn trong một nhà dưỡng lão. Tất cả các học viên ở thị trấn của chúng tôi bị đưa tới những nơi khác nhau vì cảnh sát sợ tôi sẽ tác động tới họ.

Tôi hét lên với lái xe: “Đảng Cộng sản Trung Quốc bức hại người tốt! Đảng Cộng sản đang phạm tội!

Khi chúng tôi tới nhà dưỡng lão, tôi nhất quyết không chịu ra khỏi xe và liên tục hò hét. Con gái của giám đốc nhà dưỡng lão bắt đầu khóc. Giám đốc liền nói với con mình rằng: “Đừng khóc, đừng khóc. Pháp Luân Công giết người!” Tôi ngừng la hét khi nghe được điều này.

Tôi nói chuyện với giám đốc và giảng cho cô ấy về Pháp Luân Công và cuộc đàn áp. Cô ấy nói rằng các học viên đã đánh anh rể của cô đến chết. Cô ấy cho tôi tên và địa chỉ của anh ấy và tôi nhận ra anh là một đồng tu. Tôi bảo cô: “Cô bị chính quyền lừa rồi. Họ rất thạo việc truyền những tin đồn, bịa đặt những điều dối trá và kích động thù hận! Tôi biết anh rể của cô.”

Tôi kể với cô ấy rằng chúng tôi ở cùng trại tạm giam và tất cả chúng tôi đã tuyệt thực. Họ đã bức thực chúng tôi bằng cháo ngô muối. Anh ấy bị bức thực bằng nửa chậu cháo ngô muối và cháo đã đi vào phổi. Anh ấy không thể ăn được thứ gì nữa, vì vậy anh bị đưa tới bệnh viện. Anh thực sự đã qua đời – nhưng là do bị cảnh sát bức thực.”

Cô nói rằng: “Họ bảo chúng tôi rằng anh ấy đã bị các học viên đánh đến chết trên đường tới Bắc Kinh vì có mặt muộn. Thật không thể tin nổi. Những gì họ nói với chúng tôi đều là dối trá!”

Phó giám đốc nhà dưỡng lão cũng nghe được những gì tôi nói. Cô ấy và giám đốc đề nghị chúng tôi rời đi vì cho rằng chúng tôi là những người tốt. Họ bực mình vì chúng tôi không rời đi và không chịu nói chuyện với chúng tôi sau hai ngày.

Trốn khỏi nhà dưỡng lão

Tôi nói với trưởng Phòng 610 thị trấn rằng tôi cần lấy quần áo ở nhà. Anh ta muốn cử một vài người theo sát tôi, nhưng mọi người đều từ chối. Hội trưởng Hội Liên hiệp Phụ nữ thị trấn cho tôi mượn xe đạp của cô và tôi đã về nhà.

Tôi đã quyết tâm rằng hai vợ chồng phải rời nhà nên đã nói chuyện với con trai và một người hàng xóm, người hứa chăm sóc con trai tôi. Con trai tôi đưa cho tôi chiếc xe đạp, tôi leo lên và đạp đi xa mà không nhìn lại, dù tôi nghe thấy tiếng cháu khóc.

Ngay khi đến nhà dưỡng lão, tôi gặp trưởng Phòng 610, ông ta đã bảo rằng chúng tôi phải bị “chuyển hóa” và viết “cam kết” hoặc chúng tôi sẽ phải đối mặt với việc ngồi tù.

Tôi nói: “Hãy để tôi giảng cho ông nghe chân tướng – những gì ông nói không được tính. Chỉ có Sư phụ của tôi mới là người quyết định cuối cùng.”

10 phút sau, chồng tôi và tôi bước ra khỏi nhà dưỡng lão và về cơ bản đã trở thành vô gia cư.

Lẩn trốn

Sau khi thoát khỏi nhà dưỡng lão, chúng tôi đi tìm một đồng tu trong thành phố lân cận và đến nơi của anh ấy vào khoảng nửa đêm. Chúng tôi không muốn quấy rầy anh nên đã ngủ lại tại một túp lều nhỏ trong vườn cho đến bình mình trước khi đến nhà anh.

Hai vợ chồng anh cũng bị sách nhiễu và bị liệt vào danh sách đen sau khi họ trở về từ Bắc Kinh. Họ không dám để chúng tôi ở lại. Chúng tôi không có nơi nào để đi và lang thang vô định. Chúng tôi tình cờ gặp đồng tu và anh ấy mời chúng tôi tới nhà của anh, nghỉ lại vào ban đêm. Nhưng vì họ cũng lo ngại vấn đề an toàn của chúng tôi, nên họ không thể ngủ và đã thảo luận về tình huống suốt đêm.

Họ đã quyết định sẽ để chúng tôi ở lại trong hầm rượu. Vì vậy, chúng tôi ở lại trong hầm rượu cả ngày và lên trên gác khi trời đã tối.

Hầm rượu chật chội và ẩm ướt. Theo thời gian, cái tình của người thường trong tôi lại nổi lên. Chủ yếu là tôi lo cho con trai mình. Các đồng tu đọc Pháp cho tôi và chia sẻ những nhận thức của họ, nhưng không giúp ích nhiều. Sau đó, tôi gọi cho một đồng tu trong thị trấn bằng điện thoại công cộng, cô ấy nói với tôi rằng con trai tôi đang được các học viên chăm sóc. Dần dần, chấp trước này lắng xuống.

Tuy nhiên, cuộc sống trong hầm rượu ẩm ướt và lạnh lẽo đã khiến chồng tôi sụt cân. Chúng tôi hỏi xem họ có thể mang cho chúng tôi một cái lò nướng và một ít bột để chúng tôi có thể làm bánh. Họ đã không ngại mang cho chúng tôi bếp lò và mọi thứ khác mà chúng tôi cần.

Một buổi sáng, tôi thấy đám khói màu xanh bay lên trong hầm. Khói không tản đi. Đó là một cảm giác kỳ lạ, nhưng tôi không biết chuyện gì đang xảy ra. Khói này khác so với khói bình thường.

Trong khi nấu nướng, tôi đột nhiên không thở được và sau đó bị bất tỉnh. Chồng tôi đưa tôi lên nhà và đặt tôi vào giường. Họ cầu xin Sư phụ giúp đỡ và tôi đã tỉnh lại sau một khoảng thời gian ngắn.

Tôi đã có thể vào nhà vệ sinh mặc dù chân tôi rất yếu. Tôi cũng nôn mửa và bị tiêu chảy. Sau lần đó, sức lực của tôi phục hồi chậm. Tôi bảo các học viên đừng lo. Tôi nói: “Tôi đã để lộ sơ hở cho tà ác.”

Tôi mô tả lại việc cảnh sát địa phương đã cố đưa tôi tới trung tâm tẩy não như thế nào, tôi bảo họ rằng tôi thà chết còn hơn là hợp tác với họ. Họ đã đáp lại rằng tự tử là một tội ác. Tôi nói: “Dù tôi có phải xuống địa ngục vì phạm tội tự tử, tôi cũng sẽ không hợp tác với các người.”

Vào ngày đầu tiên trong hầm rượu, tôi nhận ra những gì mình nói với cảnh sát là sai. Điều đó không phù hợp với Pháp. Mặc dù, tôi không xuống địa ngục, nhưng tôi đã ở trong hầm rượu và gần như đã chết.

Nói chung, tôi nghĩ rằng tư tưởng nhất quyết không chịu hợp tác với cảnh sát là phù hợp với những yêu cầu của Pháp, nhưng cựu thế lực đã cố lấy mạng tôi vì tôi đã không nói và hành xử theo Pháp. Sư phụ một lần nữa đã cứu mạng tôi. Con xin cảm tạ Sư phụ tôn kính!


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2014/12/13/301380.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2015/3/29/149522.html

Đăng ngày 17-06-2015. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share