Cảm nghĩ về bài “Xuất phát điểm” của Ban biên tập Minh Huệ

Bài viết của Đệ tử Đại Pháp Đại lục

[MINH HUỆ 26-03-2015] Lần đầu tiên khi đọc bài “Xuất phát điểm” tôi phải giật mình: bao nhiêu năm qua vẫn còn những người lấy việc tu luyện Chính Pháp và sinh mệnh chứng thực Pháp của bản thân mình coi như trò đùa con trẻ như vậy! Sau này tĩnh tâm nghĩ lại điều đó cũng không có gì kỳ lạ.

Vài năm trước tôi có gặp một đồng tu, vì cam kết với tà ác sẽ làm đặc vụ khi bị bắt trong tù nên được phóng thích trước thời hạn. Theo một đồng tu quen biết anh ấy, sau khi ra tù phát hiện ra vợ mình (nửa tu nửa không) có quan hệ nam nữ với một người đàn ông tà ngộ khác, anh ấy đã đánh cho người bị tà ngộ đó một trận. Nói chuyện với anh ấy mới thấy cách lý giải của anh hoàn toàn thuận theo tâm lý người thường. Điều kỳ lạ là người đồng tu kể với tôi chuyện này (lúc đó trong và ngoài nước dường như khá nổi tiếng, hiện nay cả nhà đều ở bên Mỹ) hình như rất thấu hiểu hành vi này, những đồng tu xung quanh anh ấy hoàn toàn không cảm thấy chuyện này có gì bất ổn.

Trong bài “Xuất phát điểm” có viết rằng: “Mỗi giai đoạn tại những khu vực khác nhau đều có những người khác nhau, sẽ thể hiện ra một vài tình huống. Những tình huống này biểu hiện ra, chính là để học viên và đệ tử Đại Pháp có thể phân biệt được, học được cách tu trong Pháp, học được cách khi có chuyện xảy ra thì coi tu luyện là xuất phát điểm, đồng hóa Đại Pháp cứu thêm nhiều người hay không, chứ không phải nhân tâm không dứt, luôn bị nhân tâm khống chế.”

“Hơn nữa, trong hoàn cảnh đặc biệt tại Đại lục, vẫn thường có một số người mà xuất phát điểm của họ không phải đặt tu luyện lên vị trí số một, việc cứu người phải làm tốt một cách thiết thực, mà thường là lấy nhân tâm làm xuất phát điểm.”

Tôi lý giải rằng đã bước tới ngày hôm nay, việc tu luyện của đệ tử Đại Pháp thời kỳ Chính Pháp cùng Sư phụ đã tới giai đoạn chót, nếu vẫn không thể phân rõ nhân tâm và điểm cơ bản mà người tu luyện xem xét vấn đề, quả thực rất nghiêm trọng, cũng rất mực nghiêm túc. Làm không tốt, không làm được thì khảo nghiệm và rắc rối sẽ không ngừng xuất hiện.

Từ trong Pháp, chúng ra hiểu rằng tu luyện là một nhóm người, thậm chí đến hàng trăm triệu người, người tu luyện và con người thế gian đều ở trong mê với những mức độ khác nhau, đây chính là điều kiện để người tu luyện có thể tu luyện và con người thế gian có thể được cứu độ. Tà ác cũng sẽ không bỏ lỡ cơ hội lợi dụng nhân tâm của đệ tử Đại Pháp để gây chuyện. Không nói tới những người như Lý Húc Bằng là người như thế nào, nếu những học viên xung quanh họ đều dĩ Pháp vi Sư, xét vấn đề từ xuất phát điểm làm việc của người tu luyện, tu luyện bản thân mình, thì những người như Lý Húc Bằng liệu còn có thị trường không? Tà ác thấy những đồng tu xung quanh đều không khởi tâm gì, khảo nghiệm đó cũng không thể ảnh hưởng tới người khác, thì chúng có thể tiếp tục phóng đại và làm trầm trọng thêm những chấp trước tà niệm của họ, từ đó hủy đi cơ duyên vạn cổ của họ không? Không phải là bản thân họ không muốn tu tốt, trong trường chính niệm đầy đủ của đệ tử Đại Pháp lẽ nào họ sẽ không thay đổi sao?

Trong bài viết có nói có đồng tu có suy nghĩ về “xuất phát điểm”. Không nhắc tới việc các đồng tu trong Ban Biên tập Minh Huệ như thế nào, cũng không nhắc tới việc Sư phụ nhắc chúng ta về tác dụng của Minh Huệ Net như thế nào trong Pháp, là một người tu luyện, lẽ nào tới nay chúng ta vẫn không thể dĩ Pháp vi Sư mà đo lường sức mạnh của bài viết này sao? Chẳng phải trong Pháp của Sư phụ điều gì cũng đều nói hết cho chúng ta rồi hay sao? Vậy mà sao chúng ta vẫn còn sa vào chuyện Lý Húc Bằng thế này thế nọ, chúng ta không thể nghĩ một chút xem khi chúng ta tham dự những chuyện thị phi đúng sai này thì vấn đề của bản thân chúng ta đã nghiêm trọng tới mức nào rồi sao? Chúng ta đã làm được việc dĩ Pháp vi Sư, hướng nội tìm bản thân dựa trên nền tảng là người tu luyện, dùng Pháp để đo lường chuyện này hay chưa? Chúng ta làm nghiêm trọng thêm chuyện này chẳng phải là để cho tà ác lợi dụng cơ hội sao? Tu luyện chẳng phải là tu bản thân sao? Đã bước tới ngày hôm nay, chúng ta còn không thể hướng nội tìm sao?

Trong bài “Xuất phát điểm” có viết: “Với những học viên bị cuốn vào chuyện này, vì sao trước khảo nghiệm mười mấy năm qua vẫn chưa học được cách phân biệt đúng sai?” Khi xảy ra chuyện xuất phát điểm là vì tu luyện cứu người, hay vì tư dục và nhân tâm của cá nhân mình? Mỗi lần đối diện với sự hỗn loạn, bản thân mình rốt cuộc đang diễn vai nào?” Các bạn đồng tu, lẽ nào bài viết này chỉ nói về Lý Húc Bằng hay sao?

Nói đi nói lại kỳ thực vẫn là vấn đề tu luyện. Khi xảy ra chuyện chúng ta không nghĩ tới những lời trong Pháp mà Sư phụ dạy bảo chúng ta như thế nào, mà hoàn toàn chỉ đứng trên xuất phát điểm cá nhân mà suy xét vấn đề thì sẽ không thể nhìn thấu được bản chất của vấn đề, chỉ có thể lúc thế này lúc thế khác, tranh luận tới tranh luận lui cũng chỉ lãng phí thời gian và tinh lực trân quý của người tu luyện.

Tôi vẫn luôn nghĩ rằng Sư phụ biết bao lần bảo chúng ta trong Pháp điều gì cũng có, không biết một vài đồng tu có tin hay không? Nếu còn nghi ngờ, vậy thì hãy hạ quyết tâm dành thời gian mà học Pháp, mà tu, mà thực hành thì sẽ phát hiện ra rằng từng lời Sư phụ nói ra đều vô cùng chuẩn xác, không gì không biết, không gì không thể, cũng sẽ ngày càng cảm nhận sự nhỏ bé của bản thân mình và niềm hạnh phúc vô bờ khi được làm đệ tử của Sư phụ! Nếu không khi đối mặt với sự trói buộc của tâm chấp trước và can nhiễu do tà ác sẽ cố tình lợi dụng tạo nên chúng ta sẽ cảm thấy rất khổ, sẽ lạc mất phương hướng.

Tu luyện trừ bỏ tâm chấp trước quả thực rất khổ, nhưng cũng có niềm hạnh phúc lớn lao sánh đôi trong đó. Tìm không thấy chấp trước, tìm không thấy phương hướng tu luyện đó mới là nỗi khổ thực sự, cũng như nỗi khổ mà người thường đành bất lực không thể thoát khỏi nó, đó mới là nỗi thống khổ thực sự!

Dù xảy ra chuyện gì, dù cho ngay lúc đó không biết nên làm thế nào, chúng ta cũng phải nhớ tới Pháp của Sư phụ, tu trong Pháp, suy xét vấn đề trong Pháp mới có thể tìm thấy đáp án, mới có thể thấy được bản chất của vấn đề. Chúng ta nhất thiết phải khắc ghi lời Sư phụ đã dạy chúng ta trong “Chuyển Pháp Luân”: “Tu tại tự kỷ, công tại Sư phụ”!


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2015/3/16/06297.html

Đăng ngày 04-04-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share