Bài viết của một đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc
[MINH HUỆ 29-12-2014] Tôi là giảng viên đại học. Tôi thấy rằng vì các bậc phụ huynh đã giao phó con cái của họ cho tôi, nên tôi có trách nhiệm phải dạy dỗ các em thật tốt.
Tôi luôn cố gắng để đối xử trung thực và chính trực với sinh viên của mình. Ví như ở buổi học trước tôi giảng có gì đó không chính xác, thì đến buổi học sau tôi sẽ đính chính lại cho đúng, và thừa nhận rằng khi đó tôi đã không có câu trả lời toàn vẹn cho câu hỏi, và sau đó tôi sẽ tìm hiểu về nó cho thấu đáo hơn.
Qua thời gian, tôi đã có được sự tín nhiệm của sinh viên khi các em luôn tìm đến tôi để hỏi những câu hỏi hóc búa, cũng như những vấn đề cá nhân của các em khi các em phải đối mặt với những tình huống khó xử.
Có lần hai sinh viên của tôi đã ganh đua nhau vào một vị trí trong một chương trình nghiên cứu sau đại học, và một sinh viên đã báo cáo thổi phồng những thành tích của mình, để có thể có nhiều cơ may hơn. Sinh viên còn lại phát hiện ra điều này, và đã đến gặp tôi để than phiền.
Tôi nói với sinh viên này rằng ở trong sách “Chuyển Pháp Luân”, Sư phụ đã giảng một nguyên lý: “Cái gì của chư vị thì sẽ không mất, cái gì không của chư vị thì chư vị [dù có] tranh [giành] cũng không được.” Tôi nói với sinh viên đó hãy thành thật và không cần phải dùng đến loại thủ đoạn thiếu trung thực đó.
Tôi cũng nói với sinh viên đó rằng hãy đối xử tốt với người khác. Nếu có ai đó đối xử không thiện với cô ấy, thì cũng không phải vì thế mà làm điều tương tự với họ. Chúng ta phải biết nhẫn nại, và chỉ khi vượt qua những gian khó thì người ta mới có thể trưởng thành. Thần chỉ bảo hộ những ai tuân theo Chân – Thiện – Nhẫn. Cuối cùng sinh viên này đã được nhận vào một chương trình nghiên cứu thỏa đáng.
Một sinh viên khác đã đến gặp tôi, nói rằng xe đạp của cậu ấy vừa bị đánh cắp. Mặc dù lúc đó cậu ấy rất tức giận, nhưng cậu ấy đã tha thứ cho kẻ lấy trộm xe. Cậu ấy đã hỏi tôi rằng điều cậu ấy làm có đúng hay không. Tôi khen ngợi hành vi của cậu ấy và nói với cậu ấy rằng tha thứ cho người khác là một đức tính cao thượng. Bằng cách đối xử thiện với người khác, cậu ấy sẽ cho họ cơ hội để sửa sai và bản thân trở nên rộng lượng hơn.
Có lần một sinh viên đã hỏi tôi về việc chuyển trường bởi vì cậu ấy đã thi trượt một vài môn học. Giáo viên chủ nhiệm và tôi đã nói chuyện với cậu ấy, và nhanh chóng hiểu ra vấn đề của cậu ấy. Cậu ấy hàng ngày chìm đắm với trò chơi điện tử, và bạn gái của cậu thường xuyên nghĩ đến việc tự tử, đã ảnh hưởng tiêu cực đến việc học tập của cậu ấy.
Một lần nữa tôi khuyên cậu ấy nên áp dụng những nguyên lý được giảng trong “Chuyển Pháp Luân”. Tôi giúp cậu ấy cân nhắc xem điều gì là quan trọng với cuộc sống và hãy dứt ra khỏi đam mê điện tử. Cậu ấy cũng có thể xem xét lại mối quan hệ giữa cậu ấy với người bạn gái kia cũng như cách nhìn nhận của cô ấy về một số vấn đề nhất định.
Sau vài lần hội ý, giáo viên chủ nhiệm của cậu ấy và tôi đã thuyết phục được trường học cho cậu ấy một cơ hội khác. Cậu ấy đã nghỉ học một năm, sắp xếp lại cuộc sống riêng tư, và cuối cùng cậu ấy cũng đã tốt nghiệp.
Trên đây là những gì mà “Chuyển Pháp Luân” và Chân – Thiện – Nhẫn chỉ đạo những điều thuộc về tinh thần, điều mà tôi đã giảng cho các lớp học của mình cũng như giao lưu với sinh viên và đồng nghiệp của tôi. Tôi cũng luôn ghi nhớ trong tâm rằng mình là một đệ tử Đại Pháp trong thời kỳ Chính Pháp, ví như đưa các yếu tố của văn hóa Trung Quốc truyền thống vào trong các tài liệu giảng dạy, để sinh viên có thể tìm lại phần nào những điều đã bị Đảng Cộng sản Trung Quốc vùi lấp. Hàng ngày, vì tôi luôn chiểu theo các nguyên lý của Đại Pháp cho những hành xử của mình, tôi đã ngày càng đạt được nhiều thành công trong sự nghiệp cũng như các mối quan hệ cá nhân, nhưng quan trọng hơn cả, đó là tôi đã trưởng thành hơn trong tu luyện.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2014/12/29/301999.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2015/1/9/147906.html
Đăng ngày 16-02-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.