Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp từ Trung Quốc

[MINH HUỆ 08-08-2014] Sau nhiều năm tu luyện, các học viên đã hoàn toàn nhận thức được tầm quan trọng của việc chứng thực Pháp và coi đó là ưu tiên hàng đầu của họ. Tuy nhiên, đôi lúc các học viên lại biến những suy nghĩ này thành cực đoan. Trên bề mặt, họ có vẻ xem việc chứng thực Pháp là ưu tiên hàng đầu của họ. Họ đã sử dụng điều này như một cái cớ và thất bại trong việc cân bằng mối quan hệ giữa bản thân và những người không tu luyện, hoặc với các thành viên trong gia đình hay các học viên đang mắc kẹt trong khổ nạn. Kết quả là, họ không thể chứng thực Pháp được tốt.

Có lúc quan niệm người thường của các học viên thể hiện ra rất mạnh mẽ. Thực tế, những học viên này không cư xử như người tu luyện, và họ cần đến sự giúp đỡ và sự từ bi của chúng ta trong thời gian này. Nếu có thể làm tốt khía cạnh này thì chúng ta có thể tránh được nhiều vấn đề.

Có một đồng tu nọ gặp phải một vấn đề và cần giải quyết nó. Anh ấy đã phải vật lộn với vấn đề cá nhân này của mình trong một thời gian dài. Do vậy, anh đã tìm kiếm sự giúp đỡ từ các đồng tu. Các học viên khác có thể nhìn thấy gốc rễ gây ra vấn đề là do tâm chấp trước của anh. Anh ấy đã quá chấp trước vào vấn đề này và việc phải giải quyết nó. Điều này trở thành ưu tiên hàng đầu của anh, và tất cả mọi thứ khác đều bị bỏ sang một bên. Tuy nhiên, khi chấp trước của anh càng mạnh mẽ thì nó lại càng khó giải quyết. Các đồng tu đã cố gắng chỉ cho anh thấy điều này, nhưng anh không muốn lắng nghe. Kết quả là, họ đã dần bỏ cuộc và không còn giúp anh giải quyết vấn đề của anh nữa. Tuy nhiên, anh không thể tự mình xử lý nó được, và vì thế, anh lại rơi vào tình trạng vật lộn triền miên.

Sau đó, anh đã đến gặp tôi để xin sự giúp đỡ. Trong khi giúp anh, tôi đã nhận ra một số vấn đề của anh. Ví dụ như, khi đến giờ phát chính niệm, anh sẵn sàng bỏ qua, và khi phát chính niệm, anh cũng không thể tập trung. Tâm trí của anh luôn luôn chấp vào việc giải quyết vấn đề của mình. Vì vậy, tôi đã tự hỏi bản thân xem mình nên làm gì. Liệu tôi có nên nói thẳng với anh suy nghĩ của tôi về vấn đề của anh không? Những người khác đã từng dùng cách này nhưng nó không có hiệu quả. Cách tiếp cận đó thậm chí còn khiến anh có suy nghĩ không tốt về họ. Tất cả chúng tôi đều biết rằng để lắng nghe người khác trong khi đang vượt quan khảo nghiệm không phải là việc dễ dàng. Nhưng nếu anh không hướng nội, nếu anh không thay đổi, vấn đề của anh sẽ không bao giờ được giải quyết. Tôi muốn giúp anh, chứ không muốn bỏ rơi anh như những người khác. Anh đang bị mắc kẹt. Nếu anh là một người bạn bình thường của tôi, tôi còn muốn giúp anh, vậy làm sao tôi có thể không giúp anh khi anh là một đồng tu? Tôi quyết định kiên trì và tìm cơ hội để giúp anh hiểu ra vấn đề.

Chúng tôi đã ngồi lại cùng nhau và thảo luận vấn đề, xem xét tỉ mỉ nhiều cách khác nhau để có thể giúp anh giải quyết nó. Khi thực hiện xong bước đó, chúng tôi vẫn chưa giải quyết được vấn đề này, tuy nhiên anh cảm thấy rất cảm kích. Anh nói rằng các học viên khác chỉ biết chỉ trích chứ không thật sự nói chuyện với anh một cách chân thành về vấn đề này. Chỉ có tôi là kiên nhẫn với anh. Tôi đã nhân cơ hội đó để nói với anh rằng khi các đồng tu gặp khó khăn, tất cả chúng ta nên giúp đỡ lẫn nhau. Sư phụ muốn chúng ta giúp đỡ lẫn nhau. Chúng ta phải thật sự hướng nội xem điều gì đã tạo ra sự gián cách giữa các học viên. Có lẽ tất cả mọi việc mà chúng ta gặp phải là có liên quan đến chấp trước của chúng ta. Lời khuyên của các học viên khác có thể khó nghe, nhưng chúng ta nên cân nhắc về chúng. Nó có thể giúp chúng ta tìm ra giải pháp. Vì tôi đã dành thời gian để nói chuyện với anh và giúp anh giải quyết vấn đề của anh nên anh không phản đối điều tôi nói. Thay vào đó, anh đã đồng ý với tôi.

Vấn đề của anh vẫn chưa được giải quyết, vì vậy anh đã đến tìm tôi vài lần để xin lời khuyên. Mặc dù khá bận với nhiều việc khác, tôi vẫn cảm thấy mình phải có trách nhiệm cố gắng giúp đỡ anh. Tôi đã khuyên nhủ anh và hướng dẫn anh. Tôi nhận ra chấp trước của anh không còn mạnh như trước. Thậm chí có lần anh còn nói: “Bây giờ hãy quên chuyện này đi. Ngày mai có thể nó sẽ ổn thôi, đôi khi mọi thứ cũng xảy ra theo cách này.” Mặc dù vấn đề này không được giải quyết trong ngày hôm đó, nhưng rõ ràng tình hình đã được cải thiện. Cuối cùng, vấn đề đó cũng được giải quyết. Anh ấy vô cùng hạnh phúc. Cùng với việc đề cao nhận thức của mình, tâm tính của anh cũng được nâng lên. Tôi đã dành một khoảng thời gian để cùng anh giải quyết vấn đề này, nhưng trên thực tế, anh đã chủ động giúp tôi làm một vài việc của tôi. Vì vậy, nhìn chung tôi không mất nhiều thời gian cho vấn đề của anh. Mối quan hệ của chúng tôi cũng trở nên hòa thuận hơn và bây giờ chúng tôi có thể phối hợp cùng nhau tốt hơn.

Trước khi viên mãn, trong quá trình tu luyện, tất cả chúng ta đều sẽ có thiếu sót. Khi quan niệm người thường của chúng ta trở nên mạnh mẽ là lúc chúng ta không cư xử như những người tu luyện. Tại sao một số học viên có được mối quan hệ tốt với các thành viên trong gia đình của họ, trong khi đó những người khác thì ngược lại? Chúng ta không thể bỏ bê gia đình của mình hoặc những người không tu luyện với lý do rằng chúng ta cần ưu tiên cho việc chứng thực Pháp. Đôi khi các học viên còn áp đặt tư tưởng của họ lên những người không tu luyện, đặc biệt là các thành viên trong gia đình. Điều này có thể làm tổn hại danh dự của Đại Pháp. Là một học viên, chúng ta nên lưu ý đến cảm nhận của người khác và luôn luôn từ bi. Hãy để những người xung quanh chúng ta thấy chúng ta hoàn thành trách nhiệm của chúng ta với lòng từ bi. Với nền tảng này, việc chứng thực Pháp cho họ sẽ có hiệu quả hơn, và kết quả là người nhà và bạn bè của chúng ta sẽ nhận được phúc báo trong tương lai.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2014/8/8/当同修陷在问题中时-295730.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/8/28/2723.html
Đăng ngày 23-09-2014. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share