Bài viết của một học viên ở Trung Quốc

[MINH HUỆ 05-07-2014] Sư phụ đã giảng:

“Đặc tính căn bản nhất trong vũ trụ này là Chân Thiện Nhẫn, Nó chính là thể hiện tối cao của Phật Pháp, Nó chính là Phật Pháp tối căn bản.”

“Đến điểm cực cao mà giảng, thì rất đơn giản; bởi vì Pháp kia giống như hình dáng của kim tự tháp. Đến nơi tầng cực cao thì ba chữ có thể dùng để khái quát, đó chính là Chân Thiện Nhẫn; thể hiện tại các tầng cực kỳ phức tạp.” (Chuyển Pháp Luân)

Chân – Thiện – Nhẫn dường như đơn giản, tuy nhiên, tôi không đã không hiểu được nội hàm thâm sâu của chúng, và tôi đã không coi chúng là tiêu chuẩn bắt buộc của việc tu luyện trong nhiều năm qua.

Tôi mới chỉ nhận ra rằng chúng ta phải tuân theo Chân – Thiện – Nhẫn. Nếu không, chúng ta sẽ không thể đạt tiêu chuẩn để tiến nhập vào vũ trụ mới.

Khi tôi bị tổn thương tôi có thể sẽ nói dối, để không bị tổn hại tôi có thể sẽ nói dối, và tôi nói dối để tránh gặp rắc rối, bất chân đã trở thành một cách thức sinh hoạt bình thường của tôi.

1. Chân để chứng thực Pháp

Chúng ta phải chân khi chúng ta viết các bài báo hoặc gửi bản thảo các tác phẩm nghệ thuật để chứng thực Pháp. Đây chính là một quá trình tu luyện.

Chẳng hạn, theo thời gian, tôi đã nhận ra bản thân mình chịu ảnh hưởng của văn hóa Đảng khi tôi viết báo, nên tôi phải thường xuyên kiểu tra xem liệu có bất cứ thông tin nào bị bóp méo, không đúng sự thật, hoặc phóng đại, và sửa lại chúng cho đúng. Đây là một quá trình loại bỏ sự mâu thuẫn của mình.

Khi tôi gửi một tác phẩm nghệ thuật tới Minh Huệ, tôi nghĩ rằng tất cả các phần đều phải được làm thủ công. Tôi không sử dụng các phụ kiện được làm sẵn như là hoa sen, lá, v.v.. Nếu bất cứ một bộ phận nào trong những phần đó mà được mua sẵn, thì chúng ta nên chỉ rõ nó ra. Do đó, tôi đã cố gắng hết sức để thay đổi những tư tưởng biến dị, cố gắng đạt được chữ chân, và đảm bảo rằng mỗi phần đều thực sự được làm thủ công khi gửi đi.

2. Bất chân trong cuộc sống hàng ngày

Tôi đã nghĩ rằng tôi đã đang chân, nhưng không phải vậy.

Khi tôi đi chợ mua tạp hóa, việc so sánh giá cả là thường tình, nhưng tôi đã thường nói: “Lần sau tôi sẽ mua nó.” Sau đó tôi đã rời đi và mua nó ở một cửa hàng khác. Lời hứa suông đã trở thành một thói quen.

Đôi khi, tôi không có dự định mua hàng, nhưng tôi có thể sẽ nói: “Một ngày khác tôi sẽ đến đây.” Tôi đơn giản chỉ là muốn người bán nói cho tôi biết về sản phẩm, đáp ứng sự tò mò của tôi, và khiến tôi không cảm thấy lạc lõng.

Một ví dụ khác là khi tôi đi đến một vùng nông thôn mà trước đó tôi chưa từng đến, và khi tôi gặp một người tài xế nhìn có vẻ không được thật thà, tôi đã lo lắng về sự an toàn của mình. Tôi đã nói dối, nói rằng người thân của tôi sẽ đến đón tôi. Những lời nói dối như vậy đã trở thành tự nhiên giống như hơi thở vậy.

Mặc dù tôi có nhiều lý do và không có ác ý gì, nhưng tôi đã không nhận ra vấn đề của mình trước khi tôi nghiêm túc nhìn nhận bản thân mình. Lời nói dối và sự thiếu trung thực đã bao trùm và thấm nhuần trong mọi phương diện của cuộc sống. Khi tôi nói dối, tôi đã không nghĩ rằng nó nghiêm trọng.

3. Thanh trừ độc hại của văn hóa Đảng

Tôi đã suy nghĩ khi lần đầu tiên tôi biết cách nói dối và phát hiện ra rằng nó bắt đầu kể từ khi tôi học tiểu học, ở đó chúng tôi bị nhồi nhét bởi những lời dối trá và không chân thực.

Ví dụ, ở trường tiểu học chúng tôi được dạy viết văn tường thuật. Đề tài thường là viết lại một sự kiện nào đó. Chúng tôi không biết viết nó ra sao, nên giáo viên đã dạy chúng tôi hư cấu lên mọi thứ, dạy chúng tôi sử dụng trí tưởng tượng của mình.

Giáo viên tiểu học của cúng tôi dạy chúng tôi phải tạo ra những đồ giả theo nhiều cách khác nhau. Khi có người đến dự giờ tiết học của cô, cô sẽ dạy lại một bài giảng trước đó và yêu cầu chúng tôi giả vờ rằng chúng tôi chưa từng học nó, sau đó hỏi chúng tôi những câu hỏi mà chúng tôi đã biết đáp án.

Tôi lớn lên trong thứ văn hóa đó, giả tạo đã trở thành bản chất, dối trá, và nói sáo rỗng đã thấm sâu vào trong mỗi tế bào của tôi. Nếu tôi không nhận thức rõ ràng về chúng, thì rất khó để nhận ra thứ văn hóa độc hại này ở trong tôi.

4. Bất chân là che đậy bản thân và vị kỷ

Mỗi lời nói dối đều là cố gắng để tránh những phiền phức hoặc để bảo vệ bản thân và gia đình hoặc là do ích kỷ. Tất cả đều là để tránh bị thiệt hại và che đậy một cách xảo quyệt sự thật. Làm sao mà một kẻ giảo hoạt lại có thể trở thành một vị Phật được? Tôi bắt đầu minh bạch ra lý do vì sao một người cần phải chân.

Tôi nhận ra rằng nói dối và bất chân là điều sai trái, do đó tôi đã quyết định cải biến bản thân. Sự phụ đã dạy chúng ta rằng:

“Cá nhân tôi có thể không nói những gì tôi không muốn nói, nhưng lời mà tôi nói ra phải là lời chân thật.” (Chuyển Pháp Luân)

Tôi phải cố gắng chỉ nói điều chân. Tôi cũng phải tuân theo Thiện và Nhẫn. Tôi hướng nội và thấy rằng oán hận là biểu hiện của sự thiếu từ bi; tức giận và cầu an dật là bất nhẫn. Đây là những điều mà tôi hoàn toàn nên tống khứ.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2014/7/5/修掉不真-294221.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/7/22/2163.html

Đăng ngày 11-09-2014. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share