Tiếp theo Phần I Phần 2 Phần 3 Phần 4

[MINH HUỆ 11-12-2013]

2. Tước đoạt quyền sống

Từ ngày 20 tháng 07 năm 1999 Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tiến hành cuộc bức hại toàn diện cho đến nay, các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc Đại lục đã bị ĐCSTQ cướp đi quyền sinh tồn, chỉ cần họ công khai thân phận kiên trì tu luyện Pháp Luân Công liền không có chỗ đứng trong xã hội bao gồm bị giam giữ, tùy tiện đe dọa, tịch thu tài sản, khai trừ, xóa bỏ phúc lợi xã hội, nhà cửa bị đập phá, cắt điện cắt nước, thậm chí trong khi bị bức hại đến nguy hiểm sinh mệnh ở trong tù, trại cưỡng bức lao động thì chính quyền địa phương lại coi là gánh nặng, không thể tiếp nhận, và mất đi sinh mạng. Trong 3.653 trường hợp bị bức hại đến chết của bài báo cáo điều tra này, chúng tôi thống kê có đến 545 trường hợp ghi chép bị ĐCSTQ bức hại cướp đi hoàn cảnh sinh tồn, chi tiết như sau:

53% vì tu luyện Pháp Luân Công đã bị cảnh sát địa phương tịch thu tiền tài, phạt tiền;

29% vì tu luyện Pháp Luân Công bị khai trừ, sa thải hoặc mất chức;

12% vì tu luyện Pháp Luân Công nên bị ngừng phát hoặc tịch thu lương, lương hưu và các phúc lợi xã hội;

6% vì tu luyện Pháp Luần Công mà bị cắt lương, lương hưu và các phúc lợi xã hội

Ngoài ra, chỉ vì tu luyện Pháp Luân Công mà bị chính quyền ĐCSTQ bắt đóng cửa, bắt nhượng lại công xưởng/cửa hàng tự kinh doanh, tịch thu nhà cửa, cưỡng chế niêm phong và bán tài sản gia đình, hủy bỏ tư cách nghề nghiệp, thậm chí còn liên đới tới những người nhà không tu luyện cũng bị bức hại như sa thải, giáng chức, khai trừ, ngừng phát lương và phúc lợi xã hội.

BẢNG BIỂU 25: THỐNG KÊ TÌNH TRẠNG CƯỚP ĐOẠT QUYỀN SINH TỒN CỦA HỌC VIÊN PHÁP LUÂN CÔNG

Số lượng mẫu chọn = 546
Tùy tiện chiếm đoạt tiền tài/phạt tiền53%
Cưỡng chế đóng cửa/nhượng lại công xưởng/cửa hàng1%
Cưỡng chế lấy đi tài sản3%
Tịch thu tài sản gia đình2%
Cưỡng chế niêm phong/cầm cố nhà cửa/bán tài sản gia đình1%
Gia đình bị cắt điện nước/đập phá1%
Sa thải/Giáng chức3%
Khai trừ/Sa thải/miễn nhiệm29%
Trừ tiền lương/lương hưu/phúc lợi xã hội6%
Ngừng phát/tịch thu lương/lương hưu/phúc lợi xã hội12%
Cưỡng chế hủy bỏ tư cách nghề nghiệp1%
Liên đới người nhà bị sa thải/giáng chức/khai trừ/ngừng phát lương/ phúc lợi xã hội2%
Khác3%
Tổng cộng117%

Trường hợp 1: Bị chính phủ cưỡng chế bán đứng: Sử Vĩnh Thanh (nữ, 35 tuổi), học viên Pháp Luân Công tại thị trấn Kỳ Châu thành phố An Quốc tỉnh Hà Bắc, sau ngày 20 tháng 07 năm 1999 nhiều lần lên Bắc Kinh thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công, năm 2001 sau khi được thả từ trại lao động Bảo Định, thư ký Tào thị trấn Kỳ Châu bán cô sang thôn Đinh huyện Định, thậm chí còn cưỡng chế chuyển hộ khẩu. Sử Vĩnh Thanh bị đánh đập và bạo hành ở thôn Đinh, không được tự do ra vào. Sử Vĩnh Thanh nhẫn vô khả nhẫn, đã báo cáo tội buôn bán phụ nữ, trẻ em của Bí thư Tào thị trấn Kỳ Châu, kết quả lại bị bắt vào trại cưỡng bức lao động, hết thời hạn ở trại cưỡng bức lao động thì bị áp giải đến lớp tẩy não Trác Châu tiếp tục bị bức hại, cho đến khi nguy hiểm đến sinh mệnh, chính quyền liền tranh thủ lúc người nhà không có nhà thả cô vào sân nhà rồi trốn đi mất. Ngày 09 tháng 01 năm 2004 Sử Vĩnh Thanh qua đời.

Trường hợp 2: Bị tống tiền trong thời gian dài: Trần Tây Bốc (nam, 56 tuổi), học viên Pháp Luân Công tại thành phố Tân Tập tỉnh Hà Bắc, sống ở khu thương mại thành phố Tân Tập, chuyên kinh doanh quần áo da, cảnh sát địa phương Cảnh Siêu, Cảnh Chiêm Phong, Cổ Lập Siêu biết nhà ông có tiền nên thường xuyên đến bắt cóc tống tiền. Tống tiền được một thời gian thì lại đến trói bắt, không đưa tiền thì bị bắt đi. Cứ thế, Trần Tây Bốc nhiều lần bị bắt giữ, không nhớ rõ đã bị tống tiền bao nhiêu, ngoài ra những đồ vật bị tống tiền còn bao gồm máy tính, máy in, máy ảnh, xe máy, xe đạp, đồng hồ, dây chuyền, nhẫn. Qua Tết năm 2003, cảnh sát nghe nói con gái Trần Tây Bốc sắp kết hôn, lại đến vòi tiền, nhìn thấy cô con gái Trần Tô đeo nhẫn liền cướp mất. Sau đó Trần Tây Bốc bị tuyên án giam giữ 8 năm tại nhà tù Ký Đông ở Đường Sơn, khiến căn bệnh nhồi máu cơ tim trở nên xấu liền được đưa về nhà chữa trị. Sau khi về nhà lại bị khủng bố tống tiền, Trần Tây Bốc đành phải bỏ nhà đi. Trước khi diễn ra thế vận hội, vì ông lưu lạc ở bên ngoài, Đội An ninh Quốc gia phối hợp cùng Sở Cảnh sát tại địa liền bắt giữ con trai để uy hiếp, lục soát nhà cửa và chiếm đoạt một chiếc xe hơi nhỏ. Ngày 31 tháng 08 năm 2013, Trần Tây Bốc hàm oan mà ly thế.

Trường hợp 3: Bị ép đi ăn xin: Vương Quang Khởi (nam, 58 tuổi), học viên Pháp Luân Công ở làng Cửu Tuyền huyện Mông Âm thành phố Lâm Nghi tỉnh Sơn Đông, năm 30 tuổi bị hoại tử hai cổ chân, chỉ có thể đi lại bằng nạng, hàng xóm đều cảm thấy anh sống không được bao lâu nữa. Năm 1998 gặp được Pháp Luân Công, anh vứt bỏ chiếc nạng, còn có thể làm ruộng kiếm sống nuôi người anh bị liệt toàn thân Vương Quang Phát. Năm 2000, chính quyền thị trấn Đào Khư tống tiền mỗi học viên Pháp Luân Công 220 tệ, vì Vương Quang Khởi không có tiền nộp, chính quyền địa phương liền giam anh ở sở tài chính, đánh khắp người bằng cành cây gỗ hòe tươi, đầu bị đập bằng chân ghế đến nứt cả ghế mới thả ra. Sau đó Vương Quang Khởi bị ép phải trốn trên Nam Sơn, ở trên núi không có gì ăn, chỉ có thể trông vào sự tiếp tế của hàng xóm. Mùa xuân năm 2002, vì Vương Quang Khởi đến Bắc Kinh thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công, Bí thư Đảng ủy ở thôn Phương Quốc Minh đã dẫn theo người đến nhà Vương Quang Khởi: đập vỡ hết nồi niêu, bát đũa, chảo, chậu, bàn, dao, bóp nát hai cân bánh rán rồi rải trên sườn núi, sau đó còn cho người dùng đá lấp hết cửa chính, cửa sổ và canh gác không cho Vương Quang Khởi ra khỏi nhà. Lúc này Vương Quang Khởi đã bị dày vò đến nỗi không thể đứng nổi. Phương Quốc Minh còn ngày ngày hét lên ở trong làng rằng: Ai đưa đồ ăn thức uống cho Vương Quang Khởi thì sẽ xử lý người đó, để cho anh ta chết đói trong nhà. Sau đó còn tịch thu hết ruộng đất, vườn rau của Vương Quang Khởi, vườn hạt dẻ trị giá 15.000 tệ cũng tịch thu và đem bán. Vương Quang Khởi mất đi kế sinh nhai, lâm vào bước đường cùng, đành phải lê thân xác tàn tật đi ăn xin cho anh trai. Trong hoàn cảnh gian khổ, anh trai Vương Quang Phát đã qua đời vào năm 2011, còn Vương Quang Khởi năm 2012 cũng oan ức qua đời.

Trường hợp 4: Cướp đoạt quyền được đi học: Ngày 15 tháng 11 âm lịch năm 2003, cháu Lưu Sảnh 12 tuổi học tiểu học Cát Các Trang huyện Hùng mắc bệnh máu trắng cấp tính phải nghỉ học ở nhà, gia đình đã chuẩn bị hậu sự. Sau khi nghe nói đến sự thần kỳ của Pháp Luân Công, cả nhà liền cho Lưu Sảnh tu luyện Pháp Luân Công, bảy ngày sau cháu hoàn toàn bình phục. Ngày 17 tháng 01 năm 2004 khai giảng, Lưu Sảnh trở lại trường học, liền bị hiệu trưởng trường tiểu học Cát Các Trang và thầy giáo gọi đến văn phòng đe dọa, bắt cháu từ bỏ tu luyện Pháp Luân Công, bắt cháu phải lựa chọn giữa việc luyện công và đi học. Lưu Sảnh kiên quyết muốn tu luyện, nên bị nhà trường gửi về nhà hai lần, và bắt cháu phải nghỉ học, khiến cho Lưu Sảnh bị tổn thương cả sức khỏe và tinh thần, 5 ngày sau Lưu Sảnh ra đi vì bị suy sụp. Trương Tiểu Hạc (nữ, 23 tuổi), học viên Pháp Luân Công ở huyện Cổ Lãng tỉnh Cam Túc, vì Trương Tiểu Hạc cho rằng Pháp Luân Công tốt, nên bị công an huyện Cổ Lãng tước bỏ tư cách học đại học, và nhiều lần đến nhà bắt cô từ bỏ tu luyện, phải bỏ nhà đi lưu lạc, tháng 08 năm 2002 Trương Tiểu Hạc ra đi oan ức. Học viên Pháp Luân Công Viên Lữ Chấn (nam, 33 tuổi) ở thôn Tây Nho Lai thị trấn Mông Âm huyện Mông Âm tỉnh Sơn Đông, là sinh viên chuyên ngành tài chính quốc tế đại học Trùng Khánh, tháng 05 năm 2000, khi học đại học năm thứ tư Viên Lữ Chấn lên Bắc Kinh thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công, nên bị nhà trường đuổi học, hộ khẩu cũng bị tách khỏi Trùng Khánh, nhưng chính quyền huyện Mông Âm cũng từ chối tiếp nhận Lữ Chấn, từ đó Lữ Chấn không có hộ khẩu. Lữ Chấn trở về quê nhà thì bị Phòng 610 địa phương réo tên anh hàng ngày, nói với dân làng không tiếp xúc với anh, người nhà vì thế mà chịu áp lực nặng nề, Lữ Chấn đành phải bỏ nhà đi, ngày 21 tháng 06 năm 2009 đã bị trại giam tỉnh Sơn Đông sát hại bằng cách tra tấn treo ngược.

Trường hợp 5: “Con trai tôi bị các người hại đến mức này còn đi đâu được nữa? Các người mau cút đi!”: Lý Nguyên Quảng (nam, 34 tuổi), học viên Pháp Luân Công tại thành phố Đại Khánh tỉnh Hắc Long Giang, vì anh từ bỏ cơ hội đi học nước ngoài để đến làm việc tại Học viện Giáo dục Đại học Trùng Khánh, nên đã được nhà nước trao giải thưởng, khi đó Phó Chủ tịch thành phố Quản lý giáo dục Ngụy Hưng Trụ đã đích thân gặp mặt anh. Sau ngày 20 tháng 07 năm 1999, vì Lý Nguyên Quảng kiên quyết tu luyện Pháp Luân Công từ chối “chuyển hóa” nên đã bị cơ quan khai trừ đảng viên, cắt lương, giữ ở lại trường giám sát hai năm, rời khỏi chức vị hiện tại, chỉ được phát 400 tệ phí sinh hoạt, không được đi ra ngoài, không được tiếp xúc với máy tính và máy photo, đi ra ngoài phải xin phép. Năm 2002, Lý Nguyên Quảng bị trại giam thành phố Đại Khánh bức hại gây nguy hiểm tới sinh mệnh phải đưa đi cấp cứu ở bệnh viện Nhân dân thành phố, nhân viên trại giam nói: Anh có thể về nhà rồi. Sau đó tất cả mọi người đều bỏ đi, chỉ còn một mình anh nằm truyền dịch. Vì cuộc sống, vợ của Lý Nguyên Quảng phải đi tìm công việc, vừa tìm được việc, đơn vị của Lý Nguyên Quảng lại tác động khiến cho cơ quan sa thải cô, cuối cùng đành phải bỏ nhà đi lưu lạc. Năm 2004 trên đường lưu lạc Lý Nguyên Quảng gặp nguy hiểm đến tính mạng, cả nhà đành phải mạo hiểm trở về nhà. Cảnh sát nhanh chóng biết được tin này, liền lập tức đến thăm dò xem có phải Lý Nguyên Quảng có thể ra ngoài, mẹ của anh khóc lóc nói: Con trai tôi đã bị các người hại tới mức này, còn đi đâu được nữa? Các người mau cút đi! Chưa đầy hai tiếng sau khi cảnh sát rời đi, Lý Nguyên Quảng qua đời.

Ngoài ra, còn rất nhiều học viên Pháp Luân Công bị chính quyền bắt giữ tùy tiện, không có một chút nhân quyền:

Trường hợp 1: Bị chính quyền giam giữ một mình trong nhà bảy năm: Tạ Chí Anh (nữ, 48 tuổi), cán bộ cục thuế thành phố A Khắc Tô, tỉnh Tân Cương. Tạ Chí Anh kiên trì tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, đã hai lần bị chính quyền địa phương giam giữ ở bệnh viện tâm thần, bị giam giữ ở bệnh viện tâm thần đến nỗi mất khả năng nói, lại bị nhân viên cục thuế thành phố A Khắc Tô giam giữ trong nhà một mình bảy năm, không cho người nhà gặp, tháng 08 năm 2011, Tạ Chí Anh qua đời. Sau khi Tạ Chí Anh mất, chính quyền từ chối cho gia đình nhìn thấy di thể của Tạ Chí Anh.

Trường hợp 2: Bị giam giữ 11 năm trong bệnh viện tâm thần cho đến chết: Quách Mẫn (nữ, 38 tuổi), là cán bộ chi cục thuế xã Tẩy Mã huyện Hy Thủy tỉnh Hồ Bắc. Tháng 03 năm 2000, Quách Mẫn không từ bỏ tu luyện Pháp Luân Công, bị gia đình, cơ quan, xã hội gây áp lực về mọi phương diện, nên đành quyết định đến nhà họ hàng ở Hàng Châu ở tạm một thời gian, không may bị bắt ở ga Hàng Châu vì đem theo sách Pháp Luân Công và bị công an Hàng Châu bắt giam. Hơn 20 ngày sau, Chủ tịch Công đoàn Cục thuế huyện Hy Thủy đến Hàng Châu đón Quách Mẫn về Hồ Bắc và giam trong bệnh viện tâm thần Khang Thái thành phố Hoàng Cương. Ở đó cô bị bắt uống thuốc như bệnh nhân tâm thần, tinh thần bị hủy hoại hơn 2 năm. Sau đó vào năm 2002, Thang Viên Hồng và Cục trưởng đương nhiệm Thang Viên Minh (hai người là chị em) chuyển Quách Mẫn đến Bệnh viện Thần kinh Hội chữ thập đỏ huyện Hy Thủy và tiếp tục bức hại, lần này là hơn 8 năm. Ngày 05 tháng 07 năm 2011 âm lịch, sau 11 năm bị cục thuế quốc gia huyện Hy Thủy giam giữ trong bệnh viện tâm thần, Quách Mẫn đã qua đời trong đơn độc.

Thậm chí khi học viên Pháp Luân Công bị bức hại đến mức nguy hiểm đến tính mạng cần được bảo hiểm, chính quyền địa phương từ chối ký tên, không cho bảo hiểm tiếp nhận, hoàn toàn không quan tâm tới tính mệnh con người:

Trường hợp 3: “Chả lẽ ngay cả một mảnh xương cũng không để chúng tôi có sao?” Tháng 05 năm 2005, học viên Pháp Luân Công Vương Cương (nam, 41 tuổi) ở thôn Nghĩa Hòa Trang, thị trấn Mã Đầu, Trác Châu tỉnh Hà Bắc, bị nhà tù Bảo Định tỉnh Hà Bắc đánh đập, tra tấn dã man và phải cưa đi toàn bộ chân phải. Để bưng bít thông tin, Vương Cương đã bị áp tải bí mật đến nhà tù Ký Đông. Tháng 05 năm 2009, nhà tù Ký Đông thấy Vương Cương sắp chết liền gửi về nhà, nhưng đồn cảnh sát thôn Nghĩa Hòa Trang và trấn Mã Đầu thị xã Trác Châu dưới sự chỉ đạo của ủy viên chính trị pháp luật thị xã Trác Châu cũng đến nhà Vương Cương, ra sức từ chối trại giam cho Vương Cương về nhà. Họ lấy lý do là Vương Cương bị cắt chân, trại giam phải bồi thường để nhà tù Ký Đông phải trả tiền, nếu không sẽ không tiếp nhận. Nhân viên nhà tù thấy vậy liền lặng lẽ vứt Vương Cương lại, lái xe đi mất. Trưởng Phòng 610 thị xã Trác Châu Cao Kiến và đồn cảnh sát địa phương ngay lập tức sai người đi xe máy đuổi theo chặn xe ô tô nhà tù, không đưa Vương Cương lên thì không cho đi. Thế là Vương Cương lại bị đưa về nhà tù Ký Đông. Tháng 10 năm 2009, Vương Cương bị chẩn đoán ung thư hạch giai đoạn cuối, nhà tù Ký Đông thông báo cho gia đình đến nhận người. Thư ký thôn Tây Vi Đà nói: “Nhận anh ta làm gì? Để anh ta chết ở đó đi!” Vợ Vương Cương nói: “Chả lẽ ngay cả một mảnh xương cũng không để chúng tôi có sao? Ngày 14 tháng 10 Vương Cương được về nhà với danh nghĩa bảo hiểm, ngày 31 tháng 10 thì qua đời.”

3. Cả gia đình nhiều người bị bức hại chết

Trong số 3.653 học viên Pháp Luân Công bị bức hại đến chết trong báo cáo điều tra này, chúng tôi thống kê có đến 960 trường hợp (chiếm 26%) là nhiều người trong gia đình cùng tu luyện (trong nhà có hai người hoặc nhiều hơn cùng tu luyện Pháp Luân Công). Trong 960 trường hợp có nhiều người trong nhà cùng tu luyện Pháp Luân Công, chúng tôi thống kê được có 83 hộ cả gia đình có nhiều người bị bức hại đến chết (trong nhà có hai người hoặc nhiều hơn bị bức hại đến chết).

Trường hợp 1: 7 người tu luyện Pháp Luân Công, 5 người bị bức hại đến chết: Thôn Tàm Phòng Doanh, làng Bắc Tân Bảo huyện Hoài Lai tỉnh Hà Bắc có một gia đình tu luyện Pháp Luân Công, cha là Trần Vận Xuyên (nam, 71 tuổi), mẹ là Vương Liên Vinh (nữ, 65 tuổi), con trai lớn Trần Ái Trung (nam, 33 tuổi), con trai thứ Trần Ái Lập (nam, 35 tuổi), con gái lớn Trần Thục Lan và con gái Lý Dĩnh, con gái thứ Trần Hồng Bình (nữ, 32 tuổi). Tháng 01 năm 2001, vì 7 người gia đình họ Trần một lần nữa đến Bắc Kinh thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công, Trần Ái Trung bị bức thực đến chết tại trại lao động Hà Hoa Khanh Đường Sơn. Tháng 06 năm 2001, Trần Hồng Bình vì giảng chân tướng Pháp Luân Công đã bị bức hại bằng phương pháp đun sôi, đánh đập tại trại cưỡng bức lao động Cao Dương tỉnh Hà Bắc, thậm chí đến lúc nguy hiểm sinh mệnh mới được đưa đến bệnh viện, bệnh viện thấy người hấp hối thì không dám nhận, trại lao động Cao Dương vì muốn trốn trách nhiệm, nên ngay cả quần áo cũng không mặc cho Trần Hồng Bình, sai cảnh sát vội vàng đưa cô về nhà trong đêm, một tháng sau Trần Hồng Bình ra đi oan uổng. Ngày 28 tháng 02 năm 2004, Đội Cảnh sát Hình sự Cục Công an huyện Hoài Lai và cảnh sát làng Bắc Tân Bảo đột nhiên xông vào nhà họ Trần, trói Vương Liên Vinh và con trai nhỏ Trần Ái Lập, và bắt luôn cả Trần Vận Xuyên khi đó đang trên đường về nhà áp giải đến chính quyền Bắc Tân Bảo. Sau đó ba người nhà họ Trần bị ép đến Trường Giáo dục Pháp luật ở thành phố Trương Gia Khẩu, tỉnh Hà Bắc bức hại tẩy não. Hai tháng sau, Trần Ái Lập chỉ còn hơn 50 kg, nguy hiểm đến sinh mệnh, mới được thả về giam tại nhà, dưới sự giám sát ngày đêm của cảnh sát Bắc Tân Bảo, Trần Ái Lập bị bức hại phải bỏ trốn, ngày 05 tháng 11 năm 2004 đã qua đời tại trại tị nạn. Tháng 01 năm 2005, để tránh bị bắt lần nữa, Vương Liên Vinh và chồng Trần Vận Xuyên cũng bắt đầu cuộc sống tha hương. 11 giờ sáng ngày 04 tháng 08 năm 2006, sau khi trải qua ma nạn trong 7 năm, Vương Liên Vinh ra đi ở nơi đất khách quê người. Ngày 24 tháng 04 năm 2007, Trần Vận Xuyên khi đang lưu lạc ở nơi khác đã bị cảnh sát địa phương bắt và chuyển về huyện Hoài Lai, năm 2008 trong thời gian diễn ra thế vận hội, ông bị giám sát tại nơi ở, tháng 01 năm 2009 đột nhiên bị ô tô cán chết, kẻ phạm tội bỏ chạy, không rõ nguyên nhân. Thế là, gia đình bảy người chỉ còn lại người con gái Trần Thục Lan vẫn đang bị bức hại tại nhà tù ở Bắc Kinh và cháu gái Lý Dĩnh.

Trường hợp 2: Hai cha con cùng bị bức hại đến chết trong một trại lao động: Nhân viên lâm trường thuộc Cục Lâm nghiệp huyện Giang Nguyên thành phố Bạch Sơn tỉnh Cát Lâm-học viên Pháp Luân Công Trương Toàn Phúc (nam, 65 tuổi), cả gia đình tu luyện Pháp Luân Công, tháng 02 năm 2000 Trương Toàn Phúc và con trai Trương Khởi Phát (nam, 38 tuổi) một lần nữa đến Bắc Kinh thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công, vì thế mà hai cha con cùng bị bức hại lao động, Trương Toàn Phúc 1,5 năm, Trương Khởi Phát hai năm. Tháng 03 năm 2002, Trương Khởi Phát vừa được thả ra từ trại lao động tròn 14 ngày, thì hai cha con lại cùng bị cưỡng bức bắt đi lao động một năm, cùng bị giam và hành hạ tàn nhẫn tại trại cưỡng bức lao động Triều Dương Câu thành phố Trường Xuân, trước khi Trương Toàn Phúc sắp chết còn bị đánh đập một trận, ông ra đi vào rạng sáng ngày 08 tháng 01 năm 2003, Trương Khởi Phát bị đánh đập gần chết vào ngày 18 tháng 01 thì được đưa về nhà, cũng ra đi vào ngày hôm sau. Hai cha con ra đi cách nhau 10 ngày.

Trường hợp 3: Hai chị em cùng bị kết án tại một tòa án và chết trong cùng một trại giam: Tháng 09 năm 2002, 15 học viên Pháp Luân Công bị Tòa án Nhân dân cấp trung thành phố Liêu Nguyên ra phán quyết trọng tội, trong đó Dương Quế Cầm (nữ, 47 tuổi) 14 năm, Dương Quế Tuấn (nữ, 47 tuổi) 13 năm, hai chị em đều bị giam tại nhà giam nữ tỉnh Cát Lâm. Hai tháng sau Dương Quế Cầm bị hại chết trong ngục, 9 tháng sau Dương Quế Tuấn cũng bị bức hại đến chết, hai chị em ra đi cách nhau 7 tháng.

Trường hợp 4: Liên Hợp Quốc nói rằng chính phủ Trung Quốc (ĐCSTQ) cướp đi tự do của ông Trịnh Trí Hồng là độc đoán: Trịnh Trung (nam, 70 tuổi), là cán bộ nghỉ hưu Cục Ngoại thương thành phố Hoàng Cương tỉnh Hồ Bắc, từ ngày 20 tháng 07 năm 1999 đến nay đã bị bắt giữ năm lần vì kiên trì tu luyện Pháp Luân Công, năm 2004 không may qua đời. Cục Ngoại thương thành phố Hoàng Cương đã tổ chức lễ tưởng niệm niệm ông Trịnh Trung để thể hiện sự tiếc thương, Trịnh Trí Hồng đã đọc điếu văn, kể lại cha mình trong những năm cuối đời mắc phải nhiều loại bệnh vô phương cứu chữa, sau khi tu luyện Pháp Luân Công đã có được thân thể khỏe mạnh nhưng lại bị ĐCSTQ bức hại đến chết. Vì những lời này, Trịnh Trí Hồng bị phạt tù 5 năm. Nhóm công tác bắt giữ phi pháp Liên Hợp Quốc đã bình luận rằng: Chính phủ Trung Quốc (ĐCSTQ) đã tùy tiện cướp đi tự do của ông Trịnh Trí Hồng, hơn nữa đã vi phạm điều thứ 18, 19, 20 trong “Tuyên ngôn nhân quyền thế giới”. Trong lần bức hại này, ông Trịnh Trí Hồng đã bị bức hại đến chết.

Trường hợp 5: Giám đốc Sở Công an tỉnh Hồ Bắc Triệu Chí Phi bị tuyên án có tội  ở nước ngoài: Bành Mẫn (nam, 27 tuổi), học viên Pháp Luân Công tại thành phố Vũ Hán tỉnh Hồ Bắc, vì đến Bắc Kinh thỉnh nguyện và sản xuất tài liệu chân tướng đã bị bắt giữ phi pháp, sau khi bị đánh đập nguy hiểm đến sinh mệnh, đã bị đưa đến bệnh viện thành phố Vũ Hán và tiêm thuốc độc, thi thể bị hỏa thiêu ngay trong ngày hôm đó. Nhằm bưng bít thông tin, chính quyền địa phương đã nhốt mẹ của Bành Mẫn bà Lý Ánh Tú (học viên Pháp Luân Công) và anh trai Bành Lượng (học viên Pháp Luân Công) vào lớp tẩy não Dương Viên. Bà Lý Ánh Tú nói phải nhớ những tội ác của họ, liền bị cảnh sát đánh vỡ đầu, đưa đến bệnh viện thứ bảy thành phố Vũ Hán, không được chữa trị mà qua đời. Ngày hôm đó là ngày thứ 22 sau khi Bành Mẫn qua đời. Vì em trai Bành Mẫn và mẹ Lý Ánh Tú bị bức hại đến chết, Bành Lượng đã nhờ luật sư nhân quyền người Mỹ khởi tố tại Mỹ ông Triệu Chí Phi – Phó Giám đốc Công an tỉnh Hồ Bắc kiêm Trưởng Phòng 610. Ngày 21 tháng 12 năm 2001, thẩm phán tòa án liên bang Mỹ tại New York tiến hành đã xét xử vắng mặt ông Triệu Chí Phi, tuyên án Triệu Chí Phi vi phạm luật bảo vệ người bị hại bị giết hại của pháp luật liên bang Mỹ, xử tội giết hại, tra tấn, giam giữ phi pháp người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp thuộc thẩm quyền tỉnh Hồ Bắc và tội phản nhân loại, đồng thời vi phạm pháp luật nhân quyền quốc tế, phải có trách nhiệm bồi thường. Đây là trường hợp đầu tiên quan chức ĐCSTQ bức hại Pháp Luân Công bị kết án có tội ở nước ngoài.

4. Giết chóc xảy ra trong mọi ngành nghề

ĐCSTQ bức hại toàn diện học viên Pháp Luân Công, không chỉ là ở khắp nơi trên Đại lục, mà còn ở tất cả ngành nghề và nghề nghiệp. Trong số 3.653 trường hợp học viên Pháp Luân Công bị bức hại đến chết trong báo cáo này, chúng tôi thống kê có 1468 trường hợp có ghi chép về nghề nghiệp của học viên, kết quả thống kê ở biểu đồ 18 cho thấy, 33% là công nhân/nhân viên phục vụ/công chức bình thường, 15.5% là nhân viên nghỉ hưu, 9.7% là nông dân, 8.7% là giáo viên trung học, tiểu học, 7% là cán bộ các cơ quan chính phủ, 5.2% là nhân viên y tế, 4.6% là nhân viên công tác tại cơ quan chính phủ, 4% là hộ cá thể, còn có kiến trúc sư, tiểu thương, nhân viên quản lý doanh nghiệp, giáo sư đại học, học sinh, giáo sư, nhà doanh nghiệp, công nhân bị sa thải, người làm nghề tự do, đạo sỹ, tăng nhân, dẫn chương trình, v.v. Có thể nói là bao gồm tất cả các ngành nghề tại Trung Quốc.

Trường hợp 1: Giáo sư tu luyện Pháp Luân Công bị bức hại đến chết: Học viên Pháp Luân Công Tiêu Thiên Tứ (nữ, 60 tuổi), giáo sư Học viện Nông nghiệp 81 tại Tân Cương, cuối năm 1999 lên Bắc Kinh thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công, sau khi bị Phòng 610 khu tự trị Tân Cương đưa về Tân Cương, đã bị bức hại đến chết tại trại lao động Ô Lỗ Mộc Tề tỉnh Tân Cương. Học viên Pháp Luân Công Phác Thế Hạo (nam, ngoài 60 tuổi), giáo sư Học viện Y học đại học Diên Biên, vì giảng chân tướng về Pháp Luân Công cho chúng sinh đã bị bắt giam tại trại giam Diên Cát và bị bức hại đến chết.

Trường hợp 2: Tăng nhân/đạo sỹ tu luyện Pháp Luân Công bị bức hại đến chết: Tăng nhân chùa Ngưỡng Phúc núi Vũ Huyệt tỉnh Hồ Bắc-Mai Trung Toàn (nam, 61 tuổi), tục gia tại thôn Hình Viên trấnThái Bình Vũ Huyệt, vì tu luyện Pháp Luân Công, mùa xuân năm 2001 bị Hiệp hội Phật giáo thành phố Vũ Huyệt và Từ Học Văn thuộc Đại đội An ninh Quốc gia bắt giam ở lớp tẩy não trong nhiều tháng. Sau khi được thả Mai Trung Toàn vì không còn ngôi chùa nào có thể ở nên đành phải vân du bốn phương, vài tháng sau trong khi đang luyện công trước một ngôi chùa tại An Huy thì lại bị công an địa phương bắt được, sau đó bị cảnh sát Vũ Huyệt đưa về lớp tẩy não trường Đảng thành phố Vũ Huyệt bức hại, sau khi giam giữ tám tháng, sinh mệnh cận kề cái chết, hơn 20 ngày sau ra đi oan uổng. Đạo quán Ngọc Tuyền thành phố Thiên Thủy tỉnh Cam Túc-Vương Sinh Quý (nam, 35 tuổi), cuối năm 2000 bị cảnh sát phát hiện ở Đạo quán có sách “Chuyển Pháp Luân”, liền bắt giam Vương Sinh Quý tại trại cai nghiện khu Tần Thành thành phố Thiên Thủy hơn ba tháng. Khi đó cảnh sát ép viết thư cam kết, bị Vương Sinh Quý từ chối. Ngày 09 tháng 03 năm 2001 Vương Sinh Quý bị gửi đến trại giam Gia Dân hơn 4 tháng, trong lúc bị giam Vương Sinh Quý tuyệt thực hơn 40 ngày rồi ra đi oan ức.

Trong số 1.468 tình huống có nghề nghiệp, chúng tôi thống kê 1.398 trường hợp có ghi chép được đơn vị công tác của học viên (biểu đồ 19), trong đó, 244 học viên (17%) bị bức hại đến chết công tác trong hệ thống giáo dục/nghiên cứu khoa học, 204 (15%) học viên bị bức hại đến chết công tác tại cơ quan chính phủ, 171 (12%) học viên Pháp Luân Công bị bức hại đến chết làm nghề trồng trọt chăn nuôi, 9% là ngành công nghiệp ngũ kim, giao thông điện tử, công nghiệp nhẹ, gốm sứ, nhựa, thủ công mỹ nghệ, 5% là ngành y dược, 5% là ngành chế tạo hóa dầu, còn có các hộ kinh doanh cá thể (4%), luyện kim (4%), ngành dịch vụ (4%), ngành vật liệu xây dựng (4%), ngành chế tạo máy (3%), đường sắt/giao thông vận chuyển, dệt may, tài chính bảo hiểm, thực phẩm phụ như đường, thuốc lá, rượu, điện, nước, than, chế tạo xe hơi, sắt thép, điện tử, bưu điện, truyền thông văn hóa, thậm chí còn có cả ngành hàng không. Có thể nói là hầu như bao gồm tất cả các ngành nghề tại Trung Quốc.

Chúng tôi đã thống kê một cách hệ thống 204 học viên Pháp Luân Công bị bức hại đến chết tại các cơ quan chính phủ (Biểu đồ 26), kết quả cho thấy, những học  viên bị bức hại đến chết làm việc tại cơ quan chính phủ phân bố rất rộng, có 57 cơ quan chức năng chính phủ, trong đó 12.7% làm việc tại hệ thống luật pháp như Tòa án, Viện kiểm sát, 11.8% làm việc tại các Đảng ủy, lãnh đạo cơ quan chính quyền cấp thành phố/huyện/khu/làng, 4.4% làm việc ở Cục lương thực/Cục quản lý thực phẩm, 3.9% làm việc tại Cục điện lưới, 3.9% làm việc tại Cục thuế quốc gia/Cục thuế địa phương, 2.9% làm việc tại Cục quản lý công thương, 2.9% làm việc tại Cục nông khẩn, 2.5% làm việc tại Cục chăn nuôi gia súc, 2.5% làm việc tại Cục nội vụ, 2.5% làm việc tại Cục nông nghiệp, 2.5% làm việc tại Cục thủy lợi, còn có Cục giao thông, Cục lâm nghiệp, Cục văn hóa, Cục thông tin, Cục phòng dịch, Cục quản lý đất đai, Hiệp hội Công nghiệp, Cục giáo dục, ủy ban Kinh tế Ngoại thương, Cục vật tư, Cục địa chấn, Cục phát thanh và truyền hình, Cục bảo vệ môi trường, v.v.. Bao gồm các cơ quan chức năng của chính phủ. Có thể nói, các cơ quan chính phủ đều có học viên Pháp Luân Công bị bức hại đến chết. Ở Trung Quốc, có rất nhiều học viên Pháp Luân Công làm việc trong cơ quan chính phủ bị bức hại đến chết một cách rộng rãi, thậm chí tỉ lệ tử vong tại các cơ quan chính phủ lại cao nhất, chỉ cần nghĩ cũng biết được rằng những học viên Pháp Luân Công đã phải âm thầm chịu đựng sự bức hại tàn khốc đến thế nào.

BẢNG BIỂU 26: BẢNG THỐNG KÊ TÌNH HÌNH CÁC CƠ QUAN CỦA CÁC HỌC VIÊN PHÁP LUÂN CÔNG BỊ BỨC HẠI ĐẾN CHẾT
Số lượng mẫu chọn  = 204
Hệ thống chính trị pháp luật12.7%Hệ thống ủy ban kinh tế1.5%Hệ thống liên hiệp công thương0.5%
Các cấp chính phủ đảng ủy11.8%Hệ thống vật tư1.5%Hệ thống công ủy0.5%
Hệ thống lương thực/thực phẩm4.4%Hệ thống địa chấn1.0%Hệ thống công nghiệp0.5%
Hệ thống điện3.9%Hệ thống điện lưới1.0%Hệ thống đường ống0.5%
Hệ thống thuế3.9%Hệ thống bảo vệ môi trường1.0%Hệ thống đất đai quốc gia0.5%
Hệ thống công thương2.9%Hệ thống ủy ban kế hoạch hóa gia đình1.0%Hệ thống vệ sinh môi trường0.5%
Hệ thống tài chính2.5%Hệ thống kiểm nghiệm1.0%Hệ thống ủy ban kế hoạch0.5%
Hệ thống chăn nuôi gia súc2.5%Hệ thống ủy ban kinh tế thương mại1.0%Hệ thống xây dựng0.5%
Hệ thống nội vụ2.5%Hệ thống ủy ban khoa học1.0%Hệ thống NPC0.5%
Hệ thống nông nghiệp2.5%Hệ thống khoáng sản1.0%Hệ thống bảo vệ xã hội0.5%
Hệ thống thủy lợi2.5%Hệ thống lao động1.0%Hệ thống kiểm toán0.5%
Hệ thống giao thông2.0%Hệ thống công nghiệp nhẹ1.0%Hệ thống vệ sinh0.5%
Hệ thống lâm nghiệp2.0%Hệ thống nhân sự1.0%Hệ thống vũ trang0.5%
Hệ thống văn hóa2.0%Hệ thống thương nghiệp1.0%Hệ thống vật giá0.5%
Hệ thống sản xuất thông tin2.0%Hệ thống biên phòng0.5%Hệ thống doanh nghiệp hương xã0.5%
Hệ thống phòng dịch1.5%Hệ thống thuế đất đai0.5%Hệ thống điện tín0.5%
Hệ thống quản lý nhà đất1.5%Hệ thống ủy ban cải cách phát triển0.5%Hệ thống y dược0.5%
Hệ thống hiệp hội công nghiệp1.5%Hệ thống phòng lũ0.5%Hệ thống lâm viên0.5%
Hệ thống giáo dục1.5%Hệ thống dệt may0.5%Hệ thống quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ0.5%
Chưa biết rõ ngành nghề8.3%

Trường hợp 1: Chủ tịch thành phố từ chối chấp hành mệnh lệnh bức hại nên bị sát hại: Học viên Pháp Luân Công Uông Á Hiên (nữ, 53 tuổi), Phó Chủ tịch thành phố Xích Phong khu tự trị Nội Mông Cổ. Từ sau ngày 20 tháng 07 năm 1999, Uông Á Hiên giữ chức Chủ tịch thành phố, chống lại sự bức hại của ĐCSTQ tại thành phố Xích Phong, công khai bảo vệ học viên Pháp Luân Công, và đi khắp nơi để lên tiếng cho Pháp Luân Công, khiến cho chính sách bức hại Pháp Luân Công của ĐCSTQ khó được thực hiện tại thành phố Xích Phong. Nhằm ngăn chặn tiếng nói của Uông Á Hiên, vào một ngày nghỉ tháng 08, tháng 09 năm 1999, Uông Á Hiên đã bị sát hại. Nhằm chôn giấu chân tướng, đã tạo hiện trường giả là Uông Á Hiên lên Hồng Sơn chơi, không may bị ngã xuống núi mất tích. Sau đó, thành phố Xích Phong trở thành nơi bị bức hại nghiêm trọng nhất tại Nội Mông, 42% trường hợp tử vong ở Nội Mông là ở thành phố Xích Phong.

Trường hợp 2: Phó Chủ tịch huyện bị bức hại đến chết vì phát tài liệu giảng chân tướng trên đường đi công tác: Học viên Pháp Luân Công Trương Phương Lương (nam, 47 tuổi), ở xã Bàn Long huyện Vinh Xương thành phố Trùng Khánh, là Phó Chủ tịch huyện Vinh Xương, lấy Chân Thiện Nhẫn làm tiêu chuẩn, là một quan chức liêm khiết, không nhận hối lộ, ăn cơm ở bên ngoài thì tự mình trả tiền, là hình tượng của cán bộ trong quần chúng huyện Vinh Xương. Tháng 10 năm 2001, ông Trương Phương Lương đi họp tại huyện Đồng Lương, trên đường đi công tác đã ra ngoài phát tài liệu giảng chân tướng và bị bắt, sau khi bị khổ hình 8 tháng tại trại giam Đồng Lương đã qua đời oan uổng. Vợ ông vì quá đau buồn đã đưa sự việc lên Chủ tịch huyện Vinh Xương, mong muốn tìm lại công bằng, nhưng câu trả lời nhận được là: Luyện Pháp Luân Công thì chúng tôi không quản. Sau đó Ủy ban huyện cử người ra mặt, yêu cầu nhanh chóng hỏa thiêu và yêu cầu tổ chức tang lễ tại nhà tang lễ huyện, không được tổ chức ở Ủy ban kế hoạch hóa gia đình huyện (nơi công tác của người nhà vợ ông Trương Phương Lương). Hơn nữa còn thống báo cho các phó cục và cán bộ phía trên không được đi viếng Trương Phương Lương vào ngày hôm đó, bên ngoài lễ đường có công an giám sát, đồng thời rêu rao khắp nơi rằng ông tự sát mà chết.

Trường hợp 3: Chủ tịch xã bị bức thực đến chết: Học viên Pháp Luân Công Phùng Quốc Quang (nam, 44 tuổi), chủ tịch xã Tây Lăng, huyện Dịch, thành phố Bảo Định, tỉnh Hà Bắc, tháng 10 năm 1999 vì kiên trì tu luyện Pháp Luân Công nên bị cưỡng bức lao động 3 năm, giam tại trại cưỡng bức lao động Bảo Định. Ngày 26 tháng 01 năm 2002, ông Phùng Quốc Quang bị trại lao động bức thực đến nỗi phun ra máu, sinh mệnh cận kề cái chết, sau khi đưa đến bệnh viện 10 ngày cũng không thấy có chuyển biến tốt, trại lao động ngay lập tức liền thông báo người nhà đến nhận người, vài ngày sau thì qua đời.

Trường hợp 4: Chủ nhiệm Phòng Chính trị Cục Công an bị bức hại đến chết vì đến Bắc Kinh thỉnh nguyện: Học viên Pháp Luân Công Hàn Khánh Tài (nam, 62 tuổi), Chủ nhiệm Phòng Chính trị Cục Công an huyện Liêu Trung tỉnh Liêu Ninh, năm 2001 lên Bắc Kinh thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công, bị tuyên án 3 năm, mãi cho đến khi gần chết mới được thả về nhà, sau khi về nhà 11 ngày thì qua đời.

Trường hợp 5: Thẩm phán bị tòa án bức hại đến chết: Học viên Pháp Luân Công Hồ Khánh Vân (nam), Giám đốc Tòa án Nhân dân cấp cao tỉnh Giang Tây. Năm 1997 Hồ Khánh Vân mắc bệnh máu trắng cấp, chuyên gia viện y học Giang Tây thông báo cho người nhà, Hồ Khánh Vân chỉ còn sống được nhiều nhất là 3 ngày, người nhà hãy chuẩn bị lo hậu sự, từ ngày hôm đó Hồ Khánh Vân bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công, hai tháng sau sức khỏe phục hồi. Ngày 10 tháng 01 năm 2001, Hồ Khánh Vân vì muốn nói cho quốc tế biết rằng mình nhờ tu luyện Pháp Luân Công mà khỏi bệnh máu trắng cấp mà bị ĐCSTQ phỉ báng và bức hại tàn nhẫn, bị tòa án Nam Xương tỉnh Giang Tây kết án 7 năm, khiến cho bệnh máu trắng cấp tái phát, ngày 22 tháng 03 năm 2001 qua đời.

Trường hợp 6: Cục trưởng Cục Vật tư viết thư công khai bị bức hại đến chết: Học viên Pháp Luân Công Nguyên Thắng Quân (nam, 42 tuổi), Cục trưởng Cục Vật tư thành phố Tế Nguyên tỉnh Hà Nam. Tháng 11 năm 2000, Nguyên Thắng Quân đã viết một bức thư cho lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân, nói sự thật về Pháp Luân Công, bị chính quyền Tế Nguyên kết án 3 năm, năm 2005 bị trại giam Tế Nguyên đánh đập cho đến chết.

5. Sự bất công của tòa án

Để bức hại Pháp Luân Công, tháng 10 năm 1999, ĐCSTQ đã đưa ra hai bản giải thích để làm căn cứ cho tòa án thẩm phán phi pháp học viên Pháp Luân Công. Thế là, bức hại đối với học viên Pháp Luân Công không chỉ là bắt giữ, giam giữ, cưỡng bức lao động, giam trong tù, tẩy não, bệnh viện thần kinh, nhà tù mà còn xuất hiện cả ở tòa án nơi đại diện cho công lý.

Trường hợp 1: Có chết cũng không thả người: Học viên Pháp Luân Công thành phố Thư Lan tỉnh Cát Lâm Khổng Phồn Vinh (nữ, 56 tuổi) vì tham gia buổi giao lưu chia sẻ tu luyện Đại Pháp, đã bị chính quyền địa phương treo giải hàng vạn tệ cho việc bắt giữ bất hợp pháp, tháng 01 năm 2003 bị bắt giữ tại Trường Xuân, giam tại trại giam thành phố, bị khổ hình như đánh đập, ngồi ghế hổ gây nguy hiểm đến sinh mệnh. Ngày 09 tháng 05 năm 2003, Tòa án thành phố Thư Lan đột nhiên mở phán quyết phi pháp đối với cô tại bệnh viện, nhưng lúc này Khổng Phồn Vinh đã không thể nói được lời nào, tòa án thấy vậy liền ra lệnh cho bác sỹ chứng thực: Đầu óc tỉnh táo, không thể nói được, sau khi chữa khỏi sẽ mở phiên tòa. Người nhà yêu cầu thả người, tòa án lại nói: Có chết cũng không thả người! Ngày 11 tháng 05 Khổng Phồn Vinh qua đời. Sau khi Khổng Phồn Vinh qua đời, các cơ quan liên quan tại thành phố Thư Lan bưng bít thông tin, không để cho người nhà chụp ảnh, đồng thời cưỡng chế hỏa thiêu thi thể. Thế là chính quyền bắt giam rất nhiều học viên Pháp Luân Công và uy hiếp rằng: Khổng Phồn Vinh không hỏa thiêu một ngày, thì một ngày cũng không thả người! Việc Khổng Phồn Vinh bị bức hại đến chết đã bị công bố trên mạng Internet quốc tế, những người chính nghĩa tại nước ngoài đã gọi điện lên án tới tất cả các cơ quan của thành phố Thư Lan, thành phố Thư Lan sợ áp lực từ bên ngoài nên mới thả các học viên Pháp Luân Công.

Trường hợp 2: Áp lực quá lớn nên không có luật sư nào dám nhận: Tháng 08 năm 2011 khi Tòa án khu Long Đàm thành phố Cát Lâm chuẩn bị xét xử Mã Chiêm Phương (nam, 74 tuổi), gia đình đã mời luật sư. Một tuần trước khi xét xử, luật sư gọi điện đến nhà nói rằng ông không thể tham gia vào buổi xét xử, vì áp lực quá lớn, bảo người nhà tìm người khác. Khi đó các con gái của Mã Chiêm Phương đã tìm rất nhiều luật sư, đều nói không được, cấp trên có quy định, biện hộ cho Pháp Luân Công thì sẽ bị thu hồi giấy phép luật sư, vì vậy không ai dám tiếp nhận. Sau đó trong suốt quá trình Mã Chiêm Phương bị xét xử thì người nhà không nhận được thông báo, khi nhận được một tờ giấy kết án 6 năm 6 tháng thì người nhà mới được biết, ngay cả đến lúc cuối cùng đưa từ trại giam thành phố Cát Lâm đến nhà tù ở Công Chủ Lĩnh cũng không một ai biết đến. Hiện nay trong tay người nhà chỉ có một tờ phán quyết của tòa án khu Long Đàm thành phố Cát Lâm, sau khi Mã Chiêm Phương bị bức hại đến chết con ông đã lấy được từ trong túi áo của cha. Sau khi điều tra phát hiện ra rằng nhân chứng và chứng từ được viết trong tờ phán quyết của tòa án khu Long Đàm thành phố Cát Lâm đều là giả.

Trường hợp 3: Không mở phiên tòa, không thông báo cho gia đình mà trực tiếp tuyên án: Năm 2008, nhằm bảo vệ an ninh cho Thế vận hội, Bộ Công an đã phát động hành động mã hiệu F0801, học viên Pháp Luân Công tại thành phố Hồ Lô Đảo, tỉnh Liêu Ninh ông Hoàng Lập Chung (nam, 47 tuổi) không may bị bắt, ngày 12 tháng 05 năm 2008 bị tòa án khu Liên Sơn bí mật kết án 10 năm. Trường hợp này tòa án khu Liên Sơn phụ trách, không hề mở phiên tòa, cũng không thông báo cho gia đình, tòa án đến trại giam thành phố Hồ Lô Đảo tuyên bố phán quyết của tòa án, sau đó áp giải đến nhà tù Bàn Cẩm. Ngày 25 tháng 10 năm 2009 người nhà nhận được thông báo Hoàng Lập Chung mất trong nhà tù. Đến nay gia đình cũng không nhìn thấy giấy phán quyết.

6. Ở Trung Quốc không có hung thủ giết người nào được đưa ra trước công lý

Đối diện với những trường hợp người nhà vì tu luyện Pháp Luân Công mà bị ĐCSTQ bức hại đến chết, nhiều gia đình bị hại phải ngậm đắng nuốt cay không dám lên tiếng vì áp lực lớn từ phía ĐCSTQ. Trong số 3.653 trường hợp tử vong được điều tra trong báo cáo này, chúng tôi chỉ thống kê đến 139 trường hợp (chiếm 4% tổng số) người nhà yêu cầu giải oan, bao gồm yêu cầu cho biết chân tướng việc người thân bị bức hại đến chết, yêu cầu bồi thường và trừng phạt đơn vị chịu trách nhiệm hoặc người chịu trách nhiệm. Chúng tôi chia việc kêu oan thành năm loại kháng nghị tập thể, làm rõ sự bất công, báo án, kháng cáo/thỉnh nguyện, khởi tố, kết quả thống kê ở Bảng biểu 27 cho thấy:

40% gia đình yêu cầu chính quyền địa phương bồi thường kinh tế cho người nhà nạn nhân bằng việc kháng cáo/thỉnh nguyện, và trừng phạt người chịu trách nhiệm, bao gồm 29% gia đình có thể là tự mình kháng cáo/thỉnh nguyện, 9% gia đình nhờ luật sư giúp kháng cáo/thỉnh nguyện, 1% gia đình tìm nhà báo hoặc bạn bè nhờ kháng cáo/thỉnh nguyện, 1% gia đình viết thư kháng cáo/thỉnh nguyện;

26% gia đình trực tiếp thông qua pháp luật khởi tố đơn vị/người chịu trách nhiệm: 12% trường hợp được ghi chép là gia đình có mời luật sư giúp khởi kiện, 14% gia đình không có ghi chép là có mời luật sư hay không;

23% gia đình đến đơn vị liên quan tìm người liên quan minh oan, và yêu cầu cơ quan địa phương biết được chân tướng phải được bồi thường;

6% gia đình và quần chúng nghe tin đã đến các cơ quan chính phủ và đơn vị liên quan kháng nghị tập thể, bao gồm tĩnh tọa, yêu cầu trừng phạt hung thủ;

1% gia đình yêu cầu công an lập án điều tra bằng cách báo án;

Trong tất cả các trường hợp, 21% được ghi chép là gia đình có mời luật sư biện hộ.

BẢNG BIỂU 27:  HÀNH ĐỘNG KÊU OAN CỦA NGƯỜI THÂN
Số lượng mẫu chọn = 139
Người thân/dân chúng tập trung kháng nghị tập thể trước cửa cơ quan chính phủ/cơ quan liên quan6%
Người thân đến đơn vị liên quan minh oan thuyết lý/yêu cầu biết được chân tướng/đòi bồi thường23%
Người thân gặp ai cũng kể lể chuyện oan khuất4%
Báo án1%
Kiện đơn vị/người chịu trách nhiệm26%
Người thân kiện đơn vị/người chịu trách nhiệm14%
Người thân mời luật sư kiện đơn vị/người chịu trách nhiệm12%
Kháng cáo/thỉnh nguyện yêu cầu bồi thường/trừng phạt người chịu trách nhiệm40%
Người nhà kháng cáo/thỉnh nguyện yêu cầu bồi thường/trừng phạt người chịu trách nhiệm29%
Người nhà tìm nhà báo/bạn bè giúp đỡ kháng cáo/thỉnh nguyện yêu cầu bồi thường/trừng phạt người chịu trách nhiệm1%
Người nhà mời luật sư kháng cáo/thỉnh nguyện yêu cầu bồi thường/trừng phạt người chịu trách nhiệm9%
Viết thư thỉnh nguyện1%
Người nhà mời luật sư (Người nhà mời luật sư kiện+người nhà mời luật sư kháng cáo/thỉnh nguyện)21%
Người nhà mời luật sư ở hải ngoại khởi tố1%

Chú thích: Kháng nghị tập thể là nhiều người thậm chí trên trăm người tập trung phản đối trước cửa cơ quan chính phủ hoặc đơn vị liên quan, yêu cầu giải oan; minh oan thuyết lý là chỉ một người thân hoặc vài người thân đến đơn vị liên quan gặp mặt nhân viên liên quan nói chuyện, yêu cầu đưa ra hành động giải thích; báo án là chỉ người nhà đến cơ quan công an báo cáo có người nhà tu luyện Pháp Luân Công tử vong bất thường, yêu cầu cảnh sát điều tra; kháng cáo/thỉnh nguyện là hành vi người nhà cho rằng chính quyền xử lý không thỏa đáng cho nạn nhân, có sự oan ức, thường là theo quy trình kháng cáo của chính quyền chuyển lên cơ quan cấp trên yêu cầu thẩm tra lại, hoặc là thỉnh nguyện vượt cấp, yêu cầu thẩm tra lại; khởi tố là hành vi báo cáo đơn vị hoặc người chịu trách nhiệm lên tòa án thông qua pháp luật.

Trường hợp 1: Tĩnh tọa trước cửa tòa nhà chính phủ thành phố: Trong trường hợp kháng nghị tập thể, có một học viên Pháp Luân Công ở thành phố Diên Cát tỉnh Cát Lâm là Dương Chung Phương (nữ, 37 tuổi). Dương Chung Phương buôn bán đồ ăn chín tại chợ Tây Uyển thành phố Diên Cát. Tháng 07 năm 2002, Dương Chung Phương bị đồn cảnh sát Kiến Công thành phố Diên Cát đánh đập đến chết. Khi các thương nhân ở chợ Tây Uyển và nhân dân biết tin Dương Chung Phương bị đánh chết đều không dám tin! Vì Dương Chung Phương sống rất tốt, được người thân bạn bè, hàng xóm láng giềng và thương nhân ở thành phố vô cùng quý mến. Hôm đó cả chợ Tây Uyển đóng cửa suốt cả ngày, con của Dương Chung Phương đã viết dòng chữ có cảnh sát đánh chết mẹ tôi, trả lại sự trong sạch cho mẹ tôi và đứng trước cửa tòa nhà chính phủ thành phố Diên Cát, tĩnh tọa trước cửa Ủy ban Diên Biên. Có khoảng 50 người tham gia tĩnh tọa, nam nữ gái trai, người già trẻ nhỏ, có người thân bạn bè, hàng xóm láng giềng và các thương nhân ở chợ Tây Uyển. Có người còn quỳ trên đất. Sau đó chính quyền đã dùng quân cảnh bắt giam một bộ phận người tham gia tĩnh tọa, và uy hiếp rằng ai còn đến thì sẽ bắt. Vì sợ áp lực, người nhà Dương Chung Phương đành phải nhận 5 vạn nhân dân tệ bồi thường. Ngày hỏa táng, chồng của Dương Chung Phương đã hành lễ trước di ảnh của Dương Chung Phương và nói: “Em ra đi thật vĩ đại!”

Trường hợp 2: Kháng nghị trước cổng Cục Công an cho nạn nhân: Học viên Pháp Luân Công Lữ Tuệ Trung tại thành phố Đan Đông, tỉnh Liêu Ninh (nam, 38 tuổi) bị công an Đan Đông tra tấn ép cung đến chết. Cơ quan pháp y khám nghiệm tử thi cho thấy, trên mặt và trên người Lữ Tuệ Trung đều bị thương, bị gãy 3 đốt xương sườn, trong đó một đốt đâm vào tim dẫn đến tử vong, xương chân cũng bị gãy,  nạn nhân mở to hai mắt, chết không nhắm mắt. Gia đình Lữ Tuệ Trung đã tìm khắp các cơ quan liên quan ở thành phố Đan Đông thuyết lý minh oan, nhưng không một cơ quan nào đứng ra lên tiếng công lý. Cuối cùng người nhà nhờ luật sư khởi tố, nhưng không một luật sư nào dám tiếp nhận. Cục trưởng Cục Công an Chu Văn Kiệt đã nói với người nhà nạn nhân rằng: “Các người tố cáo ở đâu thì cũng ở trong tay tôi, các người tố cáo được thì tôi sẽ xử lý.” Người nhà Lữ Tuệ Trung bất lực, sau khi di thể được hỏa thiêu, người nhà theo phong tục đốt vàng mã cho anh. Ngày đầu tiên, hơn 20 người nhà của Lữ Tuệ Trung đến trước tòa nhà làm việc của cục công an, vừa đốt vàng cho Lữ Tuệ Trung, vừa khóc lóc kêu oan với người đi đường. Nhằm ngăn không cho người nhà Lữ Tuệ Trung tiếp tục đến đốt vàng ở cơ quan công an, vào ngày đốt vàng thứ hai, thứ ba Cục Công an Đan Đông đã điều động cảnh sát đến nhốt tất cả người nhà của anh ở trong nhà, không cho đi đâu.

Trường hợp 3: Gặp ai cũng khóc lóc kể lể cái chết thảm thương của con gái: Ngày 17 tháng 10 năm 2000, đồn cảnh sát địa phương Triều Dương thành phố Hoài Nam tỉnh An Huy tiến hành tìm kiếm nhà của học viên Pháp Luân Công trong địa phương Tạ Quế Anh (nữ, 30 tuổi). Vì bảo vệ sách Pháp Luân Công, Tạ Quế Anh không muốn bị cảnh sát vô cớ bắt đi nên đã phản kháng, khiến cho người dân tụ tập đến xem, thế là sau khi cảnh sát tách khỏi người nhà và giải tán đám đông, Tạ Quế Anh bị đánh đập dã man, sau đó bị đưa về đồn cảnh sát Triều Dương, ngày thứ hai thì tử vong. Mẹ của cô bà Tân Công Hoa không biết kêu đâu, ba năm nay gặp ai bà cũng khóc lóc kể lể về cái chết thảm thương của con gái, ở chợ, khu người thân, trên phố, người quen cũng như người không quen, không ai không biết việc Tạ Quế Anh bị bức hại chết.

Ngoài ra, chúng tôi đã thống kê được 178 trường hợp trong 3.653 trường hợp (chiếm 5%) có ghi chép kết quả kêu oan của người thân (Bảng biểu 28), thống kê cho thấy:

Ngoài gia đình Lý Ánh Tú khởi tố thành công ở Mỹ, tất cả các trường hợp kêu oan ở trong nước đều không thể đưa hung thủ ra ngoài ánh sáng pháp luật;

Chỉ có 2% (3 trường hợp) đã đi hết quy trình tư pháp, trong đó có hai trường hợp (1,1%) ở trong nước, một trường hợp ở nước ngoài. Phán quyết ở trong nước đều là gia đình nạn nhân thất bại;

Chỉ có 2% (4 trường hợp) có thể đi đến quy trình lập án điều tra tư pháp, nhưng toàn bộ đều bị ép buộc kết thúc giữa chừng, trong đó có một trường hợp hung thủ của chính quyền địa phương dùng phương pháp cưỡng chế giam giữ, nhưng không qua điều tra và phán quyết đã nhanh chóng được thả hưởng án treo, 3 trường hợp khác thì bị Phòng 610 và Ủy ban Chính trị và Pháp luật trực tiếp tham gia yêu cầu dừng lại;

Chỉ có 9% gia đình dám mời luật sư, nhưng, trong số các gia đình mời luật sư, 63% trong lúc đang tìm luật sư thì không một luật sư nào trong vùng dám tiếp nhận án của Pháp Luân Công, 31% gia đình mặc dù đã mời được luật sư nhưng chính quyền địa phương đã uy hiếp luật sư, ví dụ như tước chứng chỉ hành nghề, tấn công, giam giữ, do sợ hãi các luật sư đã bỏ dở giữa chừng;

Còn có 29% gia đình trong giai đoạn kháng nghị, thuyết lý, thỉnh nguyện, khởi tố, vì bị ĐCSTQ ngăn cản, uy hiếp và bức hại bằng mọi thủ đoạn nên đã phải bỏ dở giữa chừng: 8,9% bỏ dở sau khi bị giam giữ/tra khảo; 7,3% uy hiếp bằng cách đuổi việc cả gia đình/đuổi học trẻ nhỏ; 3,9% bị chính quyền lấy lý do đối kháng với chính phủ/tham gia chính trị/Pháp Luân Công gây rối/tấn công viên chức chính phủ/cản trở công vụ, thậm chí còn có 1,7% người thân vì thế mà bị cưỡng bức lao động; 1,1% gia đình có người thân vì thế mà bị ĐCSTQ hại chết;

Hơn 31% gia đình bị ĐCSTQ dùng các thủ đoạn như lừa gạt, từ chối, đùn đẩy khiến cho gia đình không còn cửa kêu oan đành phải từ bỏ: 15,6% gia đình bị chính quyền địa phương lấy lý do là việc này không thuộc quyền chúng tôi để đùn đẩy/từ chối thụ lý; 10,1% kêu oan bị chính quyền địa phương không trả lời, phớt lờ, từ chối gặp mặt, thậm chí 5% bị đơn vị/người chịu trách nhiệm phủ nhận, cố tình gây ra mâu thuẫn gia đình khiến cho việc kêu oan không thể tiếp tục tiến hành;

43% gia đình (77 trường hợp) dưới áp lực của ĐCSTQ đành phải tiếp nhận các loại bồi thường, và thỏa hiệp với đơn vị/người chịu trách nhiệm, từ đó từ bỏ không tiếp tục truy cứu: 38% trường hợp dưới áp lực nặng nề đành phải nhận tiền bồi thường; 4,7% là vừa nhận tiền bồi thường vừa phải thêm một vài bồi thường bên ngoài, ví dụ thả những người thân khác vì tu luyện Pháp Luân Công mà bị giam giữ, sắp xếp nhà cửa và công việc cho người thân, cung cấp phụ phí sinh hoạt cho gia đình và miễn học phí cho trẻ nhỏ.

<

Share
 
BẢNG BIỂU 28: KẾT QUẢ KÊU OAN CỦA GIA ĐÌNH
Số lượng mẫu chọn = 178
Đi hết quy trình tư pháp2%
Xét xử ở nước ngoài, và tuyên án đơn vị bị cáo/người chịu trách nhiệm có tội phải chịu hoàn toàn trách nhiệm0.6%
Xét xử ở nước ngoài, và tuyên án bị cáo (đơn vị/cá nhân) không có bất cứ trách nhiệm nào1.1%
Bị cưỡng ép dừng lại giữa chừng2%
Bắt giam người chịu trách nhiệm, sau đó không cần qua điều tra và xét xử liền tuyên bố án treo0.6%
Tòa án/Viện kiểm sát đồng ý điều tra/phối hợp, bị Phòng 610/ủy ban chính trị pháp luật can dự yêu cầu dừng lại1.7%
Bị bắt dừng lại trong quá trình mời luật sư9%
Luật sư bị chính quyền uy hiếp đành phải rút lui2.8%
Dưới áp lực nặng nề của ĐCSTQ không luật sư nào dám tiếp nhận5.6%
Không cho gia đình mời luật sư, muốn mời thì phải là do cục công an mời0.6%
Bị cưỡng chế dừng lại trong giai đoạn kháng nghị tập thể/thuyết lý minh oan/thỉnh nguyện/kháng cáo29%
Đe dọa/đe dọa bằng súng3.9%
Giam giữ/tra khảo người nhà8.9%
Cưỡng bức lao động người nhà