Bài viết của một học viên Đại Pháp từ tỉnh Hà Bắc

Gần đây tôi đã tham gia một số buổi gặp gỡ do các học viên ở tỉnh Hà Bắc tổ chức. Tôi muốn chia sẻ thể ngộ của mình về một số vấn đề nổi cộm mà tôi thấy được.

Vấn đề về phối hợp

Tôi nhận thấy rằng chúng ta đang phải đối mặt với vấn đề nhấn mạnh vào ý kiến của riêng mình, chứng thực bản thân và phối hợp không tốt.

Việc thiếu phối hợp dẫn đến sự chia rẽ giữa các học viên. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, nó dẫn đến việc cố ý phá hoại các nỗ lực của nhau. Việc phối hợp không tốt này thậm chí còn dẫn đến sự bức hại tà ác. Việc này xảy ra ở khắp nơi.

Việc chúng ta hướng nội là rất cần thiết.

Sư phụ giảng: “…hướng nội là một Pháp bảo.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Quốc tế Washington DC)

Đó chính là chìa khoá để giải thể bức hại, đề cao bản thân và cứu người. Nhưng khả năng hướng nội lại dựa trên cơ sở dốc lòng quyết tâm tu luyện vững vàng. Vậy chúng ta nên tu luyện vững vàng trong sự phối hợp chỉnh thể như thế nào?

Chú trọng tu luyện tâm tính

Sư phụ giảng: “nhưng đề cao chân chính ấy là ‘xả bỏ’, chứ không phải là ‘đắc được’.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Philadelphia ở Mỹ Quốc năm 2002)

Tôi quan sát thấy rằng việc không thể buông bỏ được tâm người thường là nguyên nhân căn bản dẫn đến chấp trước của một người. Trong nhiều trường hợp, chúng ta quá chú trọng đến ý kiến và phương thức riêng của bản thân mình hay các nguyên lý của Pháp mà chúng ta ngộ được. Nhưng trên thực tế, điều này thực sự phản ánh ngộ tính kém.

Có một ví dụ được đăng trên Minh Huệ: Khi một học viên nhìn thấy một khẩu hiệu tuyên truyền tà ác, anh đã trăn trở xem làm thế nào có thể gỡ bỏ được nó và đẩy lùi được tâm sợ hãi mạnh mẽ. Cuối cùng chính niệm của anh đã chiếm ưu thế và anh đã sẵn sàng để làm việc đó. Nhưng khi đến đó, anh thấy rằng biển hiệu đã biến mất.

Tôi cũng có cùng một trải nghiệm như vậy, khi tôi chính lại tâm mình, hoàn cảnh ngay lập tức thay đổi mà không cần phải làm bất cứ điều gì.

Do vậy, chúng ta phải đặt công phu vào việc tu luyện tâm tính của mình. Chúng ta phải có thể nhẫn chịu, tức là, chúng ta không nên để bị tác động bởi hành động tiêu cực của bất cứ ai, kể cả của các đồng tu. Thay vào đó, chúng ta nên luôn nhìn vào mặt tích cực của những người khác và loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực của chính bản thân chúng ta ngay khi chúng xuất hiện. Hướng nội là để đạt đến trạng thái của Thần qua việc tu luyện vững vàng.

Vững vàng tu luyện

Một số công phu của đệ tử Đại Pháp thời kỳ Chính Pháp là chưa từng có. Ví dụ, các học viên có thể cứu người chỉ trong một vài phút với vài câu đơn giản. Một số học viên có thể định trụ kẻ xấu chỉ bằng một niệm. Tất cả những điều này là công phu tu luyện hiếm thấy trong giai đoạn lịch sử đặc biệt này.

Tuy nhiên, việc tu luyện tâm tính và khả năng hướng nội lại rất mơ hồ và không thể thấy được nên chúng thường hay bị bỏ qua. Tuy nhiên, điều vĩ đại thật sự trong tu luyện lại nằm ở chính “sự mơ hồ và không thể nhìn thấy được” này: nhìn vào trong tâm, đặt công phu vào việc tu chính mỗi niệm đầu. Liệu chúng ta có thể phân biệt được đâu là niệm tốt đâu là niệm xấu, đâu là tư tưởng của người thường hay đâu là niệm của Thần… ngay khi chúng dấy khởi hay không? Liệu chúng ta có thể nhớ được rằng phải luôn luôn nhìn vào phía mặt tích cực hay không? Liệu chúng ta có thể cảm ơn những người mà đã làm tổn thương chúng ta hay không? Liệu chúng ta có thể yêu thương kẻ thù của mình không? Tất cả những điều này đều là “công phu” mà chúng ta cần phải ma luyện.

Tất cả chúng ta đều biết rằng chúng ta phải chú ý và tập trung trong khi chúng ta học Pháp, luyện tĩnh công hay trong khi chúng ta giảng chân tướng và cứu người. Nhưng xin đừng bỏ bê việc tu luyện tâm tính và hướng nội. Đó chính là con đường trở thành Thần. Xin hãy nghĩ về điều này: chẳng phải chúng ta vẫn chưa đủ chú ý đến điều này khi chúng ta tham gia vào các cuộc xung đột giữa các học viên hay sao?

Hãy khích lệ bản thân chúng ta bằng việc học đoạn Pháp dưới đây:

“Đệ tử Đại Pháp thực hiện bất kể việc gì mà có khó khăn cần thời [gian] suy xét, thì phải đi tìm [bắt đầu] từ phương diện chính mình, [và] thuận theo trạng thái hoàn cảnh mà đệ tử Đại Pháp và Chính Pháp đòi hỏi. Khi vấn đề xuất hiện, [ấy] là bản thân bướng bỉnh cứng đầu với Pháp Lý. Hãy tìm xem chỗ vấn đề ở đâu bỏ cái cục bướng bỉnh đó đi, và thuận theo Lý. Phương thức tốt nhất chính là khi gặp sự việc nào đó thì đừng đẩy về phía trước, húc về phía trước, truy đuổi để giải quyết, mà là bỏ cái tâm đó đi, thoái lùi một bước, và giải quyết. (vỗ tay) Hễ có chuyện liền muốn chỉ ra ai đúng ai sai, rằng đó là vấn đề của người này hay vấn đề của người kia, rằng tôi làm thế này thế này; nhìn ngoài thì thấy tựa như đang giải quyết mâu thuẫn, nhưng trên thực tế thì một chút cũng không; nhìn ngoài thì thấy rất lý trí, kỳ thực một điểm lý trí cũng không; chưa hề thoái lùi một bước và hoàn toàn vứt bỏ cái tâm ấy đi để suy xét vấn đề. Trầm tĩnh và yên hoà, và từ đó trong mâu thuẫn mà nhảy thoát ra nhìn xét mâu thuẫn ấy, thì mới có thể thật sự giải quyết.”

 “Gặp phải sự việc gì cũng đều có thể [làm] như vậy; ít nhất chư vị cũng có thể tìm thấy con đường giải quyết vấn đề. Nếu không thì chư vị giải quyết như thế nào? Đẩy mạnh tiếp nữa, thì càng muốn giải quyết lại càng giải quyết không nổi; kỳ thực cái tâm ấy của chư vị vẫn mãi chưa bỏ được, cứ húc về phía trước, cứ nhất định phải làm rõ ai đúng ai sai, dẫu mình đã mắc lỗi rồi nhưng cũng cứ phải tìm cho ra lỗi của người khác; như thế không giải quyết nổi vấn đề.”

(Giảng Pháp tại Pháp hội thủ đô Mỹ Quốc năm 2006)


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2014/4/8/我们要炼就这样的“功夫”-289736.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/4/19/257.html

Đăng ngày 16-05-2014; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share