Bài viết của Đệ tử Đại Pháp Đường Sơn

[MINH HUỆ 27-02-2014]

“Đệ tử: Chúng con là đệ tử Đài Loan, đắc Pháp nhiều năm. [Con] và chồng là đồng tu đều tín Sư tín Pháp làm tốt ba việc, biết rằng Đại Pháp không phải để trừ bệnh, biết rằng tế bào người tu luyện đều được vật chất cao năng lượng chuyển hoá, nhưng mà bệnh gút từ trước khi đắc Pháp vẫn một mực không khỏi, gần đây các khớp còn rất đau. (mọi người cười)

Sư phụ: (cười) Người tu luyện đều biết, chỉ cần chư vị tinh tấn, thì thân thể chư vị sẽ phát sinh biến hoá, Sư phụ cũng sẽ điều chỉnh cho chư vị. Không phải là thân người này của Sư phụ làm, mà là Pháp thân của Sư phụ làm. Từ khi chư vị tu luyện cho tới nay mà vẫn không khỏi, chư vị phải thật sự tìm xem vấn đề về tâm tính, xem xem chấp trước ở đâu, chỗ nào cần tu tốt, đây quả thật là vấn đề tu luyện cá nhân rồi. (vỗ tay)” (Giảng Pháp ở Pháp hội tại Vùng đô thị New York năm 2013)

Đọc xong đoạn hỏi đáp này giữa Sư phụ và đệ tử trong bài “Giảng Pháp ở Pháp hội tại Vùng đô thị New York năm 2013”, tôi đã tự mỉm cười. Tôi rất hiểu tâm trạng của người đồng tu khi hỏi vấn đề này, bởi vì đây đã từng là vấn đề luôn ám ảnh tôi, thậm chí nhớ lại những câu chữ trong câu hỏi cũng đều rất giống với tôi. Bây giờ tôi muốn nói một chút về nhận thức nông cạn của mình, giúp các đồng tu khai mở nút thắt trong tâm. Những đồng tu có nghi hoặc như vậy có thể không hề ít.

Nhằm tiện cho việc trần thuật, trong bài viết tôi có thể sẽ dùng đến rất nhiều đại từ nhân xưng “bạn”, cũng có lẽ dùng từ này sẽ rất sắc bén. Nhưng xin đồng tu đừng hiểu lầm, không phải là nhằm vào bạn, mà là tôi đang chất vấn cái “tôi” đang dùng quan niệm của con người để suy xét vấn đề trong tư tưởng của mình. Dưới đây tôi sẽ kể về nhận thức của bản thân về giai đoạn hiện nay.

Kỳ thực biểu hiện trạng thái gì của bản thân chúng ta nhất định là phản ứng chân thực về trạng thái tu luyện của chúng ta, chỉ là nhiều khi chúng ta không nhận thức được mà thôi. Đó là do chúng ta tu luyện quá hời hợt bề mặt, minh bạch pháp lý quá nông cạn. Ngoài miệng chúng ta biết rằng Đại Pháp không phải để trị bệnh, có thực là biết vậy không? Kỳ thực không phải là biết thực sự. Vì Sư phụ đã giảng rất minh bạch, trong sách cũng viết rất minh bạch như vậy. Dường như cũng không cần chúng ta phải ngộ, phía con người bề mặt của chúng ta cũng biết như vậy rồi. Như có một đồng tu nói, điều gì Sư phụ cũng giảng rõ ra rồi không cần chúng ta phải ngộ, chỉ cần làm theo như vậy là được. Nhưng chúng ta lại không thực sự tin tưởng, cho nên mới xuất hiện vấn đề, cho nên khi xuất hiện vấn đề mới không dùng chính niệm mà đối đãi.

Còn nhớ trong bài Pháp hội có một đồng tu nhắc đến việc anh ấy tham gia cuộc điều tra hàng vạn người về tình trạng thân thể khỏe mạnh do tu luyện Pháp Luân Công. Mặc dù lúc đó tuyệt đại đa số các chứng bệnh của anh đều đã khỏi, nhưng vẫn còn một số tình trạng bệnh tật chưa hoàn toàn mất đi. Nhưng anh vẫn kiên quyết điền vào phiếu điều tra là 100% bệnh đã khỏi, chính sau khi anh điền xong, quả thực tất cả trạng thái bệnh đều hoàn toàn biến mất. Vì sao lại như vậy? Tôi nghĩ rằng chính là sự khác nhau giữa phần biết trên bề mặt con người và niềm tin kiên định vào Pháp xuất phát từ nội tâm người tu luyện. Nguyên nhân khiến tỷ lệ khỏi bệnh trên bảng điều tra đó không phải là 100%, phải chăng là do không phải tất cả những người đắc Pháp thụ ích đều tin tưởng 100% rằng mình đã hết bệnh.

Sư phụ đã nói người luyện công không có bệnh, trên bề mặt chúng ta đều biết. Nhưng bạn có thực sự tin tưởng hay chưa? Thực sự minh bạch hay chưa? Nếu thực sự tin tưởng sao còn nói tôi chỗ này đau thực!  Điều đó có đúng không? Vậy thì tôi lại hỏi bạn rốt cuộc Pháp mà Sư phụ giảng là thực, hay cảm giác đó là thực? Nếu thực sự tin lời Sư phụ, cớ sao còn tự huyễn tượng điều này là thực, hay đi cảm thụ xem nó có đau hay không?

Đôi khi tôi đang nghĩ lúc đầu nếu mình tham gia điều tra, khẳng định rằng tôi sẽ không thể viết 100%. Vì phía con người cho rằng chúng ta chẳng phải là tu chân sao? Tôi không thể nói dối. Mặc dù đa số bệnh đều khỏi rồi, nhưng đĩa đệm thắt lưng ngoan cố thỉnh thoảng vẫn “đau thực”! Bây giờ tôi mới minh bạch là mình đang xem xét vấn đề trên bề mặt con người, dùng quan niệm con người để suy nghĩ vấn đề. Sư phụ bảo chúng ta phải cải biến quan niệm người thường từ căn bản, Pháp lý rõ ràng biết bao, chỉ cần đọc liền biết được, nhưng chúng ta còn cách việc làm được xa cả nghìn dặm!

Tư duy không thể nói dối ở trên chẳng phải là cách nghĩ của nhân tâm hay sao? Cho rằng mình có bệnh chưa khỏi, coi giả tướng của xã hội người thường là chân thực. Thử nghĩ xem nếu cho rằng cái đau này là thực, thì vị đồng tu bị đánh đến nát vụn xương đùi sao có thể xếp chéo chân luyện công? Đồng tu bị bức hại đến mức đôi gò bồng đảo nát thành một cái ổ lớn đau tới mức không dám động tới còn dám duỗi người? So với những đồng tu này, bạn có dám nói rằng mình biết điều này, biết điều kia, còn dám hùng hồn nói mình tín Sư tín Pháp không?

Kỳ thực ngoài miệng chúng ta nói là biết cái nọ, biết cái kia, vậy cái gì là biết thực sự? Đôi khi bản thân chúng ta cảm thấy niềm tin xuất phát tự trong tâm, có lẽ vẫn sẽ xuất hiện giả tướng “đau thực” đó. Theo tôi thấy, có thể là can nhiễu của ma quỷ, có thể là khảo nghiệm được Sư phụ an bài theo mức độ kiên định của chúng ta.

Kỳ thực nói thẳng ra căn bản chính là vấn đề tín Sư tín Pháp. Nhưng tôi vẫn cảm thấy mình tín Sư tín Pháp, nếu không thì cũng không đến học. Nhưng bạn đào sâu thêm nữa có lẽ sẽ nhìn thấy, chúng ta nói tin có lẽ chỉ là con người bề mặt bội phục Pháp lý Đại Pháp, còn cách xa so với niềm tin kiên định và Đại Pháp xuất phát từ nội tâm của người tu luyện. Nếu bạn thực sự hiểu được cái lý này, còn có thể động tâm vì cái đau vì bất kể lý do nào hay không?

Không tin chúng ta lại suy xét cẩn thẩn hơn xem chúng ta bước vào Đại Pháp như thế nào? Chúng ta lại ở lại đây vì lý do gì? Sau khi thực sự nghĩ về vấn đề này tôi phát hiện, ban đầu mình tiếp xúc với khí công vì đĩa đệm thắt lưng không chữa khỏi mặc dù tôi đã dùng hết thảy mọi biện pháp chữa trị của y học Trung Quốc, tây y. Mặc dù khí công không thể chữa khỏi bệnh của mình, nhưng lại phát hiện quả thực rằng có những thứ cao thâm siêu xuất khỏi nhận thức của người thường. Do đó tôi muốn tìm một loại công pháp tốt chân chính, vừa có thể trị bệnh của mình, lại vừa có thể khai mở được rất nhiều những nghi hoặc trong tâm mình để đạt tới cảnh giới cao hơn. Lúc đó tôi còn chưa có khái niệm chính xác về tu luyện. Cho tới năm 1996 gặp được Pháp Luân Đại Pháp, ngay lập tức dường như tôi minh bạch tất cả, nhưng bản thân lại che giấu tâm chữa khỏi bệnh mãnh liệt đó. Vì trong Pháp Sư phụ nhắc đi nhắc lại là không được ôm giữ tâm trị bệnh tới học Pháp, vậy nên bề mặt con người của mình đương nhiên là “biết rồi”. Tôi liền nghĩ: Tôi không thể lại nghĩ tới trị bệnh, tôi biết là Đại Pháp dạy con người tu luyện, không phải để trị bệnh cho con người, tôi chỉ quản tu luyện là được rồi, Sư phụ sẽ trị khỏi bệnh cho tôi, vì muốn tu luyện, bước đầu tiên cần phải điều chỉnh lại bản thể mà.

Các bạn đồng tu thử nghĩ xem cách nghĩ này có vấn đề gì không? Như vậy chỉ cần đối chiếu với Pháp là có thể thấy được vấn đề trong cách nghĩ trên đây của tôi, vì nó ẩn giấu chấp trước rằng sau khi tu luyện có thể giải quyết bệnh của mình, mục đích tu luyện không thuần khiết. Nếu “muốn tu luyện, thì tu luyện thôi” (Chuyển Pháp Luân), còn để ý tới cái đau giả hay đau thật nữa không? Quả thực nói là có thể làm được “và chồng là đồng tu đều tín Sư tín Pháp làm tốt ba việc”, cũng chính là tu luyện theo yêu cầu của Đệ tử Đại Pháp trong thời kỳ Chính Pháp, vậy thì việc có đau hay không có ảnh hưởng gì đến tu luyện của chúng ta? Chẳng phải chúng ta biết rằng những gì Sư phụ an bài cho chúng ta đều là tốt nhất hay sao? Vậy thì nhiều nhất chẳng phải là đang liễu giải nó hay sao! Đương nhiên, nếu nó can nhiễu nghiêm trọng đến việc chúng ta làm ba việc, vậy thì đương nhiên không được, điều đó phải nghiêm túc dùng chính niệm thanh trừ!

Sư phụ giảng:

“Tốt xấu xuất tự một niệm của người ta.” (Chuyển Pháp Luân)

Tôi lý giải là, trong tất cả những gì hiện nay, đều là đang xem ý niệm đó có phải là chính niệm sau khi cải biến quan niệm của người thường. Ví dụ như nói “bệnh gút vẫn một mực không khỏi, vậy thì niệm đầu tiên của bạn là nghĩ gì? Cho rằng là nóng hay là lạnh, bệnh cũ lại tái phát hay lại bị gì rồi, hay nhận thức được theo Pháp đó là chuyện tốt. Dù cho là tiêu nghiệp hay là can nhiễu của tà ác, đều là cơ hội lợi dụng nó để đề cao bản thân. Nếu bạn có thể xem xét vấn đề dựa theo Pháp của Sư phụ, có lẽ cái đau đó sẽ không tồn tại, vấn đề đó cũng sẽ không phải hỏi nữa. Bởi vì điều then chốt quyết định bởi cách chúng ta xem xét vấn đề? Là chính niệm của người tu luyện hay là quan niệm của con người.

Nếu không tin rằng quan niệm người thường của mình vẫn chưa thay đổi, chúng ta có thể giả thiết như sau: Thời đầu khi Sư phụ truyền Pháp nếu không có quá nhiều hiệu quả trị bệnh khỏe người thần kỳ như vậy, không có nhiều kỳ tích về những người mắc bệnh nan y được chữa khỏi, cũng chính là nói, giả thiết như lúc đầu Sư phụ chỉ giảng Pháp lý Đại Pháp, mà không ra tay trị bệnh cho bất kỳ ai, vậy thì những đồng tu hồi đầu tới học Pháp đều sẽ không vì điều gì mà bước vào, lại có thể kiên định bước tiếp như bây giờ không? Nếu không thể, đó chính là quan niệm “nhìn thấy mới là thực” vẫn chưa được cải biến lại? Chẳng phải sẽ không làm được việc cải biến từ căn bản quan niệm của người thường hay sao?

Nói về bản thân tôi, việc chưa hoàn toàn cải biến quan niệm con người còn có một biểu hiện được che giấu rất kỹ, đó chính là: chuyện gì cũng phải phòng xa. Điều này ngay từ lúc mới bắt đầu tu luyện còn khiến tôi cho rằng, nhận thấy rằng đây là ưu điểm, là thói quen tốt, hoàn toàn cho rằng sẽ nhận được lợi ích gì trong đó. Ví như ngay khi bắt đầu bước vào tu luyện, tôi mua 2 bộ sách Đại Pháp. Để sau này lỡ một khi tà đảng Trung Cộng bức hại (lúc đó ẩn sâu trong lòng tôi vẫn luôn cảm thấy dù Đại Pháp là tốt, nhưng lại đối lập với tà đảng về hình thái ý thức, thì tà đảng sớm muộn gì cũng không chịu nổi mà bức hại), nên khi chúng hủy sách, tôi còn một bộ dự phòng. Sau đó bức hại quả thực đã xảy ra, tôi rất tự đắc, cho rằng dù mi có thu toàn bộ sách (ấn tượng lúc đó là nhằm ứng phó tôi sẽ chỉ giao một bản hoặc vài tờ rời), mi cũng không thể nghĩ được rằng ta còn chuẩn bị một bộ khác. Đến giờ tôi mới nhận thức được bản thân đã không tín Sư tín pháp 100% một cách âm thầm, là chướng ngại lớn nhất thực hiện vì nghĩa không bỏ, kiên định tu luyện theo con đường Sư phụ đã chỉ ra.

Thiết nghĩ, nếu 100% tín Sư tín Pháp, sẽ biết được sự trân quý của Đại Pháp, sẽ dùng sinh mệnh bảo hộ Pháp. Vậy thì đến một chữ, nửa trang giấy cũng sẽ không giao cho tà ác, sao lại có thể dùng quan niệm của con người đầu cơ coi Đại Pháp như đồ cá nhân? Sao có thể phòng xa đây?

Nếu 100% tín Sư tín Pháp, vào thời đầu khi các đồng tu liên hệ hẹn tôi tới Bắc Kinh chứng thực Pháp, tôi cũng sẽ không viện cớ: “Tôi còn chưa ngộ rõ, tôi muốn nghĩ kỹ rồi sẽ quyết định” để thoái thác. Kỳ thực trong tâm tôi nghĩ rằng lỡ tới Bắc Kinh chứng thực Pháp không thành, tất cả những gì của con người cũng đều sẽ mất hết, vậy thì chẳng phải cái gì của mình cũng đều mất đi sao. Nếu không có quan niệm này, nhất định tôi sẽ giống các đồng tu khác quyết tâm đến cùng, dũng mãnh tiến về phía trước, bước đi như tráng sỹ một đi không trở lại nhằm chứng thực Đại Pháp.

Cho nên tôi mới nói, biểu hiện trạng thái của bản thân như thế nào, chắc chắn là phản ứng chân thực trạng thái tu luyện của chúng ta. Bạn 100% tin theo Sư phụ, bạn sẽ có trạng thái của Đệ tử Đại Pháp 100%. Hôm nay bạn không phải 100% là trạng thái của Đệ tử Đại Pháp, chứng tỏ niềm tin của bạn vào Sư phụ, vào Đại Pháp có phần bị cắt xén. Cho nên bạn nhất định phải giống như Sư phụ giảng:

“Chư vị phải thật sự tìm xem vấn đề về tâm tính, xem xem chấp trước ở đâu, chỗ nào cần tu tốt.” (Giảng Pháp ở Pháp hội tại Vùng đô thị New York năm 2013)

Đương nhiên có thể còn có tình huống như thế này, chính là trong tu luyện phạm lỗi hay mắc phải lỗi lớn, bèn dùng nhân tâm nghĩ về Sư phụ, nghi ngờ Sư phụ sẽ không quản mình nữa, sẽ không cần mình nữa. Kỳ thực không phải vấn đề Sư phụ có quản chúng ta hay không, mà là vấn đề bản thân mình có thực sự coi mình như người tu luyện hay không. Nếu quả thực từ giờ trở đi mọi lúc, mọi việc đều coi mình là một người luyện công, mọi lúc, mọi việc đều làm theo tiêu chuẩn của người luyện công, bạn còn phải nghĩ tới vấn đề Sư phụ có phải quản mình hay không sao?

Nói thì có vẻ hơi loạn, chỉ là làm một bước đệm để những đồng tu minh bạch Pháp lý giao lưu sâu hơn, giải quyết những nghi ngờ bao lâu nay của một bộ phận đồng tu. Hợp thập!


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2014/2/27/-“病”为什么一直没好–288129.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/3/6/145718.html

Đăng ngày 12-05-2014; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share