Bài viết của Tích Duyên, một đệ tử Đại Pháp tại Hà Bắc, Trung Quốc

[MINH HUỆ 16-11-2013] Con xin kính chào Sư phụ! Xin chào các bạn đồng tu!

Tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp vào năm 2008. Nhân dịp này tôi muốn được chia sẻ cùng với các bạn đồng tu những trải nghiệm của tôi, đồng thời báo cáo với Sư phụ về những gì con đã làm trong suốt thời gian qua.

Giúp đỡ đồng tu chính là tu bản thân

Tôi làm việc cho một xí nghiệp nhà nước. Đầu năm nay, có một nữ nhân viên mới vào công ty chúng tôi. Tôi nghĩ rằng ắt hẳn là Sư phụ đã an bài cho mình cơ hội này. Vì thế, tôi đã chuyển đến ngồi cạnh chỗ của cô ấy và nói với cô về Đại Pháp. Khi tôi khuyên cô thoái khỏi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) cùng các tổ chức liên đới với nó, cô ấy nói rằng cô ấy thoái rồi và đã bỏ đi.

Sau khi tan làm ngày hôm đó, khi trông thấy tôi trên xe buýt, cô ấy đã vẫy tay tôi, vì thế tôi đã tiến đến gần cô ấy. Cô ấy nói với tôi rằng cô đã tu luyện Pháp Luân Đại Pháp từ trước khi cuộc bức hại bắt đầu vào năm 1999. Nhưng vì môi trường khắc nghiệt cùng các lý do cá nhân khác, nên trạng thái tu luyện của cô ấy cứ luôn “phập phù”.

Tôi đã khích lệ cô ấy nên trân quý cơ hội quý giá này và hãy tinh tấn tu luyện. Cô ấy đã rất vui khi nghe về điều đó. Gần đây, cô ấy nói rằng máy tính của cô có vấn đề khi truy cập vào website Minh Huệ và hy vọng rằng  tôi có thể sẽ đến giúp cô ấy

Tôi nhận ra rằng cuộc gặp gỡ này không phải là ngẫu nhiên, và Sư phụ ắt hẳn là đã an bài để tôi có thể giúp đỡ được cô ấy. Vì vậy, tôi đã đến nhà cô ấy vào ngày hôm sau để sửa cho cô ấy chiếc máy tính.

Trong lúc trò chuyện, cô ấy đã nói ra một số điểm mà cô còn hồ nghi về Đại Pháp. Dường như cô ấy đã bị ảnh hưởng sâu sắc bởi học thuyết vô thần của ĐCSTQ.

Tôi đã khuyên cô ấy nên học Pháp thường xuyên hơn, rồi sau đó cô sẽ có thể tìm được những câu trả lời cho những sự hồ nghi của mình. Trước khi rời đi, tôi đã copy vào máy tính cho cô ấy tất cả các bài giảng của Sư phụ. Chúng tôi đã đồng ý bắt đầu học Pháp chung với nhau hai lần một tuần.

Tôi cũng đã lựa chọn một số thước video cho cô ấy xem và chia sẻ thể ngộ của tôi cũng như các ví dụ về những trải nghiệm kỳ diệu của các học viên khác khi chứng thực Pháp bằng những suy nghĩ và hành động ngay chính. Cô ấy đã xúc động sâu sắc và đã hứa chắc chắn dành thời gian để học Pháp.

Nhóm học Pháp của chúng tôi ngày một ổn định hơn, chúng tôi đều cảm thấy được một trường hòa ái bao quanh chúng tôi bất cứ khi nào chúng tôi đọc sách cùng nhau. Tuy nhiên, sự hài hòa giữa chúng tôi đột nhiên thay đổi, khi những hồ nghi của cô ấy bắt đầu tăng lên. Tôi đã nói với cô bằng giọng gắt gỏng và thể hiện thái độ rất tồi tệ.

Sư phụ đã giảng:

“Do vậy sau này khi luyện công, chư vị sẽ gặp các dạng các loại ma nạn. Không có những ma nạn ấy hỏi chư vị tu ra sao? Mọi người ai với ai cũng tốt, không có xung đột về lợi ích, không có can nhiễu nhân tâm, chư vị ngồi nơi kia [hỏi] tâm tính đề lên cao là sao? Như thế không thể được.” (Chuyển Pháp Luân)

Sau khi về nhà, tôi đã phàn nàn với các đồng tu trong gia đình của tôi về nhận thức Pháp nông cạn của cô ấy cũng như sự thiếu quyết tâm trong tu luyện của cô. Họ đã nhắc nhở tôi không nên phàn nàn và hãy từ bi. Sau khi hướng nội, tôi nhận ra rằng mình đã có một số các tâm chấp trước như tâm hư vinh, cho mình là đúng, không nhìn xét người khác và tâm oán giận, chúng khiến tôi không thể trả lời được các câu hỏi của cô ấy.

Tôi đã sớm gặp phải một khảo nghiệm khác về tâm tính. Nữ đồng tu này cũng đã nói với tôi rằng tôi đã có phần nào đó cao ngạo, hay hùa vào cùng với các đồng nghiệp khác. Cô ấy đã có thiện ý nhắc nhở tôi nên tu thiện, từ đó có thể nói cho họ biết sự thật về Pháp Luân Đại Pháp và cứu họ – đó là điều mà đệ tử Đại Pháp nên làm.

Khi nghe được những điều này, tôi thấy thật khó để có thể giữ được bình tĩnh. Khi nói về những thể ngộ của cô ấy, tôi cảm thấy như là cô ấy đang hiển thị và tỏ ra rằng cô giỏi hơn tôi. Tôi đã không thể chịu đựng được nữa và đã có suy nghĩ rằng: “Cô không có đủ tư cách để chỉ trích tôi! Cô thậm chí còn không tốt bằng tôi!”

Sư phụ giảng:

“Tuy nhiên thường khi mâu thuẫn đến, [nếu] chẳng làm kích động đến tâm linh người ta, [thì] không đáng kể, không tác dụng, không đề cao được” (Chuyển Pháp Luân)

Về đến nhà, sau khi bình tĩnh trở lại, tôi đã thấy thật hối tiếc vì phản ứng của mình. Một thành viên trong gia đình – cũng là một đồng tu, đã vui lòng chỉ ra rằng đó là vì tôi đã luôn hành động như thể là tôi tốt hơn cô ấy. Một lần nữa, tôi đã không thể chịu đựng ý kiến ​​như vậy. Tuy nhiên, tôi nhận ra rằng đó là một điểm hợp lý. Tôi đã luôn nghĩ rằng cô ấy tu luyện không tốt bằng tôi, cho dù cho cô bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp trước cả tôi. Tôi đã phát triển một chủng nhân tâm “Mình tốt hơn so với cô ấy”, điều này phản ánh chấp trước vào tự ngã của tôi.

Sư phụ đã giảng:

“Gỡ những thứ thực [tại] [vật] chất đó xuống, nhưng cái thói quen được dưỡng thành kia thì chư vị phải tự mình tống khứ. Thói quen được dưỡng thành dần dần qua thời gian, loại thói quen ấy có nguyên lai từ những chấp trước khác nhau. Có chấp trước vào thể diện; [thì] bị người ta nói [những gì] cảm thấy ngượng ngùng, về phương diện này chính là sẽ xúc động cái tâm không thể bị nói [phê bình]. Cũng có người cảm thấy bản thân là người phụ trách hạng mục [công việc] thì không thể để người ta nói [phê bình]. Cũng có người là có sở trường ở một phương diện nào đó và không để người ta nói. Cũng có người đối với những ai mà có ý kiến không tốt nên vì thế mà không để người ta nói; v.v. đủ loại phương diện. Không thể để người khác nói [phê bình] nguyên từ các chấp trước khác nhau.” (Giảng Pháp tại Manhattan [2006])

Tôi đã tăng cường học Pháp và quyết tâm loại bỏ đi chấp trước này. Một ý nghĩ chợt hiện lên trong tâm trí tôi: Mọi sự an bài của Sư phụ đều chỉ là để giúp đỡ người khác và cũng chính là đề cao tâm tính của mình.

Sư phụ đã giảng:

“Cũng không được tự đặt thân phận của bản thân mình cao quá, cũng không được tự cảm thấy mình khác người khác. Chư vị đều là một lạp tử, trong mắt của tôi, không ai giỏi hơn ai, vì chư vị đều là được tôi đồng thời vớt lên.” (Giảng giải Pháp tại Pháp hội miền Tây ở Mỹ quốc vào tiết Nguyên Tiêu 2003 (phần hỏi và trả lời vào buổi chiều)

Sau khi nhận ra được điều này, bất cứ khi nào tôi đến nhà cô ấy, tôi đã luôn giữ tâm thái khiêm tốn. Đồng thời, về phía cô ấy, tôi cũng nhận ra rằng cô đã có sự đề cao đáng kể. Tôi bắt đầu cảm thấy rằng mình còn có thể học hỏi nhiều điều từ cô ấy.

Mẹ tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp

Mẹ tôi bị bệnh tiểu đường, cao huyết áp và đục thủy tinh thể. Hàng ngày, bà đều phải uống thuốc. Kể từ khi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, tôi thường nói với bà ấy về Đại Pháp và bảo bà hãy niệm “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân – Thiện – Nhẫn hảo!” Dù cũng đã đồng ý với các nguyên lý của Đại Pháp, nhưng bà vẫn còn nghi ngờ về việc có được hưởng lợi nhờ niệm “Pháp Luân Đại Pháp hảo” hay không.

Tình trạng của bà trở nên tồi tệ hơn kể từ một năm về trước, bà đã không thể nhìn thấy rõ các vật thể ngay cả khi chúng được đặt ở một khoảng cách gần [với bà]. Sau đó đã bà quyết định tiến hành một ca phẫu thuật để khắc phục căn bệnh đục thủy tinh thể của mình.

Vào thời điểm đó, một học viên khác đã nói với tôi rằng tôi cần phải tín Sư tín Pháp hơn nữa. Sau khi hướng nội, tôi nhận ra rằng mình còn có tâm sợ hãi, tâm lo nghĩ và tâm cầu danh. Tôi đã không thể chiểu theo theo những yêu cầu của Sư phụ một cách hoàn toàn khi xử lý nhiều vấn đề.

Ví dụ, vì bị lừa dối bởi những tuyên truyền của ĐCSTQ, một đồng nghiệp của tôi đã nói những lời bất kính đối với Sư phụ và Đại Pháp. Một học viên khác đã cố giảng chân tướng cho cô, nhưng cô ẫy vẫn không thay đổi suy nghĩ của mình. Chính vì thái độ tiêu cực này của cô ấy đối với Đại Pháp mà tôi đã e ngại việc giảng chân tướng cho cô ấy.

Tôi tự nhủ rằng đây chính là sứ mệnh và trách nhiệm của tôi để giúp những người khác; Sư phụ sẽ cấp cho tôi trí huệ nếu như tôi thay đổi đi được những quan niệm người thường của tôi và thực sự muốn cứu cô ấy. Một ngày, tôi ngỏ lời bảo cô ấy rằng hãy xem đĩa DVD Nghệ thuật biểu diễn Thần Vận đi. Lúc ấy, cô đã vui vẻ nhận và hứa sẽ xem nó .

Khi từng bước hoàn thiện bản thân mình và củng cố đức tin của mình vào Đại Pháp, tôi đã nhận được một cuộc gọi từ mẹ tôi, bà đã hào hứng thốt lên rằng: “Mẹ đã có thể nhìn rõ được rồi! Mẹ không cần phải phẫu thuật nữa!” Bà ấy còn nói thêm rằng: “Hàng ngày, mẹ thường chân thành niệm ‘Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân – Thiện – Nhẫn hảo’ Thật kỳ diệu! Giờ đây mắt của mẹ đã được hồi phục rồi!”

Tôi nhận ra rằng thái độ của mẹ tôi phản ánh các vấn đề của riêng tôi. Sau khi tôi quy chính bản thân, mẹ tôi cũng đã thay đổi. Giờ đây, bà cũng đã bắt đầu tu luyện Đại Pháp.

Loại bỏ tâm lãnh đạm, chân chính hòa vào chỉnh thể

Một buổi sáng tháng Ba, tôi nhận được một cuộc điện thoại từ một học viên khác. Cô ấy cho tôi biết một đồng tu đã phải nhập viện vì bị nghiệp bệnh nghiêm trọng. Vào thời điểm đó tôi đang có việc bận và không thể đến được bệnh viện để thăm cô ấy theo lời đề nghị của học viên kia.

Học viên bị nghiệp bệnh này đã từng cùng tôi tham gia vào một nhóm học Pháp vài năm trước đây. Trước đó, anh ấy đã phải trải qua một lần gặp quan nghiệp bệnh nghiêm trọng, chúng tôi đã tận lực giúp đỡ phát chính niệm, cũng bỏ thời gian học Pháp giao lưu chia sẻ với anh ấy. Trong thời gian đó, một hạng mục mà chúng tôi tham gia đã bị đình trệ do thiếu nhân lực.

Một thời gian dài kể từ thời điểm người học viên này không vượt qua được khảo nghiệm, tất cả các học viên trong nhóm chúng tôi đã bắt đầu phàn nàn về anh ấy. Chúng tôi mất đi tính kiên nhẫn của mình. Tôi đã rời khỏi nhóm và rồi cuối cùng là quên đi câu chuyện của anh.

Bởi vì đã được trải nghiệm qua sự việc trong quá khứ, nên khoảng thời gian này, tôi cảm thấy khó chịu khi nghe được tin đó. Dù đã phát chính niệm trong một lúc, nhưng tôi biết rằng tôi đã không quan tâm một cách nghiêm túc đến vấn đề này. Vào buổi chiều hôm đó, tôi nhận được một cuộc gọi điện thoại khác thông báo cho tôi biết rằng học viên này đã bị bệnh viện trả về. Giờ đây, tôi lại được đề nghị đến thăm anh ấy tại nhà anh. Tôi vẫn tiếp tục coi nhẹ sự việc và đã không đến nhà anh để thăm anh đúng lúc. Sau cùng, vào buổi tối hôm đó, tôi cùng với một thành viên gia đình tôi đã đến nhà anh.

Trước khi phát chính niệm, chúng tôi đã dành ra một lúc để chia sẻ kinh nghiệm. Chúng tôi đã phơi bày ra mọi quan niệm người thường mà chúng tôi đã ôm giữ đối với học viên này và không cấp thêm bất kỳ cơ hội nào cho tà ác có thể dùi vào sơ hở để tiếp tục bức hại đồng tu của chúng tôi nữa.

Chúng tôi đã nhận ra được những gì mà tà ác có thể làm với một học viên, cũng là làm đối với tất cả chỉnh thể chúng tôi. Tôi cảm thấy thật xấu hổ. Tôi đã thấy được các tâm chấp trước của mình như tâm lãnh đạm, vô trách nhiệm, và ích kỷ.

Trong suốt hai năm qua, tôi luôn được những các đồng tu khen ngợi vì những nỗ lực tinh tấn trong một hạng mục giảng chân tướng. Nếu như không gặp tình huống học viên trải qua khảo nghiệm nghiệp bệnh lần này, tôi đã không nhận ra được các chấp trước của mình. Tôi đã quen với việc chỉ lo nghĩ cho việc của mình và không quan tâm đến những vấn đề của người khác.

Từ nay, tôi sẽ chú ý hơn tới vai trò của mình trong việc phát chính niệm trợ giúp cho các bạn học viên khác ở cả trong và ngoài nước. Hơn nữa, tôi sẽ tham gia tích cực vào các hoạt động ở địa phương hơn.

Sư phụ đã giảng:

“Nếu đệ tử Đại Pháp đều gộp thành một luồng sức mạnh, chính niệm hết sức đầy đủ mà làm, mọi người nghĩ xem, đó mới là ‘Thần tại nhân gian’, đối với tà ác mà nói điều ấy quá đáng sợ.” (Giảng Pháp vào ngày 20 năm truyền Pháp)

Dù ở bất cứ nơi đâu và làm bất cứ điều gì, dù chúng ta có đang làm gì đó như là một phần của chỉnh thể hay là một lạp tử của Đại Pháp, thì chúng ta vẫn cứ phải duy trì chính niệm của mình và phối hợp được tốt với nhau.

Loại trừ can nhiễu thông qua việc phát chính niệm

Trước sự phổ biến của hạng mục gọi điện thoại giảng chân tướng, ngày càng có nhiều học viên ở địa phương hơn tham gia vào hạng mục này. Do thiếu hỗ trợ kỹ thuật, một số học viên cao niên thường có xu hướng rời bỏ hạng mục khi phải đối mặt với những vấn đề nhỏ.

Chúng tôi bắt đầu xử lý vấn đề này và cung cấp cho họ những cách thức xử lý sự cố, nhưng một số học viên đã khuyên chúng tôi rằng không nên làm vì lo ngại vấn đề bảo mật. Tuy nhiên, bất cứ khi nào tôi nghĩ đến những học viên đang còn lo lắng chờ đợi chúng tôi khắc phục các vấn đề cho họ, thì tôi không thể không hỗ trợ kỹ thuật cho họ được.

Sư phụ đã giảng:

“Chư vị cảm thấy chư vị ở phương diện nào có sở trường, hoặc chư vị thích làm việc nào đó, thì chư vị hãy làm việc đó một cách thiết thực cho tốt. Chỉ cần nó có thể cứu độ chúng sinh, có thể khởi tác dụng trong cứu độ chúng sinh, thì chư vị đi làm; là như vậy.” (Giảng Pháp tại Pháp hội quốc tế New York [2009])

Bởi vì đã tham gia vào hạng mục này rồi, tôi đã quyết định sẽ hỗ trợ tiếp nữa. Sau khi thảo luận với những người khác, tất cả chúng tôi đều có một cảm giác tương tự: Chúng tôi sẽ vẫn tiếp tục giúp đỡ, nhưng cũng phải chú ý hơn đến vấn đề an toàn bảo mật.

Chúng tôi đã cung cấp các cách thức xử lý sự cố được gần một năm và đã giải quyết được tất cả các loại vấn đề kỹ thuật cho các học viên khác. Cùng với sự đẩy nhanh của tiến trình Chính Pháp, việc thực hiện các cuộc gọi điện thoại chính là một cách hữu hiệu để cứu nhiều người hơn nữa. Ngoài ra, các học viên trong hạng mục này còn có thể khuyên người dân thoái ĐCSTQ cùng các tổ chức liên đới của nó.

Nhìn lại con đường tu luyện của mình, tôi nhận thấy rằng đôi khi mình tu luyện được rất tinh tấn, nhưng đôi khi lại tiêu trầm. Ngoài ra, tôi đã có rất nhiều những thiếu sót và hối tiếc. Tôi luôn cảm thấy rằng mình sẽ không thể đề cao nếu không có sự bảo hộ từ bi của Sư phụ.

Là một đệ tử Đại Pháp, tôi không có cách nào dùng ngôn ngữ của người thường để bày tỏ sự biết ơn của tôi đối với Sư phụ. Chỉ bằng cách tu luyện tinh tấn, làm tốt ba việc, và có tinh thần trách nhiệm hoàn thành lời thệ ước của mình, tôi mới có thể không khiến Sư Phụ phải thất vọng.

Con xin cảm tạ Ngài rất nhiều, Sư phụ! Cảm ơn các bạn đồng tu, những người đã luôn giúp đỡ tôi.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2013/11/16/明慧法会–做师父的真修弟子-281177.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2013/12/9/143551.html

Đăng ngày 11-01-2014; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share