Bài viết của đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc

[MINH HUỆ 18-09-2013] Một lần khi tôi đang phải chịu tiêu nghiệp, vừa lúc đồng tu A đến, tôi bèn nói với cô ấy với hy vọng cô ấy có thể giúp đỡ tôi tìm ra nguyên nhân gốc rễ của vấn đề. Đồng tu A nói: “Tôi còn đang đau cánh tay mấy hôm nay đây, chị hỏi tôi gì chứ. Tôi luyện bài công pháp thứ hai còn khó khăn, còn chưa tìm ra nguyên nhân, nói gì đến giúp chị.”

Ngày hôm sau tôi tới gặp học viên B và nhờ cô ấy giúp đỡ. Cô ấy đáp: “Gần đây, tình trạng tu luyện của tôi cũng không được tốt lắm, tôi cũng đang định đến nhờ chị giúp đây.”

Tôi rất thất vọng vì họ không thể giúp tôi, nhưng vào lúc đó, tôi nghĩ: “Tại sao họ lại phớt lờ lời đề nghị của tôi và thay vào đó họ lại nói về vấn đề của họ? Và tôi cũng đã chẳng phải làm điều tương tự như vậy đó sao? Đó chẳng phải là dấu hiệu của tâm vị kỷ là gì?”

Tìm ra những thiếu sót

Tôi nhớ lại khi các học viên gặp phải các khảo nghiệm về tâm tính và họ muốn chia sẻ với tôi, tôi thường không chịu lắng nghe, không đặt mình vào vị trí của họ và chia sẻ với họ dựa trên Pháp để giúp họ vượt qua khổ nạn. Thay vào đó, tôi thường ngắt lời họ trước khi họ kết thúc, và nói rằng tôi muốn nói trước, và phớt lờ những câu hỏi của họ.

Khi các học viên phải chịu nghiệp bệnh và họ nhờ tôi giúp đỡ, tôi nói: “Tôi cũng đang phải chịu những khảo nghiệm tương tự được vài ngày rồi và cũng vẫn chưa đột phá được tình thế.” Và thế là cuối cùng họ lại giúp đỡ tôi.

Có đôi lúc khi trạng thái tu luyện của tôi tốt, tôi thường không hiểu và không thông cảm với các học viên đang phải chịu khổ nạn. Thay vào đó, tôi thường tỏ thái độ kẻ cả và lớn tiếng chỉ trích họ. Tôi còn vin vào Pháp của Sư phụ mà ra điều nhận xét phê bình, kiểu như: “Anh/chị tu luyện một thời gian lâu như vậy rồi sao còn vẫn phạm phải những lỗi như thế! Thật không thể chấp nhận được!” Tôi đã không giúp gì được cho họ và thậm chí còn làm mọi việc trở nên tồi tệ hơn. Tôi nhận ra rằng trong quá trình chúng ta giúp đỡ các học viên khác, thì cũng chính là chúng ta đang tu luyện bản thân mình. Chúng ta có thực sự nghĩ cho người khác không? Hay là chúng ta chỉ lợi dụng những cơ hội đó để nói về chính mình mà bỏ qua những vấn đề của họ? Sinh mệnh ở vũ trụ mới ắt hẳn không có cách hành xử như của tôi.

Loại bỏ tâm vị kỷ

Một học viên kể với tôi một câu chuyện: “Có một học viên lớn tuổi trong nhóm học Pháp. Mọi người đều nghĩ rằng bà ấy tu luyện rất tốt. Da dẻ bà hồng hào và trông bà rất trẻ. Thời gian trước đây, sau khi học Pháp xong, bà nói rằng mắt bà nhìn rất mờ và nhờ mọi người giúp bà tìm ra những thiếu sót trong tu luyện. Rất nhiều lần bà đã nhờ mọi người giúp đỡ, nhưng chúng tôi đã phớt lờ mọi yêu cầu của bà và chỉ tập trung nói về bản thân mình. Đôi khi chúng tôi còn tranh luận với nhau một cách lớn tiếng. Bởi người học viên lớn tuổi này nói rất chậm, nên mọi người thường phớt lờ bà. Cuối cùng, bà thôi không nói nữa và thường ngồi lặng lẽ một mình trong góc. Đôi khi bà ra về mà không nói với ai câu nào. Một hôm, chúng tôi nghe nói bà phải đi viện và vài ngày sau, chúng tôi nghe nói bà đã thôi không tu luyện nữa.”

Điều này cứ tiếp diễn như vậy cho đến khi chúng tôi nhận ra là chúng tôi đã hành động ích kỷ như thế nào. Người học viên lớn tuổi đã nói mắt bà bị mờ rất nhiều lần và đề nghị mọi người giúp đỡ, nhưng đã có ai thực sự quan tâm đến bà? Ai đã thực sự giúp đỡ và chia sẻ với bà mọi chuyện dựa trên các Pháp lý? Sau khi học Pháp xong thì mọi người đều muốn chia sẻ. Người học viên lớn tuổi có thể không giỏi trong việc diễn đạt, và khi những học viên khác phớt lờ bà, bà nghĩ mình tu luyện không tốt bởi vẫn không đột phá được nghiệp bệnh. Các nhân tố tà ác đã nhìn thấy rõ ràng trạng thái này của bà, gia tăng bức hại và kéo bà ra khỏi nhóm.

Bất cứ khi nào chúng ta chia sẻ với người khác hay chia sẻ trong nhóm, chúng ta không nên coi mình là trung tâm, hay chỉ nghĩ về mình mà bỏ qua người khác. Đó chính là biểu hiện của vị kỷ vị tư. Khi các học viên đề cập đến các hạng mục hay chia sẻ về việc chịu nghiệp bệnh, và yêu cầu giúp đỡ, chúng ta nên điềm tĩnh lắng nghe, suy nghĩ cho thấu đáo, và đừng ngắt lời hay nói năng một cách vội vàng. Nếu chúng ta thực sự làm được điều này, thì không kể là chúng ta giúp được nhiều hay ít, đó chính là biểu hiện của vô tư, và cũng là chúng ta đang loại bỏ dần dần tâm vị kỷ của mình.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2013/9/18/学会倾听-279846.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2013/10/24/142874.html

Đăng ngày 03-11-2013. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share