Bài viết của đệ tử Đại Pháp hải ngoại
[MINH HUỆ 18-10-2013] Tôi thường nghe có đồng tu nói, tôi làm việc này có uy đức, tôi không làm thì không có uy đức, hoặc nghĩ rằng tôi có thể có nhiều uy đức hơn như thế nào, thậm chí tôi so với người khác uy đức lớn hơn như thế nào.
Kỳ thực, nếu nghĩ kỹ một chút, việc cầu “uy đức” của những đồng tu này căn bản không phải là uy đức của người tu luyện, nói một cách xác thực thì là “danh lợi”, là ở trong hạng mục của đệ tử Đại Pháp mà cầu danh lợi, địa vị, tài trí hơn người.
Bản thân tôi lúc bình thường rất ít khi nghĩ đến hai chữ “uy đức”, chỉ là làm sao làm tốt ba việc, làm thế nào có thể cứu độ chúng sinh tốt hơn, những người tôi cần cứu độ đã được cứu hay chưa. Cho nên, mỗi khi đồng tu nói đến “uy đức” như thể ‘câu thần chú’, thì tôi cảm thấy khó nghe, cảm thấy điều đó chẳng những không có uy đức, mà còn là chấp trước của con người.
Hơn nữa do cái tâm này, mà dẫn đến gián cách rất lớn giữa các đồng tu, không nỗ lực tu bản thân, thiện ý giúp đỡ đồng tu; mà trở thành tranh “uy đức” lẫn nhau, thậm chí tật đố, coi thường bản thân, cảm thấy tu còn thua kém đồng tu, trở thành một chủng tâm thái ma tính biến dị. Từ đó càng làm trở ngại việc chúng sinh được đắc cứu.
Sư phụ giảng:
“Thành tựu công đức não hậu sự
Chính thiên chính địa chính chúng sinh”
(Nhất niệm trung, Hồng Ngâm II)
Tại sao chúng ta không ngộ ra? Chỉ cần bản thân đi cứu độ chúng sinh một cách đường đường chính chính, ngoài ra giúp đỡ đồng tu đề cao tâm tính, hiệp trợ đồng tu làm tốt việc cứu người mà họ cần làm, cũng đều là trong sự an bài của Sư phụ. Đó cũng chẳng phải là trợ Sư Chính Pháp sao? Chẳng phải cũng là đang kiến lập uy đức sao? Mà trong tâm cầu uy đức lớn, nổi bật giữa người khác, từ đó tật đố đồng tu, không giúp đỡ thậm chí phá đám, kén cá chọn canh, tranh đoạt lẫn nhau hạng mục mà mình cho rằng có uy đức lớn, đều là bị ma tính dẫn động mà làm, sự tình làm ra đều là do cao hứng của ma, làm sao có thể có bất kể uy đức gì? Cho nên, những chấp trước vào uy đức đó, kỳ thực đều là nhân tâm không bỏ, một chút uy đức cũng không có, trái lại còn đang khởi tác dụng phá hoại Pháp.
Đồng tu ở Đại lục cũng có đưa ra vấn đề tương tự, trong bài viết “Phóng hạ hết thảy tâm chấp trước để tu luyện”. Đồng tu đó ngộ được rằng: “Về sau trong khi tu nội, khi tầng tầng loại bỏ những tâm chấp trước này đến một trình độ nhất định, tôi phát hiện bản thân còn ẩn tàng một cái tâm khác: Chính là luôn cảm thấy hạng mục kia trọng yếu hơn, có thể tích được nhiều uy đức hơn. Tôi còn phát hiện trong đầu não còn có cách nghĩ muốn từ trong tu luyện Đại Pháp mà ‘nổi bật giữa người khác’, từ đó một cách vô ý coi các hạng mục tham dự trở thành trường danh lợi để ‘tranh danh đoạt lợi’. Dưới thúc đẩy của chủng dục vọng này, hết thảy chấp trước của bản thân, tư tưởng xấu toàn bộ bị bộc lộ không bỏ sót. Nói thẳng ra, các tâm chấp trước kia so với người thường thì càng xấu hơn, càng thấp hèn hơn.”
Sư phụ giảng:
“‘Vô cầu nhi tự đắc’! Hết thảy những gì đệ tử Đại Pháp làm hôm nay chính là trách nhiệm mà lịch sử trao cho chư vị, chư vị hãy đường đường chính chính làm cho tốt những gì chư vị nên làm, tất cả đều ở trong đó. Chư vị chỉ nghĩ muốn viên mãn thì chư vị viên mãn không nổi” (Giảng giải Pháp tại Pháp hội miền Tây ở Mỹ quốc vào tiết Nguyên Tiêu 2003 – Phần hỏi và trả lời vào buổi chiều)
Tôi cho rằng, đệ tử Đại Pháp thật sự phải nhận thức về vấn đề làm ba việc, tu tâm của mình một cách thiết thực, cần phải thực tu, nếu không cũng tương đương với ở trong các đệ tử Đại Pháp mà hỗn sự [khuấy đảo], khởi tác dụng phá hoại một cách vô ý.
Trên đây là chút thiển ngộ của cá nhân, có gì không phù hợp mong các đồng tu từ bi chỉ rõ.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2013/10/18/不求威德-281326.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2013/10/24/142880.html
Đăng ngày 30-10-2013. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.