Bài viết của phóng viên Minh Huệ từ Bắc Kinh

[MINH HUỆ 02 – 06 – 2013] Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, đã có mười sáu học viên Pháp Luân Công làm việc trong các ngành nghề y tế, bao gồm các bác sĩ và y tá, bị bắt giữ và bức hại trong Nhà tù Nữ Bắc Kinh từ giữa năm 2000 đến 2013.

Bác sĩ sản khoa

Bà Lí Siêu Nhiên là bác sĩ sản khoa ở Bệnh viên Đa khoa Quân đội Trung Quốc. Vào năm 2001, bác sĩ Lí đến thăm một đồng tu và nói rằng bà muốn đến quảng trường Thiên An Môn để nói lên cảm nghĩ của bà về sự bất công của cuộc bức hại Pháp Luân Công bắt đầu vào năm 1999. Kết quả là, bác sĩ Lí, 68 tuổi, đã bị kết án bốn năm tù giam bởi tòa án quân đội. Bà bị giam trong phòng giam số chín ở Nhà tù Nữ Bắc Kinh. Bác sĩ Lí bị bắt ngồi thẳng trên một chiếc ghế nhỏ trong nhiều giờ mỗi ngày, và bị cưỡng ép xem tuyên truyền của chính quyền và viết “báo cáo suy nghĩ của bà”. Bà cũng bị cưỡng ép đóng gói đũa.

Bác sĩ châm cứu Bà Vương An Lâm, 65 tuổi, là một cựu bác sĩ châm cứu ở Bệnh viện Đại học của Giáo viên Bắc Kinh. Bác sĩ Vương đã bị kết án thời hạn năm năm tù vì lên tiếng về sự thật của cuộc bức hại. Bà đã bị cảnh sát đánh đập khiến cho cơ thể bà bị đầy những vết bầm màu đen và xanh. Chị của bác sĩ Vương, bà Vương An Tú, đã qua đời vì bị bức hại.

Phó giáo sư

Bác sĩ Dan Ling là một trong mười một chuyên gia thực hiện một nghiên cứu chính phủ về những lợi ích sức khỏe của Pháp Luân Công vào năm 1998. Bà đã trải qua gần một thập kỷ trong Nhà tù Nữ Bắc Kinh. Bác sĩ Dan tốt nghiệp bằng Thạc sĩ từ Đại học Y khoa Bắc Kinh. Bà là phó giáo sư môn Mô học và Phôi học ở trường Cao đẳng Y khoa Công đoàn Trung Quốc.

Bác sĩ Dan từng nhận được nhiều giải thưởng “giáo viên xuất sắc”, nhưng đã bị buộc phải ngừng giảng dạy và sau đó bị loại ra khỏi trường sau khi cuộc bức hại bắt đầu vào năm 1999. Vào tháng 10 năm 1999, bác sĩ Dan đã bị bắt và gửi đến đội 14 của Bộ Công an Bắc Kinh. Sau đó, bà phải bỏ nhà lưu lạc để tránh bị bắt một lần nữa. Vào tháng 8 năm 2002, bà lại bị bắt ở tỉnh Phúc Kiến vì làm những tờ rơi thông tin về cuộc bức hại của Pháp Luân Công. Bà đã bị kết án 12 năm trong tù. Bà đã 46 tuổi khi bị đưa đến phòng giam số chín ở Nhà tù Nữ Bắc Kinh. Chồng của bác sĩ Dan đã ly dị bà vì sợ bản thân bị bức hại.

GP

Bác sĩ Ngu Bồi Linh tốt nghiệp Đại học Y khoa Bắc Kinh. Cô là bác sĩ lâm sàng ở Bệnh viện Hữu nghị Bắc Kinh trước khi bị đưa đến nhà tù. Cô đã bị kết án ba lần, chịu tổng cộng mười năm tù từ khi cuộc bức hại Pháp Luân Công bắt đầu.

Bác sĩ Ngu đã hai lần bị giam cầm trong Nhà tù Nữ Bắc Kinh. Cô 34 tuổi khi bị kết án ba năm vào năm 2000 vì kêu gọi công lý cho Pháp Luân Công. Cô bị giam trong phòng giam số chín. Cô đã từng bị cấm ngủ trong suốt sáu ngày đêm.

Bác sĩ Ngu lại bị kết án ba năm tù vào năm 2005 vì công khai truyền phát sách Cửu bình Cộng sản Đảng. Cô bị giam trong phòng giam số tám. Trưởng khu Hoàng Thanh Hoa đã lấy đi đồ dùng vệ sinh hàng ngày của bác sĩ Ngu vì cô từ chối viết tuyên bố cam kết và “lời thú tội”. Khẩu phần của cô bị cắt giảm xuống chỉ còn một miếng cơm và vài cọng rau mỗi bữa, và cô không được phép mua giấy vệ sinh hay thay quần áo. Cô cũng không được phép sử dụng nhà vệ sinh và đã làm bẩn quần. Kết quả là bác sĩ Ngu bị đau mãn tính phần dưới. Sau đó cô bị chuyển giao cho “đội cải tạo” và bị tra tấn bởi những tù nhân tội phạm. Cô bị bắt phải ngồi trên một chiếc ghế nhỏ và không được phép ngủ. Nếu như cô ngủ gật, họ sẽ dội nước lạnh, hoặc đá vào đùi và mông của cô. Trong một thời gian dài, bác sĩ Ngu không thể giữ thăng bằng mỗi khi đứng, bước đi, và kể cả ngồi – cô thường vấp ngã và trở nên cực kỳ yếu.

Bác sĩ Ngu không bao giờ đầu hàng sự ngược đãi và không bao giờ từ bỏ đức tin. Cô được thả vào năm 2007 và trở thành người vô gia cư. Cô lại bị bắt lại vào năm 2012 vì phát tờ rơi về Pháp Luân Công ở hạt Đông Hai, tỉnh Giang Tô, bị kết án bốn năm tù, và giờ ở trong nhà tù Nam Thông. Bác sĩ Ngu là một người trầm tính, lịch sự và trung thực. Cô luôn nghĩ cho người khác trước tiên. Chồng của cô đã ly dị cô vì sợ hãi.

Bác sĩ nội khoa

Cô Lí Ngải Quân là bác sĩ nội khoa ở Bệnh viện Tây Uyển Bắc Kinh. Những đồng nghiệp và bệnh nhân của cô đánh giá cao tính chuyên nghiệp và đạo đức của cô. Cô bị sa thải khỏi bệnh viện vào năm 2000 và trở thành người vô gia cư vì kiên trì tu luyện Pháp Luân Công. Sau đó bác sĩ Lí bị kết án hai năm lao động cưỡng bức và rồi bị kết án thêm chín năm tù giam. Lúc đó cô mới bốn mươi tuổi. Trong phòng giam số hai ở Nhà tù Nữ Bắc Kinh, cô đã bị tẩy não, và phải làm trong nhà máy may. Cô gia công quần áo xuất khẩu và cho các tù nhân nhà tù. Ở đó, cô phải làm việc hơn 16 tiếng mỗi ngày, từ 6 giờ sáng cho đến sau 10 giờ tối.

Chuyên gia siêu âm

Cô Yu Di là bác sĩ lâm sàng thuộc bộ phận siêu âm của Bệnh viện Guanganmen ở quận Tuyên Vũ. Cô bị kết án bốn năm tù vì lên tiếng về cuộc bức hại Pháp Luân Công. Lúc đó, cô đang ở độ tuổi ba mươi. Cô bị giam tại phòng giam số tám trong Nhà tù Nữ Bắc Kinh.

Bác sĩ quân đội

Cô Lưu Thúy Phân, một học viên Pháp Luân Công sống ở quận Tuyên Vũ, là một bác sĩ lâm sàng trong quân đội. Cô bị kết án ba năm tù vào năm 2002. Cô bị bức hại và tra tấn bởi trưởng khu Hoàng Thanh Hoa ở phòng giam số chín trong Nhà tù Nữ Bắc Kinh.

Bác sĩ nhi khoa

Bác sĩ Đổng Thúy, còn được gọi là Đổng Thúy Phương, đến từ vùng ngoại ô Hưng An, Cảo Thành, tỉnh Hebei. Bác sĩ Đổng làm việc ở Bệnh viện Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em quận Thuận Nghĩa, Bắc Kinh. Bác sĩ Đổng và chồng chưa cưới của cô, anh Thân Văn Kiệt (29 tuổi, một phi công ở Sân bay Thủ đô Bắc Kinh) đã bị bắt vào năm 2001 vì phát những tờ rơi về cuộc bức hại. Cả hai đều bị kết án thời hạn năm năm tù vào năm 2002.

Bác sĩ Đổng bị chuyển đến Nhà tù Nữ Bắc Kinh vào ngày 11 tháng 03 năm 2003. Cô bị nhốt biệt giam trong một phòng khuyên răn ở khu giam giữ số ba. Cô bị tra tấn bằng nhiều cách, gồm có bị trói chân trong tư thế ngồi bắt chéo chân và bị cấm ngủ. Cô đã tuyệt thực trong thời gian đó.

Một lính canh đã chỉ thị tù nhân Lí Tiểu Binh, Lí Tiểu Muội, Cận Hồng Vệ, và hai người khác đưa bác sĩ Đổng đến một phòng tắm trống vào buổi sáng ngày 19 tháng 03 và đánh cô. Bác sĩ Đổng đã chết một vài giờ sau đó. Toàn thân của cô có những vết bầm màu đen và xanh, chân của cô sưng lên, và trên vai phải của cô thì cơ và xương đã bị tách rời ra. Khám nghiệm tử thi bởi Trung tâm Giám định Pháp y Bắc Kinh xác định rằng bác sĩ Đổng đã bị đánh đến chết. Nhà tù đã hối lộ và ép buộc gia đình của cô rút lại đơn kiện của họ. Dưới áp lực của chính quyền và không có tư vấn pháp lý, gia đình bác sĩ Đổng đã rút đơn kiện. Nhà tù nói rằng cô chết vì “những nguyên nhân tự nhiên”. Năm đó, Nhà tù Nữ Bắc Kinh khoe khoang rằng họ “không có tai nạn nghiêm trọng nào trong nhiều năm”.

Bác sĩ X quang

Cô Trương Tịnh Dĩnh là bác sĩ X quang ở Bệnh viện Quân đội. Cô bị kết án thời hạn bốn năm tù vào năm 2009 vì lên tiếng về cuộc bức hại bất công đối với Pháp Luân Công. Lúc đó cô đang ở độ tuổi bốn mươi. Cô đã bị giam trong phòng giam số một của Nhà tù Nữ Bắc Kinh. Trưởng khu Lí Hiểu Na đã ra lệnh cho các tù nhận ngược đãi bác sĩ Trương. Họ đã chửi rủa cô và khiến cô thức hơn mười đêm. Cô hiếm khi được phép tắm rửa hoặc dùng nhà vệ sinh. Cô bị đánh, tát vào mặt, và bỏ đói. Tóc của bác sĩ Trương đã chuyển sang màu nâu chỉ trong vài tháng và cô trở nên rất yếu.

Chuyên gia Trung y

Bác sĩ Đằng Tú Vân chuyên về Trung y ở Bệnh viện Sở phát thanh và Truyền hình Bắc Kinh. Bà tốt nghiệp ở Trường Y dược Cổ truyền Trung Quốc Bắc Kinh. Bác sĩ Đằng có hơn ba mươi năm kinh nghiệm về lâm sàng và nghiên cứu, và trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực điếc và ù tai. Bác sĩ Đằng bị kết án bảy năm tù vì lên tiếng trước công chúng về cuộc bức hại Pháp Luân Công. Bà đã trải qua tẩy não ở phòng giam số một của Nhà tù Nữ Bắc Kinh.

Bác sĩ

Bác sĩ Chương Tắc Quỳnh là một người bản địa của tỉnh Vân Nam. Cô tốt nghiệp Đại học Trung dược Bắc Kinh. Căn bệnh hiểm nghèo của cô đã được chữa khỏi sau khi cô bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công. Cô bị kết án thời hạn bốn năm tù vào năm 2002 vì gửi thư những tài liệu viết tay về Pháp Luân Công. Lúc đó cô ở độ tuổi ba mươi. Bác sĩ Chương bị tẩy não và cưỡng bức lao động. Mẹ cô đã qua đời trong thời gian cô bị giam. Chồng cô ly dị cô vì sợ bản thân bị bức hại.

Những y tá trưởng

Bà Tạ Xuân Bình là một học viên Pháp Luân Công sống ở quận Triều Dương thuộc Bắc Kinh. Bà là một y tá trưởng. Bà Tạ bị kết án bảy năm tù vì lên tiếng về cuộc bức hại Pháp Luân Công. Lúc đó bà đã khoảng sáu mươi tuổi.

Cô Lí Tố Cầm là một y tá trưởng ở Bệnh viện Quận Phòng Sơn, Bắc Kinh. Cô bị kết án thời hạn bốn năm tù vì lên tiếng về cuộc bức hại Pháp Luân Công. Lúc đó cô ở độ tuổi bốn mươi. Chồng cô cũng bị kết án tù vì lý do tương tự. Ở phòng giam số chín trong Nhà tù Nữ Bắc Kinh, cô Lí bị tẩy não và phải làm lao động nô lệ, bao gồm giặt và đan áo len.

Bà Phan Huy là một y tá trưởng ở bệnh viện Bắc Kinh. Bà bị kết án thời hạn năm năm tù vì công khai nói về sự thật của cuộc bức hại Pháp Luân Công. Lúc đó bà ở độ tuổi năm mươi. Dưới sự giám sát của trưởng khu Điền Phượng Thanh, bà Phan bị tẩy não trong phòng giam số ba của Nhà tù Nữ Bắc Kinh. Bà bị đưa đến trại lao động cưỡng bức sau khi được thả vì tiếp tục tu luyện Pháp Luân Công.

Bà Lí Thúy Văn là y tá trưởng ở Bệnh viện Bộ Dầu khí. Bà bị kết án bảy năm tù vì công khai nói sự thật về cuộc bức hại Pháp Luân Công. Lúc đó bà khoảng năm mươi tuổi. Bà bị tẩy não ở phòng giam số ba của Nhà tù Nữ Bắc Kinh dưới sự giám sát của trưởng khu Điền Phượng Thanh.

Y tá

Doctor Zhang Qianying Detained for Nearly Two Years in Beijing Women’s Prison

Cô Lưu Tiểu Kiệt là một y tá của Bệnh viện hạt Hoài Nhu, Bắc Kinh. Cô bị kết án thời hạn bảy năm tù vào năm 2002 vì truyền phát tờ rơi Pháp Luân Công. Lúc đó cô mới ở độ tuổi ba mươi. Cô bị tẩy não trong phòng giam số chín và số bốn của Nhà tù Nữ Bắc Kinh. Cô cũng buộc phải làm lao động nô lệ. Các bài viết liên quan:
Bác sĩ Zhang Qianying bị bắt giam trong gần hai năm ở Nhà tù Nữ Bắc Kinh


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2013/6/2/被北京女子监狱迫害的十六位医护人员-274795.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2013/7/5/140875.html

Đăng ngày 30-08-2013. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share