Bài viết của Tiểu Lỵ (bí danh)

[MINH HUỆ 09-01-2011] Tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp vào mùa Thu năm 1996, nhưng cho đến tận năm 2002, tôi mới nhận ra ý nghĩa của cụm từ “Đệ tử Đại Pháp trong thời Chính Pháp”. Gần đây, tôi có thêm một vài thể ngộ về vấn đề tâm tật đố, và muốn chia sẻ với các bạn đồng tu.

Trước đây từng có một vài học viên đề cập đến vấn đề tâm tật đố, nhưng tôi đã không nghiêm túc kiểm điểm bản thân mình trong vấn đề này. Tôi chỉ hướng nội hời hợt trên bề mặt và tin rằng tôi không có tâm tật đố mà các học viên nói đến. Vì nhiều lý do khác nhau, chiếc ghế sofa ở nhà tôi bị hỏng, và tôi không chú ý về việc đó, cũng như không cố gắng sửa nó. Một hôm, tôi đến thăm một đồng nghiệp. Cô ấy vừa làm một chiếc bọc ghế sofa mới từ một tấm ga trải giường cũ. Cô ấy hỏi tôi: “Trông nó có đẹp hơn cái ở nhà chị không?” Tôi đáp: “Trông nó rất tuyệt.” Đáng lẽ tôi không nên để tâm về việc này, nhưng sau khi về nhà, những lời của cô ấy lại lởn vởn trong tâm trí tôi một vài lần. Tôi nghĩ rằng ngay cả về một chiếc bọc ghế sofa mà cô ấy cũng muốn hơn người. Tôi cảm thấy không thoải mái bởi vì đây không phải là một vấn đề nhỏ nhặt và nó đã làm tôi động tâm. Tôi biết rằng mình đang đố kị với cô ấy và tôi cần phải chú ý về tâm tật đố của mình.

Sau đó, tôi tải xuống “Loạt bài chia sẻ về việc loại bỏ chấp trước tật đố” (https://www.clearwisdom.net/emh/articles/2008/1/28/93737.html) trên Minh Huệ Net. Sau khi in chúng ra, tôi đọc chúng một cách cẩn thận. Trước kia tôi đã đọc chúng, nhưng tôi lại không để tâm lắm. Tôi nghĩ rằng mình không so đo với những người khác. Nhưng khi tôi suy xét lại vấn đề này một lần nữa, tôi nhận ra rằng trước kia, tôi nghĩ rằng mình có ưu điểm hơn những người khác và làm tốt hơn họ ở một vài khía cạnh, như vậy, tôi đã so sánh bản thân mình với họ một cách không tự biết. Thông qua sự so sánh này, tôi cảm thấy rằng mình làm tốt hơn những người khác, vì thế mà tôi không cảm thấy ghen tị với họ. Biểu hiện này thực ra là sự kiêu ngạo. Với sự kiêu ngạo, tôi có xu hướng xem thường những người khác. Sự kiêu ngạo cũng là một phản ánh của tâm tật đố. Lần này khi tôi đến thăm người đồng nghiệp của mình, tôi cảm thấy rằng cô ấy đã so đo với tôi và tôi bị thất thế bởi vì cô ấy tốt hơn tôi. Tâm tật đố của tôi đã nổi lên bề mặt khi tôi nhìn thấy ai đó có vẻ tốt hơn mình.

Khi đọc lại các bài chia sẻ một lần nữa, tôi tìm thấy bản thân mình tồn tại nhiều loại tâm tật đố khác nhau được đề cập trong các bài chia sẻ. Ví dụ, tôi phàn nàn vì chồng mình không làm nhiều việc nhà. Giờ tôi hiểu rằng đó là một phản ánh của tâm tật đố. Tôi đã so sánh bản thân mình với từng người xung quanh để xem liệu tôi có cảm thấy đố kị với họ không. Tôi muốn đào tận gốc nguyên nhân và loại bỏ chấp trước tật đố. Mẹ chồng tôi xuất hiện trong tâm trí tôi đầu tiên. Bà là một người lý trí, biết lẽ phải và luôn cân nhắc đến những người khác trước tiên. Vì vậy, những người biết bà đều có ấn tượng tốt về bà. Tôi chưa bao giờ nói xấu bà, nhưng trên thực tế, đó là bởi vì tôi sợ người khác sẽ nghĩ rằng tôi không tốt nếu tôi nói bất kỳ điều gì xấu về bà. Giờ đây, khi tôi nhìn vào cách bà đối xử với mọi người, tôi cảm thấy kính trọng bà. Tôi có thể hiểu được sự khác nhau giữa sự phục tùng miễn cưỡng và sự kính phục của những người làm con. Khi một người lớn không có được sự tôn trọng của con cái mình, họ chỉ có thể nhận được sự phục tùng miễn cưỡng hơn là sự kính phục. Khi tôi có tư tưởng kính phục và tôn trọng mẹ chồng mình, tôi không còn cảm thấy đố kị với bà nữa.

Với vợ của em chồng tôi, tôi rõ ràng là đã cảm thấy ghen tị với cô ấy. Cô ấy không đóng góp nhiều cho gia đình như tôi. Tôi cảm thấy điều đó thật không công bằng vì tôi luôn là người đóng góp nhiều cho gia đình hơn. Giờ thì tôi bắt đầu nghĩ về cô ấy, cô ấy là con một trong nhà, vì vậy cô ấy phải lo mọi thứ cho cha mẹ của mình. Là chị, tôi nên quan tâm tới cô ấy nhiều hơn. Sau khi loại bỏ được tâm tật đố, tôi cảm thấy rằng khối vật chất khiến mình tức ngực đã biến mất và tôi cảm thấy vui vẻ thoải mái. Khi chúng tôi gặp nhau ở nhà mẹ chồng, cô ấy thậm chí đã xin lỗi tôi vì không giúp tôi rửa bát đĩa. Cô ấy cũng thể hiện sự tôn trọng dành cho tôi trong lời nói của cô ấy.

Sư phụ giảng:

“Kẻ ác do tâm tật đố sai khiến, ích kỷ, nóng giận, mà tự thấy bất công. Người Thiện thường trong tâm từ bi, không oán, không hận, lấy khổ làm vui. Bậc Giác Giả không có tâm chấp trước, tĩnh nhìn thế nhân đang lấy điều huyễn hoặc làm cõi mê.” (Cảnh giới, Tinh Tấn Yếu Chỉ)

Giờ tôi hiểu rằng một người là người xấu khi người đó ôm giữ hận thù, cảm thấy bất công, tức giận và không buông bỏ được những thứ trong tâm của mình. Khi nghĩ vậy, tôi cảm thấy sợ, vì tôi vẫn còn cư xử như một kẻ xấu ác sau hơn 10 năm tu luyện. Nhưng may mắn là tôi đã nhận ra những thứ xấu này và tôi có thể loại bỏ chúng.

Trong khi chia sẻ, một đồng tu nói: “Tôi không thể lấy khổ làm vui.” Lời của anh ấy đã nhắc nhở tôi. Sư phụ dạy chúng ta: “Coi khổ như hỷ lạc”. (Khổ kỳ tâm chí, Hồng Ngâm) Mặc dù tôi nhớ bài thơ này, nhưng tôi đã không làm theo nó. Tôi vẫn chưa khắc sâu nó vào trong tâm mình. Từ giờ, tôi cần phải đạt được “Coi khổ như hỷ lạc”. Khi tôi đạt được yêu cầu này, tôi sẽ không còn oán giận, thù ghét, tức giận và cảm thấy bất công nữa. Chỉ khi hành xử theo cách đó, một người mới có thể hành xử và trở thành một người bao dung độ lượng.

Tôi thật sự cảm ơn người đồng nghiệp vì lời nói của cô ấy đã giúp tôi nhận ra và loại bỏ chấp trước đố kị ẩn giấu sâu của mình. Đồng thời, tôi cũng cảm thấy hạnh phúc khi được là một đệ tử Đại Pháp, được sự bảo hộ của Sư phụ, và được sự chỉ dẫn của Pháp, cũng như sự trợ giúp và nhắc nhở của các bạn đồng tu.

Các chấp trước, bao gồm đố kị, đã tự bộc lộ từng lớp từng lớp. Chúng vẫn còn ẩn giấu ở sâu hơn. Trong cảnh giới hiện tại của chúng ta, chúng ta đã đo lường bản thân với Pháp của Sư phụ để loại bỏ các chấp trước. Khi chúng ta đề cao cảnh giới, các chấp trước của chúng ta có thể có nhiều biến tướng. Vì vậy, vẫn còn những điều mà chúng ta cần loại bỏ.

Trên đây chỉ là thể ngộ hiện tại của tôi. Xin quý đồng tu chỉ ra bất cứ điều gì không đúng.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2011/1/9/交流–在攀比和被攀比中修掉妒嫉心-234690.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2011/1/18/122561.html

Đăng ngày 18-06-2013. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share