Bài viết của đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc Đại lục

[MINH HUỆ 09-04-2013] Tôi tham gia vào một nhóm học Pháp mới và sau một thời gian thì mâu thuẫn xuất hiện. Tôi hiểu rằng đó là kết quả của việc tôi đã hướng ngoại cầu mà không tu luyện tốt tâm tính, và không học Pháp sâu trong suốt một khoảng thời gian dài.

Tôi luôn tự thấy mình đúng, và nghĩ rằng những thể ngộ về Pháp của tôi là đúng nhưng các đồng tu lại đổ mọi lỗi lên tôi và mỗi khi tôi đề xuất ý kiến thì thường bị phủ quyết. Tôi biết rằng người tu luyện Đại Pháp cần phải hướng nội và hết thảy sự tình đều không phải ngẫu nhiên, vì thế đó chính là phản ánh nhân tâm của tôi. Tôi đã nhận ra rằng mình cần phải tu bỏ cái tâm đó. Cũng vậy, khi tôi nhận phải quá nhiều lời chỉ trích, tôi đã không nhẫn mà còn biện minh.

Điều này giống với những gì Sư phụ giảng:

“Việt tưởng giải thích tâm việt trọng” (Thiểu biệnHồng ngâm III)

Tạm dịch:

“Càng giải thích nhiều tâm càng nặng”

Cuối cùng một hôm, một mâu thuẫn rất lớn đã xảy ra. Đó là vào một buổi tối khi tất cả chúng tôi đang ngồi xem những bài giảng của Sư phụ. Ban đầu, mọi người ngồi im lặng và xem những bài giảng của Sư phụ, nhưng chỉ một lúc sau đó, một số lại bắt đầu uống nước và đi lại xung quanh. Tôi cảm thấy không thoải mái và thắc mắc tại sao họ lại có thể bất kính với Pháp và Sư phụ như vậy. Tuy nhiên, tôi thấy rằng thậm chí nếu tôi có nhắc nhở thì họ cũng sẽ không nghe. Thay vào đó, tôi tiến đến gần màn hình hơn, nghĩ rằng tôi sẽ nghe chăm chú hơn dù cho không còn ai nghe nữa. Nhưng tâm tôi không thể tĩnh lại.

Sư phụ đã giảng:

“Tuy nhiên thường khi mâu thuẫn đến, [nếu] chẳng làm kích động đến tâm linh người ta, [thì] không đáng kể, không tác dụng, không đề cao được.” (Chuyển Pháp Luân)

Một lúc sau, khi một bạn đồng tu bế đứa con đang ngủ sang chiếc giường cạnh đó, tôi đã nổi giận. Tôi tiến đến sát màn hình TV, gần đến nỗi mũi của tôi có thể chạm tới màn hình. Một đồng tu hỏi tôi tại sao tôi lại ngồi quá gần TV như vậy. Tôi quát lên: “Tôi không thể nghe được!” Đêm đó, chúng tôi đã không học Pháp tốt. Một số đồng tu đã ra về sớm vì bị ảnh hưởng bởi cơn giận dữ của tôi, còn một số thì ở lại và xem nốt bài giảng của Sư phụ. Tôi đã xem bài giảng của Sư phụ với một tâm trạng rối bời.

Tôi trở về nhà và vẫn cảm thấy buồn. Tôi cảm thấy áy náy và bối rối. Tôi ngồi trước ảnh của Sư phụ và nghĩ về những việc tồi tệ đã xảy ra với mình. Tại sao ở bất kỳ nơi nào tôi đến, tôi đều gây ra sự xáo trộn như vậy. Thậm chí khi tôi ở nhà, tôi vẫn gây ra sự lộn xộn, và bây giờ khi đang sống với một đồng tu, tôi cũng vẫn gây ra rắc rối. Tôi biết rằng tôi cần phải hướng nội. Tôi nhìn ảnh Sư phụ và nghĩ: “Con cần phải tự đề cao. Những khổ não này là để đề cao tâm tính của con. Con phải nắm bắt cơ hội này để đề cao. Con phải tìm ra vấn đề của bản thân mình.”

Chiều hôm sau, tôi đi tới nhà của một đồng tu. Trên đường đi tôi đột nhiên nhận ra rằng tôi đã quá ích kỷ. Tôi chỉ thấy những khó khăn của mình mà không thể nhận ra sự hy sinh của người khác. Tôi chỉ muốn bảo vệ bản thân mình khỏi bị thiệt hại. Mặc dù tôi biết là mình vẫn đang kính Sư kính Pháp, nhưng làm sao tôi lại có thể học Pháp với một tâm thái ích kỷ như vậy?

Sư phụ đã dạy chúng ta:

“Chư vị biết chăng? Chừng nào chư vị là một người tu luyện, bất kể là ở hoàn cảnh hoặc bất kể tình huống nào, thì tất cả những việc rắc rối và không vui gặp phải, thậm chí cả công tác vì Đại Pháp nữa, dẫu chư vị nhận thức rằng đó là việc tốt đến mấy, việc thần thánh đến mấy, tôi thảy đều lợi dụng để trừ bỏ tâm chấp trước của chư vị, bộc lộ ma tính của chư vị, và trừ bỏ nó đi. Bởi vì sự đề cao của chư vị mới là chủ yếu bậc nhất.

Thật sự có thể đề cao lên như thế, thì tất cả các việc chư vị làm với tâm thuần tịnh mới là việc tốt nhất, mới là thần thánh nhất.” (Nhận thức tiếp nữa, Tinh Tấn Yếu Chỉ)

Khi tôi nhận ra điều nây, tinh thần của tôi đã thay đổi, sự bế tắc trong tâm tôi đã biến mất, và môi trường xung quanh tôi trở nên hoà ái hơn. Buổi chiều hôm đó, tôi đã chia sẻ với đồng tu với một tâm thái bình tĩnh, và những đồng tu khác cũng đã hướng nội. Nhờ vậy mà mâu thuẫn đã được giải quyết.

Khi ở trong khổ nạn một thời gian dài và cảm thấy rằng mình không thể kiểm soát được nó nữa, hay khi ở giữa các xung đột tâm tính, tôi sẽ nói rằng tôi không thể tu luyện được nữa. Thực tế là tôi sẽ không bao giờ từ bỏ Đại Pháp. Tôi biết những lời nói và suy nghĩ này không phải là của tôi. Các đồng tu nhắc nhở tôi rằng đừng bao giờ nói rằng tôi sẽ không tu luyện nữa. Tôi gật đầu đồng ý. Tôi nên thanh trừ những quan niệm này ngay khi chúng xuất hiện; nếu không sẽ là bất kính với Sư phụ và không có trách nhiệm với chúng sinh.

Theo thể ngộ của tôi, khi một người không thể hoàn toàn tu bỏ tâm ích kỷ của mình thì những mâu thuẫn sẽ tới. Tôi biết rằng, Sư phụ muốn chúng ta nhanh chóng theo kịp tiến trình Chính Pháp, vì thế cứ sau khi một khảo nghiệm qua đi, một khảo nghiệm khác sẽ đến ngay lập tức.

Trên trang web Minh Huệ, một đồng tu đề xuất rằng chúng ta nên để đĩa DVD Biểu diễn Nghệ Thuật Thần Vận cùng với những tờ rơi trong một cái túi lớn để tránh việc mọi người vứt luôn những tờ rơi đó đi. Tôi thấy rằng đề xuất đó rất hay và muốn cuộn tờ rơi lại và buộc nó vào đĩa DVD bằng một ruy băng xanh, như thế nó trông sẽ đẹp hơn. Tôi bàn bạc ý tưởng này với một đồng tu khác và cô ấy đã đồng ý.

Ngay sau đó, chúng tôi đã xảy ra mâu thuẫn khi dạy dỗ con của cô ấy (một tiểu đệ tử). Khi cô ấy trách mắng đứa bé, tôi cảm thấy như từng lời của cô ấy đang đâm vào tim mình. Tôi tự nhủ mình phải bình tĩnh và hướng nội. Tuy nhiên tâm người thường của tôi lại nổi lên, và tôi cảm thấy thực sự rất buồn. Tôi bắt đầu học Pháp trên máy tính của mình.

Sư phụ giảng:

“Nhẫn là chìa khoá của đề cao tâm tính. Nhẫn mà uất hận, uỷ khuất, hay đẫm lệ là cái nhẫn của người thường với chấp trước vào tâm lo nghĩ, hoàn toàn không hề nảy sinh uất hận, không cảm thấy uỷ khuất thì mới là cái Nhẫn của người tu luyện.” (Thế nào là Nhẫn?, Tinh Tấn Yếu Chỉ)

Tôi đọc đi đọc lại. Tôi thấy điều đó thật là khó, nhưng tôi tự nhủ mình phải nhẫn, phải hướng nội, bởi vì tôi muốn tu luyện và tôi muốn đề cao tầng thứ của mình.

Tôi đọc Pháp của Sư phụ:

“Bởi vì con người đều là có nợ phải trả, [món nợ] không phải bên này thì cũng là bên kia, đều có khổ phải chịu, chính là trong những khó khăn ấy, nhìn xem chư vị có thể tu hay không.” (Giảng Pháp tại Pháp hội miền Tây Mỹ Quốc 2004)

Tôi dần dần bình tĩnh và bắt đầu hướng nội. Tôi nhận ra rằng tâm ích kỷ của mình chưa được loại bỏ hoàn toàn. Tôi vẫn đang tiếp tục hành xử theo sự ích kỷ của bản thân.

Đối với vấn đề giáo dục tiểu đồng tu, nếu tôi dạy  theo phương pháp của mình, mà nó chưa chắc đã đúng, thì có thể tôi sẽ chỉ dẫn sai cho tiểu đồng tu đó. Mặt khác, mẹ cậu bé sẽ phải chịu trách nhiệm. Tại sao tôi lại cảm thấy buồn như vậy? Đó lại là tâm ích kỷ của tôi. Tôi đã để tâm quá nhiều đến cảm xúc của mình. Khi tôi nghĩ rằng nó đã qua thì tôi cảm thấy rất nhiều chấp trước và những vật chất xấu rời khỏi cơ thể của tôi.

Sau những khảo nghiệm này, tôi thật sự cảm thấy tôi đã thanh lý được vô số thứ bất hảo trong tâm của mình. Tôi không còn cảm thấy tâm mình quá nặng nề nữa. Tôi cũng phát hiện ra rất nhiều tâm chấp trước: tâm sợ hãi, tâm oán hận, tâm lý ỷ lại, tâm tật đố, tâm lý hiển thị, tâm sắc dục, tâm an nhàn, tâm danh lợi, chứng thực bản thân. Tôi đã cố gắng hết sức để trừ bỏ những chấp trước này và phát chính niệm để thanh lý chúng.

Là một người thường, thật không dễ dàng để hướng nội, nhưng đã là người tu luyện, chúng ta phải tự tìm bên trong và tu chính bản thân mình. “Tu luyện” là một động từ. Một người phải tu bỏ nhân tâm và [thanh trừ] tất cả những vật chất bất hảo; chỉ khi đó họ mới có thể thuần tịnh và làm những việc mà đệ tử Đại Pháp nên làm tốt.

Mong các đồng tu hãy từ bi chỉ ra bất cứ điều gì còn thiếu sót.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2013/4/9/修去为私为我的心-转换看问题的角度-271883.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2013/4/20/138990.html

Đăng ngày 14-06-2013; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share