Bài viết của Trương Minh, một đệ tử Pháp Luân Đại Pháp ở Tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc

[MINH HUỆ 22-12-2012] Tôi từng là giám đốc tại sở làm trước khi bắt đầu tu luyện Đại Pháp. Chấp trước truy cầu đã tồn tại trong tất cả mọi việc mà tôi làm. Tôi có rất nhiều quan niệm đối với các sự việc: Cho dù tôi có đạt hay không đạt được những mục tiêu của mình, ngay cả khi có tình huống không mong đợi xảy ra, thì tâm trí của tôi cũng đầy những ý định. Đặc biệt là khi kết quả khác xa với mong đợi của tôi, tôi sẽ cảm thấy thất vọng đến mức không nói lên lời. Ví dụ, trong đợt đánh giá cuối năm tại sở làm, tôi cảm thấy rất buồn phiền khi nhận được một số đánh giá không tốt. Tôi cảm thấy rằng tôi đã nỗ lực hết sức và đã đem lại nhiều lợi ích cho đơn vị của mình: Tại sao họ lại đối xử với tôi như vậy? Tâm trí tôi rối loạn, và tôi liên tục nghĩ xem ai đã làm điều này với mình. Nói tóm lại, cho dù mọi thứ diễn ra tốt đẹp hay không, tôi vẫn không cảm thấy hạnh phúc.

Sau khi tu luyện Đại Pháp, tôi đã hiểu ra rất nhiều nguyên lý và hiểu rằng không có gì xảy ra ngẫu nhiên, cho dù đó là chuyện tốt hay xấu. Không phải tất cả đều là số phận tiền định sao? Sau khi bắt đầu tu luyện, tôi cảm thấy như mình đang sống trong một thế giới khác; bất cứ chuyện gì tôi gặp phải, tôi không còn [cảm thấy mình] không thể hiểu rõ hay nhìn thấu nữa. Tôi cũng không còn cảm thấy cay đắng nữa. Bây giờ, khi đã tu luyện tốt hơn, tôi cảm thấy hạnh phúc nhiều hơn là cay đắng. Khi mọi thứ diễn ra suôn sẻ, tôi cũng không cảm thấy tự mãn như trước nữa. Khi gặp phải những việc không tốt, tôi có thể xem xét vấn đề dưới các góc độ khác nhau. Tôi đối xử với những người cố ý gây khó dễ cho mình trước kia với lòng từ bi và một trái tim tràn đầy hạnh phúc. Bởi vì biết rằng mình phải trả các món nợ trong quá khứ, tôi đã có một số tiến bộ trong quá trình tu luyện của mình. Vì thế, cho dù có bất cứ điều gì xảy ra, tôi vẫn luôn luôn cảm thấy hạnh phúc trong tâm.

Dĩ nhiên, khi chúng ta đồng hoá với Pháp, chúng ta sẽ hạnh phúc. Khi chúng ta truy cầu một điều gì đó, chúng ta sẽ cảm thấy gian khổ. Như tất cả chúng ta đều biết, khi mọi suy nghĩ của chúng ta được Pháp chỉ đạo, chúng ta sẽ cảm thấy hạnh phúc, đó là điều người thường có muốn cũng không thể được. Mặt khác, nếu có một sơ hở trong trạng thái tu luyện của chúng ta, cựu thế lực sẽ lợi dụng nó, và rắc rối sẽ không ngừng xuất hiện. Ví dụ, trong lúc học Pháp cùng với nhóm học Pháp nhỏ của chúng tôi, chúng tôi thường thay phiên nhau đọc mỗi người một đoạn. Có một vài học viên hy vọng sẽ được đọc những đoạn dài hơn và khi họ đọc những đoạn ngắn kế tiếp, họ cảm thấy hơi thất vọng. Một số học viên luôn muốn đọc thêm, và thường hấp tấp làm như vậy. Thực ra, nếu suy ngẫm về điều này, chúng ta sẽ nhận ra nó cũng là một hình thức truy cầu. Học Pháp với tâm thanh tịnh là để học Pháp tốt và đề cao bản thân. Việc ai đọc nhiều hay ai đọc ít là không quan trọng: Chẳng phải là tất cả chúng ta đều đang học Pháp sao? Điểm then chốt là trầm tĩnh để đặt tâm của chúng ta ở trong Pháp. Khi chúng ta hiểu được nguyên lý này, bất kể ai đọc nhiều hay ai đọc ít, tất cả chúng ta đều sẽ đề cao và tâm của chúng ta sẽ hạnh phúc.

Trong giảng chân tướng, một số người có thể chấp nhận sự thật một cách dễ dàng và hiểu tất cả mọi điều chúng ta nói. Một số thì không thể. Một số bị đầu độc bởi những tuyên truyền dối trá của Đảng Cộng sản Trung Quốc, thậm chí họ còn cố đe doạ các học viên và nói những điều phi lý. Một số đơn thuần là không tin vào những gì các học viên nói. Nếu chúng ta không nhớ ra họ đã tích lũy những quan điểm đó như thế nào, không suy ngẫm về những thiếu sót trong việc giảng chân tướng của chúng ta, không xử lý tình huống đó với lòng từ bi và chính niệm, chúng ta sẽ không thể giải thể các nhân tố tà ác đằng sau họ. Nếu chúng ta chỉ nghĩ về thái độ xấu của họ, chúng ta sẽ cảm thấy việc cứu độ chúng sinh thật khó khăn. Nếu chúng ta ghi nhớ Pháp, làm mọi việc đều chiểu theo Pháp, và hướng nội để tìm ra mấu chốt của vấn đề, giọng điệu của chúng ta trong khi giảng chân tướng sẽ đảm bảo rằng lòng từ bi của chúng ta phát huy tác dụng. Khi chúng ta tìm thấy những thiếu sót của chính mình, chắc chắn chúng ta sẽ không nổi giận, và tâm thái của chúng ta sẽ an hòa. Chúng ta sẽ có được những kinh nghiệm quý báu trong việc giảng chân tướng trong tương lai, và chúng ta sẽ bước đi kiên định và tự tin hơn trên con đường tu luyện của chúng ta. Tâm thái của chúng ta sẽ đúng đắn.

Trải qua nhiều năm tu luyện, tôi đã nhận ra rằng khi tôi không hài lòng hoặc khi tôi cảm thấy khó khăn, khi ấy chắc chắn là con đường tu luyện của tôi không dựa trên Pháp. Ngay cả khi tôi không công khai theo đuổi danh vọng, lợi ích cá nhân và cảm xúc của người thường, thì chắc chẵn vẫn còn truy cầu hay mục đích nào đó. Khi chúng ta nhận ra chúng ta đang chứa chấp những tư tưởng nhất định nào đó, chúng ta nên loại bỏ chúng. Như vậy, tâm của chúng ta sẽ bình an, cuộc sống của chúng ta sẽ hạnh phúc, và con đường tu luyện của chúng ta sẽ vững chắc. Cảm giác khó khăn đồng nghĩa với việc chúng ta đang không ở trên thuyền Pháp; hạnh phúc là kết quả của sự tu luyện chân chính.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2012/12/22/有求就辛苦-真修才快乐-266829.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2013/1/21/137195.html
Đăng ngày 24-1-2013; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share