Bài của một học viên Pháp Luân Công ở tỉnh Hà Nam, Trung Quốc

[MINH HUỆ 13-06-2011] Nền y học cổ truyền của Trung Quốc nhấn mạnh vào việc tránh dùng một số thực phẩm và liệu pháp dinh dưỡng nhất định. Đối với một bệnh cụ thể, y học cổ truyền Trung Quốc đưa ra những yêu cầu rất rõ ràng về loại thực phẩm nào ta nên ăn nhiều hơn hoặc ít hơn, những loại thực phẩm nào ta có thể hoặc không thể ăn, và khi nào thì ta nên ăn. Tây y cũng có cách kê đơn tương tự, đó chỉ là các yêu cầu tương đối đơn giản, chẳng hạn ta nên dùng một số loại thuốc trước hoặc sau bữa ăn, người bị bệnh tim thì không nên ăn thực phẩm giàu chất béo, người bị bệnh tiểu đường thì không nên ăn các loại thực phẩm với hàm lượng đường cao, và người đang được hóa trị liệu thì không nên ăn thức ăn cay, v.v. Có rất nhiều đơn thuốc dân gian phổ truyền ở Trung Quốc thường có một phương pháp trị liệu đặc biệt mà có tác dụng đối với những loại bệnh khác thường hay khó chữa trị nào đó. Những đơn thuốc dân gian thường yêu cầu bệnh nhân dùng thuốc theo một cách nào đó cùng với các loại thực phẩm riêng. Tránh dùng các loại thực phẩm nhất định có nghĩa là ta nên tránh ăn các loại thực phẩm đó. Liệu pháp dinh dưỡng liên quan đến sự hiểu biết về những loại thực phẩm chức năng để điều chỉnh sự trao đổi chất của cơ thể và giúp cho con người khỏe hơn, nó nhấn mạnh rằng thực phẩm là loại thuốc tốt nhất. Ngoài ra còn có quan điểm cho rằng “thuốc và thực phẩm có cùng một nguồn gốc”.

Cho dù là tránh dùng các loại thực phẩm nhất định hoặc liệu pháp dinh dưỡng, chúng không có bất kỳ mối quan hệ cơ bản nào đối với việc tu luyện của chúng ta. Tôi đưa ra vấn đề này bởi vì khái niệm “có bệnh” vẫn còn rất mạnh trong tâm trí của một số học viên. Ngay cả sau khi họ đã tu luyện được hơn mười năm, họ vẫn chưa thực sự coi bản thân mình là người tu luyện Đại Pháp, như họ vẫn cảm thấy trong tiềm thức của họ, rằng họ có bệnh, do đó họ cố ý hay vô tình muốn tránh các loại thực phẩm nhất định hoặc thử các liệu pháp dinh dưỡng. Họ cũng lý giải rằng điều này không giống như uống thuốc. Họ thấy tốt khi họ cảm thấy khỏe. Nhưng một khi họ cảm thấy khó chịu, họ tin rằng họ bị “bệnh” và muốn dùng đến phương thức của người thường để giảm bớt sự khó chịu của họ. Điều này đặc biệt đúng đối với một số học viên đã bị bệnh mãn tính, như bệnh tiểu đường: tâm trí của họ luôn lo lắng, họ đã không thực sự từ bỏ khái niệm về cảm giác bị bệnh ngay cả sau khi họ đã tu luyện trong một thời gian dài, đó chỉ là vì chấp trước của họ đã bị ẩn giấu sâu hơn.

Trong vùng chúng tôi, một số học viên đã qua đời do chấp trước này. Một số học viên cũng đã rơi vào cái bẫy của “ma bệnh” trong một thời gian dài và không thể giải thoát được bản thân mình. Lấy bệnh tiểu đường làm một ví dụ. Một số học viên không dám ăn đường trong nhiều năm, một số đặc biệt chọn ăn trái cây với hàm lượng đường thấp hoặc tiêm tĩnh mạch để giúp tăng năng lượng cho họ; và một số còn đi xa hơn là uống chính nước tiểu của mình. Có một học viên cảm thấy không khỏe, ông đã đến các bệnh viện khác nhau, tất cả các bác sĩ khám cho ông ta đều nói rằng ông này không có bất kỳ bệnh nào. Người học viên đó vẫn không ngộ ra được vấn đề và vẫn muốn đến một bệnh viện tâm thần để khám. Ngay cả các thành viên trong gia đình đều biết rằng ông không bị bệnh. Tuy nhiên, người học viên này, vẫn coi bản thân mình là một bệnh nhân. Kết quả là, ông bị suy sụp, ngã khỏi giường, và qua đời.

Tu luyện chính là tu tâm. Làm sao nó lại có thể có tác dụng nếu một người vẫn ôm giữ chấp trước về bệnh tật? Với tâm lý này, người đó chắc chắn sẽ phải đối mặt với những khổ nạn, được dùng để buộc các học viên phải buông bỏ đi chấp trước của mình.

Nếu một người khởi được chính niệm, thì biểu hiện của các triệu chứng bệnh sẽ chỉ là giả, và đó là một cơ hội để người đó chứng thực Pháp và thiết lập được uy đức vĩ đại. Nếu tâm người thường chiếm ưu thế, thì người đó sẽ không thể buông bỏ được suy nghĩ là “có bệnh”, và tình trạng này sẽ tiếp tục thay đổi và phát triển, khiến cho bệnh thật sự xuất hiện. Kết quả là, nhiều học viên cuối cùng đã qua đời. Sư Phụ đã dạy chúng ta tất cả Pháp và đã làm tất cả mọi thứ cho chúng ta. Ít nhất thì chúng ta cũng không thể tin vào điều đó hay sao? Một người mà tín Sư, tín Pháp thì không nên mất niềm tin khi người đó bắt đầu cảm thấy bị bệnh. Chỉ khi một người đang trong khổ nạn thì mới có thể thấy được rằng người đó có thực sự tu luyện bản thân hay không. Nếu chúng ta không tín Sư, tín Pháp, thì làm sao Sư Phụ có thể giúp chúng ta được? Mặc dù Sư Phụ đã ban cho chúng ta nhiều cơ hội, nhưng vẫn phải do chính chúng ta quyết định để buông bỏ đi chấp trước của mình và không ai khác ngoài chúng ta có thể đảm nhận trách nhiệm trong vấn đề này. Pháp là có tiêu chuẩn cho tất cả mọi thứ, và tiêu chí này là mãi mãi không thay đổi. Nếu không tuân theo đòi hỏi này, thì một học viên sẽ vĩnh viễn phải hối tiếc.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2011/6/13/交流–忌口与食疗-242345.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2011/6/27/126292.html
Đăng ngày 24-7-2011; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share