Bài viết của Ban Biên tập Cửu Bình

[MINH HUỆ 19-04-2020] [Chú thích của Ban Biên tập Minh Huệ] Đây là loạt bài tái bản bản dịch của cuốn sách “Ma quỷ đang thống trị thế giới của chúng ta” do Ban Biên tập cửu bình biên soạn.

Mục lục của cuốn sách

Lời nói đầu
Tự luận: Ma quỷ đang thống trị thế giới chúng ta
Chương 1. 36 kế ma quỷ hủy diệt nhân loại
Chương 2. Khởi phát ở châu Âu
Chương 3. Thảm sát ở phương Đông
Chương 4. Xuất khẩu cách mạng
Chương 5. Thâm nhập vào phương Tây
Chương 6. Tín ngưỡng: Ma quỷ dẫn dắt con người phản đối, bài xích Thần
Chương 7. Gia đình: Ma quỷ đang hủy hoại gia đình của chúng ta
Chương 8. Chính trị: Ma quỷ đang họa loạn các quốc gia của chúng ta
Chương 9. Kinh tế: Mồi nhử của ma quỷ
Chương 10. Pháp luật: Dùng luật pháp để phục vụ ma quỷ
Chương 11. Nghệ thuật: Làm suy đồi nghệ thuật
Chương 12. Giáo dục: Phá hoại giáo dục
Chương 13. Truyền thông: Thao túng truyền thông
Chương 14. Văn hóa phổ biến: Hưởng lạc, phóng túng dục vọng
Chương 15. Khủng bố: Chủ nghĩa cộng sản là nguồn gốc của chủ nghĩa khủng bố
Chương 16. Bảo vệ môi trường: Bàn tay của chủ nghĩa cộng sản đằng sau lý luận bảo vệ môi trường
Chương 17. Toàn cầu hóa: Mục đích căn bản của chủ nghĩa cộng sản
Chương 18. Dã tâm bá chủ toàn cầu của ĐCSTQ dưới sự an bài của ma quỷ
Kết luận

CHƯƠNG 15: CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN LÀ NGUỒN GỐC CỦA CHỦ NGHĨA KHỦNG BỐ

Mục lục

Lời nói đầu

1. Chủ nghĩa khủng bố quốc gia của chính quyền cộng sản

2. Chủ nghĩa cộng sản xuất khẩu khủng bố như thế nào

3. Nguồn gốc cộng sản của chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan
3.1 Sayyid Qutb: Một Marx của Hồi giáo cực đoan
3.2 “Đội tiên phong” thánh chiến của chủ nghĩa Lenin
3.3 Hạt nhân cộng sản của chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan
3.4 Ảnh hưởng Qutb đối với chủ nghĩa khủng bố
3.5 Chủ nghĩa cộng sản biến người Hồi giáo thông thường thành nạn nhân

4. Sự hậu thuẫn của Đảng Cộng Sản Trung Quốc đối với chủ nghĩa khủng bố
4.1 ĐCSTQ hậu thuẫn cho hoạt động khủng bố của Yasser Arafat
4.2 Mối quan hệ giữa ĐCSTQ và tổ chức al-Qaeda

5. Mối liên minh ẩn hình giữa chủ nghĩa khủng bố và cánh tả cấp tiếp phương Tây

Lời kết

Tài liệu tham khảo

Lời nói đầu

Sáng ngày 11/09/2001, các phần tử khủng bố đã bắt cóc hai máy bay dân dụng, và lái cho đâm vào tòa tháp đôi của Trung tâm Thương mại Thế giới ở New York, cũng như Lầu Năm Góc Washington, giết chết gần 3.000 người. Đây là lần đầu tiên kể từ sau vụ tấn công của Nhật ở Trân Châu cảng, Mỹ bị giáng một đòn mạnh đến vậy ngay trên đất Mỹ. Vụ tấn công 11/9 đã gây ảnh hưởng đến toàn thế giới. Sau đó, Hoa Kỳ đã triển khai “chiến tranh chống khủng bố” trên toàn cầu, lật đổ chính quyền Hồi giáo ở Afghanistan và chính quyền độc tài của Saddam Hussein ở Iraq đã bị lật đổ.

Từ đó, công chúng đã quen với khái niệm khủng bố và các đại diện của nó như al-Qaeda và Osama bin Laden. Nhưng rất ít người biết rằng chủ nghĩa khủng bố có quan hệ mật thiết với chủ nghĩa cộng sản.

Thuật ngữ “chủ nghĩa khủng bố” và “phần tử khủng bố” xuất hiện lần đầu vào năm 1795, chính là Triều đại Khủng bố trong Cách mạng Pháp, vốn đặt nền móng cho phong trào cộng sản (xem Chương 2). [1]

Trong thế giới hiện đại, chủ nghĩa khủng bố chủ yếu có ba loại: chủ nghĩa khủng bố dưới chế độ cộng sản; hoạt động khủng bố ở nước ngoài của tay sai chính quyền cộng sản nhằm xuất khẩu cách mạng bạo lực; và Hồi giáo (Islam) cực đoan với hình thái ý thức và phương pháp mang nặng ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản.

1. Chủ nghĩa khủng bố quốc gia của chính quyền cộng sản

Thực tiễn 100 năm của chủ nghĩa cộng sản, khắp nơi đều gắn với lừa dối, bạo lực và giết chóc. Chủ nghĩa khủng bố là công cụ trọng yếu mà những người cộng sản dùng để thúc đẩy hình thái ý thức của nó và khống chế thế giới. Sau khi chính quyền cộng sản thành lập, không một ngoại lệ đều động viên bộ máy quốc gia tiến hành chủ nghĩa khủng bố. Loại chủ nghĩa khủng bố do chính phủ chủ đạo này chính là chủ nghĩa khủng bố quốc gia.

Vladimir Lenin dựa vào chủ nghĩa khủng bố để chiếm quyền lực ở Nga. Năm 1918, Felix Dzerzhinsky, người được Lenin coi là “anh hùng cách mạng” với vai trò đứng đầu Ủy ban Đặc biệt Toàn Nga (gọi tắt là Cheka) đã nói trắng ra rằng: “Chúng tôi đại biểu cho khủng bố có tổ chức — điểm này nên được thừa nhận thẳng thắn.” [2]

Năm 1919, Karl Kautsky, người theo chủ nghĩa Marx, đã xuất bản cuốn sách “Chủ nghĩa khủng bố và chủ nghĩa cộng sản”, đã phơi bày toàn diện hậu quả nghiêm trọng sẽ xảy ra khi Lenin chủ trương thành lập chính quyền vô sản chuyên chính. Kautsky đã khảo sát bạo lực của Cách mạng Pháp, và rút ra kết luận rằng Bolshevik của Lenin kế thừa đặc tính khủng bố của phái Jacobin và sẽ tiếp tục vận dụng nó. [3]

Nhà sử học Nga là Yuri N. Afanasyev đã phê bình Lenin về quốc sách cơ bản của ông ta là khủng bố quốc gia, bạo lực và vô pháp vô thiên: “Toàn bộ lịch sử đều là do bạo lực viết nên”. [4]

Sau khi lập ra Liên Xô, các chính quyền cộng sản của Stalin, Mao Trạch Đông, Polpot, Castro, Honecker, Nicolae Ceaușescu, Kim Nhật Thành, và các chính quyền chuyên chế khác đều dựa vào ‘nhất lộ sát’ (suốt đường giết chóc) để duy trì sự thống trị. Bạo lực và giết chóc của khủng bố quốc gia vô độ đã được đề cập nhiều lần trong các chương trước.

Bạo lực và giết người chỉ là một trong những thủ đoạn gieo rắc khủng bố của chủ nghĩa cộng sản. Chủ nghĩa cộng sản còn dùng chính trị-tôn giáo hợp nhất, trường kỳ chế tạo tuyên truyền giả dối, tẩy não, nhồi nhét văn hoá đảng, gieo vào trong tâm người ta hạt giống dối trá, thù hận, bạo lực, truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. Đây mới là điều có tính hủy diệt nhất.

2. Chủ nghĩa cộng sản xuất khẩu khủng bố như thế nào

Không những áp đặt chủ nghĩa khủng bố quốc gia đối với nhân dân trong nước, chính quyền cộng sản còn hậu thuẫn các tổ chức khủng bố nước ngoài nhằm xúi giục cách mạng hoặc gây bất ổn cho các quốc gia đối thủ.

Ông Brian Crozier, chuyên gia về vấn đề chống cộng sản, người sáng lập kiêm giám đốc Viện Nghiên cứu Xung đột (Institute for the Study of Conflict), đã dành hàng chục năm nghiên cứu mối quan hệ giữa chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa khủng bố, và xuất bản nhiều sách và báo cáo trình bày chi tiết các phát hiện của ông. Ông có vai trò trợ giúp những lãnh tụ chống cộng như Tổng thống Mỹ Ronald Reagan, Thủ tưởng Anh Margaret Thatcher phân tích việc khối cộng sản sử dụng khủng bố như thế nào. [5]

Stanislav Lunev, cựu sỹ quan Tổng cục Tình báo thuộc Bộ Tổng Tham mưu (GRU) của Liên Xô, đã đào thoát sang phương Tây và tố cáo GRU là “một trong những đơn vị chủ chốt huấn luyện phần tử khủng bố trên khắp thế giới”. [6]

Nhiều nhóm cực đoan phát động các cuộc tập kích chống Mỹ—trong đó có Mặt trận Giải phóng Nhân dân Palestine, đội biệt kích Hồng Quân Nhật Bản, Lữ đoàn Đỏ Italia, Phe Hồng Quân Đức, những kẻ buôn lậu vũ khí Thổ Nhĩ Kỳ, và du kích Nam Mỹ—đều có sự hậu thuẫn của KGB của Liên Xô.

Năm 1975, Richard Relch, giám đốc CIA tại Athens, bị những người theo chủ nghĩa Marx Hy Lạp ám sát. [7] Năm 1979, Tướng Alexander Haig, tư lệnh tối cao của NATO, bị Phe Hồng Quân tập kích gần Brussels. Ba vệ sỹ của tướng Haig bị thương khi bom phát nổ dưới gầm xe, sau đó là xe của ông. Tháng 9/1981, Tướng Frederick J. Kroesen, tư lệnh Khối Quân sự Trung tâm của NATO, bị thương ở Heidelberg, Tây Đức, khi quân của Phe Hồng Quân Đức bắn tên lửa chống xe tăng vào xe bọc thép của ông.

Song, loại khủng bố hiện đại có ảnh hưởng nặng nề nhất là nhóm Hồi giáo cực đoan do khối Xô-viết đào tạo ra nhằm gây bất ổn cho các quốc gia Hồi giáo.

Trong nửa đầu thế kỷ 20, Trung Đông vốn là phạm vi thuộc địa của phương Tây. Khi các dân tộc Trung Đông giành độc lập, Liên Xô đã thừa cơ gây dựng ảnh hưởng ở khu vực này. Đến nay, tình hình Trung Đông đã trở nên rối ren, phức tạp do mâu thuẫn giữa các giáo phái Hồi giáo, tranh chấp giữa Ả-rập và Israel, Chiến tranh Lạnh, các vấn đề chính trị liên quan đến dầu mỏ, xung đột giữa các nền văn minh phương Tây với văn hóa Hồi giáo.

Trong bối cảnh phức tạp này, Liên Xô đã thâm nhập vào khu vực Hồi giáo. Điều kỳ lạ là, người Hồi giáo (Muslim) tín ngưỡng vào Abraham, tin vào Thánh Allah, còn chủ nghĩa Marx-Lenin của Liên Xô là vô thần, hơn nữa còn coi việc tiêu diệt tôn giáo là nhiệm vụ. Làm sao họ có thể đi chung?

Kỳ thực, chủ nghĩa cộng sản giống như bệnh dịch vậy, không nơi nào không nhập vào. Cộng sản luôn cứ làm, bất kể thành bại thế nào. Không lâu sau Cách mạng Tháng 10, chủ nghĩa cộng sản liền tiến vào thế giới Hồi giáo.

Tháng 6/1920, phái Bolsheviks trợ giúp thành lập chính quyền Xô-viết ở tỉnh Gilan của Iran, gọi là Cộng hòa Xô-viết Xã hội Chủ nghĩa Ba Tư (Persian Socialist Soviet Republic) hay Cộng hòa Xô-viết Gilan (Soviet Republic of Gilan). Chính quyền này đã triển khai hàng loạt cuộc cải cách của phái cấp tiến, trong đó có chính sách chiếm đoạt tài sản của địa chủ, đi kèm với tuyên truyền phản tôn giáo. Vì những hành động này rất gây mất lòng dân nên đến tháng 9 năm sau đó, chính quyền này đã bị lật đổ.

Sau đó, khái niệm “chủ nghĩa xã hội Hồi giáo” đã bắt đầu bén rễ. Một số nhân vật đại biểu là Yasser Arafat, lãnh tụ của Phong trào Giải phóng Palestine (PLO) từ năm 1969 đến khi chết năm 2004, và Gamal Abdel Nasser, tổng thống thứ hai của Ai Cập, từ năm 1954 đến khi qua đời năm 1970. PLO dưới sự hậu thuẫn của Liên Xô và Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), đã có nhiều hoạt động khủng bố trên diện rộng.

Những nước như Algeria ở Bắc Phi, Nam Yemen, Afghanistan đều có giai đoạn chủ nghĩa cộng sản nắm quyền. Năm 1979, Liên Xô xâm lược Afghanistan và chiếm đóng đất nước này trong 10 năm, nhằm chống đỡ cho chính quyền cộng sản cuối cùng ở khu vực Hồi giáo.

Thúc đẩy chủ nghĩa cộng sản ở một khu vực bắt rễ sâu vào tín ngưỡng tôn giáo quả là không dễ. Việc xuất khẩu cách mạng xã hội chủ nghĩa của Liên Xô sang các nước Hồi giáo là thất bại lớn. Song, tuy cộng sản không thiết lập được quyền kiểm soát ở khu vực này, nhưng nó đã gây ảnh hưởng lớn đến sự hình thành và phát triển của chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan.

Năm 1978, Ion Mihai Pacepa, cựu trung tướng của cộng sản Rumani, cố vấn của Tổng thống Nicolae Ceauşescu, quyền cục trưởng cục tình báo nước ngoài, kiêm bộ trưởng Bộ Nội vụ, là quan chức cấp cao nhất đào thoát khỏi khối Xô-viết khi ông trốn sang Hoa Kỳ vào tháng 7/1978.

Trong bài viết “Dấu chân của người Nga”, Pacepa đã tiết lộ một lượng lớn những chuyện hậu trường việc chủ nghĩa cộng sản hậu thuẫn chủ nghĩa khủng bố Trung Đông. [8] Ông dẫn lời Aleksandr Sakharovsky, cục trưởng cục tình báo nước ngoài của Liên Xô, rằng “Trên thế giới hiện nay, khi vũ khí hạt nhân nguyên tử đã khiến cho sức mạnh quân sự trở nên lỗi thời, thì chủ nghĩa khủng bố cần phải trở thành vũ khí chủ yếu của chúng ta.”

Riêng trong năm 1969, đã xảy ra 82 vụ cướp máy bay, trong đó, nhiều vụ là do tổ chức PLO làm ra dưới sự hậu thuẫn của Liên Xô và ĐCSTQ. Pacepa nhớ có lần ông đến văn phòng của Sakharovsky, nhận thấy bản đồ thế giới treo trên tường có một biển lá cờ nhỏ màu đỏ, thì ra mỗi lá cờ đỏ đại diện cho một máy bay bị bắt cóc.

Sakhalovsky khoe với Pacepa rằng chiến thuật cướp máy bay là phát minh của chính ông ta. Trong thời gian từ năm 1968 đến 1978, tuần nào Bộ An ninh Rumani cũng cung cấp vật tư quân dụng bằng máy bay cho các phần tử khủng bố Palestine ở Li-băng. Hồ sơ lưu trữ sau khi Đông Đức giải thể cho thấy, năm 1983, Cục Tình báo Nước ngoài Đông Đức đã cấp cho các tổ chức khủng bố Li-băng một lượng đạn cho súng trường AK47, trị giá tương đương 1.877.600 USD. Séc-Slovakia thì cấp cho các phần tử khủng bố Hồi giáo 1.000 tấn chất nổ dẻo không mùi Semtex-H.

Vào đầu những năm 1970, Yuri Andropov, người đứng đầu KGB bấy giờ, sau này là tổng bí thư Đảng Cộng Sản Liên Xô, đã phát động một chiến dịch tuyên truyền được lên kế hoạch tỉ mỉ và được che đậy kỹ lưỡng nhằm gieo xuống những hạt giống thù hận phản Do Thái, phản người Mỹ ở Ả-rập và các nước Hồi giáo. Vì việc này mà phương Tây gọi Andropov là “cha đẻ của thời đại tung tin đánh lạc hướng”. [9]

3. Nguồn gốc cộng sản của chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan

Vụ tấn công khủng bố ngày 11/09/2001 đã báo trước một sự thay đổi lớn trong cục diện thế giới. Osama bin Laden và tổ chức al-Qaeda của y đã xuất hiện trên trang nhất các báo khi mối đe dọa của chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan đã trở nên nổi cộm.

Đối với đại đa số người dân trên thế giới, vụ tấn công khủng bố này là một cú sốc, là thảm kịch. Vậy mà, ở Trung Quốc, dưới sự kiềm chế tự do ngôn luận gắt gao của ĐCSTQ, lại là những phản ứng hoàn toàn khác. Từ các diễn đàn internet, phòng chat, cho đến nhà ăn ở trường đại học, đông đảo người dân lại đứng về phía những phần tử khủng bố với những bình luận như “Giỏi lắm!” hay “Ủng hộ mạnh mẽ hành động chính nghĩa chống lại Mỹ”. Theo cuộc khảo sát với 91.701 người trên NetEase, một trang web lớn bằng tiếng Trung, số người phản đối mạnh mẽ vụ tấn công khủng bố chỉ chiếm 17,8%, đa số chọn “phản đối Hoa Kỳ” hoặc “màn kịch hay còn chưa tới” đối với thảm họa này. [10]

Những người Trung Quốc hoan hô vụ tấn công khủng bố này chưa từng gặp bin Laden và đồng bọn của y, vậy mà họ lại biểu đạt thái độ tương tự. Trong sâu thẳm tư tưởng của họ, đều có độc tố đến từ chung một nguồn độc, nguồn độc này chính là tà linh cộng sản. Người Trung Quốc chịu đầu độc, là bởi vì từ nhỏ đã bị ngâm tẩm trong văn hoá đảng của ma quỷ, dùng cái khung tư duy của ma quỷ mà tư duy. Nhưng mà trong cuộc chiến tranh Afghanistan trước kia, bin Laden là chống lại cộng sản Liên Xô, chủ nghĩa khủng bố của hắn sao lại dính với chủ nghĩa cộng sản được?

Điều này không thể không nói đến nguồn gốc tư tưởng chủ nghĩa khủng bố của bọn bin Laden, “Triết học gia của chủ nghĩa khủng bố hồi giáo”, còn gọi là “Marx của thánh chiến Hồi giáo”[11] “Cha đẻ của tổ chức thánh chiến đương đại”[12] là Sayyid Qutb.

3.1 Sayyid Qutb: Một Marx của Hồi giáo cực đoan

William McCants, chuyên gia chống khủng bố, từng là nhà nghiên cứu của Trung tâm Chống Chủ nghĩa Khủng bố (Combating Terrorism Center) thuộc Học viên Quân sự Hoa Kỳ ở West Point, nhận thấy các phần tử Hồi giáo cực đoan, khi thanh minh cho động cơ của chúng, thường dẫn lời dạy bảo của Qutb, và tự coi chúng là hậu duệ của Qutb. [13] Sau khi bin Laden chết, lãnh đạo của tổ chức al Queda là Ayman al-Zawahiri coi tư tưởng của Qutb là tia lửa nhóm lên ngọn lửa của phong trào thánh chiến Hồi giáo cực đoan (jihadi extremism).

Năm 2016, Hassan Hassan, chuyên gia về vấn đề Trung Đông, công bố một báo cáo với Quỹ Hòa bình Quốc tế Carnegie mang tên “Chủ nghĩa Phe phái của Nhà nước Hồi giáo: Nguồn gốc Hình thái Ý thức và Bối cảnh Chính trị”. Trong phần kết của báo cáo này, Hassan có trích dẫn một đoạn tóm tắt thường gặp trong giáo lý căn bản của nhóm khủng bố ISIS: “Nhà nước Hồi giáo là do Sayyid Qutb phác thảo ra, do Abdullah Azzam truyền thụ, do Osama bin Laden đưa ra toàn cầu, do Abu Musab al-Zarqawi đưa vào thực tế, do những người thành Bát-đa (al-Baghdad) thực thi: Abu Omar và Abu Bakr.” [14]

bin Laden và sau này là ISIS (Islamic State of Iraq and Syria) kế thừa và phát triển tư tưởng của Qutb. Nói tóm lại, chủ nghĩa Qutb là sự theo đuổi bạo lực để tàn phá xã hội cũ đã thối nát (hay gọi là “jahiliya”), cổ vũ “những chiến binh thánh chiến” (jihad) không tiếc hy sinh tính mạng vì cái tư tưởng được cho là mở ra con đường giải phóng toàn nhân loại. [15]

Cách nói oanh liệt này khiến người ta liên tưởng tới các tác phẩm của Marx và Lenin với một lý do tốt đẹp: Qutb thời còn trẻ đã là đảng viên Đảng Cộng sản, tư tưởng ông ta thấm nhuần tư tưởng chủ nghĩa Marx-Lenin. Robert R. Reilly, ủy viên kỳ cựu của Ủy ban Chính sách Đối ngoại Hoa Kỳ, đã chỉ ra, Qutb trên thực tế đã từng là người liên lạc của Quốc tế Cộng sản giữa Hội Huynh đệ Hồi giáo Ai Cập và Đảng Cộng sản Ai Cập. [16]

Qutb sinh năm 1906, học ngành chủ nghĩa xã hội và văn học vào cuối những năm 1920 và 1930. Đến năm 1950, ông ta đã học xong hai năm du học Mỹ và gia nhập vào hội Huynh đệ Hồi giáo sau khi trở lại Ai Cập. [17] Qutb thường xuyên liên lạc với Trung úy Gamal Abdel Nasser, lãnh đạo của Phong trào Sỹ quan Tự do có khuynh hướng theo chủ nghĩa xã hội.

Năm 1952, Nasser phát động chính biến quân sự, lật đổ chế độ quân chủ Muhammad Ali thân phương Tây. Người ta thường nói là Qutb và Hội Huynh đệ cùng với Nasser lên kế hoạch cho cuộc chính biến “cách mạng chủ nghĩa xã hội” này. Tuy nhiên, Qutb kỳ vọng Nasser sẽ thành lập một chính quyền Hồi giáo, nhưng Nasser lại đi theo con đường thế tục hoá, và đến năm 1945, Nasser bắt đầu đàn áp hội Huynh đệ Hồi giáo.

Qutb và Hội Huynh đệ chuẩn bị ám sát Nasser. Kế hoạch thất bại, Qutb bị buộc tội mưu sát và bị cầm tù. Trong ba năm đầu trong tù, Qutb chịu tra tấn dã man. Sau này, điều kiện trở nên nới lỏng, ông ta được phép viết lách. Ông ta đã viết hai cuốn sách quan trọng nhất trong tù là “Trong bóng tối của kinh Quran” và “Cột mốc”. Hai cuốn sách đã thể hiện quan điểm của ông ta về Kinh Koran (Qur’an), lịch sử Hồi giáo, Ai Cập, và xã hội phương Tây, là nền tảng của toàn bộ chủ trương phản thế tục, chống phương Tây của ông ta.

Qutb có một thời gian ngắn được ra tù. Nhưng ông ta đã không nhân cơ hội đó mà xuất ngoại, rồi bị cầm tù lần nữa. Năm 1966, Qutb bị buộc tội tham gia âm mưu ám sát tổng thống Ai Cập Nasser và bị xử tội treo cổ.

Tư tưởng lật đổ của Qutb cho khái niệm jihad (thường gọi là chiến binh thánh chiến Hồi giáo) một cách giải thích mới. Hễ nhắc đến jihad, rất nhiều người lập tức nghĩ đến “thánh chiến” (holy war). Kỳ thực, jihad trong ngôn ngữ Ả-rập chỉ là có nghĩa là đấu tranh hay chiến đấu. Đối với đại bộ phận người Hồi giáo mà nói, thì nó có thể mang nghĩa mâu thuẫn nội tại (phấn đấu hoàn thiện bản thân), cũng có thể là chiến binh phòng thủ. [18] Qutb đã mở rộng khái niệm này, đưa thêm vào đó yếu tố sử dụng bạo lực một cách chủ động và không hạn chế trong cuộc “thánh chiến” của jihad và đặt cơ sở lý luận cho nó. [19] Qutb còn lấy làm vinh quang khi bước lên giá treo cổ, lấy thân mình làm gương tử vì đạo cho những người đi theo.

Triết lý của Qutb chủ trương rằng bất kể chế độ xã hội nào tuân thủ pháp luật thế tục hay đạo đức thế tục đều là “xã hội cũ” phản Hồi giáo – gọi là jahiliya (vô tri về chân lý tôn giáo, vốn chỉ những xã hội trước khi Hồi giáo được truyền bá). Ngay cả một xã hội tự xưng là Hồi giáo cũng có thể vẫn là jahiliya. Qutb coi chế độ xã hội Ai Cập mà ông ta sống cũng chủ yếu là jahiliya, nên cũng đáng bị lật đổ. [20]

Theo Qutb, những “xã hội cũ” (jahiliya) này không chỉ là chướng ngại lớn nhất đối với cả người Hồi giáo lẫn người không theo Hồi giáo, khiến họ không tuân thủ được các giá trị và luật pháp của Hồi giáo. Ông ta nói rằng “xã hội cũ” này là cưỡng chế lên người ta, trong quá trình đó, nó tước bỏ tự do của mọi người. Những người bị nô dịch – cũng giống như tầng lớp lao động trong chủ nghĩa Marx – có quyền phát động cuộc thánh chiến để giải phóng cho toàn nhân loại, gồm cả người Hồi giáo, cũng như phi Hồi giáo. [21] Sau khi sách của Qutb xuất bản, nhiều lãnh đạo Hồi giáo cho rằng Qutb đã đi quá xa và coi tư tưởng của ông ta là dị giáo. [22]

Qutb còn mượn khái niệm “ý thức hư giả” của chủ nghĩa Marx để chỉ việc quần chúng phổ thông tiếp thụ lý tưởng và văn hóa của kẻ cai trị, vì thế mà không ý thức được rằng bản thân bị áp bức, họ không chủ động mong muốn đứng lên lật đổ chủ nghĩa tư bản để đi theo chủ nghĩa xã hội. Đối với Qutb, những người sống trong xã hội jahiliya không ý thức được bản thân mình đang bị nô dịch hay áp bức“, nên sẽ không đứng lên tham gia thánh chiến, để “giải phóng bản thân. [23]

Vậy “Cần phải làm sao?” Đó cũng là cái tên mà Lenin đặt cho cuốn sách nhỏ của ông ta. Qutb cũng có câu hỏi đó và nên đã tìm tới Lenin để tìm đáp án.

3.2 “Đội tiên phong” thánh chiến của chủ nghĩa Lenin

Những học giả đã quen với chủ nghĩa Marx-Lenin, khi nghiên cứu trước tác của Qutb, thông thường sẽ phát hiện một số khái niệm quen thuộc: đội tiên phong, nhà nước, cách mạng v.v.. Đó là cách dùng từ điển hình của chủ nghĩa Lenin. Lenin khi viết cuốn sách “Cần phải làm sao?” cũng đối diện với cục diện và thách thức như những gì Qutb gặp phải trong quá trình hành hình thái ý thức cấp tiến. Lenin đặt hết hy vọng vào đội tiên phong của giai cấp vô sản sẽ làm nên cách mạng thành công. Qutb cũng rập khuôn bộ lý luận đó, chỉ là giai cấp vô sản được thay bằng các tổ chức Hồi giáo cực đoan.

Lenin vô cùng nhấn mạnh tác dụng của việc tổ chức và đội tiên phong. Ông ta phân biệt tính tự phát và tính tự giác, đề xuất “lý luận xây dựng đảng”. Ông ta cho rằng nếu chỉ dựa vào hành động tự phát, thì công nhân chỉ có thể đề xuất những đòi hỏi nông cạn như tăng lương, chế độ làm việc 8 tiếng mỗi ngày, chứ không thể có nhận thức cần có để “giải phóng toàn nhân loại” được.

Lenin tin rằng cần phải có phần tử tiên phong từ bên ngoài (thường là phần tử trí thức của giai cấp tư sản, bởi vì chỉ có họ là có điều kiện tiếp thu giáo dục đầy đủ) để tiến hành kích động và truyền bá cho công nhân, khiến họ nhận thức được cách mạng là lối thoát duy nhất, và giác ngộ được rằng “chỉ có giải phóng toàn nhân loại thì mới giải phóng được chính mình”. Vì để phát huy tối đa tác dụng của đội tiên phong này, cần có một đảng chính trị để bố trí mọi hoạt động của họ, tạo cơ hội, sáng tạo cho họ điều kiện công tác bí mật để họ trở thành những nhà cách mạng chuyên nghiệp toàn thời gian. Cái chính đảng này, đảng chính trị của giai cấp vô sản, chính là đội tiên phong của giai cấp vô sản. [24]

Glenn E. Robinson, một phó giáo sư của Trường Cao học Hải quân ở Monterey, California, và là nhà nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Trung Đông thuộc Đại học California–Berkeley, nói về Hồi giáo cực đoan như sau: “Cho dù xuất phát từ nguyên nhân mà ai cũng biết, những nhà tư tưởng jihad không nói Lenin là người có ảnh hưởng đối với tư tưởng của họ, nhưng khái niệm, logic của họ, nhất là của Sayyid Qutb đã lộ ra sự ảnh hưởng này. Những năm 1940, Qutb tiếp thu giáo dục ở Ai Cập, khẳng định đã từng đọc tác phẩm của Lenin. Qutb có hai khái niệm quan trọng bắt nguồn từ Lenin là: jama’a (đội tiên phong) và manhaj (cương lĩnh)”. [25]

Với những “tinh túy” rút ra được từ chủ nghĩa Lenin, Qutb chủ trương tổ chức một đội tiên phong phiên bản Hồi giáo theo chủ nghĩa Lenin.

Robinson viết: “Qutb đã đưa ra luận điểm y hệt [luận điểm của Lenin] cho thế giới Hồi giáo. Đại đa số người Hồi giáo trầm mê và bị hủ hóa trong chế độ cai trị bất công, phản Hồi giáo, cho nên không biết làm thế nào để đứng lên cầm vũ khí chống lại nhà nước. Cần phải có một đội tiên phong những chiến binh thánh chiến để tổ chức hành động phản kháng lại nhà nước.” [26] Ngoài đó ra, “việc Lenin kiên quyết lấy trung tâm là đội tiên phong phải có một cương lĩnh chi tiết, chặt chẽ để thực thi, rồi củng cố cách mạng cũng được lặp lại trong sách của Qutb, nhưng mang chất giọng của Hồi giáo.” [27]

Đối với Qutb, đội tiên phong này, gồm những phần tử cực đoan mà ông ta gọi là “những người Hồi giáo chân chính”, sẽ phải đảm đương “sứ mệnh cách mạng” giải phóng Hồi giáo và văn minh của toàn nhân loại. Đội tiên phong phải giáng đòn mạnh vào những kẻ Hồi giáo giả mạo, phải chiểu theo hình thái ý thức Hồi giáo do Qutb lý giải, thành lập một quốc gia mới theo đạo Hồi, và dùng bạo lực để đưa Hồi giáo ra toàn thế giới.

Ngoài đội tiên phong, học thuyết của Qutb còn có những nội dung về “bình đẳng xã hội”, tiêu diệt giai cấp, không cần chính phủ (thế giới đại đồng), và “giải phóng toàn nhân loại”. [28] Những nội dung này, đều lấy từ những mục tiêu mà chủ nghĩa cộng sản đã công bố.

Sau khi Qutb chết, em trai của ông ta là Muhammad Qutb kế tục xuất bản sách của ông ta. Cuốn sách “Ma’arakat ul-Islam war-Ra’samaaliyyah” của Qutb xuất bản năm 1993 lại tiết lộ nguồn gốc tư tưởng cộng sản chủ nghĩa của Qutb. Qutb đã nói trắng ra là, Hồi giáo là một “đức tin (aqidah) thực chứng, mang tính xây dựng, và độc đáo, là do Cơ đốc giáo và chủ nghĩa cộng sản cùng xây dựng, bồi đắp nên, dung hợp những phương thức hoàn hảo nhất, bao quát toàn bộ mục tiêu của cả hai (tức là Cơ đốc giáo và chủ nghĩa cộng sản), và thêm vào đó sự hài hoà, cân bằng và chính nghĩa.” [29]

3.3 Hạt nhân cộng sản của chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan

“Đấu tranh giai cấp” – một học thuyết khác của chủ nghĩa Marx – cũng là tâm điểm của Hồi giáo cực đoan. Marx đã dành cả đời kích động mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản, khiến loại mâu thuẫn này bị đẩy lên thành mâu thuẫn không thể điều hòa, chỉ có thể giải quyết bằng “cách mạng”. Hồi giáo cực đoan chọn dùng cũng là sách lược như vậy.

Vụ phá hủy Trung tâm Thương mại Thế giới ở Manhattan liệu có thể thực hiện được thế giới đại đồng Hồi giáo của Qutb không? Đương nhiên là không. Vụ việc đó chỉ nhằm khuếch đại mâu thuẫn giữa giữa phương Tây và Hồi giáo, làm tăng cường mâu thuẫn”: đầu tiên là khơi dậy hận thù của phương Tây đối với người Hồi giáo, sau đó dùng sự hận thù đó để kích động nhiều người Hồi giáo hơn nữa đứng lên thù hận phương Tây. [30] Đây chính là giống như mâu thuẫn “giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản” mà Marx và Lenin tuyên truyền, nhằm tạo ra điều kiện cần có để tiến hành cách mạng.

Không khoa trương khi nói, học thuyết của Qutb gần với chủ nghĩa cộng sản hơn là Đạo Hồi truyền thống. Mặc dù các phần tử Hồi giáo cực đoan tự xưng là một tôn giáo phản đối chủ nghĩa cộng sản, nhưng lại hấp thụ tất cả những “tinh túy” của học thuyết cách mạng cộng sản chủ nghĩa. Có học giả chỉ ra: “Vấn đề ở đây là kẻ thù thật sự đối kháng với thế giới tự do vẫn là chủ nghĩa cộng sản, còn Hồi giáo cực đoan chẳng qua chỉ là chủ nghĩa cộng sản đã khoác lên tấm áo Hồi giáo truyền thống mà thôi.” [31]

Bạo lực cực đoan không chỉ tồn tại trong thế giới Hồi giáo. Phong trào phản văn hóa ở phương Tây khiến tư tưởng cánh tả lan ra khắp thế giới, cùng với đó là những gì Lenin dạy về chủ nghĩa khủng bố. Học giả lịch sử chính trị Phần Lan là Antero Leitzinger cho rằng, chủ nghĩa khủng bố hiện đại ra đời vào khoảng năm 1966-1967, phát triển đồng thời với phong trào cộng sản quốc tế. Theo Leitzinger, đó không phải là ngẫu nhiên. Trong những năm 1960, các phong trào sinh viên cấp tiến rộ lên ở phương Tây, rất nhiều lưu học sinh từ thế giới Hồi giáo đã tiếp xúc với tư tưởng cánh tả và đem những khái niệm của cánh tả như “cách mạng bạo lực” về nước. [32]

Năm 1974, Abdallah Schleifer, một giáo sư nghiên cứu truyền thông ở Đại học Mỹ tại Cairo đã gặp Ayman al-Zawahiri, người sau này trở thành nhân vật số hai của al-Qaeda. Al-Zawahiri, bấy giờ đang học y khoa tại Đại học Cairo, đã khoe khoang một cách đắc ý với Schleifer về các tổ chức Hồi giáo cực đoan học chiêu mộ toàn những thành viên từ các trường ưu tú như trường y và trường kỹ thuật. Về việc này, Schleifer trả lời rằng ông không thấy lạ: Vào những năm 1960, những trường này vẫn luôn tập trung đông thanh niên theo chủ nghĩa Marx nhất. Ông chỉ ra, phong trào Hồi giáo chỉ là một xu thế mới phát triển từ những cuộc nổi dậy của sinh viên những năm 1960.

Schleifer nhớ lại: “Tôi nói: ‘Nghe này, Ayman, trước kia tôi là người theo chủ nghĩa Marx. Khi anh nói chuyện tôi cảm thấy như quay về với đảng. Tôi không cảm thấy mình như đang ngồi với một người theo Hồi giáo truyền thống.’” [33]

Có người liên hệ giữa Hồi giáo cực đoan và chủ nghĩa Phát-xít (gọi là Islamofascism), mà bởi lý do nào đó, lại không đề cập đến nguồn gốc cộng sản của nó. Thực ra, chủ nghĩa Phát-xít là một loại chủ nghĩa dân tộc, không có cơ sở tín ngưỡng tôn giáo nào. Khi xem xét phương pháp tiếp cận và lý luận của Hồi giáo cực đoan, sẽ thấy rõ rằng nó có nhiều điểm chung với chủ nghĩa cộng sản hơn.

3.4 Ảnh hưởng Qutb đối với chủ nghĩa khủng bố

Các trước tác của Qutb đã ảnh hưởng đến rất nhiều thanh niên Ả-rập, trong đó có Abdullah Yusuf Azzam, một học giả người Palestine, sau này là một trong những người sáng lập của tổ chức al-Qaeda. [34] Trong báo cáo của Ủy ban Điều tra Vụ 11/9 đã mô tả ảnh hưởng của Qutb đối với thế giới quan của bin Laden, và trực tiếp gọi Azzam là “đệ tử của Qutb”. [35]

Ngoài việc thông qua các trước tác và những người đi theo để truyền bá ảnh hưởng, thì Sayyid Qutb còn có em trai Muhammad Qutb, cũng là một trong những nhân vật chính truyền bá tư tưởng của Qutb. Muhammad Qutb về sau sang Ả-rập Saudi, trở thành giáo sư nghiên cứu Đạo Hồi, đồng thời cũng phụ trách biên tập, xuất bản và quảng bá học thuyết của anh trai đã quá cố.

bin Laden, khi còn là sinh viên, đã đọc các sách của Qutb, bản thân ông ta cũng quen biết Muhammad Qutb, thường xuyên tham dự những buổi giảng giải công khai hàng tuần của ông ta. Michael Scheuer, cựu quan chức CIA từng phụ trách nhóm điều tra về bin Laden, cũng là nhà nghiên cứu cao cấp của Quỹ Jamestown, còn gọi Muhammad Qutb là thầy của bin Laden. [36]

Nhân vật số hai của tổ chức al-Qaeda được nhắc đến bên trên là Ayman al-Zawahiri cũng là môn đồ cuồng nhiệt của Sayyid Qutb. [37] Khi còn nhỏ, Zawahiri đã nghe chú của mình nói đi nói lại về “phẩm chất” của Qutb và ông ta “vĩ đại” ra sao khi bị cầm tù. [38] Sau khi Qutb chết, Zawahiri có ghi lại trong hồi ký: “Chính quyền Nasser cho rằng việc xử tử Sayyid Qutb cùng với các đồng chí của ông có thể giáng một đòn chí mạng vào phong trào Hồi giáo, nhưng bề ngoài dường như trầm tĩnh lại ẩn chứa sự tương tác tức thì với tư tưởng Sayyid Qutb cũng như sự hình thành những hạt nhân của phong trào thánh chiến Hồi giáo hiện đại ở Ai Cập.”[39]

Cùng năm Qutb bị treo cổ, Zawahiri, bấy giờ mới 15 tuổi, đã tham gia thành lập một đội chiến binh bí mật, quyết tâm “biến lý tưởng của Qutb thành hiện thực”. [40] Sau này, Zawahiri đã tham gia tổ chức thánh chiến Hồi giáo Ai Cập, về sau, trở thành thầy của bin Laden và là thành viên chủ chốt của al-Qaeda. Sau khi bin Laden bị tập kích giết chết, Zawahiri đã trở thành người đứng đầu al-Qaeda.

Glenn E. Robinson, chuyên gia về vấn đề Trung Đông được đề cập bên trên, đã chỉ ra trong thế giới Hồi giáo dòng Sunni, Qutb là nhà tư tưởng quan trọng nhất nhấn mạnh vào thánh chiến bạo lực. [41] Hầu hết những khái niệm và sự đổi mới các tổ chức thánh chiến dòng Sunni về cơ bản đều có thể tìm thấy trong sách của Qutb. [42] Mặc dù tồn tại các loại hình tổ chức thánh chiến khác nhau, nhưng chúng đều có một điểm chung, tức là đều lấy cờ hiệu Hồi giáo mà dùng bạo lực để thực hiện cương lĩnh chính trị của mình. [43]

Vụ ám sát tổng thống Ai Cập Anwar Sadat năm 1981 của tổ chức thánh chiến Hồi giáo Ai Cập (Egyptian Islamic Jihad), và vụ tấn công của tổ chức khủng bố Ai Cập al-Gamma al-Islamiyah vào các quan chức chính phủ, phần tử trí thức thế tục, tín đồ Cơ đốc giáo Ai Cập và khách du lịch trong những năm 1990 đều là những động thái trong chiến dịch hiện thực hóa lý tưởng của Qutb. [44]

Các tổ chức thánh chiến cấp tiến theo đuổi tư tưởng của Qutb bị liệt vào loại phần tử khủng bố thánh chiến Salafi. Robert Manne, giáo sư chính trị học Đại học La Trobe ở Melbourne, Úc, coi Qutb là “cha đẻ của phong trào thánh chiến Salafi” và “người khai sáng Nhà nước Hồi giáo”. [45] Trong tác phẩm “Tư tưởng của Nhà nước Hồi giáo: ISIS và hình thái ý thức của Caliphate [vương triều Hồi giáo]” , ông viết: “50 năm sau khi Sayyid Qutb bị xử tử, truyền thống của phong trào thánh chiến Salafi, tư tưởng của nhà nước Hồi giáo đã đi đến bước này. Tương lai đã không còn cột mốc nào nữa. Chúng ta đã đến cánh cửa địa ngục rồi.” [46]

Trong báo cáo của Tập đoàn Rand ở Mỹ mang tên “Mối uy hiếp thường trực: Quá trình phát triển của tổ chức al-Qaeda và các phần tử thánh chiến Salafi khác” đã tóm lược ảnh hưởng của Qutb đến các phần tử thánh chiến Salafi, đồng thời còn liệt kê ra hơn 40 tổ chức thánh chiến Salafi, hoạt động trên hầu hết các châu lục trên toàn cầu. [47]

Khi xem xét các tổ chức Hồi giáo cực đoan hiện có, mặc dù giữa chúng thiếu một tầm nhìn thống nhất và có mâu thuẫn nội bộ về mặt tư tưởng, nhưng tuyệt đại đa số đều có một điểm chung: đều có kiểu thánh chiến đầy tính hiếu chiến của Qutb. Về cơ bản, họ đều kế thừa công việc của Qutb, tức là cách mạng của chủ nghĩa cộng sản dưới một hình thức khác.

3.5 Chủ nghĩa cộng sản biến người Hồi giáo thông thường thành nạn nhân

Báo cáo năm 2011 của Trung tâm Chống Khủng bố Quốc gia Hoa Kỳ có nêu: “Trong những trường hợp thương vong trong các vụ khủng bố có liên quan đến tôn giáo đã xác định được, trong 5 năm qua, người Hồi giáo chiếm 82% đến 92% số thương vong có liên quan đến khủng bố.” [48]

Các Báo cáo Quốc gia về Khủng bố năm 2016 đã thống kê riêng trong năm này đã có tổng cộng 11.072 vụ tấn công khủng bố, gây ra tổng cộng 25.621 cái chết. Ngoài ra, các vụ khủng bố này chủ yếu diễn ra ở các nước và khu vực mà người Hồi giáo chiếm tối đa: “Mặc dù những vụ tấn công khủng bố này xảy ra tại 104 quốc gia trong năm 2016, nhưng đều tập trung vào một khu vực địa lý. 55% các vụ tấn công này xảy ra tại 5 quốc gia (Iraq, Afghanistan, Ấn Độ, Pakistan và Philippines), và 75% số thương vong do các vụ khủng bố tại 5 quốc gia (Iraq, Afghanistan, Syria, Nigeria và Pakistan). [49]

Nếu so sánh, các vụ tấn công khủng bố ở phương Tây gây ra số thương vong ít hơn nhiều. Một nghiên cứu do Viện Nghiên cứu Cato tiến hành vào tháng 9/2016 mang tên “Chủ nghĩa khủng bố và nhập cư: Một phân tích rủi ro” cho thấy những phần tử khủng bố ở nước ngoài vào Hoa Kỳ dưới diện nhập cư hoặc du lịch gây ra 3.024 trong số 3.432 cái chết trong các vụ khủng bố trên đất Mỹ từ năm 1975 đến cuối năm 2015. Con số này đã bao gồm 2.983 người bị giết trong vụ tấn công 11/9. [50] Như vậy, bình quân mỗi năm có 74 người Mỹ bị giết trong các vụ khủng bố.

Mặc dù các tổ chức khủng bố cực đoan hoạt động trên danh nghĩa Hồi giáo, nhưng cuối cùng, số người bị sát hại nhiều nhất lại là xã hội Hồi giáo. Đó là bởi vì bất kể bề mặt là dùng cớ gì, giết chóc và hủy hoại mới là mục đích thực sự của chủ nghĩa khủng bố.

4. Sự hậu thuẫn của Đảng Cộng sản Trung Quốc đối với chủ nghĩa khủng bố

Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) từ lâu đã hậu thuẫn cho hoạt động khủng bố ở nước ngoài, kể cả các vụ khủng bố của lãnh đạo khủng bố Palestine Yasser Arafat. Khi trợ giúp mở đường cho thủ đoạn cướp máy bay thương mại, Arafat đã nhắm vào Hoa Kỳ và trở thành tấm gương cho Osama bin Laden.

4.1 ĐCSTQ hậu thuẫn cho hoạt động khủng bố của Yasser Arafat

Năm 1959, Arafat phát động “Phong trào Giải phóng Dân tộc Palestine” (gọi tắt là FATAH), đến tháng 11/1988 thì thành lập nhà nước Palestine. Cho đến khi chết vào năm 2004, ông ta vẫn luôn là nhân vật lãnh đạo của các tổ chức vũ trang Palestine. Arafat là nhân vật Trung Đông mà ĐCSTQ sủng ái. Ông ta đã sang thăm Trung Quốc 14 lần, đã hội kiến với hầu hết các lãnh đạo ĐCSTQ các nhiệm kỳ, gồm cả Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai, Đặng Tiểu Bình, và Giang Trạch Dân.

Năm 1964, Arafat thành lập al-‘Asifah “Cơn bão”, quân đội của FATAH, sau đó liền đến Bắc Kinh tiến hành hội đàm với thủ tướng Chu Ân Lai. Lúc bấy giờ, Chu Ân Lai đã dặn dò ông ta cần phải chú ý đến chiến lược, không được dùng những khẩu hiệu phản tác dụng như kiểu kêu gọi hủy diệt hoàn toàn Israel. [51]

Ngoài cung cấp vũ khí, viện trợ tài chính, Bắc Kinh còn thường xuyên chỉ dẫn cho Palestine khiêu chiến với Hoa Kỳ và Israel, đồng thời phải mở rộng ảnh hưởng quốc tế như thế nào. ĐCSTQ còn mời người Palestine sang Trung Quốc tập huấn. Từ tháng 1/1965, Arafat đã dùng các đội du kích để khai chiến với Israel ở miền Bắc Palestine. Tháng 5/1965, Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO) đã đặt văn phòng tại Bắc Kinh. Trung Cộng đã phá lệ, cho văn phòng này hưởng chế độ đãi ngộ ngoại giao và công khai hỗ trợ PLO trong các sự kiện quốc tế.

Tháng 11/1988, phiên họp thứ 19 của Hội đồng Toàn quốc Palestine đã tuyên bố độc lập cho nhà nước Palestine. Bắc Kinh lập tức thừa nhận, và ngày 20/11 cùng năm đã thiết lập quan hệ ngoại giao với Palestine.

Từ năm 2000 đến 2001, Arafat và tổng bí thư ĐCSTQ bấy giờ là Giang Trạch Dân đã sang thăm lẫn nhau. Trong thời gian này, đã nổ ra xung đột đẫm máu trên quy mô lớn giữa Palestine và Israel. Israel nhiều lần chỉ trích Arafat là kẻ “đầu xỏ” trong vụ bạo lực này. Dưới sự nâng đỡ của ĐCSTQ, Arafat đã chống đỡ được Mỹ và Israel, đồng thời khiến khu vực Trung Đông chiến loạn liên miên.

FATAH và PLO đã có những hành động khủng bố quân sự cả ngầm lẫn công khai. Họ tuyên bố bạo lực cách mạng là “biện pháp duy nhất để giải phóng đất nước”, so với tư tưởng của các cuộc vận động của cộng sản thì giống hệt như đúc. Arafat có quan hệ thân thiết với các nước cộng sản khác trên thế giới. Ông ta là thành viên của Quốc tế Xã hội Chủ nghĩa, còn FATAH là quan sát viên của Đảng Xã hội Chủ nghĩa Châu Âu (PES). [52]

Hoa Kỳ và Israel vẫn luôn cho rằng Arafat là kẻ đứng sau nhiều vụ khủng bố ở Trung Đông. Nhà Trắng đã xác định FATAH và PLO là những tổ chức khủng bố và đã đóng cửa Văn phòng Thông tin Palestine vào năm 1987. [53]

Năm 1970 FATAH lên kế hoạch và thực thi vụ ám sát quốc vương Hussein bin Talal của Jordan, nhưng không thành. [54] Tháng 9 năm đó, FATAH liên tục bắt cóc 3 máy bay dân dụng từ Anh, Đức và Thụy Sỹ ngay trước ống kính truyền hình. Bọn khủng bố tuyên bố rằng bắt cóc máy bay còn có hiệu ứng cao hơn là giết cả trăm người Israel trong trận chiến. [55]

Năm 1972, tổ chức khủng bố “Tháng 9 Đen”, một phe vũ trang của FATAH, đã tiến hành vụ tấn công khủng bố thảm sát các vận động viên Israel tại Thế Vận Hội ở Munich. Kẻ lên kế hoạch và thực hiện toàn bộ vụ khủng bố này là Ali Hassan Salameh, chính là quan chức an ninh cấp cao nhất của Arafat, cũng là người phụ trách tổ chức tình báo FATAH. Ngoài 11 người Israel bị giết trong vụ tấn công này, còn có một cảnh sát người Tây Đức cũng bị chết. [56] Arafat là một trong những chiến binh đầu tiên nhắm vào thường dân vô tội trong quá trình hoạt động của ông ta.

4.2 Mối quan hệ giữa ĐCSTQ và tổ chức al-Qaeda

ĐCSTQ đã có những tiếp xúc sâu rộng với tổ chức al-Qaeda, bắt đầu là bí mật cộng tác với Taliban, phiến quân che chở cho bin Laden. Năm 1980, ngoài phái đi 300 cố vấn quân sự đến căn cứ quân sự của chiến binh thánh chiến du kích (mujahideen) ở Afghanistan, ĐCSTQ còn mở trại huấn luyện quân sự ở Kashgar và Hotan ở Tân Cương để dạy sử dụng vũ khí, sách lược đấu tranh, kỹ thuật tuyên truyền và chiến tranh gián điệp.

Tân Cương trở thành căn cứ huấn luyện tổ chức thánh chiến Afghanistan để chiến đấu với Liên Xô. Đến khi Liên Xô rút quân khỏi Afghanistan, quân đội Trung Quốc đã huấn luyện được ít nhất mấy nghìn phần tử thánh chiến, cung cấp cho chúng súng máy, bệ phóng tên lửa, cũng như tên lửa đạn đạo đất đối không, tổng cộng có trị giá từ 2~4 tỷ USD. [57]

Sau khi Taliban nắm quyền ở Afghanistan, cũng như thời kỳ Taliban che chở cho bin Laden, ĐCSTQ vẫn luôn giữ quan hệ mật thiết với Taliban và al-Qaeda. Mặc dù al-Qaeda tấn công khủng bố vào Đại sứ quán Mỹ và Hải quân Mỹ, còn Taliban vẫn từ chối giao nộp bin Laden cho Liên Hợp Quốc, nhưng ĐCSTQ vẫn luôn phản đối lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc đối với Taliban. Năm 1998, Hoa Kỳ dùng tên lửa hành trình tập kích các căn cứ của al-Qaeda. Chính quyền Trung Cộng lại bỏ ra 10 triệu USD cho al-Qaeda mua tên lửa đạn đạo chưa nổ của Hoa Kỳ để cải tiến công nghệ của chúng. [58]

Đồng thời, ĐCSTQ còn tiếp tục cung cấp công nghệ quân sự nhạy cảm cho các quốc gia đỡ đầu cho chủ nghĩa khủng bố. [59] Cuối năm 2000, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đề xuất các biện pháp trừng phạt Taliban, để ép Taliban đóng cửa trại huấn luyện phần tử khủng bố của bin Laden trên lãnh thổ nước này, nhưng Trung Quốc đã bỏ phiếu trắng. Sau đó, ĐCSTQ tiếp tục bí mật đàm phán với Taliban, và đạt được thỏa thuận để Tập đoàn Công nghệ Huawei giúp Taliban xây dựng hệ thống liên lạc quân sự rộng khắp trên toàn lãnh thổ Afghanistan [60] Vào ngày diễn ra vụ tấn công khủng bố 11/9, Trung Quốc và các quan chức Taliban đã ký kết một giao kèo mở rộng hợp tác kinh tế và khoa học kỹ thuật. [61]

Điều khiến người ta phải bàng hoàng là, sau vụ tấn công 11/9, hai sỹ quan quân đội Trung Quốc được tung hô là anh hùng vì là tác giả của cuốn sách mang tên “Chiến tranh không giới hạn” được xuất bản năm 1999. Trong cuốn sách này, họ đưa ra ý tưởng nếu Trung tâm Thương mại Thế giới ở New York bị tấn công, nó sẽ đẩy Hoa Kỳ vào tình huống tiến thoái lưỡng nan hết sức phức tạp. Hai tác giả này còn gọi al-Qaeda là một tổ chức có năng lực tổ chức hành động như thế. [62] Như vậy cũng đủ để nói ý tưởng “chiến tranh không giới hạn” của Trung Cộng đã cung cấp lý luận chỉ đạo cho các hoạt động sau này của bin Laden.

Sau vụ tấn công khủng bố 11/9, khi Hội đồng Bảo An Liên Hợp Quốc áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với chính quyền Taliban, thì Trung Quốc không những chỉ bỏ phiếu trắng, mà còn phái đi cán bộ quân sự đến hỗ trợ Taliban ngay sau khi quân đội Mỹ bắt đầu không kích ở Afghanistan. Cũng chính là sau vụ 11/9 mà các cơ quan tình báo Mỹ mới phát hiện ra ZTE và Huawei – hai công ty công nghệ có liên hệ với quân đội Trung Quốc đang giúp đỡ quân đội Taliban thiết lập mạng điện thoại tại thủ đô Kabul của Afghanistan. [63]

Năm 2004, có tin tiết lộ rằng các cơ quan tình báo Trung Quốc đã lợi dụng các công ty trá hình để giúp bin Laden gây quỹ và rửa tiền ở các thị trường tài chính trên khắp thế giới. [64]

Khi Bức tường Berlin sụp đổ, khối cộng sản cũng đứng trước nguy cơ sụp đổ. Vì đã kế thừa y bát của Liên Xô, ĐCSTQ rơi vào thế đơn độc chống đỡ áp lực cực lớn của thế giới tự do. Chính lúc Mỹ và thế giới tự do bắt đầu tập trung chỉ trích chính quyền cộng sản chuyên chế thì sự kiện 11/9 phát sinh. Trật tự ưu tiên thay đổi mạnh mẽ, thế giới tự do phải gác lại kế hoạch chống cộng sản, toàn diện chuyển sang đánh chủ nghĩa khủng bố. Việc này đã cho ĐCSTQ cơ hội tiếp thêm hơi thở mà tiếp tục mở rộng chủ nghĩa cộng sản.

Khi phương Tây khai chiến ở Trung Đông thì sự chuyển dịch tài sản trên quy mô lớn giữa Trung Quốc và Mỹ đang âm thầm diễn ra. Chủ nghĩa cộng sản lại lợi dụng được nguồn dinh dưỡng của tư bản để xây dựng một siêu cường nữa.

Những hỗn loạn mà chủ nghĩa khủng bố gây ra khiến thế giới tự do phải chuyển hướng chú ý khỏi mối nguy cộng sản, hoãn lại mâu thuẫn chính giữa thiện và ác, mà đó mới chính là nhân tố làm suy kiệt thế giới chúng ta.

5. Mối liên minh ẩn hình giữa chủ nghĩa khủng bố và cánh tả cấp tiếp phương Tây

Một nhà soạn nhạc đương đại người Đức từng nói: “Đó là tác phẩm nghệ thuật vĩ đại nhất tồn tại trong cả vũ trụ.” Điều ông nói đến không phải là Bản Giao hưởng Số 9 của Beethoven, mà là vụ tấn công khủng bố 11/9. [65]

Sau sự kiện khủng bố 11/9, các phần tử trí thức cánh tả cấp tiến phương Tây đã hoan hô vụ tấn công và biện hộ cho thủ phạm. Một tác giả Mỹ đã ca ngợi các phần tử khủng bố đã đánh sập “Tòa Tháp Babel” (chỉ Trung tâm Thương mại Thế giới) vì những sai trái mà Hoa Kỳ đã phạm phải. Mấy ngày sau vụ tấn công này, một nhà soạn kịch người Ý, người đoạt giải Nobel văn học nói: “Những kẻ đầu cơ ở đó [phố Wall] mải mê trong cái nền kinh tế mỗi năm giết chết hàng chục triệu người trong nghèo khó – thế thì 20.000 người chết ở New York đã là gì?” [66] Có vị giáo sư của phân hiệu Boulder của Đại học Colorado ví những người làm việc ở Trung tâm Thương mại Thế giới là “đám Eichmann nhỏ”, ý chỉ một trong những kẻ đầu sỏ của vụ thảm sát người Do Thái của Đức Quốc Xã). [67]

Với hy vọng ngăn cản Hoa Kỳ can thiệp quân sự ở Afghanistan và Iraq, các thế lực cánh tả cấp tiến đã liên hợp lại phát động phong trào phản chiến trên quy mô lớn.

Có giáo sư cánh tả cấp tiến ở một trường đại học hàng đầu của Hoa Kỳ, phát biểu tại trường này rằng Hoa Kỳ là “quốc gia chủ nghĩa khủng bố lớn nhất”, và rằng Washington có kế hoạch phát động một “cuộc diệt chủng” ở Afghanistan. [68]

Cánh tả tổ chức các cuộc thỉnh nguyện vì hòa bình và thảo luận trên khắp nước Mỹ. Khi cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ ở Afghanistan đang bừng bừng khí thế, thì vị giáo sư kia dành hai tuần để sang Ấn Độ phát tán tin đồn tới hàng triệu người Hồi giáo và đạo Hin-đu. Ông ta cáo buộc Hoa Kỳ có kế hoạch sát hại 3~4 triệu người Afghanistan bằng cách bỏ đói.

Có vị giáo sư ở Đại học Columbia nói “cá nhân ông ta muốn gặp một triệu người Mogadishu“. [69] Trong Trận chiến Mogadishu năm 1993, binh lính được huấn luyện của al-Qaeda đã phục kích lực lượng đặc nhiệm của Mỹ tại Somalia, giết chết 18 lính Mỹ.

Phong trào phản chiến do cánh tả cấp tiến khởi xướng này nhắm vào Hoa Kỳ nhằm cảm trở những nỗ lực của Hoa Kỳ trong cuộc chiến chống khủng bố.

Tháng 2/2003, một tháng trước khi Mỹ tấn công Iraq, bin Laden đã phát đi một đoạn thu âm qua Đài Truyền hình Al Jazeera, kêu gọi mọi người đứng lên chống lại quân đội Mỹ trên đường phố. Ông ta công khai tuyên bố: “Lợi ích của người Hồi giáo và lợi ích của người theo chủ nghĩa xã hội gặp nhau tại cuộc chiến chống quân thập tự chinh.” [70]

ANSWER (Act Now to Stop War and End Racism) – Tổ chức Hành động Chấm dứt Chiến tranh và Phân biệt Chủng tộc – là một tổ chức phản chiến xuất hiện nhiều trên truyền thông. Thành viên của tổ chức này hầu hết là người theo chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản, và cánh tả hay cấp tiến.

Nhiều nhà sáng lập của tổ chức này có quan hệ với “Trung tâm Hành động Quốc tế” (International Action Center) và “Đảng Thế giới Công nhân” (Workers World Party), một đảng cộng sản cấp tiến. Như vậy, ANSWER thực chất là lực lượng tiền tuyến, đứng cùng chiến tuyến với chủ nghĩa cộng sản của Stalin. Tham gia phong trào phản chiến còn có tổ chức “Không được lấy Danh nghĩa của Chúng tôi” (Not in Our Name), một tổ chức mặt tiền của Đảng cộng sản Cách mạng (Revolutionary Communist Party), một đảng theo chủ nghĩa Marx-Lenin có liên hệ với chính quyền cộng sản Trung Quốc. [71]

Ngoài việc tích cực giải tội cho các phần tử khủng bố và tổ chức các phong trào phản chiến, cánh tả trong cộng đồng luật còn dốc lòng phản đối Luật Người Yêu Nước do Quốc hội vừa thông qua sau vụ 11/9 nhằm tăng cường năng lực chống khủng bố cho Hoa Kỳ. Trước khi dự luật này được thông qua, Cục Điều tra Liên bang FBI đã phải đợi tới bảy năm mới bắt được Sami al-Arian, giáo sư về khoa học máy tính Đại học Nam Florida, kẻ tài trợ cho các phần tử khủng bố. Nếu như có Luật Người Yêu Nước từ sớm thì việc bắt giữ Arian sớm có lẽ đã tránh được vụ tấn công ngày 11/9. [72]

Tộc trưởng mù Omar Abdel-Rahman, kẻ lên kế hoạch đánh bom Trung tâm Thương mại Thế giới năm 1993, đã bị xử tù chung thân vào năm 1995. Luật sư biện hộ cho ông ta là Lynne Stewart đã mượn cơ hội đến thăm Abdel-Rahman trong tù và chuyển lời nhắn của Abdel-Rahman tới các môn đồ của ông ta ở Trung Đông, bảo họ hãy tiếp tục các hoạt động khủng bố. Năm 2005, Stewart đã bị phán quyết có tội. Điều khiến người ta kinh ngạc là, sau khi bị phán quyết có tội, bà ta lại trở thành thần tượng chính trị của cánh tả, nhiều lần được mời đến diễn giảng tại các trường đại học, trường luật và các nơi khác. [73]

Một nghiên cứu năm 2004 của học giả người Mỹ David Horowitz có tiêu đề “Liên minh vô đạo: Hồi giáo cấp tiến và cánh tả Mỹ” (Unholy Alliance: Radical Islam and the American Left) đã tiết lộ mối liên hệ hiểm ác giữa các phần tử Hồi giáo cực đoan và cánh tả cấp tiến. Theo phân tích của ông, cánh tả cấp tiến trên khắp thế giới đã bao che cho các phần tử thánh chiến Hồi giáo. [74]

Đứng cùng chiến tuyến với những kẻ khủng bố chống lại các nước dân chủ phương Tây là một sách lược trong cuộc trường chinh của cánh tả cấp tiến nhằm hủy hoại xã hội phương Tây từ bên trong. Họ sẵn sàng dùng mọi đoạn nhằm đạt được mục tiêu này. Mặc dù hình thái ý thức của cánh tả trên bề mặt không có quan hệ gì với Hồi giáo cực đoan, nhưng do cả hai đều có mục tiêu như nhau, bởi vậy đã kết thành liên minh nguy hiểm chống lại thế giới phương Tây và trở thành công cụ đắc lực cho chủ nghĩa cộng sản.

Lời kết

Từ Công xã Paris, bạo lực nhà nước và chính sách khủng bố của Lenin đến những cuộc bức hại do nhà nước bảo trợ của ĐCSTQ, chủ nghĩa cộng sản luôn lấy chủ nghĩa khủng bố để thực hiện mục tiêu của nó. Hơn nữa, bên ngoài các nước cộng sản, chủ nghĩa cộng sản còn thao túng nhiều nhóm người, nhiều người tiến hành khủng bố, gây bất ổn trên khắp thế giới, và tung hỏa mù đánh lạc hướng kẻ thù. Những tiến bộ về khoa học kỹ thuật lại càng tạo điều kiện cho các phần tử khủng bố uy hiếp những nạn nhân vô tội.

Các phần tử khủng bố dùng bạo lực để đẩy xã hội vào tình trạng rối ren, và dùng sợ hãi để khống chế con người. Chúng vi phạm các giá trị đạo đức phổ quát của nhân loại để đạt được mục đích của mình. Có thể thấy nguồn gốc cộng sản trong những tư tưởng hạt nhân của các phần tử khủng bố, vì chính hình thái ý thức cộng sản chủ nghĩa đã cung cấp cơ sở lý luận cho những giá trị tà ác của chúng.

Nạn nhân chủ yếu của Hồi giáo cực đoan lại là dân tộc và quê hương của chính các phần tử khủng bố kia. Mặc dù truyền thông thường tập trung đưa tin các vụ tấn công khủng bố nhắm vào xã hội phương Tây, nhưng đại đa số những người bị sát hại lại là người Hồi giáo. Tương tự, hơn 100 triệu người bị chủ nghĩa cộng sản tàn sát hầu như đều là những người sống dưới chế độ cai trị của chính quyền cộng sản.

Chủ nghĩa khủng bố không tách rời chủ nghĩa cộng sản. Bản thân chủ nghĩa cộng sản chính là căn nguyên gốc rễ lớn nhất của chủ nghĩa khủng bố trên toàn thế giới. Chừng nào chưa nhổ hết những cái gốc độc ấy thì nhân loại sẽ không có ngày bình yên. Chỉ có nhận rõ vai trò của chủ nghĩa cộng sản trong các hoạt động khủng bố gây tai họa cho thế giới chúng ta, và đứng về phía đạo đức và tín ngưỡng truyền thống, con người mới có thể bảo vệ bản thân khỏi hiểm họa này.

Tài liệu tham khảo

[1] Brian Whitaker, “The Definition of Terrorism,” The Guardian, May 7, 2001, https://www.theguardian.com/world/2001/may/07/terrorism.

[2] “Lenin and the Use of Terror,” World Future Fund, accessed November 17, 2018, https://www.worldfuturefund.org/wffmaster/Reading/Quotes/leninkeyquotes.htm.

[3] Karl Kautsky, Terrorism and Communism: A Contribution to the Natural History of Revolution (1919), accessed November 17, 2018, https://www.marxists.org/archive/kautsky/1919/terrcomm/index.htm.

[4] Carey Goldberg, “‘Red Saturday’ Not Such a Celebration for Lenin,” Associated Press, April 21, 1990,https://apnews.com/0f88bdb24ea112b606c9c56bca69e9dd; Francis X. Clines, “Upheaval in the East; Soviet Congress Debates New Presidency,” The New York Times, March 13, 1990, https://www.nytimes.com/1990/03/13/world/upheaval-in-the-east-soviet-congress-debates-new-presidency.html.

[5] Brian Crozier, The Rise and Fall of the Soviet Empire(Rocklin, CA: Prima Lifestyles, 2000).

[6] Stanislav Lunev, Through the Eyes of the Enemy: The Autobiography of Stanislav Lunev (Washington, D.C.: Regnery Publishing, Inc., 1998), 80.

[7] “The KGB’s Terrorist Footprints,” The Washington Post, September 23, 1981,https://www.washingtonpost.com/archive/politics/1981/09/23/the-kgbs-terrorist-footprints/16f129fd-40d7-4222-975c-6e39044768bf/?utm_term=.0f15a9d808da.

[8] Ion Mihai Pacepa, “Russian Footprints,” National Review, August 24, 2006, https://www.nationalreview.com/2006/08/russian-footprints-ion-mihai-pacepa/.

[9] Ion Mihai Pacepa and Ronald Rychlak, Disinformation: Former Spy Chief Reveals Secret Strategies for Undermining Freedom, Attacking Religion, and Promoting Terrorism (Washington, D.C.: WND Books, 2013), Chapter 33.

[10] “A Sampling of Chinese Public Opinion Following the 9/11 Terrorist Attacks,” [〈911恐怖分子袭击事件之后:国内言论摘登〉] Modern China Studies [《當代中國研究》] (2001, Fourth Issue), https://www.modernchinastudies.org/us/issues/past-issues/75-mcs-2001-issue-4/596-911.html. [In Chinese]

[11] Paul Berman, “The Philosopher of Islamic Terror,” The New York Times Magazine, March 23, 2003, https://www.nytimes.com/2003/03/23/magazine/the-philosopher-of-islamic-terror.html.

[12] Raymond Ibrahim, “Ayman Zawahiri and Egypt: A Trip Through Time,“ The Investigative Project on Terrorism: A Special Report, November 30, 2012, https://www.investigativeproject.org/3831/ayman-zawahiri-and-egypt-a-trip-through-time.

[13] Dale C. Eikmeier, Qutbism: An Ideology of Islamic-Fascism, Defense Technical Information Center, March 2007, accession number ADA485995, https://www.dtic.mil/docs/citations/ADA485995.

[14] Hassan Hassan, The Sectarianism of the Islamic State: Ideological Roots and Political Context (Washington: Carnegie Endowment for International Peace, June 2016), 26, https://carnegieendowment.org/files/CP_253_Hassan_Islamic_State.pdf.

[15] Andrew McGregor, “Al-Qaeda’s Egyptian Prophet: Sayyid Qutb and the War On Jahiliya,” Terrorism Monitor 1, No. 3, May 4, 2005, https://jamestown.org/program/al-qaedas-egyptian-prophet-sayyid-qutb-and-the-war-on-jahiliya/.

[16] Robert R. Reilly, The Roots of Islamist Ideology (London: Centre for Research into Post-Communist Economies, February 2006), 4, https://crce.org.uk/briefings/islamistroots.pdf.

[17] Berman, “The Philosopher of Islamic Terror.”

[18] McGregor, “Al-Qaeda’s Egyptian Prophet,” https://jamestown.org/program/al-qaedas-egyptian-prophet-sayyid-qutb-and-the-war-on-jahiliya/.

[19] A. E. Stahl, “‘Offensive Jihad’ in Sayyid Qutb’s Ideology,” International Institute for Counter-Terrorism, March 24, 2011, https://www.ict.org.il/Article/1097/Offensive-Jihad-in-Sayyid-Qutbs-Ideology#gsc.tab=0.

[20] McGregor, “Al-Qaeda’s Egyptian Prophet.”

[21] Stahl, “‘Offensive Jihad’ in Sayyid Qutb’s Ideology.”

[22] McGregor, “Al-Qaeda’s Egyptian Prophet.”

[23] Roxanne L. Euben, “Mapping Modernities, ‘Islamic’ and ‘“Western,’” in Border Crossings: Toward a Comparative Political Theory, ed. Fred Reinhard Dallmayr (Lanham, Md.: Lexington Books, 2013), 20.

[24] Vladimir Lenin, What Is to Be Done? Trans. Joe Fineberg and George Hanna, accessed November 17, 2018, https://www.marxists.org/archive/lenin/works/1901/witbd/.

[25] Glenn E. Robinson, “Jihadi Information Strategy: Sources, Opportunities, and Vulnerabilities,” in Information Strategy and Warfare: A Guide to Theory and Practice, eds. John Arquilla and Douglas A. Borer (London: Routledge, 2007), 92.

[26] Như trên.

[27] Như trên.

[28] McGregor, “Al-Qaeda’s Egyptian Prophet.”

[29] “Impaling Leninist Qutbi Doubts: Shaykh Ibn Jibreen Makes Takfir Upon (Declares as Kufr) the Saying of Sayyid Qutb That Islam Is a Mixture of Communism and Christianity,” January 2, 2010, https://www.themadkhalis.com/md/articles/bguiq-shaykh-ibn-jibreen-making-takfir-upon-the-saying-of-sayyid-qutb-that-islam-is-a-mixture-of-communism-and-christianity.cfm.

[30] Damon Linker, “The Marxist Roots of Islamic Extremism,”The Week, March 25, 2016, https://theweek.com/articles/614207/marxist-roots-islamic-extremism.

[31] Charles Moscowitz, Islamo-Communism: The Communist Connection to Islamic Terrorism (City Metro Enterprises, 2013), Introduction.

[32] Antero Leitzinger, “The Roots of Islamic Terrorism,” The Eurasian Politician, No. 5 (April–September 2002), https://users.jyu.fi/~aphamala/pe/issue5/roots.htm.

[33] Lawrence Wright, The Looming Tower: Al-Qaeda and the Road to 9/11 (New York: Knopf Publishing Group, 2006), 21.

[34] Dawn Perlmutter, Investigating Religious Terrorism and Ritualistic Crimes (New York: CRC Press, 2004), 104.

[35] The 9/11 Commission Report, The National Commission on Terrorist Attacks Upon the United States, 55, https://www.9-11commission.gov/report/911Report.pdf.

[36] Michael Scheuer, Through Our Enemies’ Eyes: Osama bin Laden, Radical Islam, and the Future of America, 2nd ed. (Washington: Potomac Books, 2006), 114.

[37] Lawrence Wright, The Looming Tower: Al-Qaeda and the Road to 9/11 (New York: Knopf Publishing Group, 2006), 36.

[38] Lawrence Wright, “The Man Behind Bin Laden: How an Egyptian Doctor Became a Master of Terror,” The New Yorker, September 16, 2002, https://www.newyorker.com/magazine/2002/09/16/the-man-behind-bin-laden.

[39] Lawrence Wright, The Terror Years: From Al-Qaeda to the Islamic State (New York: Vintage Books, 2016), 17.

[40] Wright, The Looming Tower, 36.

[41] Glenn E. Robinson, “The Four Waves of Global Jihad, 1979–2017,” Middle East Policy 24, No. 3 (Fall 2017), 70, https://www.researchgate.net/publication/319160351_The_Four_Waves_of_Global_Jihad_1979-2017.

[42] Robinson, “Jihadi Information Strategy,” 88.

[43] Robinson, “The Four Waves of Global Jihad,” 85.

[44] Anthony Bubalo and Greg Fealy, “Between the Global and the Local: Islamism, the Middle East, and Indonesia,” The Brookings Project on U.S. Policy Towards the Islamic World, No. 9 (October 2005), 7, https://www.brookings.edu/wp-content/uploads/2016/06/20051101bubalo_fealy.pdf.

[45] Robert Manne, “Sayyid Qutb: Father of Salafi Jihadism, Forerunner of the Islamic State,” The ABC, November 7, 2016, https://www.abc.net.au/religion/articles/2016/11/07/4570251.htm.

[46] Joshua Sinai, “Mining the Roots of the ‘Why and How’ of Terrorism,” review of The Mind of the Islamic State: ISIS and the Ideology of the Caliphate, by Robert Manne, The Washington Times, October 31, 2017, https://www.washingtontimes.com/news/2017/oct/31/book-review-the-mind-of-the-islamic-state-by-rober/.

[47] Seth G. Jones, A Persistent Threat: The Evolution of al Qa’ida and Other Salafi Jihadists (Rand Corp, 2014), 64–65, https://www.rand.org/content/dam/rand/pubs/research_reports/RR600/RR637/RAND_RR637.pdf.

[48] 2011 Report on Terrorism, The National Counterterrorism Center, 14, https://fas.org/irp/threat/nctc2011.pdf.

[49] Country Reports on Terrorism 2016, Bureau of Counterterrorism and Countering Violent Extremism, https://www.state.gov/j/ct/rls/crt/2016/272241.htm.

[50] Alex Nowrasteh, Terrorism and Immigration: A Risk Analysis, Cato Institute, September 13, 2016, https://object.cato.org/sites/cato.org/files/pubs/pdf/pa798_1_1.pdf.

[51] Shi Yanchun, [時延春]“Zhou Enlai and the Middle East,” [〈周恩來與中東〉] Party History in Review [《黨史縱橫》] (2006, First Issue), 7–8. https://waas.cssn.cn/webpic/web/waas/upload/2011/06/d20110602193952375.pdf [In Chinese]

[52] Party of European Socialists, accessed November 17, 2018, https://www.google.com/url?q=https://web.archive.org/web/20130503194245/http:/www.pes.eu/en/about-pes/pes-members/parties&sa=D&ust=1542506434796000&usg=AFQjCNHwfLae215sWQn58IVwbGPeL_N0jg.

[53] “U.S. Orders Closure of Palestine Information Office, Department Statement, September 15, 1987, Transcript,” US Department of State Bulletin, November 1987,https://web.archive.org/web/20090808192756/https://findarticles.com/p/articles/mi_m1079/is_n2128_v87/ai_6198831/.

[54] Andrea L. Stanton, Edward Ramsamy, Carolyn M. Elliott, Peter J. Seybolt, eds., Cultural Sociology of the Middle East, Asia, and Africa: An Encyclopedia, Vol. 1 (Los Angeles: SAGE, 2012), 274.

[55] Stefan Aubrey, The New Dimension of International Terrorism (Zürich: vdf Hochschulverlag AG an der ETH, 2004), 34.

[56] Như trên., 34–36.

[57] S. Frederick Starr, Xinjiang: China’s Muslim Borderland, first ed. (London: Routledge, 2004), 149.

[58] John Hooper, “Claims that China Paid Bin Laden to See Cruise Missiles,” The Guardian, October 20, 2001, https://www.theguardian.com/world/2001/oct/20/china.afghanistan.

[59] Ted Galen Carpenter, “Terrorist Sponsors: Saudi Arabia, Pakistan, China,” The Cato Institute, November 16, 2001, https://www.cato.org/publications/commentary/terrorist-sponsors-saudi-arabia-pakistan-china.

[60] “China’s Role in Osama bin Laden’s ‘Holy War’ On America,” The Population Research Institute, 3, No. 23 (September 19, 2001), https://www.pop.org/chinas-role-in-osama-bin-ladens-holy-war-on-america/.

[61] Yitzhak Shichor, “The Great Wall of Steel: Military and Strategy in Xinjiang,” in Xinjiang: China’s Muslim Borderland, ed. S. Frederick Starr (London: Routledge, 2004), 158.

[62] Qiao Liang and Wang Xiangsui, Chao Xian Zhan (Unrestricted Warfare) (Beijing: Zhongguo shehui chubanshe, 2005), Chapters 2 and 5. [In Chinese]

[63] “Chinese Firms Helping Put Phone System in Kabul,” The Washington Times, September 28, 2001, https://www.washingtontimes.com/news/2001/sep/28/20010928-025638-7645r/.

[64] D. J. McGuire, “How Communist China Supports Anti-U.S. Terrorists,” Association for Asian Research, September 15, 2005, https://www.asianresearch.org/articles/2733.html.

[65] Jamie Glazov, United in Hate: The Left’s Romance with Tyranny and Terror (Los Angeles: WND Books, 2009), Chapter 14.

[66] Như trên.

[67] “Ward Churchill Profile,” Discover the Networks, accessed November 17, 2018, https://www.discoverthenetworks.org/individualProfile.asp?indid=1835.

[68] Glazov, United in Hate, Chapter 14.

[69] “Nicholas De Genova Profile,” Discover the Networks, accessed November 17, 2018, https://www.discoverthenetworks.org/individualProfile.asp?indid=2189.

[70] Glazov, United in Hate, Chapter 14.

[71] Như trên.

[72] Như trên.

[73] “Lynne Stewart Profile,” Discover the Networks, accessed November 17, 2018, https://www.discoverthenetworks.org/individualProfile.asp?indid=861.

[74] David Horowitz, Unholy Alliance: Radical Islam and the American Left (Washington D.C.: Regnery Publishing, Inc., 2004), 37.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/4/21/404079.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/5/4/184332.html

Đăng ngày 16-05-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share