Bài viết của Ban Biên tập Cửu Bình

[MINH HUỆ 19-04-2020] [Chú thích của Ban Biên tập Minh Huệ] Đây là loạt bài tái bản bản dịch của cuốn sách “Ma quỷ đang thống trị thế giới của chúng ta” do Ban Biên tập cửu bình biên soạn. Bản dịch được dịch từ tiếng Trung, có tham khảo tiếng Anh.

Mục lục của cuốn sách

Lời nói đầu
Tự luận: Ma quỷ đang thống trị thế giới chúng ta
Chương 1. 36 kế ma quỷ hủy diệt nhân loại
Chương 2. Khởi phát ở châu Âu
Chương 3. Thảm sát ở phương Đông
Chương 4. Xuất khẩu cách mạng
Chương 5. Thâm nhập vào phương Tây
Chương 6. Tín ngưỡng: Ma quỷ dẫn dắt con người phản đối, bài xích Thần
Chương 7. Gia đình: Ma quỷ đang hủy hoại gia đình của chúng ta
Chương 8. Chính trị: Ma quỷ đang họa loạn các quốc gia của chúng ta
Chương 9. Kinh tế: Mồi nhử của ma quỷ
Chương 10. Pháp luật: Dùng luật pháp để phục vụ ma quỷ
Chương 11. Nghệ thuật: Làm suy đồi nghệ thuật
Chương 12. Giáo dục: Phá hoại giáo dục
Chương 13. Truyền thông: Thao túng truyền thông
Chương 14. Văn hóa phổ biến: Hưởng lạc, phóng túng dục vọng
Chương 15. Khủng bố: Chủ nghĩa cộng sản là nguồn gốc của Chủ nghĩa khủng bố
Chương 16. Bảo vệ môi trường: Bàn tay của chủ nghĩa cộng sản đằng sau lý luận bảo vệ môi trường
Chương 17. Toàn cầu hóa: Mục đích căn bản của chủ nghĩa cộng sản
Chương 18. Dã tâm bá chủ toàn cầu của ĐCSTQ dưới sự an bài của ma quỷ
Kết luận

CHƯƠNG 7: GIA ĐÌNH

Mục lục

Lời dẫn

1. Gia đình truyền thống mà Thần lưu lại cho con người

2. Chủ nghĩa cộng sản lấy tiêu hủy gia đình làm mục tiêu

3. Cái gen dâm loạn của chủ nghĩa cộng sản

4. Chế độ cộng thê của chính quyền cộng sản
4.1 Chế độ cộng thê thời tiền Liên Xô
4.2 Giải phóng tình dục ở Diên An

5. Chủ nghĩa cộng sản hủy hoại gia đình ở phương Tây như thế nào
5.1 Cổ xúy giải phóng tình dục
5.2 Cổ xúy nữ quyền, bãi bỏ gia đình truyền thống
a) Bàn tay của chủ nghĩa cộng sản đằng sau phong trào nữ quyền
b) Hậu quả của phong trào nữ quyền: phá hoại gia đình, bại hoại nhân luân, đảo lộn vai trò giới tính
5.3 Cổ xúy tình dục đồng tính luyến ái và làm biến thái định nghĩa về gia đình
5.4 Cổ xúy quyền ly hôn và quyền phá thai
5.5 Dùng chế độ phúc lợi để khuyến khích gia đình đơn thân
5.6 Cổ xúy văn hóa biến dị

6. Trung Cộng đã phá hủy gia đình như thế nào
6.1 Lấy danh nghĩa bình đẳng nam nữ để phá hoại kết cấu và sự ổn định của gia đình
6.2 Dùng đấu tranh chính trị để gây mâu thuẫn vợ chồng khiến gia đình tan vỡ
6.3 Lấy danh nghĩa khống chế dân số để cưỡng chế phá thai

7. Hậu quả của việc chủ nghĩa cộng sản phá hoại gia đình

Tài liệu tham khảo

Lời dẫn

Bắt đầu từ những năm 1960, các cuộc vận động đi ngược lại truyền thống phương Tây như phong trào nữ quyền hiện đại, giải phóng tình dục, quyền lợi cho người đồng tính v.v.. Nổi lên rầm rộ. Đối tượng đầu tiên bị đả kích là các gia đình truyền thống. Đạo luật Cải cách Luật Gia đình năm 1969 ở Mỹ đã bật đèn xanh cho tình trạng đơn phương ly hôn. Các bang khác cũng theo đó mà ban hành luật tương tự.

Từ những năm 1960 đến những năm 1980 tỷ lệ ly hôn trên kết hôn ở Mỹ đã tăng hơn gấp đôi. Vào những năm 1950, có khoảng 11% trẻ em sinh ra trong những gia đình có kết hôn phải chứng kiến cha mẹ ly hôn, đến những năm 1970, tỷ lệ này đã lên đến 50%. [1] Theo số liệu của Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát Bệnh tật Hoa Kỳ (CDC), năm 2016, hơn 40% trẻ sơ sinh ở Mỹ thuộc diện ngoài giá thú. Vậy mà vào năm 1956, con số này là chưa đến 5%. [2]

Trong xã hội truyền thống phương Đông cũng như phương Tây, sự trinh tiết trong quan hệ giữa nam và nữ vốn được coi là điều đáng trân trọng thì đến nay lại trở thành điều kỳ quặc, thậm chí còn bị đem ra giễu cợt. Cùng với phong trào nữ quyền, phong trào “hôn nhân đồng tính” cũng đặt ra yêu cầu phải định nghĩa lại khái niệm gia đình và hôn nhân. Thậm chí, một giáo sư luật, hiện là thành viên của Ủy ban Cơ hội Bình đẳng Việc làm Liên bang của Hoa Kỳ (U.S. Federal Equal Employment Opportunity Commission), vào năm 2006, còn công bố một tuyên bố có tên là “Vượt lên hôn nhân đồng tính: Tầm nhìn chiến lược mới cho gia đình và các mối quan hệ của chúng ta”. Nó đề xướng mọi người có thể tùy theo nguyện vọng của mình mà lập gia đình dưới bất cứ hình thức nào (kể cả chế độ đa phu, đa thê, hôn nhân đồng tính v.v.). Vị giáo sư này còn cho rằng gia đình và các quan hệ hôn nhân truyền thống không nên được hưởng nhiều quyền hợp pháp hơn các loại hình “gia đình” khác. [3]

Ở các trường công lập, quan hệ trước hôn nhân, quan hệ đồng tính, vốn bị cấm trong xã hội truyền thống suốt mấy nghìn năm qua, nay không những được coi là bình thường mà thậm chí có trường học còn ngầm hoặc công khai cổ vũ, cho rằng giáo dục học sinh theo quan niệm truyền thống là vô nhân đạo, mà cần phải để cho xu hướng giới tính của trẻ em được “tự do” phát triển, theo đó mà tỷ lệ người đồng tính luyến ái, lưỡng tính luyến ái, chuyển giới, v.v. Gia tăng rõ rệt. Đơn cử năm 2012, Khu Trường học trên Đảo Rhode của Mỹ cấm tổ chức khiêu vũ cho cha và con gái, trò chơi bóng chày cho mẹ và con trai, vốn là một truyền thống của trường học thể hiện vai trò giới tính tự nhiên – tuyên bố rằng các trường công lập không có quyền nhồi nhét vào đầu trẻ em những quan niệm như trẻ em nữ thích nhảy múa, trẻ em nam thích chơi bóng chày. [4]

Xu thế gia đình truyền thống dần bị tiêu hủy giờ đã rõ, chủ trương “bãi bỏ gia đình” trước khi thực hiện lời hứa hẹn “bãi bỏ giai cấp” của chủ nghĩa cộng sản đã trở thành hiện thực.

Trong xã hội phương Tây, hiện tượng tiêu hủy gia đình biểu hiện ở rất nhiều phương diện, không chỉ do tác động của các phong trào như nữ quyền, giải phóng tình dục, đồng tính luyến ái mà còn được xã hội phe cánh tả, cấp tiến… hậu thuẫn một cách công khai hoặc âm thầm bằng pháp luật, diễn giải luật, và chính sách kinh tế và được các nhà tư tưởng học của nó tung hô dưới danh nghĩa “tự do”, “bình đẳng”, “quyền lợi”, “giải phóng” v.v.. Những nhân tố này lôi cuốn, dẫn dắt người ta vứt bỏ và làm biến dị quan niệm hôn nhân và gia đình truyền thống.

Những cái gọi là trào lưu, phong trào tư tưởng hiện đại này, bắt đầu từ đầu thế kỷ 19, mang đậm dấu ấn của chủ nghĩa cộng sản. tà linh cộng sản rất giỏi liên tục biến hóa và lừa gạt con người, khiến người ta hết lần này đến lần khác bị mê hoặc trong những khẩu hiệu bề ngoài rất dễ nghe, không rõ là mình ủng hộ điều gì khi thông qua những chính sách và tư tưởng này, cuối cùng chìm đắm ngày càng sâu vào thế giới quan với những thước đo được xây dựng theo tư tưởng của chủ nghĩa cộng sản. Cục diện gia đình truyền thống bị hủy hoại, tư tưởng con người bị biến dị mà chúng ta chứng kiến ngày nay, kỳ thực là kết quả của kế sách xảo quyệt được thực thi từng bước một của tà linh cộng sản trong gần 200 năm qua.

Hậu quả trực tiếp của cục diện này là gia đình – nhân tố cơ bản để ổn định xã hội bị phá hoại, đạo đức truyền thống do Thần lưu lại bị phá hủy, chức năng của gia đình trong việc truyền thừa, bồi dưỡng tín ngưỡng và giá trị quan truyền thống cho thế hệ sau bị mất đi, khiến cho thế hệ trẻ không còn được câu thúc bởi quan niệm truyền thống, và dễ dàng bị tà linh cộng sản nắm giữ, khống chế linh hồn.

1. Gia đình truyền thống là do Thần lưu lại cho con người

Trong văn hóa truyền thống phương Đông và phương Tây, hôn nhân là do Thần định đoạt, do “Ông Trời tác hợp”, không thể hủy bỏ. Nam giới và nữ giới đều do Thần tạo ra dựa theo hình tượng của bản thân mình, đều là những chúng sinh bình đẳng trước Thần. Nhưng Thần đồng thời cũng tạo nên sự khác biệt về sinh lý giữa nam và nữ, quy định ra những vai trò khác nhau của nam và nữ.

Trong quan niệm truyền thống phương Tây, người phụ nữ được tạo ra từ xương của người đàn ông, từ thịt người đàn ông. [5] Người chồng phải yêu thương, bảo vệ vợ mình giống như bảo vệ thân thể của mình vậy, thậm chí sẵn sàng “xả thân” để bảo vệ cho vợ. Còn người phụ nữ cũng phải phối hợp và trợ giúp chồng, để cho “hai vợ chồng như một”. Nam giới chịu trách nhiệm vất vả làm lụng nuôi gia đình; phụ nữ “mang nặng đẻ đau”, đều có nguyên nhân từ những tội lỗi khác nhau của con người.

Tương tự, trong văn hóa truyền thống phương Đông, nam giới là dương, tượng trưng cho trời và mặt trời, không ngừng vươn lên, gánh vác trách nhiệm, dầm mưa dãi nắng, bảo vệ gia đình vượt qua khó khăn. Nữ giới là âm, tượng trưng cho đất, lấy đức dày mà chở vạn vật, phải mềm mỏng, biết chăm lo cho mọi người, có nghĩa vụ trợ giúp chồng, dạy dỗ con cái. Nam nữ mỗi người làm tốt vai trò của mình mới có thể đạt được âm dương hòa hợp, con cái mới có thể trưởng thành một cách lành mạnh.

Gia đình truyền thống phát huy chức năng truyền thừa tín ngưỡng, đạo đức, và duy trì ổn định xã hội. Gia đình là cái nôi, là sợi dây gắn kết, truyền thừa các giá trị. Người thầy đầu tiên trong cuộc đời đứa trẻ chính là cha mẹ. Nếu đứa trẻ qua lời nói và cử chỉ mẫu mực của cha mẹ mà học được những đức tính truyền thống tốt đẹp như vô tư, khiêm tốn, biết ơn, kiên nhẫn, như vậy nó sẽ được lợi ích suốt đời.

Cuộc sống hôn nhân truyền thống cũng giúp nam giới và phụ nữ cùng phát triển lành mạnh về mặt đạo đức. Nó đòi hỏi người chồng và người vợ phải có thái độ hoàn toàn mới đối với tình cảm và dục vọng của bản thân, biết quan tâm, bao dung lẫn nhau. Điều này khác biệt rất lớn về bản chất so với việc sống chung, hai người vui vẻ thì ở với nhau, không vui vẻ thì chia tay, kiểu quan hệ này không khác gì quan hệ bạn bè thông thường, cũng không cần ràng buộc bởi hôn nhân. Marx còn cổ xúy cho “tình dục không cần bất cứ ước thúc nào” [6], tất nhiên chính là phải giải thể hôn nhân truyền thống, cuối cùng tiêu hủy gia đình truyền thống.

2. Chủ nghĩa cộng sản lấy tiêu hủy gia đình làm mục tiêu

Chủ nghĩa cộng sản cho rằng gia đình là hình thức tồn tại của chế độ tư hữu. Muốn tiêu hủy chế độ tư hữu thì tất yếu phải tiêu hủy gia đình. Giáo lý của chủ nghĩa cộng sản coi kinh tế là yếu tố then chốt để chỉ đạo quan hệ gia đình, chủ nghĩa của Marx – Freud khi đó lại coi ham muốn nhục dục của con người là then chốt để lý giải vấn đề gia đình, hai tư tưởng này đều có điểm tương đồng là gạt luân lý đạo đức cơ bản của con người sang một bên, tôn sùng vật chất, dục vọng, kỳ thực là biến con người thành con vật. Đó là thứ tư tưởng méo mó hủy hoại gia đình qua việc làm biến dị tư tưởng của con người.

Chủ nghĩa cộng sản có một học thuyết rất mê hoặc lòng người, đó là phải “giải phóng toàn nhân loại”. Đây không chỉ là sự giải phóng mang ý nghĩa kinh tế, nó cũng bao hàm việc “giải phóng” bản thân nhân loại. Đối lập với “giải phóng” là áp bức. Vậy thì sự áp bức nào khiến nhân loại phải “giải phóng” bản thân? Câu trả lời của chủ nghĩa cộng sản là: áp bức đến từ quan niệm của bản thân, quan niệm này bị đạo đức xã hội truyền thống ước chế: chế độ “phụ quyền” trong gia đình truyền thống áp bức phụ nữ, đạo đức về tình dục truyền thống áp bức nhân tính, v.v..

Lý luận về “giải phóng bản thân” của chủ nghĩa cộng sản được các phong trào nữ quyền và đồng tính luyến ái của các thế hệ sau kế thừa và phát triển, dẫn đến các quan niệm phản truyền thống như phản đối gia đình và hôn nhân truyền thống, giải phóng tình dục và đồng tính luyến ái… rầm rộ khởi lên, trở thành công cụ quan trọng để ma quỷ tiêu hủy gia đình. Chủ nghĩa cộng sản phải lật đổ hết thảy quan niệm đạo đức truyền thống, điểm này được thể hiện rõ trong “Tuyên ngôn của chủ nghĩa cộng sản”.

3. Cái gen dâm loạn của chủ nghĩa cộng sản

tà linh cộng sản nghĩ ra trăm phương nghìn kế để phá hoại gia đình truyền thống. Từ đầu thế kỷ 19, nó đã lựa chọn những nhân vật đại biểu cho chủ nghĩa xã hội không tưởng để gieo những hạt mầm tư tưởng của nó. Robert Owen – người khai mở tư tưởng của chủ nghĩa cộng sản đã thành lập công xã chủ nghĩa xã hội không tưởng “Sự hòa hợp mới” tại bang Indiana, Mỹ vào năm 1824 (hai năm sau đã kết thúc thất bại). Vào ngày thành lập công xã, ông ta tuyên bố rằng công xã sẽ giải cứu nhân loại khỏi “tam vị nhất thể của ác ma lớn nhất”; ông ta giải thích từ “ác ma lớn nhất” là: “Tôi muốn chỉ tài sản tư hữu và những tôn giáo và hôn nhân hoang đường dựa trên cơ sở tài sản tư hữu”.

“Nay tôi tuyên bố tới các vị và toàn thế giới, rằng Con người, cho đến giờ phút này, ở mọi nơi trên trái đất này, là nô lệ của “tam vị nhất thể của ác ma lớn nhất mà có thể hợp lại để gây ra tội lỗi cả về tinh thần lẫn thể xác cho toàn nhân loại. Tôi muốn nói đến tư hữu hay tài sản cá nhân – những tôn giáo ngu muội, hoang đường – và hôn nhân dựa trên tài sản cá nhân kết hợp với một trong những tôn giáo hoang đường này.” [7]

Sau khi Owen qua đời, một người theo chủ nghĩa cộng sản không tưởng có tầm ảnh hưởng lớn nữa là Charles Fourier, người Pháp. Tư tưởng của ông ta đã ảnh hưởng sâu sắc đến Marx và những người theo chủ nghĩa Marx sau này. Sau khi ông ta chết, các học trò của ông ta đã mang tư tưởng của ông ta vào Cách mạng năm 1848 và Công xã Paris, sau đó lại truyền sang Mỹ. Fourier là người đầu tiên đưa ra thuật ngữ “nữ quyền” (tiếng Pháp là “féminisme”).

Trong xã hội cộng sản lý tưởng của ông ta (gọi là “Phalanx”), gia đình truyền thống bị dè bỉu, khinh bỉ, phái quần giao hoan lạc được ca tụng để giải phóng hoàn toàn những tình cảm mãnh liệt của con người; ông ta cho rằng xã hội công bằng nên chăm sóc cho những người “yếu thế” (như người già hoặc người khuyết tật), để bảo đảm mọi người đều có “quyền” được thỏa mãn về tình dục. Ông ta cho rằng sự thỏa mãn về tình dục dưới bất cứ hình thức nào, kể cả cuồng dâm, bạo lực tình dục, thậm chí cả sự loạn luân giữa những người trong cùng một gia đình và cả giao phối với súc vật, chỉ cần không phải là cưỡng ép, đều nên được cho phép. Do vậy, có thể nói Fourier là người tiên phong cho “lý luận tình dục đồng giới” – một nhánh của phong trào đồng tính luyến ái (LGBTQ) đương thời.

Dưới ảnh hưởng của Owen và đặc biệt là Fourier, vào thế kỷ 19, tại Mỹ đã xuất hiện mấy chục công xã cộng sản chủ nghĩa không tưởng, nhưng cũng chỉ như phù dung sớm nở tối tàn, sau đó đều thất bại. Tồn tại được lâu nhất trong số đó là Công xã Oneida, thành lập dựa trên cơ sở nền tảng lý luận của Fourier, duy trì được 32 năm. Công xã này xem thường hôn nhân truyền thống một vợ một chồng, cổ xúy việc quần hôn lạm giao. Các xã viên thông qua việc phân phối lại hàng tuần để có cơ hội “công bằng” được “ái ân” với bất cứ người nào mà mình tâm đầu ý hợp. Cuối cùng, người sáng lập John Humphrey Noyes vì lo sợ luật tố tụng của giáo hội đã bí mật bỏ trốn lưu vong, công xã bị ép phải bỏ chế độ cộng thê. Lý thuyết của Noyes sau này trở thành “Kinh Thánh của chủ nghĩa cộng sản”.

Cái gen di truyền dâm loạn của chủ nghĩa cộng sản là hệ quả tất yếu trong lý luận phát triển của nó. Ngay từ lúc bắt đầu, ma quỷ của chủ nghĩa cộng sản đã mê hoặc, khiến con người quay lưng lại với các giáo nghĩa của Thần, phủ nhận Thần, phủ nhận nguồn gốc của tội lỗi (theo đạo Cơ Đốc, tội lỗi là do Adam và Eva – thủy tổ của loài người – phạm phải khi trộm ăn trái cấm trong vườn địa đàng mà Thượng đế không cho phép, sau này chỉ nguồn gốc tai họa và tội ác của con cháu đời sau).

Theo logic này, những vấn đề xã hội, vốn do sự sa đọa về đạo đức của con người gây ra, lại bị quy kết thành do chế độ tư hữu gây ra. Chủ nghĩa cộng sản khiến con người tin rằng tiêu hủy tài sản tư hữu thì con người sẽ không còn phải vì nó mà tranh giành nữa, nhưng cho dù sau khi tài sản đã được công hữu thì con người vẫn có thể tranh giành nhau để được phối ngẫu, do vậy những nhà chủ nghĩa xã hội không tưởng công nhiên đưa ra phương án giải quyết là “chế độ cộng thê”.

“Vườn lạc thú” của cộng sản mà những nhà sáng lập chủ nghĩa cộng sản này sáng tạo ra đã trực tiếp thách thức gia đình truyền thống và cổ xúy cho “chế độ cộng thê”, cho nên các cộng đồng, giáo hội, chính phủ đều cho rằng điều này chính là thách thức đối với luân lý, đạo đức xã hội, do đó họ đã nhất trí lựa chọn hành động để áp chế nó. Tai tiếng bê bối của chế độ “cộng sản cộng thê” của chủ nghĩa cộng sản lan truyền nhanh chóng.

Sự thất bại của công xã chủ nghĩa xã hội không tưởng đã cho Marx và Engels một bài học: Thời cơ công khai tuyên truyền chế độ cộng thê dâm loạn vẫn chưa chín muồi. Mặc dù vậy, mục tiêu “tiêu hủy gia đình” trong “tuyên ngôn của chủ nghĩa cộng sản” vẫn không hề thay đổi, họ đã dùng một phương pháp kín đáo để tuyên truyền về lý luận tiêu hủy gia đình của mình.

Sau khi Marx qua đời, Engels xuất bản cuốn sách “Nguồn gốc của gia đình, chế độ tư hữu và nhà nước theo nghiên cứu của Lewis H. Morgan” để bổ trợ cho lý luận về hôn nhân, gia đình của Marx. Trong sách có đoạn sau:

“[Sự xuất hiện của chế độ một vợ một chồng] là để duy trì nòi giống, mục đích là để sinh con đẻ cái theo bổn phận làm cha mẹ không thể chối bỏ; việc sinh con đẻ cái ấy là cần thiết vì những đứa trẻ sau này sẽ trở thành người kế thừa tài sản của cha chúng. Nó khác với hôn nhân dựa trên tình cảm đôi lứa, khiến hôn nhân không được giải thể theo ý nguyện của mỗi bên.” [8]

Engels gọi “chế độ một vợ một chồng” này là hình thức dựa trên tài sản cá nhân, và rằng sau khi tài sản được công hữu hóa thì một hình thức “hôn nhân” hoàn toàn dựa trên cơ sở tình yêu “hoàn toàn mới” sẽ xuất hiện. Không có sự ước thúc về tài sản, hôn nhân chỉ thuần túy dựa trên sự ái mộ, nghe ra thì thật là cao thượng – nhưng không phải vậy.

Những biện giải của Marx và Engels trong thực tiễn thực thi chủ nghĩa cộng sản lại cho thấy chẳng có chút sức thuyết phục nào. Tình cảm là thứ không đáng tin cậy, hôm nay yêu người này, ngày mai yêu người khác, điều này chẳng phải đồng nghĩa với việc cổ xúy cho tình dục bừa bãi sao? Hiện tượng tình dục bừa bãi sau khi chính quyền cộng sản Liên Xô và Trung Quốc thành lập (xem chương sau) chính là kết quả của việc thực thi chủ nghĩa Marx.

Quan hệ vợ chồng không thể luôn thuận buồm xuôi gió, nhưng lời thệ ước trong hôn nhân truyền thống “sống với nhau đến đầu bạc răng long” chính là lời thệ ước với Thần. Điều này cho thấy, khi bắt đầu cuộc hôn nhân, hai bên đã chuẩn bị tinh thần cho tình huống tình cảm của họ có thể gặp khó khăn trong tương lai, và cả hai cùng đồng lòng quyết tâm đối mặt với mọi hoàn cảnh khó khăn đó. Sợi dây gắn bó hôn nhân không chỉ là tình cảm, mà còn là trách nhiệm, là sự cảm thông, chăm sóc đối với vợ/chồng mình, đối với con cái và gia đình, điều này khiến cho cả hai người trở thành những người đàn ông và phụ nữ trưởng thành, có trách nhiệm và đạo đức.

Trong “Nguồn gốc gia đình, chế độ tư hữu và nhà nước”, Marx và Engels tuyên bố rằng trong xã hội cộng sản thì tài sản được sở hữu chung, việc nhà trở thành nghề nghiệp, sinh con cũng không cần phải trông nom, bởi vì nhà nước sẽ chăm lo và giáo dục trẻ em.

“Như vậy hoàn toàn không cần lo lắng đến bất cứ ‘hậu quả’ gì, mà tất cả điều này chính là nhân tố xã hội – về kinh tế và đạo đức – chủ yếu nhất ngày nay, nó cản trở cô gái hiến dâng hết mình cho chàng trai mà mình yêu. Điều này chẳng phải ngăn trở họ được quan hệ tình dục mà không phải chịu bất cứ ràng buộc nào hay sao? Cùng theo đó, xã hội ngày càng khoan dung và xem nhẹ đối với trinh tiết của người phụ nữ”. [9]

Trong những tuyên bố của Marx, mặc dù thường xuyên xuất hiện những từ ngữ như “tự do”, “giải phóng”, “yêu đương” để che đậy bản chất thực, kỳ thực là cổ xúy, kêu gọi vứt bỏ trách nhiệm đạo đức của con người, khiến cho hành vi của con người hoàn toàn bị dục vọng chi phối. Nhưng ở thời đại của Marx và Fourier, đa số dân chúng vẫn chưa hoàn toàn quay lưng lại với giáo lý của Thần, cho nên người ta vẫn còn khá đề phòng trước tư tưởng dâm loạn của chủ nghĩa cộng sản, mặc dù bản thân Marx cũng không thể tưởng tượng được rằng nhân loại sau thế kỷ 20 lại lấy đủ mọi lý do để tiếp nhận tư tưởng dâm loạn của ông ta và thực thi mục tiêu tiêu hủy gia đình của ông ta.

Ma đỏ đã an bài những kẻ gieo rắc những hạt giống biến dị và dâm loạn, cũng an bài một cách có hệ thống nhằm dẫn dụ nhân loại khuất phục trước dục vọng mà rời xa giáo lý của Thần, dần dần rớt xuống, cuối cùng, để nó thực hiện mục tiêu “tiêu hủy gia đình”, biến dị nhân tính, khiến con người rơi vào sự khống chế của ma đỏ.

4. Chế độ cộng thê của chính quyền cộng sản

Như đã nói bên trên, dâm loạn là cái gen di truyền của chủ nghĩa cộng sản. Marx, người đặt nền móng cho chủ nghĩa cộng sản, đã cưỡng hiếp người hầu gái của ông ta, rồi để đứa con ngoài giá thú đó cho Engels nuôi dưỡng. Engels chung sống với hai phụ nữ là chị em gái. Lenin, lãnh tụ ĐCSLX, ngoại tình với Elena suốt 10 năm, trong khi vẫn qua lại với một cô gái người Pháp; ông ta đã mắc bệnh giang mai vì chơi gái. Một lãnh tụ đảng cộng sản khác là Stalin, cũng dâm loạn vô độ như vậy; ông ta còn lợi dụng vợ của những người khác.

Sau khi giành chính quyền, ĐCSLX đã lập tức thực hiện chế độ cộng sản cộng thê trên quy mô lớn, ĐCSLX lúc đó thậm chí còn được coi là tiên phong trong phong trào “giải phóng tình dục” ở phương Tây. Năm 1990, tạp chí “Tổ quốc” của Nga kỳ số 10 từng tiết lộ toàn bộ hiện tượng cộng thê thời kỳ đầu ở Nga, biểu hiện điển hình của cuộc cách mạng tình dục chính là đời tư của các lãnh tụ Xô-viết như Trotsky, Bukharin, Antonov, Kollontai…, trong đó nói rằng họ tùy tiện như chó giao phối với nhau vậy.

4.1 Chế độ cộng thê thời tiền Liên Xô

Năm 1904, Lenin từng viết: “Ham muốn tính dục có thể khiến năng lượng tinh thần được giải phóng – không phải vì những giá trị gia đình giả tạo, mà phải loại bỏ cục máu đông này đi để cho chủ nghĩa xã hội tiến đến thắng lợi”. [10]

Trong Đại hội III của Đảng Lao động Dân chủ Xã hội Nga, Leon Trotsky đã đề xuất rằng sau khi những người Bolshevik của ĐCSLX giành chiến thắng, sẽ phải xây dựng một lý thuyết mới về quan hệ tình dục. Lý luận của chủ nghĩa cộng sản yêu cầu phải tiêu hủy gia đình, quá độ đến thời kỳ tự do tình dục, đồng thời đề xuất giao toàn bộ trách nhiệm giáo dục trẻ em cho nhà nước.

Năm 1911, trong một bức thư gửi Lenin, Trotsky viết: “Không còn nghi ngờ gì nữa, áp bức tình dục là thủ đoạn chủ yếu của những kẻ nô dịch. Chừng nào còn loại áp bức đó thì đừng nói đến tự do thực thụ. Gia đình, như một tổ chức của giai cấp tư sản, đã tồn tại quá lâu rồi. Chúng ta cần nói nhiều hơn về vấn đề này với người lao động.”

Lenin trả lời: “Không chỉ là gia đình. Mọi cấm đoán về tình dục phải bị xóa bỏ… Chúng ta có thể học hỏi từ phong trào phụ nữ đòi quyền bầu cử [ở Anh đầu thế kỷ 20]: Ngay cả lệnh cấm đối với tình yêu đồng giới cũng phải dỡ bỏ.” [11]

Sau khi ĐCSLX giành chính quyền, ngày 19/12/1917, trong các sắc lệnh của Lenin đã bao gồm những nội dung về “Bãi bỏ hôn nhân” và “Bãi bỏ hình phạt cho đồng tính luyến ái”… [12]

Lúc đó, ở Liên Xô còn có một khẩu hiệu điên cuồng: “Đả đảo liêm sỉ”. Để nhanh chóng đào tạo nên “những con người mới” của chủ nghĩa xã hội, đảng cộng sản Liên Xô đã làm biến dị tư tưởng con người bằng cách cổ xúy người dân xuống đường trần truồng dạo chơi. Họ dạo chơi khắp nơi, điên cuồng kêu gào: “Đả đảo liêm sỉ”, “Liêm sỉ là giai cấp tư sản trong quá khứ của người dân Xô-viết”. [13]

Ngày 19/12/1918 là ngày kỷ niệm ban hành sắc lệnh “bãi bỏ hôn nhân” ở Petrograd, những nhóm người đồng tính nữ tổ chức hoạt động chúc mừng. Trotsky trong cuốn hồi ký của mình đã ghi lại sự việc này. Ông nói, tin tức về hoạt động diễu hành của những người đồng tính nữ khiến Lenin rất vui mừng. Lenin còn khuyến khích nhiều người trần truồng xuống đường hơn: “Hãy tiếp tục nỗ lực, các đồng chí.” [14]

Năm 1923, cuốn tiểu thuyết “Tình yêu giữa ba thế hệ” của Liên Xô đã khiến khái niệm “chủ nghĩa cốc nước” được lan truyền nhanh chóng. Tác giả cuốn tiểu thuyết này là một Chính ủy Nhân dân của Quỹ Phúc lợi Xã hội Alexandra Kollontai, một chiến sĩ của phong trào “giải phóng phụ nữ” tham gia vào mặt trận của ĐCSLX. “Chủ nghĩa cốc nước” mà cuốn tiểu thuyết này ca ngợi, thực chất là một từ chỉ sự “phóng túng tình dục”: Trong xã hội cộng sản chủ nghĩa, nhu cầu thỏa mãn tình dục cũng đơn giản và bình thường như uống một cốc nước. “Chủ nghĩa cốc nước” đã được truyền bá rộng rãi trong công nhân, đặc biệt là trong giới học sinh thiếu niên.

Ở Liên Xô lúc đó, quan hệ tình dục ngoài hôn nhân xuất hiện rộng rãi, quan hệ tình dục trong giới trẻ đã trở nên công khai. “Đạo đức hiện tại của giới trẻ chúng ta nên là như vậy,” bà Smidovich, một người theo chủ nghĩa cộng sản nổi tiếng, tuyên bố trên tờ Pravda vào ngày 21/3/1925 như sau:

“Mỗi đoàn viên thanh niên cộng sản, kể cả học sinh của Rabfak [trường đào tạo của Đảng Cộng sản], đều có quyền được thỏa mãn về tình dục. Khái niệm này đã trở thành một tiên đề, và tiết chế dục vọng là quan niệm của giai cấp tư sản. Nếu có chàng trai nào đó ve vãn một cô gái trẻ, cho dù cô ấy là sinh viên, công nhân hay học sinh thì cô ấy nên đáp ứng mọi đòi hỏi của chàng trai; nếu không, cô ấy sẽ bị coi là ‘con gái’ của giai cấp tư sản, không xứng với danh hiệu người cộng sản chân chính.” [15]

Không chỉ vậy, trong xã hội còn xuất hiện phong trào ly hôn trên diện rộng. Trong cuốn sách “Từ người cộng sản đến người cấp tiến, cánh tả đã phá hoại gia đình và hôn nhân của chúng ta như thế nào”, Paul Kengor đã viết: “Tỷ lệ ly hôn tăng vọt như tên lửa, chưa từng thấy trong lịch sử nhân loại. Trong thời gian ngắn ngủi, gần người dân nào ở Moscow cũng ly hôn.” Năm 1926, tạp chí nổi tiếng của Mỹ tờ The Atlantic (Đại Tây Dương) đã đăng một bài báo có tiêu đề “Người Liên Xô phấn đấu bãi bỏ hôn nhân”, tiết lộ về tình hình kinh hoàng ở Liên Xô lúc đó. [16]

Thời kỳ giải phóng tình dục ở Liên Xô còn xuất hiện hiện tượng “gia đình Thụy Điển” – dù chẳng có gì liên quan đến Thụy Điển cả, mà hoàn toàn là người Nga. Đây là hiện tượng một nhóm lớn cả đàn ông lẫn phụ nữ sống chung với nhau và quan hệ tình dục bừa bãi. Hiện tượng này đã tạo điều kiện cho việc loạn giao và tình dục bừa bãi, đồng tính luyến ái, làm đảo lộn luân lý, hủy hoại gia đình, khiến bệnh tình dục, cưỡng hiếp, v.v. Gia tăng. [17]

Cùng với sự phát triển của các công xã xã hội chủ nghĩa, “gia đình Thụy Điển” cũng nở rộ khắp Liên Xô. Hiện tượng này được coi là “quốc hữu hóa” hay “xã hội chủ nghĩa hóa” phụ nữ. Phong trào “Phụ nữ xã hội chủ nghĩa” ở Yekaterinburg năm 1918 là một ví dụ đau lòng như thế. Sau khi những người Bolshevik chiếm đóng thành phố này, họ đã ban hành một pháp lệnh trên báo “Tin tức Xô-viết”, quy định phụ nữ từ 16 đến 25 tuổi đều phải “xã hội hóa”. Pháp lệnh này được một số quan chức ĐCSLX thực thi, lúc đó có 10 cô gái đã bị “xã hội hóa”. [18]

Tuy nhiên, đến cuối thế kỷ 20, ĐCSLX lại nhanh chóng thắt chặt chính sách về tình dục. Lenin, khi nói chuyện với nhà hoạt động phụ nữ Clara Zetkin, đã lên án mạnh mẽ “chủ nghĩa cốc nước”, chụp cho nó cái mũ “phản chủ nghĩa Marx”, “phản xã hội”. [19] Nguyên nhân là giải phóng tình dục đã gây ra những hậu quả không mong muốn to lớn: nhiều trẻ sơ sinh không ai quan tâm nuôi dưỡng.

Việc giải thể gia đình cuối cùng đã dẫn đến sự tan rã của xã hội.

4.2 Giải phóng tình dục ở Diên An

ĐCSTQ khi mới thành lập cũng xảy ra tình hình giống như Liên Xô. Tất nhiên, đây đều là quả độc của cây độc. Người lãnh đạo thời kỳ đầu là Trần Độc Tú cũng có cuộc sống đời tư phóng túng. Theo hồi ức của Trịnh Siêu Lân, Trần Bích Lan, những nhà cộng sản như Cù Thu Bạch, Thái Hòa Sâm, Trương Thái Lôi, Hướng Cảnh Dư, Bành Thuật Chi đều có tình sử mê loạn, cuồng vọng tình dục thậm chí còn cao trào hơn cả “chủ nghĩa cốc nước” trong thời tiền Liên Xô.

Không chỉ giới lãnh tụ, trong tầng lớp trí thức, tại khu Xô-viết trung ương và khu Xô-viết Ngạc Dự Hoàn thời kỳ đầu mới xây dựng chính quyền, cuộc sống của người dân cũng tràn ngập “tự do tình dục”. Do đề xướng bình đẳng phụ nữ, việc kết hôn và ly hôn hoàn toàn tự do nên xảy ra rất nhiều tình huống “vì để thỏa mãn nhu cầu tình dục mà phương hại đến nhiệm vụ cách mạng”.

Thanh niên ở khu Xô-viết còn thường xuyên lấy cớ là “nhận mẹ nuôi” để tiếp cận quần chúng nhằm tán tỉnh yêu đương, các cô gái trẻ, số người có đến sáu, bảy bạn tình cũng không ít. Theo “Tập văn kiện lịch sử cách mạng khu Xô-viết Ngạc Dự Hoàn (ở Hồ Bắc – Hà Nam – An Huy)”, những cán bộ đảng ở Hồng An, Hoàng Sâm, Hoàng Bì, Quang Sơn “có khoảng 3/4 người có quan hệ tình dục với hàng chục, hàng trăm phụ nữ”. [20]

Cuối xuân năm 1931, khi Trương Quốc Đạo lên nắm quyền ở khu Xô-viết Ngạc Dự Hoàn, đã phát hiện bệnh giang mai phát triển trên diện rộng, đành phải báo cáo trung ương cầu cứu “bác sỹ khám chữa bệnh giang mai”. Nhiều năm sau, trong hồi ký của ông vẫn còn ghi lại những ký ức về tình trạng “tiêu khiển phụ nữ”, “tình dục bừa bãi với phụ nữ” và “những nhân tình của các tướng lĩnh cấp cao” ở khu Xô-viết.

Năm 1937, Lý Khắc Nông đảm nhận chức chủ nhiệm Bát lộ quân đóng tại Bắc Kinh, phụ trách lĩnh quân lương, thuốc men, vật tư. Một lần, bộ chủ quản chính phủ quốc dân nhận được đơn xin thuốc của Bát Lộ Quân, phát hiện phần lớn trong đó là thuốc trị bệnh hoa liễu. Nhân viên phụ trách hỏi Lý Khắc Nông: “Lẽ nào trong quân đội của ngài lại có nhiều người mắc bệnh này vậy sao?” Lý Khắc Nông không biết nói gì, đành phải nói dối là để cho người dân trong vùng trị bệnh. [22]

Vào những năm 1930, tự do tình dục cũng trở thành vấn nạn của chính quyền ĐCSTQ. Giống như Liên Xô, họ không những không giải được vấn đề xã hội, mà còn khiến cho những chiến sỹ hồng quân đã kết hôn bị dao động, lo lắng khi gia nhập quân đội rồi thì vợ sẽ có quan hệ ngoài hôn nhân hoặc ly hôn, do vậy mà ảnh hưởng đến sức chiến đấu của quân đội. Hơn nữa, việc tự do tình dục thái quá này càng khẳng định tiếng ác “cộng tài sản, cộng thê” của nó. Do vậy, các khu Xô viết đành phải công bố các chính sách bảo vệ hôn nhân, hạn chế số lần ly hôn, v.v.

5. Chủ nghĩa cộng sản hủy hoại gia đình ở phương Tây như thế nào

Các loại trào lưu tư tưởng biến dị của tà linh bắt đầu từ thế kỷ 19. Sau hơn 100 năm lột xác, biến hóa ở phương Tây, cuối cùng, chúng đã bùng phát trên quy mô lớn ở Mỹ vào những năm 1960.

Thời gian này, dưới ảnh hưởng của chủ nghĩa Marx mới và các loại hình thái ý thức cấp tiến, các phong trào văn hóa, xã hội bị tà linh thao túng đã xuất hiện ở Mỹ, như Hippie – trào lưu phản văn hóa truyền thống, phong trào cấp tiến cánh tả mới, phong trào nữ quyền và các trào lưu tư tưởng cách mạng tình dục. Những trào lưu tư tưởng này dâng cao mãnh liệt như thủy triều, tấn công dữ dội và ăn mòn thể chế chính trị Mỹ, hệ thống giá trị truyền thống và cơ chế xã hội Mỹ.

Sau đó, nó nhanh chóng trở nên phổ biến ở châu Âu. Quan niệm xã hội, quan niệm gia đình, quan niệm về tình dục và giá trị văn hóa đều trở nên biến dị rất lớn. Cùng lúc đó, các phong trào về quyền đồng tính luyến ái cũng không ngừng dâng cao. Điều này dẫn đến các quan niệm giá trị gia đình truyền thống phương Tây không ngừng suy yếu và các mô hình gia đình truyền thống dần dần suy thoái. Đồng thời, những rối loạn trong xã hội cũng gây nên hàng loạt vấn đề xã hội nghiêm trọng như văn hóa phẩm khiêu dâm tràn lan, hiện tượng nghiện hút, đạo đức tình dục sụp đổ, tỷ lệ tội phạm trong thanh thiếu niên gia tăng, các nhóm người hưởng phúc lợi xã hội tăng thêm v.v..

5.1 Cổ xúy giải phóng tình dục

Giải phóng tình dục (cách mạng tình dục) bắt đầu ở Mỹ vào những năm 1960, sau đó nhanh chóng lan ra khắp thế giới, đây là một đòn giáng mang tính hủy diệt đối với quan niệm đạo đức truyền thống của nhân loại, nhất là quan niệm gia đình truyền thống và đạo đức về tình dục.

tà linh đã chuẩn bị kỹ lưỡng nhằm khiến giải phóng tình dục tàn phá xã hội phương Tây. Lấy phong trào “Tự do tình ái” – cũng gọi là chủ nghĩa cấp tiến về tình dục – làm bàn đạp, chúng dần dần xâm nhập và làm tan rã quan niệm truyền thống, chủ trương hoạt động tình dục dưới bất cứ hình thức nào cũng không nên bị can thiệp, hoạt động tình dục là của cá nhân, kể cả hôn nhân, nạo phá thai, các hành vi dâm loạn đều không cần phải chịu sự chế ước của chính phủ, pháp luật, hay xã hội.

Những người đi theo Charles Fouries và John Humphrey Noyes là những người đầu tiên đưa ra thuật ngữ “tự do tình ái”.

Những người ủng hộ chủ yếu cho phong trào “tự do tình ái” vào thời cận đại đa phần đều là những người theo chủ nghĩa xã hội hoặc những người chịu ảnh hưởng sâu sắc của tư tưởng xã hội chủ nghĩa. Chẳng hạn như Edward Carpenter, nhà triết học xã hội chủ nghĩa tiên phong cho phong trào “tự do tình ái” ở Vương quốc Anh, ông cũng là người khởi xướng phong trào quyền đồng tính luyến ái. Nhà triết học người Anh Bertrand Russell, người khởi xướng nổi tiếng nhất cho phong trào này là người theo chủ nghĩa xã hội công khai, cũng từng là thành viên của Hội Fabian. Ông tuyên bố đạo đức không nên hạn chế sự khoái lạc bản năng của con người, cổ xúy cho hành vi quan hệ tình dục ngoài hôn nhân.

Emile Armand, người đi tiên phong cho phong trào “tự do tình ái” ở Pháp thời kỳ đầu là người theo chủ nghĩa cộng sản vô chính phủ, sau đó dựa trên chủ nghĩa cộng sản xã hội không tưởng của Fourier mà sáng lập nên chủ nghĩa vô chính phủ cá nhân ở Pháp (một loại chủ nghĩa xã hội mở rộng), cổ xúy cho việc lạm dụng tình dục, đồng tính luyến ái, song tính luyến ái; Chummy Fleming, người theo chủ nghĩa vô chính phủ (một nhánh khác của chủ nghĩa xã hội) là người khai sáng cho phong trào “tự do tình ái” ở Úc.

Một thành quả quan trọng của phong trào “tự do tình ái” ở Mỹ là tạp chí Playboy (Công tử hào hoa) được sáng lập vào năm 1953. Tạp chí này sử dụng loại giấy tráng cao cấp với những hình ảnh rực rỡ sắc màu và xa xỉ, mang đến cho người xem một cảm giác sai về “tính nghệ thuật”: những nội dung khiêu dâm, vốn bị coi là dung tục, hạ lưu trong quan niệm truyền thống bỗng chốc nhảy vào xã hội chủ lưu, rồi trở thành một tạp chí giải trí “cao cấp”. Hơn nửa thế kỷ nay, nó đã đem chất độc “tự do tình ái” reo rắc lên con người trên khắp thế giới, mặc sức tấn công vào quan niệm đạo đức truyền thống về tình dục.

Đến giữa thế kỷ 20, cùng với sự thịnh hành của văn hóa Hippie, các quan niệm “tự do tình ái” được chấp nhận phổ biến, cuộc cách mạng tình dục (còn gọi là giải phóng tình dục) cũng chính thức xuất hiện. Cụm từ “cách mạng tình dục” lần đầu được đề xuất bởi Wilhelm Reich, đảng viên Đảng Cộng sản Đức, người sáng lập phương pháp phân tích tinh thần chủ nghĩa cộng sản. Ông đã kết hợp phân tích tinh thần chủ nghĩa Marx và Freud, và cho rằng Marx đã giải phóng con người khỏi “sự bức hại về kinh tế’, còn Freud đã giải phóng con người khỏi sự “áp bức về tình dục”.

Một người khác đặt nền móng cho lý luận “giải phóng tình dục” là Herbert Marcuse theo trường phái Frankfurt. Trong phong trào phản văn hóa ở phương Tây vào những năm 1960, khẩu hiệu “Make Love, not War” (hãy làm tình, đừng đánh nhau) của ông ta đã khiến quan niệm giải phóng tình dục ăn sâu vào tư tưởng con người.

Kể từ đó, cùng với ấn phẩm của nhà động vật học Alfred Kinsey về “Hành vi tính dục của nam giới” và “Hành vi tính dục của nữ giới” và việc sử dụng phổ biến thuốc tránh thai, quan niệm giải phóng tình dục đã bùng phát ở phương Tây vào thập niên 60. Điều đáng chú ý là các học giả đương thời đã phát hiện ra tác phẩm của Alfred Kinsey về hành vi tình dục của nhân loại đã sử dụng các thủ pháp phóng đại, hoặc đơn giản hóa để bóp méo số liệu thống kê, khiến rất nhiều người hiểu nhầm rằng những hành vi quan hệ tình dục ngoài hôn nhân, quan hệ tình dục đồng tính là hiện tượng phổ biến trong xã hội, khiến cho phong trào giải phóng tình dục, đồng tính luyến ái càng như đổ thêm dầu vào lửa. [23]

Bỗng chốc, “giải phóng tình dục” đã trở thành giá trị quan đạo đức thời thượng trong xã hội hiện đại. Trong giới thanh thiếu niên, quan hệ tình dục bừa bãi được coi là bình thường, những cô gái mười mấy tuổi nếu dám thừa nhận mình là trinh nữ thì sẽ bị bạn bè cười nhạo. Các số liệu cho thấy, từ năm 1954 đến năm 1963, trong số người Mỹ đủ 15 tuổi (cũng là lứa thanh niên trong những năm 1960), có 82% đã có quan hệ tình dục trước hôn nhân trước 30 tuổi. [24] Đến những năm 2010, số cô dâu còn trinh trước khi kết hôn chỉ chiếm tỷ lệ 5%; 18% các cô dâu trước khi kết hôn đã có từ 10 bạn tình trở lên. [25] “Tình dục” trở thành chủ đề thịnh hành trong văn hóa đại chúng, các “tác phẩm văn học” thu hút độc giả bởi những đoạn miêu tả về tình dục tràn ngập thị trường, những bộ phim hạng ba “không dành cho trẻ em” được hâm mộ ở khắp các rạp chiếu phim lớn.

5.2 Cổ xúy nữ quyền, bãi bỏ gia đình truyền thống

a) Bàn tay của chủ nghĩa cộng sản đằng sau phong trào nữ quyền

Phong trào nữ quyền là một công cụ quen thuộc mà tà linh cộng sản lợi dụng để phá hoại gia đình. Phong trào nữ quyền thời kỳ đầu (cũng gọi là làn sóng nữ quyền thứ nhất) khởi phát ở châu Âu vào thế kỷ 18, chủ trương phụ nữ nên được hưởng những đãi ngộ bình đẳng như nam giới về các mặt giáo dục, việc làm và chính trị. Đến giữa thế kỷ 19, trung tâm của phong trào nữ quyền từ châu Âu chuyển hướng sang Mỹ.

Khi làn sóng nữ quyền thứ nhất xảy ra, nền tảng xã hội trong quan niệm gia đình truyền thống vẫn thịnh hành như trước, phong trào nữ quyền này cũng không chủ trương trực tiếp thách thức gia đình truyền thống. Những người theo chủ nghĩa nữ quyền có ảnh hưởng thời đó, như Mary Wollstonecraft – người Anh ở thế kỷ 18, Margaret Fuller – người Mỹ ở thế kỷ 19, John Stuart Mill – người Anh ở thế kỷ 19, đều chủ trương phụ nữ sau khi kết hôn nên lấy gia đình làm trọng, tiềm năng của phụ nữ chủ yếu phát triển trong môi trường gia đình, phụ nữ trau bồi bản thân là để làm tốt công việc gia đình (như giáo dục con cái, quản lý gia đình…). Nhưng những phụ nữ đặc biệt giỏi về lĩnh vực nào đó thì không nên chịu bất cứ trở ngại nào, được tự do phát huy tài năng của họ, thậm chí có thể sánh với nam giới.

Sau những năm 1920, khi luật pháp các nước thừa nhận quyền bầu cử của phụ nữ, phong trào nữ quyền thứ nhất dần dần thoái trào. Sau đó, do ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế và Chiến tranh Thế giới lần thứ hai, phòng trào nữ quyền, về cơ bản, đã lặng lẽ chấm dứt.

Cùng lúc đó, tà linh cộng sản cũng sớm gieo rắc mầm mống hủy hoại hôn nhân, gia đình và quan niệm đạo đức về tình dục. Những nhà chủ nghĩa xã hội không tưởng thời kỳ đầu vào thế kỷ 19 đã định ra phương hướng cho phong trào nữ quyền cấp tiến hiện đại. François Marie Charles Fourier, người được coi là “cha đẻ của chủ nghĩa nữ quyền” tuyên bố hôn nhân biến phụ nữ thành tài sản tư hữu. Robert Owen mạt sát hôn nhân là “tội lỗi”. Tư tưởng của những nhà chủ nghĩa xã hội không tưởng này được một loạt những người theo chủ nghĩa nữ quyền kế thừa và phát triển, như Frances Wright – người theo chủ nghĩa nữ quyền vào thế kỷ 19 – kế thừa tư tưởng của Fourier, chủ trương ủng hộ tự do tình dục cho phụ nữ.

Nhà hoạt động nữ quyền người Anh Anna Wheeler kế thừa tư tưởng của Owen, kịch liệt phê phán hôn nhân biến phụ nữ thành nô lệ. Đồng thời, các nhà hoạt động nữ quyền xã hội chủ nghĩa cũng là bộ phận cấu thành quan trọng của phong trào nữ quyền thế kỷ 19. Các tờ báo về nữ quyền có ảnh hưởng nhất ở Pháp lúc đó như tờ nhật báo chủ nghĩa nữ quyền đầu tiên ở Pháp – báo “Tiếng nói phụ nữ” (La Voix des femmes, sau này đổi tên thành La Tribune des Femmes), báo “Phụ nữ tự do” (La Femme libre), “Luận bàn phụ nữ”, “Phụ nữ và chính trị” (La Politique des Femmes), “Bình luận phụ nữ”, v.v. Nhà sáng lập các tờ báo này đều là những người theo tư tưởng của Fourier hoặc Henri de Saint-Simon, một người chủ trương phái hiện đại. Do mối quan hệ mật thiết giữa chủ nghĩa nữ quyền và chủ nghĩa xã hội khi đó, nên chính quyền thường theo dõi nghiêm ngặt hoạt động của những nhóm người này.

Khi làn sóng thứ nhất của phong trào nữ quyền đang bừng bừng khí thế, ma đỏ cũng đồng thời an bài các loại trào lưu tư tưởng cấp tiến nhằm đả kích quan niệm gia đình, hôn nhân truyền thống, làm bước đệm cho các phong trào nữ quyền cấp tiến sau này.

Làn sóng thứ hai của phong trào nữ quyền bắt đầu ở Mỹ vào cuối những năm 1960, sau đó phổ biến sang Tây Âu và Bắc Âu, rồi phát triển nhanh chóng ra khắp thế giới. Xã hội Mỹ vào cuối thập niên 60 bước vào thời kỳ bất ổn, cùng với các phong trào nhân quyền, phong trào phản đối Chiến tranh Việt Nam, các loại trào lưu tư tưởng xã hội cấp tiến đồng loạt ngóc đầu dậy. Lợi dụng bối cảnh có một không hai này, chủ nghĩa nữ quyền thừa cơ lại xuất hiện với diện mạo biến thái, làm mưa làm gió trên thế giới.

Viên gạch đầu tiên đặt định cho làn sóng thứ hai này của phong trào nữ quyền là cuốn “Bí ẩn nữ tính” (The Feminine Mystique) của Betty Friedan xuất bản năm 1963 và Tổ chức Phụ nữ Quốc gia (NOW). Bà ta đứng từ góc độ phụ nữ trong gia đình trung lưu ở nông thôn để kịch liệt phê phán vai trò của phụ nữ trong gia đình truyền thống, cho rằng hình tượng bà nội trợ vui vẻ, mãn nguyện, hạnh phúc của gia đình truyền thống là tư tưởng mê muội do cái gọi là “xã hội nam quyền” nhào nặn nên. Bà ta gọi gia đình trung lưu ở ngoại ô là “trại tập trung thoải mái của phụ nữ Mỹ”, và phụ nữ hiện đại có giáo dục nên nhảy thoát khỏi cảm giác thỏa mãn với cuộc sống chỉ biết phụ trợ cho chồng và dạy dỗ con cái, họ nên thoát khỏi sự ràng buộc của gia đình để khẳng định giá trị chân chính của bản thân. [26]

Mấy năm sau, những nhà chủ nghĩa nữ quyền cấp tiến hơn đã lập ra các Tổ chức Phụ nữ Quốc gia để kế tục và phát triển tư tưởng nữ quyền của Betty Friedan. Họ cho rằng phụ nữ từ xưa đến nay đều bị áp bức dưới chế độ phụ quyền. Họ quy kết “gia đình” là căn nguyên khiến phụ nữ phải chịu áp bức, họ chủ trương phải cải biến hoàn toàn chế độ xã hội, thay đổi triệt để văn hóa truyền thống, tiến hành “đấu tranh” trên mọi mặt – kinh tế, giáo dục, văn hóa, và gia đình – để thực hiện “bình đẳng” phụ nữ.

Phân chia xã hội thành hai nhóm: “kẻ bị áp bức” và “kẻ áp bức” để cổ xúy “đấu tranh”, “giải phóng”, “bình đẳng” chính là yếu lĩnh trọng tâm của chủ nghĩa cộng sản. Chủ nghĩa Marx truyền thống dựa trên địa vị kinh tế để phân chia các nhóm người, còn chủ nghĩa nữ quyền mới lại phân chia nhóm người dựa trên giới tính.

Trên thực tế, Betty Friedan lại không phải thuộc tuýp phụ nữ như cuốn sách của bà đề cập – một phụ nữ ngoại ô trung lưu chán ghét việc nhà vặt vãnh. Daniel Horowitz, giáo sư Trường Đại học Smith, năm 1998 đã viết cuốn tiểu sử có tiêu đề “Betty Friedan và việc xuất bản cuốn ‘Bí ẩn nữ tính’”. Điều tra của ông cho thấy Friedan, tên thời thiếu nữ là Betty Goldstein, từ thời học đại học đến thập niên 50 vẫn luôn là một nhà hoạt động xã hội chủ nghĩa cấp tiến. Bà từng làm phóng viên chuyên nghiệp – nói chính xác là tuyên truyền viên – cho một số tổ chức công đoàn lao động cấp tiến, vốn là cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Mỹ.

David Horowitz, một người từng theo cánh tả (không có quan hệ gì với Daniel Horowitz) đã xem lại những bài báo mà Friedan đã viết để hiểu quá trình hình thành quan điểm của bà. [27] Khi học ở Đại học California–Berkeley, bà đã gia nhập Đoàn Thanh niên Cộng sản và hai lần xin gia nhập Đảng Cộng sản Mỹ nhưng không được chấp nhận (bởi vì nếu không mang thân phận đảng viên, bà ta sẽ có thể tạo ảnh hưởng lớn hơn). Judith Hennessee, tác giả cuốn tiểu sử về Betty Friedan do chính bà ta công nhận, cũng nêu rõ bà là người theo chủ nghĩa Marx. [28]

Nhà văn người Mỹ Kate Weigand trong cuốn sách “Chủ nghĩa nữ quyền đỏ” (Red Feminism) đã chỉ ra rằng, thực ra, vào thời đầu thế kỷ 20 đến thập niên 60, chủ nghĩa nữ quyền ở Mỹ không hề yên ắng. Một loạt tác giả của “Chủ nghĩa nữ quyền đỏ”, là người theo chủ nghĩa cộng sản như Susan Anthony, Eleanor Flexner, Gerda Lerner, Eve Merriam, đã trải thảm về lý luận trên nhiều phương diện cho làn sóng thứ hai của phong trào nữ quyền sau này. Vào năm 1946, Anthony đã vận dụng phương pháp phân tích của Marx, lấy cuộc áp bức của người da trắng đối với người da đen để so sánh với sự áp bức của nam giới đối với phụ nữ. Sau đó, do ảnh hưởng của tư tưởng chống cộng của McCarthyism, chủ nghĩa cộng sản đã bị bêu tiếng xấu, các nhà văn theo chủ nghĩa nữ quyền này cũng ngậm miệng không dám nói về mối quan hệ của họ với cộng sản nữa. [29]

Nhà văn người Pháp Simone de Beauvoir, tác giả của cuốn sách tiêu biểu “Giới tính thứ hai” đã lãnh đạo làn sóng thứ hai của phong trào nữ quyền ở châu Âu. Vào thời đầu, de Beauvoir là người theo chủ nghĩa xã hội. Năm 1941, cùng với Jean-Paul Sartre – nhà triết học cộng sản chủ nghĩa – và các nhà văn khác, bà sáng lập nên tổ chức “chủ nghĩa xã hội và tự do”, một tổ chức xã hội chủ nghĩa ngầm. Khi danh tiếng của chủ nghĩa nữ quyền lên cao vào thập niên 60, bà tuyên bố không còn tin vào chủ nghĩa xã hội nữa, chỉ thừa nhận mình là người theo chủ nghĩa nữ quyền.

Bà ta chủ trương: “Phụ nữ không phải do sinh ra mà là do dưỡng thành”. Bà ta tuyên bố mặc dù tình dục là do đặc điểm sinh lý của con người quyết định, nhưng giới tính lại là khái niệm sinh lý do bản thân nhận thức, được hình thành dưới ảnh hưởng của hoạt động xã hội nhân loại. Bà ta cho rằng phẩm chất nữ tính của bé gái như ngoan ngoãn, khéo léo, dịu dàng, thích làm nũng đều được tạo nên từ “những câu chuyện cổ tích” do “xã hội phụ quyền” dựng lên một cách tỉ mỉ, nhằm mục đích duy trì sự áp bức của “chế độ phụ quyền” đối với phụ nữ. Bà ta chủ trương phụ nữ phải đột phá quan niệm truyền thống, thể hiện cái tôi không chịu ước thúc.

Loại tư tưởng này, kỳ thực, đều cung cấp môi trường thích hợp cho các quan niệm biến dị như đồng tính luyến ái, song tính luyến ái, chuyển giới… Từ đó về sau, các loại tư tưởng nữ quyền xuất hiện muôn hình vạn trạng, cơ bản đều kế thừa quan điểm cho rằng sự bất bình đẳng của phụ nữ là do sự áp bức của “xã hội phụ quyền”, biến quan niệm hôn nhân gia đình truyền thống thành trở ngại chủ yếu cho việc thực thi quyền bình đẳng của phụ nữ. [30]

De Beauvoir cho rằng hôn nhân khiến phụ nữ phải chịu sự kìm kẹp của người chồng, và gọi hôn nhân cũng đáng ghê tởm như mại dâm. Bà ta từ chối kết hôn mà duy trì quan hệ tình nhân với Paul Sartre, đồng thời duy trì “tình yêu ngẫu hứng” với những người đàn ông khác. Tương tự, Paul Sartre cũng có “tình yêu ngẫu hứng” với những phụ nữ khác.

Quan niệm hôn nhân của de Beauvoir là trào lưu tư tưởng của người theo chủ nghĩa nữ quyền cấp tiến thời đó. Thực tế, loại quan hệ tình dục loạn tạp này chính là chế độ cộng thê mà Charles Fourier, người tiên phong của chủ nghĩa cộng sản không tưởng trong thế kỷ 19 đã mường tượng ra.

b. Hậu quả của phong trào nữ quyền: phá hoại gia đình, bại hoại nhân luân, đảo lộn vai trò giới tính

Ngày nay, quan niệm về nữ quyền đã ăn sâu vào mọi phương diện trong xã hội. Theo kết quả điều tra công chúng của Đại học Harvard vào mùa xuân năm 2016, khoảng 59% phụ nữ ủng hộ quan điểm của chủ nghĩa nữ quyền. Một quan điểm nổi bật của chủ nghĩa nữ quyền đương đại là, nam giới và phụ nữ chỉ khác nhau về đặc điểm cấu tạo cơ quan sinh sản, mọi sự khác biệt về tâm sinh lý, kể cả hành vi và tính cách của nam và nữ hoàn toàn xuất phát từ nguyên nhân xã hội và văn hóa. Với logic này, họ cho rằng nam giới và phụ nữ nên hoàn toàn bình đẳng trong mọi lĩnh vực đời sống và xã hội, rằng bất kỳ sự “bất bình đẳng” nào giữa nam giới và phụ nữ đều bắt nguồn từ sự “áp bức” và “thành kiến” về văn hóa và xã hội đối với phụ nữ.

Ví dụ, số nam giới giữ chức vụ quản lý bậc cao ở các công ty lớn, người có trình độ học vấn cao ở các trường đại học hàng đầu, và quan chức cấp cao trong chính phủ đều áp đảo số phụ nữ. Những người ủng hộ chủ nghĩa nữ quyền nhận định rằng nguyên nhân chủ yếu là do phụ nữ bị kỳ thị. Trên thực tế, nếu nhìn nhận một cách công bằng, cần so sánh sự khác biệt giữa hai phái trong điều kiện hoàn toàn tương đồng về năng lực làm việc, thời gian làm việc, thái độ làm việc v.v. Chẳng hạn, một yếu tố không thể bỏ qua là những chức vụ bậc cao đòi hỏi phải làm việc với cường độ cao trong thời gian dài, phải làm việc thêm ngoài giờ, hy sinh cả thời gian nghỉ ngơi cuối tuần, thậm chí cả ban đêm, đang ăn cơm nếu nhận được một cuộc điện thoại cũng phải lập tức triệu tập cuộc họp khẩn cấp, thường xuyên phải đi công tác xa nhà v.v. Trong khi đó, phụ nữ thông thường bị gián đoạn công việc trong thời gian sinh nở. Vì thế, họ có xu hướng dành nhiều thời gian hơn cho việc chăm sóc gia đình và con cái nên thường không muốn hy sinh thời gian cho công việc. Ngoài ra, những người giữ chức vụ này thường có tính cách khá mạnh mẽ, quyết đoán; đây cũng là điểm khác biệt lớn so với tính cách dịu dàng, mềm mỏng của đa số phụ nữ. Điều này có thể là nguyên nhân khiến rất ít phụ nữ có khả năng thăng tiến đến những chức vụ cao trong xã hội. Chủ nghĩa nữ quyền lại cho rằng đây là sự “bất bình đẳng” mà xã hội cưỡng ép lên phụ nữ, họ phản đối những quan điểm như phụ nữ nên ôn nhu, nên dành thời gian chăm sóc con cái và gia đình, họ cho rằng nhà nước nên cung cấp các dịch vụ công cộng như chăm sóc trẻ sơ sinh, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ em và các chế độ phúc lợi khác. [1]

Chủ nghĩa nữ quyền đương thời không chịu chấp nhận bất cứ cách giải thích nào về hiện tượng “bất bình đẳng” nam nữ dựa trên sự khác biệt tự nhiên về tâm sinh lý giữa nam và nữ. Họ quy kết mọi sai lầm là do nguyên nhân xã hội và quan niệm đạo đức truyền thống, rằng như vậy mới là “chân lý duy nhất”, mới được coi là “phải đạo chính trị”.

Năm 2005, Hiệu trưởng Đại học Harvard – ông Lawrence Summers – tại một hội nghị học thuật đã đưa ra thảo luận về vấn đề tại sao tỷ lệ giảng viên nữ trong lĩnh vực khoa học và toán học tại các trường đại học hàng đầu lại thấp hơn giảng viên nam. Ông cho rằng các chức vụ này đòi hỏi thời gian làm việc kéo dài (lấn vào thời gian dành cho gia đình), thường xuyên phải làm việc 80 giờ mỗi tuần. Ngoài ra, còn có nguyên nhân do sự khác biệt bẩm sinh giữa nam và nữ về năng lực toán học và khoa học. Ông chỉ ra rằng, các nghiên cứu trước đó đã chứng minh sự khác biệt rõ rệt về khả năng toán học giữa học sinh nam và học sinh nữ ở bậc trung học. Vì thế mà Tổ chức Phụ nữ Quốc gia (NOW) đã cáo buộc Giáo sư Summers là “kỳ thị giới tính” và yêu cầu Đại học Harvard phải sa thải hiệu trưởng. Vị hiệu trưởng này bị giới truyền thông chỉ trích, sau đó ông đành phải công khai xin lỗi và cam kết sẽ dành 50 triệu USD để khuyến khích việc “đa dạng hóa” đội ngũ giảng viên và viên chức trong trường. [2]

Năm 1980, Tạp chí Khoa học đã công bố một nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt rõ rệt giữa năng lực suy luận toán học của học sinh nam và nữ ở bậc trung học, trong đó, học sinh nam có khả năng suy luận tốt hơn. [3] Một nghiên cứu sau đó phát hiện rằng số học sinh nam có “năng khiếu toán học” cao hơn học sinh nữ. Lấy kết quả kỳ thi đầu vào của các trường đại học Mỹ (SAT) để đánh giá năng lực suy luận toán học, có thể thấy trong số những học sinh đạt 600 điểm trở lên, số học sinh nam cao gấp bốn lần số học sinh nữ; trong số những học sinh đạt 700 điểm trở lên, số học sinh nam cao gấp 13 lần số học sinh nữ. [4] Cũng chính nhóm nghiên cứu này đã tiến hành một nghiên cứu khác vào năm 2000, cho thấy những học sinh nam và học sinh nữ được coi là “thiên tài toán học” trong kỳ thi SAT thời niên thiếu thì 20 năm sau cũng đạt học lực cao trong các lĩnh vực liên quan đến toán học và khoa học, và đều thấy hài lòng với thành tựu đạt được trong nghề nghiệp của mình. Như vậy, suy luận của Summers là dựa trên số liệu khoa học.

Đã có kênh truyền thông lên tiếng rằng việc Summers bị cưỡng chế phải “công khai thừa nhận sai lầm” đối với quan điểm bất đồng của ông chẳng khác nào chính sách “cải tạo” người bất đồng chính kiến ở các quốc gia cộng sản. Ngay cả khi chưa xác định được căn nguyên của cái gọi là “bất bình đẳng”, mà sự bình đẳng về kết quả đã bị áp đặt dưới danh nghĩa khuyến khích “sự đa dạng” – nghĩa là, phải đảm bảo tăng số giảng viên nữ trong bộ môn toán và khoa học lên.

Alexis de Tocqueville – nhà ngoại giao, cũng là nhà khoa học chính trị Pháp thế kỷ 19 – đã chỉ ra rằng: “Dân chủ và chủ nghĩa xã hội không có bất cứ điểm tương đồng nào, ngoại trừ một từ ‘bình đẳng’. Song hãy để ý sự khác biệt này: Dân chủ tìm kiếm [cơ hội] bình đẳng trong điều kiện tự do, còn chủ nghĩa xã hội truy cầu [kết quả] bình đẳng bằng cưỡng chế, ép buộc.” [5] Do vậy, thật dễ nhận ra cái gen của chủ nghĩa cộng sản ẩn giấu đằng sau chủ nghĩa nữ quyền.

Cần nhấn mạnh rằng, ở đây chúng tôi không có ý định chứng minh nam giới có trí tuệ hay năng lực ưu việt hơn phụ nữ, bởi vì tài năng của nam giới và phụ nữ biểu hiện ở các phương diện khác nhau. Việc cố ý cào bằng sự khác biệt giữa nam và nữ là không phù hợp với nhận thức thông thường, cũng khiến cho nam giới và phụ nữ không thể phát huy tối đa sở trường của mình.

Nếu nói rằng giữa nam và nữ không có sự khác biệt rõ ràng về trí tuệ và tâm lý thì thật khó tưởng tượng rằng chủ nghĩa nữ quyền lại có thể phủ nhận sự khác biệt giữa nam và nữ về khía cạnh thể lực và sinh sản. Trong quan niệm truyền thống của phương Đông và phương Tây, nam giới đóng vai trò là người bảo vệ, nam giới chiếm số đông trong lính cứu hỏa vẫn luôn là điều bình thường. Chủ nghĩa nữ quyền lại tuyên bố rằng nam nữ là tuyệt đối “bình đẳng”, họ yêu cầu phụ nữ cũng phải đảm nhận những công việc vốn là của nam giới. Điều này đã gây ra hậu quả mà chúng ta không lường đến được.

Năm 2005, Cục Cứu hỏa Thành phố New York đã phê duyệt cho một phụ nữ không đạt kết quả kiểm tra thể lực của lính cứu hỏa. Lính cứu hỏa phải mang bình dưỡng khí và các thiết bị nặng 50 pound (22.68kg) và trải qua một loạt bài kiểm tra thể lực. Người phụ nữ này cuối cùng đã không đạt tiêu chuẩn. Mặc dù những lính cứu hỏa khác đã chỉ ra rằng một thành viên không đạt tiêu chuẩn sẽ tạo ra gánh nặng lớn hơn cho thành viên trong đội, và sẽ uy hiếp đến sự an toàn của cả đội cũng như người dân. Song cuối cùng, Cục Cứu hỏa New York vẫn quyết định tuyển dụng cô này để tránh một đơn kiện từ Tổ chức Phụ nữ Quốc gia. Tổ chức Phụ nữ Quốc gia trong thời gian dài đã chỉ trích Cục Cứu hỏa New York thiết lập bài kiểm tra thể lực với yêu cầu tiêu chuẩn quá cao, khiến tỷ lệ lính cứu hỏa nữ rất thấp. [6] Cục cứu hỏa Chicago cũng gặp tình huống tương tự; họ đã bị ép hạ thấp tiêu chuẩn để tuyển dụng nhiều lính cứu hỏa nữ hơn.

Ở Úc, rất nhiều sở cứu hỏa tại nhiều thành phố cũng đã quy định chỉ tiêu giới tính trong việc tuyển dụng lính cứu hỏa, tức là nếu có 50% nam giới được tuyển thì cũng phải tuyển 50% phụ nữ vào đội cứu hỏa. Để đạt chỉ tiêu này, yêu cầu thể lực đặt ra đối với lính cứu hỏa nam cao hơn rất nhiều so với lính cứu hỏa nữ, cho dù họ phải làm công việc áp lực cao và nguy hiểm như nhau.

Kiểu truy cầu kết quả bình đẳng vô lý này còn dẫn đến một vấn đề khác, khiến người ta hết sức kinh ngạc: Tổ chức Phụ nữ Quốc gia lại phàn nàn rằng lính cứu hỏa nữ bị các đồng nghiệp nam “bắt nạt” khi chỉ trích là họ không đạt tiêu chuẩn, không phù hợp để làm lính cứu hỏa và gây “áp lực tinh thần” cho họ. [7] Nó cũng tạo cho Tổ chức Phụ nữ Quốc gia cái cớ để tiếp tục đấu tranh và vận động cho “bình đẳng”. Đây là lý do tại sao chủ nghĩa nữ quyền lại có khẩu hiệu: “Chúng tôi vẫn còn rất nhiều việc phải làm”.

Dưới sự an bài của tà linh cộng sản, các phong trào nữ quyền có vẻ như không có chút lý tính nào, nhưng tư tưởng chủ đạo đằng sau nó thực ra là thách thức cái gọi là chế độ phụ quyền (tức là xã hội truyền thống), tiến tới phá vỡ gia đình truyền thống. Điểm này hoàn toàn tương đồng với việc lật đổ chủ nghĩa tư bản thông qua đấu tranh giai cấp.

Xã hội truyền thống nhìn nhận rằng nam giới là dương, thể hiện sự cứng rắn, phụ nữ là âm, thể hiện sự nhu thuận, mềm mỏng. Nam giới gánh vác trách nhiệm là trụ cột của gia đình và xã hội, bảo vệ phụ nữ và trẻ em. Nhưng chủ nghĩa nữ quyền lại muốn thách thức kết cấu xã hội phụ quyền này, cho rằng nam nữ đều như nhau, rằng xã hội phụ quyền đã tạo ưu thế cho nam giới và “áp bức” phụ nữ. Theo đó, tinh thần hiệp sỹ và phong độ lịch thiệp truyền thống đều bị xem thường. Theo lý tưởng của chủ nghĩa nữ quyền, xã hội tương lai sẽ không được chứng kiến sự cao thượng của những người đàn ông trên con tàu Titanic trước khi chìm xuống đáy biển, họ đã chủ động nhường hết cơ hội được cứu sống của mình cho phụ nữ.

Sự thách thức của chủ nghĩa nữ quyền đối với chế độ phụ quyền còn biểu hiện ở phương diện giáo dục. Sau khi chủ nghĩa nữ quyền vận động thông qua Đạo luật về Quyền Bình đẳng (ERA) tại Pennsylvania, trong một vụ kiện nhằm vào Liên đoàn Thể thao Hoa Kỳ tại Pennsylvania, tòa án đã phán quyết rằng nhà trường cần phải cho các học sinh, không phân biệt giới tính, tham gia vào tất cả các hoạt động thể chất, bao gồm cả đấu vật và bóng đá Mỹ, cũng có nghĩa là học sinh nữ không được vắng mặt trong các môn thi đấu bóng đá và bóng bầu dục chỉ vì lý do giới tính. [8]

Học giả người Mỹ Christina Hoff Sommers, trong cuốn sách năm 2013 có tên “Cuộc chiến chống lại nam sinh: Tác hại của chủ nghĩa nữ quyền đối với nam thanh thiếu niên của chúng ta” (The War Against Boys: How Feminism Is Harming Our Young Men) đã nêu ra rất nhiều ví dụ về tình trạng nam tính đang chịu sự áp chế. [9] Trong đó, có một câu chuyện về Trường Trung học Hàng không ở quận Queens, New York. Những học sinh mà nhà trường tuyển sinh chủ yếu là trẻ em của các gia đình thu nhập thấp. Nhà trường đã bồi dưỡng các em trở thành những học sinh ưu tú và được Tạp chí “Tin tức Hoa Kỳ và Báo cáo Thế giới” bình chọn là một trong những trường trung học xuất sắc nhất ở Mỹ.

Nhà trường chủ yếu dạy học sinh qua các dự án thực hành như chế tạo máy bay cơ điện. Không khó để nhận ra là đa số học sinh trong trường là nam. Nữ sinh trong trường chiếm tỷ lệ tương đối thấp, nhưng học cũng rất giỏi và được giảng viên cũng như các bạn tôn trọng.

Tuy nhiên, trường học này, trong hơn 10 năm qua, đã phải hứng chịu nhiều chỉ trích và bị các tổ chức phụ nữ uy hiếp kiện ra pháp luật, yêu cầu phải nâng cao tỷ lệ nữ sinh nhập học. Người sáng lập Trung tâm Luật Phụ nữ Quốc gia trong bài phát biểu tại Nhà Trắng năm 2010, đã lấy Trường Trung học Hàng không New York làm ví dụ cho việc “phân biệt giới tính”. Họ tuyên bố rằng: “Trước khi đạt được bình đẳng tuyệt đối, chúng ta khó có thể nghỉ ngơi trong vinh quang, con đường của chúng ta còn rất dài.”

Đối với chủ nghĩa nữ quyền mà nói, việc bồi dưỡng tinh thần nam tử hán cho các bé trai từ khi còn nhỏ, khích lệ các em có khả năng độc lập, tinh thần tiến thủ, dám xông pha chỗ nguy hiểm, và khuyến khích bé gái hiền dịu, biết quan tâm, chăm sóc gia đình đều là nguyên nhân gây nên sự bất bình đẳng giới tính cho xã hội tương lai và sự áp bức, kỳ thị đối với phụ nữ.

Trên thực tế, một hậu quả xấu khác mà chủ nghĩa nữ quyền cực đoan gây ra là khiến xã hội phát triển theo hướng không phân biệt giới tính, cả nam giới và phụ nữ đều không còn đặc điểm tâm lý giới tính đặc thù của mình, điều này sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý của trẻ em cũng như thanh niên. Có thể dự đoán rằng trong xã hội sẽ xuất hiện ngày càng nhiều nhóm người đồng tính, lưỡng tính hoặc chuyển giới.

Sự thực là ở một số quốc gia châu Âu đã xuất hiện xu hướng này. Ngày càng nhiều trẻ em ở trường về nói với cha mẹ rằng chúng bị mang nhầm cơ thể. Năm 2009, Cục Phát triển Nhận diện Giới tính (GIDS) có trụ sở tại Tavistock và Quỹ Sáng lập NHS Portman tại London đã nhận được 97 trường hợp có xu hướng chuyển giới. Đến năm 2017, GIDS đã nhận được 2.500 trường hợp như vậy mỗi năm. [10]

Đương nhiên đây cũng là mục đích mà cái gen di truyền cộng sản đứng đằng sau chủ nghĩa nữ quyền muốn đạt được: Dùng mọi cách để phá hủy quan niệm đạo đức gia đình truyền thống nhằm làm băng hoại và giải thể gia đình truyền thống.

Trong văn hóa truyền thống, Thần hay Trời trao cho phụ nữ thiên chức sinh đẻ, nuôi dưỡng và giáo dục con cái. Đằng sau những nhân vật anh hùng vĩ đại trong văn hóa truyền thống phương Đông và phương Tây đều là những người mẹ vĩ đại. Thế nhưng, theo chủ trương của chủ nghĩa nữ quyền, một ví dụ cho điển hình việc áp bức phụ nữ của xã hội phụ quyền là phụ nữ được kỳ vọng chăm sóc con cái, cho rằng trách nhiệm của người mẹ, người phụ nữ trong gia đình là “không bao giờ kết thúc, khô khan, nhàm chán, không được đền đáp”.

Có người đã làm thống kê đơn giản và phát hiện rằng những phụ nữ có tên tuổi vận động cho chủ nghĩa nữ quyền đa phần là những phụ nữ có cuộc sống hôn nhân không hạnh phúc, hoặc không kết hôn, hoặc kết hôn nhưng không có con, đương nhiên những phụ nữ này thật khó mà lý giải được việc những người phụ nữ bình thường coi hôn nhân và gia đình là một phần quan trọng nhất trong cuộc đời của mình, họ cũng khó mà hiểu được cảm giác mãn nguyện tự nhiên của người mẹ khi nuôi dạy con cái và ngắm nhìn con cái trưởng thành.

Ngày nay, chủ nghĩa nữ quyền đã làm nảy sinh các loại trào lưu tư tưởng nực cười. Có người chủ trương “việc cá nhân đều có ý nghĩa chính trị”, thực ra là đồng nhất cuộc sống cá nhân với “làm chính trị”, làm dấy động “chiến tranh giới tính” trong gia đình. Có người lại coi nam giới như con quỷ hút máu nô dịch tư tưởng và thân thể của phụ nữ. Có người nói con cái là chướng ngại cho việc phát huy tối đa tiềm năng của phụ nữ, họ quy kết cho gia đình là nguyên nhân khiến phụ nữ phải chịu áp bức.

Trên thực tế, chủ nghĩa nữ quyền hiện đại không hề che giấu mục đích phá hoại gia đình truyền thống của nó. Dưới sự dẫn dắt của phong trào nữ quyền đương đại, những chủ trương này không hề mới: “Chấm dứt chế độ hôn nhân là điều kiện tất yếu để giải phóng phụ nữ” [11]; “Phụ nữ không nên lựa chọn vai trò phục vụ gia đình và có kế hoạch trở thành người xây tổ ấm”[12]; “Không tiêu diệt hôn nhân thì sẽ không thể tiêu diệt được sự bất bình đẳng nam nữ” [13].

Phong trào nữ quyền lấy danh nghĩa “giải phóng” để “giải quyết” các vấn đề xã hội do sự bại hoại đạo đức của nhân loại gây ra, từ đó làm biến dị quan niệm của con người, khiến đạo đức xã hội càng thêm bại hoại. Nữ học giả người Mỹ Sylvia Ann Hewlett đã chỉ ra rằng chủ nghĩa nữ quyền hiện nay là nguyên nhân chủ yếu tạo ra những gia đình mẹ đơn thân; phong trào nữ quyền đang ra sức thúc đẩy “những vụ ly hôn mà hai bên không có lỗi”, thực ra là tạo điều kiện thuận lợi để nam giới trốn tránh trách nhiệm sau khi ly hôn. Trớ trêu thay, chủ nghĩa nữ quyền muốn phá hoại hoặc thay đổi kết cấu gia đình vốn có, nhưng gia đình lại chính là bến đỗ bình yên của đa số phụ nữ trước các nguy cơ xã hội, còn phụ nữ, đa số đều mong muốn vun đắp cho gia đình mình chứ không phải là phá hoại.

Trái ngược với chủ trương của chủ nghĩa nữ quyền, ly hôn không mang lại cho phụ nữ sự tự do mà họ kỳ vọng. Có nghiên cứu chỉ ra rằng 27% phụ nữ sau khi ly hôn rơi vào diện nghèo (cao gấp ba lần nam giới). [14] Điều này cũng không có gì là lạ, tà linh không hề quan tâm đến “quyền lợi” của phụ nữ, bởi vì mục đích của nó là phá hoại gia đình, phá hoại luân thường đạo lý của con người.

5.3 Cổ xúy tình dục đồng tính luyến ái và làm biến thái định nghĩa về gia đình

Phong trào quyền đồng tính luyến ái (đồng tính nữ, đồng tính nam, song tính, và chuyển giới – LGBT) từ khi bắt đầu đã không tách rời sự thúc đẩy mạnh mẽ của chủ nghĩa cộng sản. Những người theo chủ nghĩa xã hội không tưởng thời kỳ đầu đề xuất rằng đồng tính luyến ái là sự lựa chọn “tự do” của con người. Chủ nghĩa cộng sản tuyên bố phải “giải phóng” nhân loại khỏi những “trói buộc” của quan niệm đạo đức truyền thống. Vì vậy, trong lý luận của chủ nghĩa cộng sản, giải phóng tình dục bao gồm cả giải phóng “quyền” đồng tính luyến ái, cho rằng đó đều là tự do mà nhân loại nên được hưởng. Trong phong trào “tự do tình dục”, phần lớn những người theo chủ nghĩa cộng sản hoặc những người có cùng quan điểm với nó đều cổ xúy cho “quyền” đồng tính luyến ái.

Trong những năm 1890, một số nhân vật cấp cao của Đảng Dân chủ Xã hội Đức đã khởi xướng phong trào quyền đồng tính lớn đầu tiên trên thế giới. Magnus Hirschfeld của Đảng Dân chủ Xã hội Đức đã đưa ra lý lẽ lập luận rằng hành vi đồng tính là “tự nhiên” và “có đạo đức”. Năm 1897, Hirschfeld sáng lập ra Ủy ban Khoa học–Nhân văn (tên tiếng Đức là Wissenschaftlich-humanitäres Komitee, WhK) nhằm bảo vệ quyền lợi của giới đồng tính luyến ái. Tổ chức này đã phát động phong trào đầu tiên của nó cũng vào năm này.

Năm 1895, nhà văn người Anh Oscar Wilde bị cáo buộc có quan hệ với một người đàn ông khác. Đảng Dân chủ Xã hội Đức là tổ chức duy nhất ủng hộ và bào chữa cho quyền đồng tính luyến ái của Wilde. Lãnh tụ của Đảng Dân chủ Xã hội Đức Eduard Bernstein chủ trương bãi bỏ các quy định pháp luật cấm hành vi quan hệ đồng tính nam.

Một ví dụ nổi bật nhất về phong trào “giải phóng tình dục” sau cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga của Bolsheviks là nội dung đã được đề cập tại mục 4 của chương này. Trong phong trào này, quy định pháp luật về cấm hành vi đồng tính nam đã bị bãi bỏ. Liên Bang Nga lúc bấy giờ được những người cánh tả cho là quốc gia “tự do nhất” thế giới.

Năm 1997, Đảng Quốc Đại Nam Phi, sau khi lên nắm quyền, đã thông qua hiến pháp đầu tiên trên thế giới thừa nhận hôn nhân đồng tính là nhân quyền. Đảng Quốc Đại là thành viên của Đảng Xã hội Quốc tế (nguyên là một nhánh của Quốc tế Thứ hai), là đảng theo chủ nghĩa xã hội. Ủng hộ quyền “đồng tính luyến ái” là chính sách nhất quán của nó.

Năm 1924, Henry Gerber, một người nhập cư gốc Đức, đã sáng lập ra Tổ chức Nhân quyền – tổ chức quyền đồng tính luyến ái đầu tiên ở Mỹ – tại Chicago. Tổ chức này bắt nguồn từ Ủy ban Khoa học-Nhân văn do Magnus Hirschfeld sáng lập, nhưng khi vừa thành lập được vài tháng, nó đã bị giải tán do thành viên của nó bị cảnh sát bắt giữ. Năm 1950, Harry Hay, đảng viên Đảng Cộng sản Mỹ, thành lập ra Hội Mattachine – tổ chức quyền đồng tính luyến ái có ảnh hưởng đầu tiên ở Mỹ – tại quê hương của ông ở Los Angeles. Tổ chức này sau đó đã xuất bản tập san của nó và mở rộng sang các địa phương khác.

Năm 1957, nhà động vật học Everlyn Hooker phát biểu báo cáo nghiên cứu của mình, thông qua các bài kiểm tra tâm lý, cô cho rằng không có sự khác biệt về trạng thái tâm lý của người đồng tính so với người bình thường. Kết quả nghiên cứu này sau đó đã trở thành “cơ sở khoa học“ quan trọng nhất để chứng minh hành vi đồng tính luyến ái là “bình thường”. [15] Một thành viên của Hội Mattachine – người có quan hệ mật thiết với Hooker, đã thuyết phục cô dùng nghiên cứu của cô để ủng hộ đồng tính luyến ái – là người đã xúc tiến thành công công trình nghiên cứu này. Đối tượng nghiên cứu không hề được lựa chọn ngẫu nhiên mà đều là thành viên của Hội Mattachine. Điểm này đã trở thành một trong những nguyên nhân khiến nghiên cứu này bị trỉ trích. [16]

Những năm 1960, cùng với sự tấn công ồ ạt của phong trào giải phóng tình dục và phong trào Hippie vào quan niệm truyền thống của con người, phong trào quyền đồng tính luyến ái cũng dần dần được công khai. Năm 1971, Tổ chức Phụ nữ Quốc gia (NOW) trở thành tổ chức lớn đầu tiên ủng hộ quyền đồng tính luyến ái (LGBT).

Năm 1974, Hiệp hội Tâm thần học Mỹ đã dùng báo cáo nghiên cứu của Hooker làm cơ sở khoa học quan trọng nhất để quyết định không coi đồng tính luyến ái là bệnh tâm thần. Khi hiệp hội bỏ phiếu biểu quyết cho nghị quyết này thì có 39% số người phản đối. Nói cách khác, bản thân nghị quyết này vốn không được giới khoa học nhất trí như mọi người vẫn nghĩ.

Hooker và những người nghiên cứu theo lý luận của cô sau này đã sử dụng cái gọi là kết quả kiểm tra “khả năng thích ứng” để làm tiêu chuẩn đánh giá trạng thái tâm lý của người đồng tính. Nói một cách khái quát, nếu một cá nhân có thể thích ứng với xã hội, có thể duy trì tốt đẹp các mối quan hệ xã hội và có sự tự tôn của mình, không có bất cứ trở ngại nào về tâm lý trong cuộc sống hàng ngày thì được kết luận là có tâm lý bình thường. Tiến sỹ Robert L.Kinney III đã có bài viết trên Tạp chí Y khoa Lincore năm 2015 chỉ ra rằng tiêu chuẩn “khả năng thích ứng” này có một vấn đề, đó là đối với rất nhiều loại bệnh tâm lý, nếu dùng bài kiểm tra “khả năng thích ứng” làm tiêu chuẩn đo lường sẽ đưa đến kết quả đánh giá sai lầm rằng những người này đều có tâm lý “bình thường”. Ví dụ, có một loại bệnh rối loạn nhận diện cơ thể (Xenomelia), bệnh nhân có mong muốn mạnh mẽ muốn cắt bỏ đi bộ phận cơ thể khỏe mạnh của mình (ví dụ bỏ đi một chân), tương tự như việc một số người đồng tính nghĩ rằng mình đã bị nhầm cơ quan sinh dục, những người mắc chứng xenomelia này cũng có niềm tin mãnh liệt rằng một bộ phận nào đó trên cơ thể mình không phải là của mình. Những người bệnh này hoàn toàn có khả năng thích ứng với xã hội, có thể duy trì tốt các mối quan hệ xã hội và có sự tự tôn của mình, họ không có bất cứ trở ngại nào về tâm lý trong cuộc sống hàng ngày. Thậm chí nếu họ có cắt bỏ chân tay của mình xong thì họ vẫn cảm thấy vui vẻ và cho rằng “chất lượng cuộc sống đã được cải thiện”. [17]

Kinney còn liệt kê ra những căn bệnh tâm lý khác, như có người mắc chứng rối loạn tâm lý thích ăn nhựa, một số người bệnh khác có mong muốn mạnh mẽ tự làm tổn thương thân thể mình (nhưng không tự sát) v.v. Những người bệnh này đều có “khả năng thích ứng”, có khả năng hòa đồng với xã hội, thậm chí đa số còn có trình độ trên đại học, tuy nhiên giới khoa học đều công nhận đây là những chứng bệnh rối loạn tâm lý. Kinney cũng chỉ ra trên thực tế dùng “khả năng thích ứng” làm tiêu chuẩn để đánh giá trạng thái tâm lý là một loại lập luận logic luẩn quẩn và ngụy biện. [18]

Rất nhiều nghiên cứu cho thấy tỷ lệ sử dụng ma túy, tự sát và mắc bệnh AIDS trong những người đồng tính cao hơn người bình thường [19], ngay cả tại những quốc gia đầu tiên đã hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính (như Đan Mạch) cũng như vậy [20]. Tỷ lệ người mắc bệnh giang mai và AIDS trong những người đồng tính nam cao hơn người bình thường từ 38-109 lần [21]. Vào thập niên 1990, trước khi có những đột phá trong phương pháp chữa trị bệnh AIDS, tuổi thọ bình quân của người đồng tính thậm chí còn thấp hơn tuổi thọ bình quân của con người từ 8-20 năm [22]. Những con số thực tế này cũng cho thấy đồng tính luyến ái không phải “bình thường” như người ta vẫn cổ xúy cho nó.

Cùng với việc ngày càng có nhiều người biết đến phong trào quyền đồng tính luyến ái, việc “kỳ thị đồng tính luyến ái” bị gắn mác “chính trị” và gây sát thương mạnh mẽ, những chuyên gia có quan điểm coi đồng tính luyến ái là bệnh tâm thần bị gạt sang một bên. Mặt khác, có khá nhiều người đồng tính đạt học vị cao trong lĩnh vực tâm thần học và tâm lý học, họ trở thành những “chuyên gia nghiên cứu” tâm lý học về đồng tính.

Cái được gọi là “bằng chứng khoa học” được sử dụng rộng rãi để biện minh rằng hành vi đồng tính luyến ái là “bình thường” là “Báo cáo của nhóm chuyên trách về cách trị liệu thích hợp về xu hướng tình dục” (Report of the Task Force on Appropriate Therapeutic Responses to Sexual Orientation) do Hiệp hội Tâm thần học Mỹ chỉ định vào năm 2009. Kinney chỉ ra rằng sáu trong số bảy thành viên trong nhóm công tác chuyên trách này, bao gồm cả trưởng nhóm, đều là người đồng tính hoặc người lưỡng tính. Do đó, từ góc độ khoa học mà nói, lập trường của nhóm công tác này không hề trung lập.

Cố chủ tịch Hiệp hội Nghiên cứu và Điều trị Đồng tính Luyến ái Quốc gia tiết lộ rằng, lúc đó, còn có những chuyên gia rất giỏi xin gia nhập nhóm công tác, nhưng họ đều là những người ủng hộ việc dùng phương pháp học thuật để điều trị hành vi đồng tính luyến ái nên đều không được tham gia nhóm công tác này [23]. Chủ tịch tiền nhiệm của Hiệp hội Tâm thần học Mỹ Nicholas Cummings đã công khai chỉ trích hiệp hội này vì đã để cho chính trị áp đảo khoa học, để cho phái tự do cực đoan cổ xúy cho phong trào quyền đồng tính luyến ái thao túng hiệp hội.

Đến nay, tiêu chuẩn “khả năng thích ứng” vẫn được các “chuyên gia” tâm lý về đồng tính và phong trào đồng tính tôn sùng; nó cũng được Hiệp hội tâm thần học Mỹ dùng để đo lường những chứng bệnh rối loạn tâm lý tình dục khác. Ví dụ, theo sổ tay điều trị của Hiệp hội Tâm thần học Mỹ, tiêu chuẩn để đo lường rối loạn tâm thần tình dục với trẻ em (ấu dâm) là: nếu một người trưởng thành nhìn thấy trẻ em mà nảy sinh khát vọng tình dục mãnh liệt không khống chế được hoặc có ảo tưởng về quan hệ tình dục, nhưng không thực hiện những hành vi này, nếu bản thân người đó không có chướng ngại tâm lý đối với trạng thái tâm lý này, tức là trong tâm người đó không cảm thấy áy náy, xấu hổ hay căng thẳng tinh thần, thì xu hướng ấu dâm của người đó được xem là “bình thường”. Ngược lại, nếu người bệnh cảm thấy nội tâm giằng xé, có cảm giác nhục nhã và áp lực tâm lý trước tình trạng của mình thì lại bị coi là người mắc chứng rối loạn tâm lý ấu dâm.

Đáng chú ý là cái gọi là tiêu chuẩn chẩn đoán tâm lý này hoàn toàn trái ngược với giá trị đạo đức phổ quát của con người, con người khi làm những hành vi bại hoại mà cảm thấy xấu hổ và cảm thấy trái với đạo đức lại bị coi là mắc bệnh tâm lý, đó chính là coi những thứ biến dị và bại hoại là bình thường. Tiêu chuẩn “khả năng thích ứng” đã hợp pháp hóa cho hành vi và hôn nhân đồng tính, vậy thì bước tiếp theo của ma quỷ – hợp pháp hóa hành vi ấu dâm – sẽ đến trong tương lai không xa.

David Thorstad – đảng viên Đảng Cộng sản Mỹ, người theo chủ nghĩa Trotsky – là người sáng lập Tổ chức Ấu dâm Bắc Mỹ NAMBLA. Một người quan trọng khác khởi xướng công khai hành vi ấu dâm và cũng là người tiên phong trong phong trào quyền đồng tính luyến ái ở Mỹ – Allen Ginsberg – là một người theo chủ nghĩa cộng sản và cũng là người sùng bái Fidel Castro. Một tổ chức ấu dâm chủ yếu khác nữa là Chu kỳ Khoái cảm ở Trẻ em (CSC) được sáng lập vào năm 1971 tại California bởi những người theo chủ nghĩa cộng sản Đức và là học trò của Wilhelm Reich, tác giả của cuốn “Cách mạng tình dục”.

Chiếc hộp Pandora đã mở ra. Theo tiêu chuẩn “khả năng thích ứng” của tâm lý học ngày nay, các loại “tự do tình dục” biến thái mà Charles Fourier – cha đẻ của chủ nghĩa xã hội không tưởng đã ủng hộ bao gồm cả loạn luân giữa các thành viên trong gia đình, quần hôn, giao cấu với súc vật, đều có thể xem là “trạng thái tâm lý bình thường”. Gia đình truyền thống do Thần định ra là sự kết hợp giữa “nam và nữ”, đã bị bóp méo thành những gia đình “vợ chồng” đồng tính, vậy thì tiếp theo đó, những người loạn luân hoặc người giao cấu với súc vật cũng có thể kết hợp thành “gia đình” và được pháp luật công nhận. Đặt con người ngang hàng với động vật – vốn không có tiêu chuẩn đạo đức của con người – chính là thủ đoạn mà ma quỷ dùng để hủy diệt nhân loại.

Sự kết hợp, giao thoa giữa các phong trào đồng tính luyến ái, giải phóng tình dục và chủ nghĩa nữ quyền đã đánh đổ hoàn toàn các quan niệm đạo đức tình dục và gia đình truyền thống, đi ngược lại hình thức gia đình và hôn nhân truyền thống mà Thần đã thiết lập cho con người.

Cần nhấn mạnh rằng chủ trương không kỳ thị đồng tính luyến ái xuất phát từ nguyện vọng thuần túy tốt đẹp nhưng lại vô tri. Ma quỷ đã lợi dụng nguyện vọng tốt đẹp đó của con người để lừa dối con người nhằm đạt được mục đích hủy hoại con người, bởi vì con người đã quên mất lời dạy của Thần. Thần đã phỏng theo hình tượng của mình để tạo ra nam và nữ, quy định ra quy phạm đạo đức cho con người. Nếu con người phản lại Thần, nghe theo lời ma quỷ mà phóng túng dục vọng, làm biến dị bản thân, khiến cho nam không ra nam, nữ không ra nữ, vứt bỏ đi quy phạm đạo đức làm người mà Thần định ra thì kết cục đáng sợ cuối cùng sẽ phải đối mặt là mất đi sự bảo hộ của Thần và tiến đến vực thẳm không lối thoát.

Đối với những người lạc vào con đường dẫn đến vực thẳm này, người khác sẽ động viên họ rằng “Chúng tôi tôn trọng sự lựa chọn của bạn”, có thể điều này xuất phát từ lòng tốt, nhưng kết quả lại là đẩy đối phương đến hoàn cảnh nguy hiểm. Người có lòng tốt thực sự cần phải khuyên những người đang lầm đường lạc lối nên phân biệt rõ đường chính và đường tà, thoát khỏi kết cục bị tiêu hủy, cho dù họ có thể bị người khác hiểu lầm và chỉ trích.

5.4 Cổ xúy quyền ly hôn và quyền phá thai

Trước năm 1969, luật ly hôn tại các bang của Mỹ đều dựa trên giá trị tôn giáo truyền thống. Pháp luật yêu cầu phải đưa ra lý do ly hôn dựa trên lỗi lầm của đương sự hoặc đối phương. Theo truyền thống tôn giáo phương Tây, hôn nhân là do Thần định ra, gia đình ổn định sẽ mang lại lợi ích cho vợ chồng, con cái và toàn xã hội. Do đó, giáo hội và pháp luật của các bang đều chú trọng đảm bảo cho hôn nhân gia đình không bị tan vỡ vì những lý do không chính đáng. Đến những năm 1960, trào lưu phản truyền thống do trường phái Frankfurt khởi xướng đã làm xói mòn quan niệm hôn nhân truyền thống, trong đó, chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa nữ quyền có sức phá hoại lớn nhất.

Những người theo chủ nghĩa tự do đã phủ nhận tính thiêng liêng của hôn nhân, họ đơn giản hóa hôn nhân thành một thứ hợp đồng do hai bên tự nguyện ký kết. Chủ nghĩa nữ quyền còn cho rằng gia đình truyền thống là công cụ “áp bức” phụ nữ của xã hội phụ quyền. Đối với những phụ nữ cảm thấy chán nản, thất vọng vì bị “áp bức” hoặc với những phụ nữ ưa thích cuộc sống phiêu lưu mà nói, ly hôn tạo cho họ cái cớ hợp pháp để thoát khỏi hôn nhân. Những quan điểm “tự do phối hợp” hay “phản bức hại” này đã trải thảm cho các trường hợp ly hôn mà hai bên không có lỗi; theo đó, chỉ cần vợ hoặc chồng đơn phương tuyên bố cuộc sống hôn nhân của họ có “sự bất đồng không thể thỏa hiệp” thì có thể kết thúc cuộc hôn nhân.

Từ những năm 1970, tỷ lệ ly hôn ở Mỹ gia tăng nhanh chóng. Lần đầu tiên trong lịch sử Mỹ, số gia đình tan vỡ do ly hôn đã vượt quá số gia đình tan vỡ do vợ hoặc chồng chết. Gần một nửa số gia đình có kết hôn trong những năm 1970 đã kết thúc bằng ly hôn.

Ly hôn gây ảnh hưởng xấu và sâu rộng đối với trẻ em. Michel Reagan, con trai nuôi của cố tổng thống Ronald Reagan đã miêu tả về ly hôn như sau: “Ly hôn là việc hai người trưởng thành tước đoạt mọi thứ có ý nghĩa của một đứa trẻ — như gia đình, người thân, sự an toàn và cảm giác được yêu thương, che chở của đứa trẻ — và họ đập tan mọi thứ của đứa trẻ, giẫm nát trên mặt đất, rồi ra khỏi cửa, để lại cho đứa trẻ tự mình thu dọn đống lộn xộn.” [24]

Thúc đẩy “quyền phá thai’’ là một thủ đoạn khác của ma quỷ nhằm hủy hoại con người. Ban đầu, người ta chỉ xem xét hợp thức hóa việc phá thai trong những tình huống cực kỳ bất đắc dĩ như các trường hợp bị cưỡng hiếp hoặc loạn luân, hoặc vì sức khỏe của người mẹ không đảm bảo để sinh nở như mắc bệnh thần kinh, bệnh tâm lý v.v.

Những người cổ xúy cho “phong trào giải phóng tình dục”, cho rằng tình dục không nên chỉ giới hạn giữa vợ chồng, nhưng trở ngại lớn nhất của việc quan hệ tình dục ngoài hôn nhân là mang thai. Bởi vì các biện pháp tránh thai khó tránh khỏi thất bại, do vậy thúc đẩy hợp pháp hóa việc phá thai là biện pháp bổ sung trong trường hợp sử dụng các biện pháp tránh thai thất bại đó. Hội nghị Quốc tế của Liên Hợp Quốc về Dân số và Phát triển tại Cairo năm 1994 đã công khai quy định rằng con người có “quyền sinh con”, trong đó có quyền có “đời sống tình dục an toàn và thỏa mãn”, bao gồm cả quyền phá thai theo nhu cầu. [25]

Ngoài ra, chủ nghĩa nữ quyền còn đưa ra khẩu hiệu “Thân thể của tôi, quyền của tôi” (My Body, My Rights), họ chủ trương phụ nữ có quyền tự quyết định nên sinh con hay giết chết thai nhi. Theo cách đó, ban đầu phá thai chỉ trong trường hợp bất đắc dĩ, phát triển thành có thể “tùy ý” kết thúc sinh mệnh của một thai nhi. Khi phóng túng dục vọng của con người, ma quỷ cũng đồng thời lợi dụng phong trào nữ quyền và giải phóng tình dục để cổ xúy cho hành động giết chết thai nhi. Chúng không chỉ khiến con người phạm trọng tội mà còn khiến con người chà đạp lên quan niệm truyền thống về tính thiêng liêng của sinh mệnh.

5.5 Dùng chế độ phúc lợi để khuyến khích gia đình đơn thân

Năm 1965, chỉ có 5% trẻ em ở Mỹ được sinh ra trong gia đình mẹ đơn thân [26]. Có thể nói trẻ em thời đó sống cùng cha ruột trong một gia đình là chuyện đương nhiên.

Tuy nhiên, đến những năm 2010, tỷ lệ trẻ em được nuôi dưỡng bởi những người mẹ không kết hôn là 40% [27]. Từ năm 1965 đến năm 2012, số gia đình đơn thân ở Mỹ tăng thêm 10 triệu gia đình, từ 3,3 triệu lên đến 13 triệu. [28] Mặc dù một số gia đình có người cha ở cùng khi sống chung hoặc sau đó kết hôn với người mẹ, đa số con của những người mẹ đơn thân này lớn lên trong gia đình không có cha.

Đối với con cái, người cha có vai trò hỗ trợ hoàn toàn khác với người mẹ. Người cha là tấm gương cho bé trai, bồi dưỡng cho bé trai những hành vi cần thiết để trở thành một trang nam tử và khiến cho bé gái cảm nhận được sự tôn trọng mà phụ nữ đáng được có.

Những đứa trẻ lớn lên không có người cha bên cạnh phải chịu rất nhiều thiệt thòi. Các nghiên cứu hiện nay cho thấy trẻ em trong quá trình trưởng thành mà thiếu vai trò của người cha thường trở nên thiếu tự tin. Trường hợp trốn học, bỏ học lên đến 71%. Nhiều trường hợp sử dụng ma túy, sống lang thang, tham gia băng đảng xã hội, phạm tội: 85% thanh niên vào tù và 90% người sống lang thang lớn lên trong gia đình thiếu người cha. Những người lớn lên mà không có cha có xu hướng lạm dụng tình dục (quan hệ tình dục quá sớm, dâm loạn, mang thai ở tuổi thiếu niên) cao gấp 40 lần so với số còn lại [29].

Viện Tư tưởng Brookings đã tổng kết ba lời khuyên chủ chốt giúp thanh thiếu niên thoát nghèo: Một là, phải tốt nghiệp phổ thông trung học; hai là, tìm một nơi làm việc toàn thời gian; ba là, không kết hôn và sinh con trước 21 tuổi. Theo số liệu thống kê, chỉ có 2% người Mỹ có đủ ba điều kiện này vẫn trong cảnh nghèo, còn 75% là thuộc tầng lớp trung lưu. [30] Nói cách khác, giáo dục, việc làm, tránh kết hôn quá sớm và tránh sinh con ngoài hôn nhân là con đường đáng tin cậy nhất để trở thành những người trưởng thành có trách nhiệm, sống cuộc sống lành mạnh, sung túc.

Trong tình huống hiện nay, hầu hết các bà mẹ đơn thân không thể không phụ thuộc vào phúc lợi của chính phủ. Một báo cáo của Quỹ Di sản Mỹ đã đưa ra các số liệu thống kê đầy đủ và chính xác cho thấy chính sách phúc lợi, dưới sự thúc đẩy của chủ nghĩa nữ quyền, đã khuyến khích nhiều bà mẹ chọn cuộc sống đơn thân hơn, thậm chí còn hạn chế các cặp đôi kết hôn (vì được hưởng phúc lợi ít hơn nhưng lại phải đóng thuế nhiều hơn so với việc hai người chỉ sống chung mà không kết hôn). [31] Chính phủ đã thành công trong việc lấy phúc lợi để thay thế cha của những đứa trẻ.

Chế độ phúc lợi chưa hỗ trợ được các gia đình nghèo là bao, nhưng lại khiến số gia đình đơn thân tăng cao chưa từng có. Những đứa trẻ lớn lên trong những gia đình đó càng thêm nghèo khó, lại càng phải phụ thuộc vào phúc lợi xã hội. Cái vòng luẩn quẩn này vừa khớp với một mục tiêu khác của tà linh: thông qua việc thu thuế cao và phúc lợi cao để khống chế mọi mặt trong cuộc sống của con người.

5.6 Cổ xúy văn hóa biến dị

Một bài báo trên tờ Wall Street Journal của Mỹ công bố các tài liệu của Cục Điều tra Dân số Mỹ cho thấy, năm 2000, tỷ lệ người đã lập gia đình và người chưa lập gia đình trong nhóm người từ 25-34 tuổi lần lượt là 55% và 34%. Đến năm 2015, tỷ lệ của hai nhóm này gần như đã đổi chỗ cho nhau, trở thành 40% và 53%. Thanh niên Mỹ ngày càng xa lánh hôn nhân. Nguyên nhân là do trong văn hóa ngày nay, tình dục và hôn nhân hoàn toàn tách rời nhau, vậy thì thanh niên cần gì phải kết hôn nữa? [32]

Dưới sự điều khiển của những quan niệm biến dị, ngày nay lối sống “cặp kè” không ràng buộc, trở thành lối sống thời thượng, thậm chí quan hệ tình dục không cần có tình cảm, đương nhiên cũng không cần hai bên phải cam kết và có trách nhiệm với nhau. Điều đáng sợ nhất là thứ văn hóa biến dị này khuyến khích thanh niên thử lựa chọn giới tính cho mình. Facebook hiện cung cấp gần 60 loại giới tính khác nhau để người dùng lựa chọn. Nếu thanh niên còn không thể xác định được giới tính của mình thì họ sẽ nhìn nhận hôn nhân như thế nào? Tà linh đã định nghĩa lại hôn nhân mà Thần đã định ra, từ pháp luật cho đến quan niệm xã hội.

Trong tiếng Anh, từ “Sodomy” được dùng để chỉ hành vi đồng tính luyến ái và các loại hành vi tình dục bại hoại. Từ này có nguồn gốc từ “Kinh Thánh”, nó được dùng để chỉ thành phố dâm loạn cuối cùng bị hủy diệt bởi sự phẫn nộ của Thần. Bản thân từ này là lời cảnh tỉnh đối với nhân loại, đó là nếu con người quay lưng lại với những răn dạy của Thần thì sẽ phải đối mặt với kết cục cực kỳ đáng sợ. Phong trào quyền đồng tính đã cực lực phế bỏ việc sử dụng từ này, thay vào đó là sử dụng từ “gay” biểu thị sự khoái lạc, khiến con người ngày càng bị lún sâu xuống bùn nhơ.

“Thông dâm” vốn là từ dùng để biểu thị sự khinh bỉ đối với những hành vi suy đồi về tình dục, nhưng ngày nay nó được đổi thành những từ mang nghĩa trung lập như “hành vi tình dục ngoài hôn nhân”, “sống chung”. Hester Prynne, vai chính trong tiểu thuyết “Chữ cái màu đỏ” (The Scarlet Letter) của Nathaniel Hawthorne, đã phạm tội ngoại tình rồi phải đấu tranh với bản thân để làm lại cuộc đời trong sự dằn vặt. Nhưng trong xã hội ngày nay, người ngoại tình không những không cần phải dằn vặt về hành vi của mình mà còn có thể ngẩng cao đầu đòi phúc lợi. “Trinh tiết” vốn là đạo đức tốt đẹp trong văn hóa truyền thống của phương Đông và phương Tây, nhưng ngày nay lại bị coi là quan niệm lỗi thời, là “trói buộc tự do”.

Dưới sự bạo chính về ngôn ngữ của “phải đạo chính trị”, đúng sai thị phi của đồng tính luyến ái và đạo đức tình dục là những chủ đề không được đề cập đến, việc duy nhất mà người ta có thể chấp nhận là tôn trọng cái gọi là “tự do lựa chọn” của mỗi cá nhân. Điều này không chỉ thể hiện trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày mà trong trường học cũng như vậy, nó dần dần khiến cho văn hóa và cuộc sống của con người hoàn toàn thoát ly khỏi đạo đức truyền thống, khiến con người không thể phát hiện ra những hành vi sa ngã, coi những hành vi băng hoại và biến dị này là bình thường, từ đó những người phóng túng dục vọng không có áp lực nào về đạo đức, đó là thủ đoạn tinh vi của ma quỷ để hủy hoại con người.

Những người dưới 50 tuổi ở phương Tây dường như không còn nhớ nổi trong xã hội mà mình đã từng sống có một nền văn hóa như thế này: hầu hết trẻ em sống và trưởng thành bên cạnh người cha ruột; “gay” là từ ngữ biểu thị sự khoái lạc; váy cưới màu trắng tinh khôi biểu thị trinh tiết của cô dâu; nội dung khiêu dâm bị cấm trên truyền hình và phát thanh. Nhưng mới chỉ qua 60 năm ngắn ngủi, ma quỷ đã phá hủy hoàn toàn phương thức sinh hoạt và văn hóa truyền thống vốn có của con người.

6. Trung Cộng đã phá hủy gia đình như thế nào

6.1 Lấy danh nghĩa bình đẳng nam nữ để phá hoại kết cấu và sự ổn định của gia đình

Khẩu hiệu thời Mao Trạch Đông “Phụ nữ có thể chống đỡ nửa bầu trời” ngày nay đã du nhập vào phương Tây, trở thành một câu khẩu hiệu được ưa chuộng của chủ nghĩa nữ quyền: Phụ nữ nắm giữ nửa bầu trời. Việc ĐCSTQ cổ xúy “nam nữ đều như nhau” và việc truy cầu “nam nữ bình đẳng” của chủ nghĩa nữ quyền ở phương Tây thực chất đều giống nhau, thủ đoạn sử dụng cũng giống nhau. Ở phương Tây, vũ khí công kích của “phải đạo chính trị” là “kỳ thị giới tính”; còn ở Trung Quốc, “chiếc mũ” có tính sát thương mạnh nhất là “nam tử Hán” (bắt nguồn từ “chủ nghĩa sô-vanh”).

Mặt khác, thủ đoạn của phương Đông và phương Tây cũng có đặc điểm riêng:

“Bình đẳng nam nữ” do chủ nghĩa nữ quyền phương Tây đặt ra các biện pháp như chỉ tiêu giới tính, bồi thường kinh tế, hay hạ thấp tiêu chuẩn để đạt được kết quả bình đẳng giữa nam giới và phụ nữ; Còn khẩu hiệu “phụ nữ đỡ nửa bầu trời” mà ĐCSTQ cổ xúy lại yêu cầu phụ nữ phải làm được những gì nam giới làm được, không thể hạ thấp tiêu chuẩn, thậm chí những phụ nữ làm những công việc mà bản thân khó đảm đương được sẽ được tung hô là “nữ anh hùng” hoặc “tinh thần phụ nữ ngày 8/3”.

Trong các tranh vẽ tuyên truyền của những năm 1960, 1970, hình tượng phụ nữ đa phần là những cô gái lực lưỡng, khỏe mạnh. Mao Trạch Đông hô hào “Không yêu những cô gái mặt hoa da phấn, mà yêu những cô gái cầm vũ khí”. Phụ nữ có thể khai hoang, phá rừng, luyện thép, xung phong ra chiến trường, không gì không thể làm được.

Trong bài báo đăng ngày 01/10/1966 trên tờ Nhân dân Nhật báo có tiêu đề “Thiếu nữ cũng có thể học cách giết lợn”, đã tuyên truyền rằng có một cô gái 18 tuổi trở nên nổi tiếng khi làm thực tập ở lò mổ, nhờ học tập tư tưởng của Mao mà có dũng khí giết lợn. Câu nói của cô trong bài báo đã trở nên nổi tiếng một thời: “Không dám giết heo thì sao dám giết kẻ thù…” [33]

Mặc dù phụ nữ Trung Quốc “có thể đỡ nửa bầu trời” nhưng vẫn bị chủ nghĩa nữ quyền phương Tây chỉ trích ở một điểm: ví dụ Ủy ban Thường trực Bộ Chính trị của ĐCSTQ từ trước đến nay chưa bao giờ có phụ nữ. Nguyên nhân căn bản là ĐCSTQ lo sợ việc đòi quyền lợi chính trị cho phụ nữ cuối cùng sẽ phát triển thành việc đòi các quyền chính trị cơ bản cho người dân, nhất là quyền tự do bầu cử, từ đó uy hiếp sự thống trị độc tài của nó.

Xuất phát từ những e ngại đó, chính phủ ĐCSTQ cũng không công khai cổ xúy quyền đồng tính luyến ái v.v.; nhưng từ một phương diện khác thì đồng tính luyến ái lại chính là công cụ trong tay của ma quỷ để phá hoại con người, vì vậy thái độ của ĐCSTQ đối với vấn đề đồng tính luyến ái là “không ủng hộ, cũng không phản đối”. Đồng thời nó lợi dụng việc khống chế các phương tiện truyền thông và văn hóa đại chúng để ngầm tạo điều kiện cho nhóm người đồng tính phát triển rộng. Năm 2001, sổ tay điều trị của Hiệp hội tâm thần Trung Quốc không còn xếp đồng tính luyến ái vào loại bệnh tâm thần nữa; từ “đồng tính luyến ái” cũng âm thầm được giới truyền thông thay thế bằng những từ có tính tích cực hơn trong xã hội cộng sản như “đồng chí”. Năm 2009, ĐCSTQ đã ngầm cho phép một “sự kiện đáng tự hào” của người đồng tính lần đầu tiên tổ chức ở Trung Quốc đại lục: Tuần lễ Tự hào Thượng Hải.

Mặc dù sử dụng các thủ đoạn khác nhau ở phương Đông và phương Tây, nhưng ma quỷ đều có một mục đích là phá hủy vai trò của người vợ đảm, mẹ hiền của phụ nữ trong gia đình truyền thống, cưỡng chế phụ nữ đánh mất đi đặc tính dịu dàng, mềm mỏng của mình, khiến cho gia đình mất đi sự hòa hợp, cương nhu tương trợ lẫn nhau, mất đi chức năng giáo dục con cái trong gia đình truyền thống.

6.2 Dùng đấu tranh chính trị để gây mâu thuẫn vợ chồng khiến gia đình tan vỡ

Các giá trị truyền thống của Trung Quốc được xây dựng dựa trên luân lý đạo đức của gia đình. Ma quỷ biết rất rõ điều đó, nên phương thức hiệu quả nhất để phá hủy giá trị truyền thống là bắt đầu từ phá hủy luân lý đạo đức của con người. Trong các cuộc đấu tranh chính trị hết lần này đến lần khác do ĐCSTQ phát động, việc anh chị em, vợ chồng, cha con đấu tố lẫn nhau đã trở nên bình thường. Ai ai cũng phải tỏ thái độ đấu tranh chính trị tích cực, nếu không, sẽ bị nghi ngờ là lập trường chính trị không vững vàng. Người nào càng mạnh tay với người thân thiết nhất của mình thì càng chứng tỏ được “lập trường kiên định”.

Tháng 12/1966, thư ký của Mao Trạch Đông là Hồ Kiều Mộc bị đưa ra đấu tố tại Học viện gang thép Bắc Kinh. Ngày hôm đó, con gái của Hồ Kiều Mộc đã đứng lên, nói những lời đấu tố cha mình, hét lên rằng phải “Đập vỡ cái đầu chó của Hồ Kiều Mộc”. Mặc dù con gái của Hồ không hề đập vỡ “đầu chó” của cha mình, nhưng đã có một học sinh trung học thực sự đập vỡ đầu của cha mình. Lúc bấy giờ, ở vùng Đông Tứ có một gia đình bị chụp mũ là “gia đình tư sản”, Hồng vệ binh đã đánh hai vợ chồng nhà đó đến gần chết, lại còn cưỡng ép con trai họ cũng phải đánh, đứa con trai học trung học này đã dùng chày đánh vỡ đầu của cha mình, rồi phát điên. [34]

Một trường hợp khác, một người bị đảng quy kết là kẻ thù giai cấp, để không liên lụy đến người trong gia đình, đã chủ động “cắt đứt quan hệ” với mọi người trong gia đình. Ngay cả người cam chịu mang tội “tự xa rời nhân dân” vì không chịu nổi bức hại mà tự sát thì cũng phải tìm cách cắt đứt mối liên hệ với những người trong gia đình để tránh cho họ bị liên lụy. Ví như, trong Đại Cách mạng Văn hóa, nhà lý luận văn nghệ Diệp Dĩ Quần trước khi tự sát đã để lại chúc thư cho gia đình như sau: “Sau này, tôi có một yêu cầu duy nhất đối với mọi người là phải kiên quyết nghe theo đảng, kiên quyết đứng trên lập trường của đảng, phải dần dần nhận ra tội ác của tôi, phải thống hận tôi, phải vạch rõ ranh giới đối với tôi!” [35]

Cuộc đàn áp chính trị lớn nhất do ĐCSTQ phát động nhằm vào những người tín ngưỡng Pháp Luân Công gần 20 năm qua, thủ đoạn quan trọng là cưỡng ép người nhà bức hại những người tín ngưỡng Pháp Luân Công. Để khiến những người tu luyện Pháp Luân Công kiên trì tín ngưỡng vào “Chân-Thiện-Nhẫn” từ bỏ tín ngưỡng của mình, một thủ đoạn của ĐCSTQ là xử phạt hành chính, trừng phạt kinh tế và uy hiếp chính trị hoặc đối với thành viên trong gia đình của những người tu luyện Pháp Luân Công, uy hiếp, lừa gạt họ khóc lóc khuyên nhủ, cầu xin, thậm chí đánh đập chính người thân của mình, biến cuộc bức hại của ĐCSTQ thành mâu thuẫn trong gia đình: “Tất cả chỉ vì anh không thỏa hiệp mới khiến người nhà bị liên lụy”; thậm chí trực tiếp yêu cầu họ “khuyên nhủ” người thân: “Nếu cô không từ bỏ tín ngưỡng thì tôi chỉ còn cách ly hôn hoặc cắt đứt quan hệ cha con/mẹ con (để tránh bị ĐCSTQ trừng phạt)”, v.v. Cuộc bức hại này đã trực tiếp hoặc gián tiếp khiến cho hàng vạn gia đình tan vỡ.

6.3 Lấy danh nghĩa khống chế dân số để cưỡng chế phá thai

Không lâu sau khi chủ nghĩa nữ quyền ở phương Tây thành công trong việc hợp pháp hóa việc phá thai, phụ nữ Trung Quốc trong chế độ cộng sản bắt đầu phải chịu đựng “nghĩa vụ” phá thai bắt buộc do chính sách “kế hoạch hóa gia đình”. Một mặt nó cưỡng ép người ta trực tiếp giết người, mặt khác nó làm nảy sinh ra rất nhiều vấn đề xã hội.

ĐCSTQ tuân theo thuyết duy vật của Marx, cho rằng việc sinh con cũng giống như việc luyện thép, trồng trọt, đều làm sản sinh ra vật chất, vậy thì kinh tế kế hoạch tất nhiên cũng có thể mở rộng thành sinh đẻ kế hoạch. Mao Trạch Đông cho rằng: “Con người phải kiểm soát chính mình, dân số phải tăng trưởng có kế hoạch, có lúc phải điều tiết cho dân số tăng một chút, hoặc phải dừng lại một chút”.[36]

Vào những năm 1980, ĐCSTQ đã bắt đầu thực hiện chính sách “gia đình một con” bằng cách dùng các biện pháp khống chế cực đoan để cưỡng chế toàn quốc chấp hành. “Một người sinh vượt mức, cả thôn thắt ống dẫn tinh/dẫn trứng!” “Thai đầu sinh, thai hai thắt, thai ba, thai bốn nạo! Nạo! Nạo!” “Thai đầu đặt vòng, thai hai thắt ống dẫn tinh/dẫn trứng, thai ba, thai bốn giết, giết, giết!” “Thà máu chảy thành sông còn hơn để sinh quá một con!” “Thà thêm 10 ngôi mộ chứ không để thêm một người!” Những câu khẩu hiệu tàn nhẫn như vậy có thể thấy ở khắp Trung Quốc. Phạt nặng, tịch biên tài sản, khám xét nhà, đánh đập, giam giữ trái phép v.v. Là những thủ đoạn thường dùng của ủy ban kế hoạch hóa gia đình. Một số địa phương thậm chí còn có việc nhân viên Ủy ban Kế hoạch hóa Gia đình vứt đứa bé sơ sinh xuống ruộng lúa nước cho chết đuối, chuyện những phụ nữ sắp sinh bị ép phá thai cũng chẳng có gì lạ.

Theo thống kê không đầy đủ của “Niên giám Y tế Trung Quốc”, từ năm 1971 đến năm 2002, tổng số ca nạo phá thai ở Trung Quốc ít nhất lên đến 270 triệu lượt, tức là có 270 triệu trẻ em đã bị ĐCSTQ giết chết.

Một trong những hậu quả nghiêm trọng nhất của “chính sách một con” là rất nhiều thai nhi là bé gái bị vứt bỏ hoặc bị sát hại, dẫn đến tỷ lệ giới tính trong số người dưới 30 tuổi mất cân đối nghiêm trọng. Theo thống kê, đến năm 2020, Trung Quốc sẽ có khoảng 40 triệu nam giới độc thân, họ sẽ không tìm được phụ nữ trong độ tuổi kết hôn để lấy làm vợ. Điều này sẽ dẫn đến những vấn đề tiềm ẩn nghiêm trọng như tội phạm tình dục, kết hôn vì tiền bạc, buôn bán phụ nữ, mại dâm.

7. Hậu quả của việc chủ nghĩa cộng sản phá hoại gia đình

Những lý lẽ hùng hồn mà Marx và những người theo chủ nghĩa cộng sản đưa ra để cổ xúy cho việc phá hủy gia đình được xây dựng dựa trên việc phóng đại một cách phiến diện những hành vi xấu xa như thông dâm, mại dâm, có con riêng v.v. Tồn tại trong xã hội thời đó, mặc dù đây cũng là hành vi của chính ông ta và những người cộng sản.

Vào thời đại của Nữ hoàng Victoria, cùng với sự trượt dốc của đạo đức con người, cũng dần dần xuất hiện hành vi phản bội trong hôn nhân, thực tế đã đi ngược lại những lời răn dạy của Thần, chà đạp tính thiêng liêng của hôn nhân. Những người theo chủ nghĩa cộng sản vì thế mà đã khiến người phụ nữ quay lưng lại với những thệ ước thần thánh trong hôn nhân của mình, truy cầu cái gọi là “hạnh phúc cá nhân”, điều này lại càng khiến họ dấn sâu hơn vào sai lầm, chẳng khác nào uống rượu độc để giải khát.

“Phương thuốc” mà tà linh chủ nghĩa cộng sản đưa ra chẳng qua cũng chỉ lôi đạo đức của con người xuống địa ngục, khiến cho những hành vi vốn bị mọi người lên án, không dám nhìn mặt ai lại trở thành bình thường, đạt được mọi người “bình đẳng”, khiến cho tất cả mọi người đều nhất loạt đều rơi vào vực thẳm của sự hủy diệt.

tà linh cộng sản dụ dỗ con người tin rằng tội ác không phải là do sự suy đồi của con người mà là do xã hội; khiến con người tìm kiếm lối thoát bằng cách quay lưng lại với truyền thống, ngày càng rời xa Thần. Các phong trào nữ quyền, đồng tính luyến ái, giải phóng tình dục v.v. Mà tà linh cổ xúy, những từ ngữ hoa mỹ như “tự do”, “giải phóng” cuối cùng dẫn đến hậu quả là sự tôn nghiêm của người phụ nữ bị hạ thấp, trách nhiệm của nam giới bị giũ bỏ, ý nghĩa thiêng liêng của gia đình bị chà đạp, đạo đức của con người bị băng hoại, tương lai của trẻ nhỏ bị phá hủy, cuối cùng chỉ còn lại nụ cười ác độc và đắc thắng của ma quỷ

Tài liệu tham khảo

Tài liệu tham khảo cho mục 1-4

[1] W. Bradford Wilcox, “The Evolution of Divorce,” National Affairs, Number 35, Spring 2018.https://www.nationalaffairs.com/publications/detail/the-evolution-of-divorce

[2] Xem Bảng 1–17. “Number and Percent of Births to Unmarried Women, by Race and Hispanic Origin: United States, 1940–2000,” CDC,https://www.cdc.gov/nchs/data/statab/t001x17.pdf

[3] “Beyond Same-Sex Marriage: A New Strategic Vision for All Our Families and Relationships,” Studies in Gender and Sexuality, 9:2 (July 1, 2006): 161–171.https://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/15240650801935198.

[4] Victoria Cavaliere, “Rhode Island School District Bans Father-Daughter, Mother-Son Events,”https://www.nydailynews.com/news/national/rhode-island-school-district-bans-father-daughter-mother-son-events-article-1.1162289#nt=byline.

[5] Genesis 2:23,https://biblehub.com/genesis/2-23.htm.

[6] Engels, Frederick. N.d., “Origins of the Family. Chapter 2 (IV),” accessed June 17, 2018.https://www.marxists.org/archive/marx/works/1884/origin-family/ch02d.htm.

[7] “Robert Owen, Critique of Individualism (1825–1826),” n.d., Indiana University. Accessed June 17, 2018.https://web.archive.org/web/20171126034814/https://www.indiana.edu:80/~kdhist/H105-documents-web/week11/Owen1826.html.

[8] Engels, Frederick, n.d. “Origins of the Family. Chapter II (4.),” accessed June 17, 2018.https://www.marxists.org/archive/marx/works/1884/origin-family/ch02d.htm.

[9] Engels, Như trên

[10] This translation is from the Russian: Melnichenko, Alexander, 2017. “Великая октябрьская сексуальная революция [The Great October Sexual Revolution].” Russian Folk Line, August 20, 2017,https://ruskline.ru/opp/2017/avgust/21/velikaya_oktyabrskaya_seksualnaya_revolyuciya/. This and other sources draw on the work of former Menshevik Aleksandra Kollontai.

[11] Như trên

[12] Như trên

[13] Như trên

[14] Như trên

[15] Наталья Короткая,“Эрос революции: “Комсомолка, не будь мещанкой – помоги мужчине снять напряжение!”https://lady.tut.by/news/sex/319720.html?crnd=68249.

[16] Paul Kengor, Takedown: From Communists to Progressives, How the Left Has Sabotaged Family and Marriage (WND Books, 2015), 54.

[17] Xem Melnichenko (2017).

[18] Xia Hou, “The Promiscuous Gene of Communism: Sexual Liberation,” The Epoch Times (Chinese edition). April 9, 2017,https://www.epochtimes.com/gb/17/4/9/n9018949.htm; The Weekly Review, Volumes 4–5 (National Weekly Corporation, 1921), 232, available at https://goo.gl/QY1gBc; for the incident of Red Army commander Karaseev socializing 10 girls, see Olga Greig (Ольга Грейгъ), Chapter 7 of “The Revolution of the Sexes,” or “The Secret Mission of Clara Zetkin” (Революция полов, или Тайная миссия Клары Цеткин), available at https://rutlib5.com/book/21336/p/8

[19] Clara Zetkin, “Lenin on the Women’s Question,” My Memorandum (transcribed from the Writings of V.I. Lenin, International Publishers, available athttps://www.marxists.org/archive/zetkin/1920/lenin/zetkin1.htm)

[20] Hoàng Văn Thái: “Ngôi nhà búp bê: phong trào giải phóng phụ nữ, tự do hôn nhân và cuộc cách mạng giai cấp – Tham khảo lịch sử về khu Xô viết Ngạc Dự Phòng (1922-1932)” Báo Thời đại mở cửa, số 4 năm 2013.

[21] Hoàng Văn Thái (2013), như trên

[22] Dương Ninh: “Tại sao Bát lộ quân lại mua rất nhiều thuốc chữa bệnh hoa liễu?” The Epoch Times (tiếng Trung), https://www.epochtimes.com/gb/18/1/18/n10069025.htm

[23] Judith A. Reisman, Ph.D.; Edward W. Eichel, Kinsey, Sex and Fraud: The Indoctrination of a People (Lafayette, Louisiana: Lochinvar-Huntington House, 1990); “Dr. Judith A. Reisman and her colleagues demolish the foundations of the two (Kinsey) reports.”; “Really, Dr Kinsey?” The Lancet, Vol. 337 (March 2, 1991): 547.

[24] L. B. Finer, “Trends in Premarital Sex in the United States, 1954–2003,” Public Health Reports 122(1) (2007): 73–78.

[25] Nicholas H. Wolfinger, “Counterintuitive Trends in the Link Between Premarital Sex and Marital Stability,” Institute for Family Studies, https://ifstudies.org/blog/counterintuitive-trends-in-the-link-between-premarital-sex-and-marital-stability.

[26] Betty Friedan, The Feminine Mystique (New York: W.W. Norton & Company, 1963).

[27] David Horowitz, Salon Magazine, January 1999,https://www.writing.upenn.edu/~afilreis/50s/friedan-per-horowitz.html

[28] Joanne Boucher, “Betty Friedan and the Radical Past of Liberal Feminism.” New Politics 9 (3).https://nova.wpunj.edu/newpolitics/issue35/boucher35.htm.

[29] Kate Weigand, Red Feminism: American Communism and the Making of Women’s Liberation (Baltimore, Maryland: Johns Hopkins University Press, 2002).

[30] Simone de Beauvoir, The Second Sex, trans. Constance Borde, Sheil

Tài liệu tham khảo cho mục 5-7

[1] “Jordan Peterson Debate on the Gender Pay Gap, Campus Protests and Postmodernism,” Channel 4 News, (January 16, 2018).https://www.youtube.com/watch?v=aMcjxSThD54&t=781s.

[2] Alan Findermay, “Harvard Will Spend $50 Million to Make Faculty More Diverse,” New York Times, (May 17, 2005).https://www.nytimes.com/2005/05/17/education/harvard-will-spend-50-million-to-make-faculty-more-diverse.html

[3] C. P. Benbow and J. C. Stanley, “Sex Differences in Mathematical Ability: Fact or Artifact?” Science, 210 (1980):1262–1264.

[4] C. Benbow, “Sex Differences in Ability in Intellectually Talented Preadolescents: Their Nature, Effects, and Possible Causes,” Behavioral and Brain Sciences 11(2) (1988): 169–183.

[5] Friedrich Hayek, The Road to Serfdom (Chicago: University of Chicago Press, 1994).

[6] Susan Edelman, “Woman to Become NY Firefighter Despite Failing Crucial Fitness Test,” New York Post, (May 3, 2015).https://nypost.com/2015/05/03/woman-to-become-ny-firefighter-despite-failing-crucial-fitness-test/.

[7] Una Butorac, “These Female Firefighters Don’t Want a Gender Quota System,” The Special Broadcasting Service, (May 24, 2017).https://www.sbs.com.au/news/the-feed/these-female-firefighters-don-t-want-a-gender-quota-system.

[8] Commonwealth of Pennsylvania, by Israel Packel, Attorney General, v. Pennsylvania Interscholastic Athletic Association (March 19, 1975).

[9] Christina Hoff Sommers, The War Against Boys: How Misguided Feminism Is Harming Our Young Men (New York: Simon & Schuster, 2013).

[10] Simon Osbone, “Angry Parents Blame New NHS Guidelines for Rise in Children Seeking Sex Changes,” The Daily and Sunday Express, (October 30, 2017).https://www.express.co.uk/news/uk/873072/Teenage-gender-realignment-schoolchildren-sex-change-nhs-tavistock-clinic-camhs.

[11] Declaration of Feminism. Originally distributed in June of 1971 by Nancy Lehmann and Helen Sullinger of Post Office Box 7064, Powderhorn Station, Minneapolis, Minnesota 55407 (November 1971).

[12] Vivian Gornick, as quoted in The Daily Illini (April 25, 1981).

[13] Robin Morgan, Sisterhood Is Powerful: An Anthology of Writings From the Women’s Liberation Movement (New York: Vintage, 1970), 537.

[14] Darlena Cunha, “The Divorce Gap,” The Atlantic,https://www.theatlantic.com/business/archive/2016/04/the-divorce-gap/480333/.

[15] Hilary White, “The Mother of the Homosexual Movement – Evelyn Hooker, Ph.D.,” The Life Site News, (July 16, 2007).https://www.lifesitenews.com/news/the-mother-of-the-homosexual-movement-evelyn-hooker-phd

[16] Robert L. Kinney, III, “Homosexuality and Scientific Evidence: On Suspect Anecdotes, Antiquated Data, and Broad Generalizations,” Linacre Quarterly 82(4) (2015): 364–390.

[17] Như trên.

[18] P. Cameron, W. L. Playfair, and S. Wellum, “The Longevity of Homosexuals: Before and after the AIDS Epidemic,” Omega 29 (1994): 249–272.

[19] P. Cameron, K. Cameron, W. L. Playfair, “Does Homosexual Activity Shorten Life?” Psychological Reports 83(3 Pt 1) (1998): 847–66.

[20] David W. Purcell, Christopher H. Johnson, Amy Lansky, Joseph Prejean, Renee Stein, Paul Denning, Zaneta Gau, Hillard Weinstock, John Su, and Nicole Crepaz, “Estimating the Population Size of Men Who Have Sex with Men in the United States to Obtain HIV and Syphilis Rates,” The Open AIDS Journal 6 (2012): 98–107.

[21] R. S. Hogg, S. A. Strathdee, K. J. P. Craib, M.V. O’Shaughnessy, J. S. G. Montaner, M. T. Schechter, “Modelling the Impact of HIV Disease on Mortality in Gay Men,” International Journal of Epidemiology 26(3) (1997): 657–61.

[22] Joseph Nicolosi,“Who Were the APA ‘Task Force’ Members?”https://www.josephnicolosi.com/collection/2015/6/11/who-were-the-apa-task-force-members

[23] Matthew Hoffman, “Former President of APA Says Organization Controlled by ‘Gay Rights’ Movement,” The Life Site News, (June 4, 2012).https://www.lifesitenews.com/news/former-president-of-apa-says-organization-controlled-by-gay-rights-movement.

[24] Phyllis Schlafly, Who Killed The American Family? WND Books, (Nashville, Tenn. (2014).

[25] “Programme of Action of the International Conference on Population and Development,” International Conference on Population and Development (ICPD) in Cairo, Egypt, (5–13 September 1994).

[26] The Vice Chairman’s Staff of the Joint Economic Committee at the Request of Senator Mike Lee, “Love, Marriage, and the Baby Carriage: The Rise in Unwed Childbearing,”https://www.lee.senate.gov/public/_cache/files/3a6e738b-305b-4553-b03b-3c71382f102c/love-marriage-and-the-baby-carriage.pdf.

[27] Như trên.

[28] Robert Rector, “How Welfare Undermines Marriage and What to Do About It,” Heritage Foundation Report, (November 17, 2014).https://www.heritage.org/welfare/report/how-welfare-undermines-marriage-and-what-do-about-it

[29] Schlafly, Who Killed The American Family?

[30] Ron Haskins, “Three Simple Rules Poor Teens Should Follow to Join the Middle Class,” Brookings, (March 13, 2013).https://www.brookings.edu/opinions/three-simple-rules-poor-teens-should-follow-to-join-the-middle-class/;

[31] Rector, “How Welfare Undermines Marriage and What to Do About It.”

[32] Mark Regnerus, “Cheap Sex and the Decline of Marriage,” The Wall Street Journal (September 29, 2017).https://www.wsj.com/articles/cheap-sex-and-the-decline-of-marriage-1506690454

[33] Yang Meiling, “Girls Can Slaughter Pigs Too,” People’s Daily (October 1 1966).

[34] Yu Luowen, My Family: My Brother Yu Luoke, World Chinese Publishing (2016).

[35] Diệp Châu: “10 năm cuối đời của Diệp Dĩ Quần” (Nguyệt san Văn Hối số 12 năm 1989).

[36] Bành Tiên Tri, Kim Xung Cập: “Mao tuyển đông truyền (1949-1976)” Nhà xuất bản văn hiến trung ương, Bắc Kinh 2003.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/4/20/404090.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/4/26/184199.html

Đăng ngày 01-05-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share