Bài viết của Ban Biên tập Cửu Bình

[MINH HUỆ 19-04-2020] [Chú thích của Ban Biên tập Minh Huệ] Đây là loạt bài tái bản bản dịch của cuốn sách “Ma quỷ đang thống trị thế giới của chúng ta” do Ban Biên tập cửu bình biên soạn. Bản dịch được dịch từ tiếng Trung, có tham khảo tiếng Anh.

Mục lục của cuốn sách

Lời nói đầu
Tự luận: Ma quỷ đang thống trị thế giới chúng ta
Chương 1. 36 kế ma quỷ hủy diệt nhân loại
Chương 2. Khởi phát ở châu Âu
Chương 3. Thảm sát ở phương Đông
Chương 4. Xuất khẩu cách mạng
Chương 5. Thâm nhập vào phương Tây
Chương 6. Tín ngưỡng: Ma quỷ dẫn dắt con người phản đối, bài xích Thần
Chương 7. Gia đình: Ma quỷ đang hủy hoại gia đình của chúng ta
Chương 8. Chính trị: Ma quỷ đang họa loạn các quốc gia của chúng ta
Chương 9. Kinh tế: Mồi nhử của ma quỷ
Chương 10. Pháp luật: Dùng luật pháp để phục vụ ma quỷ
Chương 11. Nghệ thuật: Làm suy đồi nghệ thuật
Chương 12. Giáo dục: Phá hoại giáo dục
Chương 13. Truyền thông: Thao túng truyền thông
Chương 14. Văn hóa phổ biến: Hưởng lạc, phóng túng dục vọng
Chương 15. Khủng bố: Chủ nghĩa cộng sản là nguồn gốc của Chủ nghĩa khủng bố
Chương 16. Bảo vệ môi trường: Bàn tay của chủ nghĩa cộng sản đằng sau lý luận bảo vệ môi trường
Chương 17. Toàn cầu hóa: Mục đích căn bản của chủ nghĩa cộng sản
Chương 18. Dã tâm bá chủ toàn cầu của ĐCSTQ dưới sự an bài của ma quỷ
Kết luận

CHƯƠNG 6: TÍN NGƯỠNG: MA QUỶ DẪN DẮT CON NGƯỜI PHẢN ĐỐI, BÀI XÍCH THẦN

Mục lục

Giới thiệu

1. Đông phương – bạo lực phản Thần, bài xích Thần
1.1 Liên Xô dùng bạo lực hủy diệt chính giáo
1.2 ĐCSTQ hủy hoại văn hóa, tôn giáo, và cắt đứt liên hệ giữa Thần và người
ĐCSTQ phá hoại văn hóa truyền thống
Hủy diệt nền tảng văn hóa truyền thống
Bức hại tôn giáo

2. Thâm nhập và phong bế tôn giáo ở Tây phương
2.1 Thâm nhập tôn giáo
2.2 Phong bế tôn giáo

3. tà linh cộng sản biên tạo Thần học biến dị

4. Sự hỗn loạn trong tôn giáo

Tài liệu tham khảo

Giới thiệu

Trên thế giới, hầu như dân tộc nào cũng có thần thoại, truyền thuyết cổ đại kể rằng lúc đương sơ, Thần của dân tộc ấy đã chiểu theo hình tượng của mình mà tạo ra người của dân tộc ấy như thế nào, cũng là đặt nền móng đạo đức và văn hóa, lưu lại cho người tin Thần một con đường trở về Thiên quốc. Tại phương Đông và phương Tây, có những ghi chép và truyền thuyết về Nữ Oa và Jehovah tạo ra con người.

Thần cũng căn dặn con người nhất định phải tuân theo lời răn của Thần, nếu không sẽ bị Thần phạt. Khi hiện tượng đạo đức bại hoại trên diện rộng, Thần sẽ hủy diệt con người để duy trì sự thuần tịnh của vũ trụ. Rất nhiều dân tộc trên thế giới đều có truyền thuyết về Đại Hồng Thủy hủy diệt nền văn minh, một số dân tộc còn thuật lại hết sức tỉ mỉ.

Để duy trì đạo đức của con người, có những thời kỳ, các Giác Giả hoặc nhà tiên tri hạ thế để quy chính nhân tâm, ngăn không để con người rơi vào hủy diệt, đồng thời dẫn dắt giúp nền văn minh của con người phát triển và hoàn thiện. Moses và Jesus ở phương Tây, Lão Tử ở phương Đông, Thích Ca Mâu Ni ở Ấn Độ, hay Socrates của Hy Lạp cổ đại là những vị như thế.

Lịch sử và văn hóa của nhân loại đã giúp con người nhận thức được thế nào là Phật, Đạo, Thần, thế nào là tín ngưỡng, thế nào là tu luyện. Các trường phái tu luyện khác nhau đều dạy con người thế nào là chính; thế nào là tà; làm sao để phân biệt thật giả, biết thiện ác, cuối cùng đợi đến thời khắc Sáng Thế Chủ trở lại thế gian thời mạt kiếp có thể được cứu độ và trở về Thiên quốc.

Con người một khi đã cắt đứt liên hệ với Thần tạo ra họ, thì đạo đức sẽ bại hoại nhanh chóng. Một số dân tộc đã bị hủy diệt như thế, như nền văn minh huyền thoại Atlantis, chỉ trong một đêm đã bị chôn vùi dưới đáy biển.

Ở phương Đông, đặc biệt là tại Trung Quốc, tín ngưỡng, nhờ vào văn hóa truyền thống, đã bắt rễ sâu trong tâm người ta. Vì thế, chỉ dùng lời lừa dối thì khó có thể lừa gạt người Trung Quốc tiếp thụ vô Thần luận này. tà linh cộng sản vì để nhổ tận gốc tín ngưỡng và văn hóa 5.000 năm, đã sử dụng bạo lực trên quy mô lớn, sát hại tinh anh của xã hội vốn được truyền thừa văn hóa truyền thống, rồi lại dùng lời dối trá để lừa gạt các thế hệ thanh niên hết lứa này tới lứa khác.

Ở phương Tây và các khu vực khác trên thế giới, tôn giáo và tín ngưỡng là phương thức chủ yếu để giữ mối liên hệ giữa Thần và người, cũng là nền tảng trọng yếu để duy trì tiêu chuẩn đạo đức. tà linh cộng sản mặc dù chưa kiến lập được chính quyền độc tài cộng sản ở những quốc gia này, nhưng dựa vào các chiêu trò lừa dối mà làm biến dị và thâm nhập, cũng đã đạt được mục đích hủy diệt chính giáo, làm bại hoại con người nơi đó.

1. Đông phương – Cuộc nổi dậy bạo lực chống lại Thần

1.1 Liên Xô dùng bạo lực hủy diệt chính giáo

Tuyên ngôn Đảng Cộng sản kêu gọi tiêu diệt gia đình, giáo hội và quốc gia. Có thể thấy rõ rằng tiêu diệt và lật đổ tôn giáo là một trong những mục tiêu chủ yếu của Đảng Cộng sản.

Karl Marx từ tin Chúa đến trở thành tín đồ quỷ Sa Tăng, bản thân hiểu rõ rằng Thần và ma là có tồn tại, cũng hiểu rất rõ rằng giáo nghĩa ma quỷ quá trần trụi, rất khó được con người, đặc biệt là những người có tín ngưỡng, tiếp nhận. Do đó, ngay lúc bắt đầu, ông ta đã tuyên dương vô thần luận, tuyên bố “tôn giáo là thuốc phiện tinh thần của con người”, “chủ nghĩa cộng sản bắt đầu khi chủ nghĩa vô thần bắt đầu“ v.v. [1]

Con người cũng không cần tin và cúng bái ma quỷ, nhưng chỉ cần con người không còn tin Thần, ma quỷ tự nhiên sẽ có thể xâm nhập và chiếm cứ tâm hồn của con người, cuối cùng kéo con người xuống địa ngục. Đây là nguyên nhân tà đảng cộng sản các nơi hát vang:

“Từ trước đến nay không hề có Đấng Cứu Thế,
Cũng không dựa vào thần tiên, hoàng đế.
Để tạo ra hạnh phúc cho nhân loại,
Chúng ta phải hoàn toàn dựa vào bản thân!”

Marx thóa mạ tôn giáo và chính Thần bằng lý luận. Còn Lenin, sau khi chiếm đoạt chính quyền vào năm 1917, lại có điều kiện sử dụng bộ máy chính quyền để đàn áp, tấn công bạo lực các tôn giáo chính thống, tín ngưỡng chân chính nhằm khiến thế nhân ly khai khỏi Thần.

Năm 1919, Lenin dùng cớ cấm tuyên truyền các tư tưởng cũ để bắt đầu tiến hành bao vây, tiêu diệt tôn giáo trên quy mô lớn. Năm 1922, Lenin thông qua “nghị quyết mật yêu cầu kiên quyết, không nương tay, không bỏ sót, và trong thời gian ngắn nhất” phải hoàn thành cướp đoạt vật phẩm quý, nhất là ở những tu viện, nhà thờ, và chùa chiền giàu có nhất. Ông ta tuyên bố: “Cần nhân cơ hội này mà tiêu diệt hết các nhân vật đại diện thuộc giới tu sỹ phản động và giai cấp tư sản phản động, càng nhiều càng tốt. Hiện tại chính là thời điểm giáo huấn đám người này, khiến họ trong vòng vài chục năm, đến phản kháng cũng không dám nghĩ đến.” [2]

Chỉ trong một thời gian ngắn, rất nhiều tài sản ở nhà thờ đã bị cướp đoạt, nhà thờ và tu viện bị đóng cửa, hàng loạt tu sỹ bị bắt giữ, mấy nghìn tu sỹ của Chính Thống giáo bị xử tử.

Sau khi Lenin chết, Stalin tiếp tục theo đuổi kế hoạch này; vào những năm 1930, bắt đầu cuộc thanh lọc lớn cực kỳ tàn khốc, ngoài đảng viên Đảng Cộng sản ra, phần tử trí thức và giới tôn giáo đều bị thanh lọc. Stalin từng tuyên bố trên toàn quốc rằng cần thực thi “kế hoạch năm năm vô thần luận”, khi hoàn thành kế hoạch này, nhà thờ cuối cùng sẽ bị đóng cửa, linh mục cuối cùng sẽ bị tiêu diệt, Liên Xô sẽ biến thành “vùng đất màu mỡ cho vô thần luận của chủ nghĩa cộng sản”, người ta sẽ không tìm thấy một vết tích nào của tôn giáo nữa.

Theo ước tính sơ bộ, trong cuộc vận động đại thanh lọc, có đến 42.000 linh mục bị bức hại đến chết. Đến năm 1939, toàn Liên Xô chỉ còn hơn 100 Nhà thờ Chính Thống giáo còn mở cửa, trong khi trước khi Xô-viết nắm quyền có đến hơn 40.400 nhà thờ. Nhà thờ và tu viện Chính Thống giáo ở Liên Xô bị đóng cửa đến 98%. Các Nhà thờ Công giáo cũng bị tiêu diệt. Trong thời gian này, còn có nhiều phần tử tri thức và tinh anh văn hóa bị đưa vào trại tập trung Gulag hoặc bị bắn chết.

Trong Chiến tranh Thế giới Thứ hai, để lợi dụng tài chính và sức người của nhà thờ để kháng chiến với Đức, Stalin đã giả vờ ngừng bức hại các nhà thờ Chính Thống giáo và Công giáo, khiến người ta tưởng y sẽ khôi phục lại các tôn giáo này. Nhưng mục đích hèn hạ hơn sau lưng là nhằm khống chế chặt Chính Thống giáo và Công giáo sau khi khôi phục làm công cụ để phá hoại các tôn giáo truyền thống.

Vào năm 1961, Alexy II của Liên Xô cũ được bổ nhiệm làm giám mục của Nhà thờ Chính Thống giáo, đến năm 1964 lại trở thành tổng giám mục, và năm 1990, trước khi Liên Xô giải thể, đã trở thành Giáo chủ của Moscow. Sau khi sụp đổ, Liên Xô đột nhiên công bố một số hồ sơ lưu trữ của KGB cho thấy Alexy II đã làm việc cho KGB (Ủy ban An ninh Quốc gia, chính là cơ quan mật vụ của Liên Xô).

Sau đó, Alexy II thú nhận rằng ông ta đã thỏa hiệp và là điệp viên của Liên Xô. Ông ta công khai hối lỗi: “Để bảo hộ cái này thì đành phải từ bỏ những thứ khác. Có tổ chức hay người nào trong những người phải chịu trách nhiệm không chỉ cho bản thân mà cho cả hàng ngàn sinh mạng khác trong những năm tháng ấy ở Liên Xô mà không bị bức ép hành động như thế? Nhưng trước những người ấy, những người phải chịu thống khổ trong những năm ấy vì sự thỏa hiệp, im lặng, vô lực phản kháng, hoặc là buộc phải tỏ vẻ trung thành vì người đứng đầu giáo hội cho phép, trước những người này, và không chỉ trước Chúa, tôi thỉnh cầu được tha thứ, thấu hiểu và cầu nguyện.” [3]

Dưới sự thao túng của tà linh cộng sản, tôn giáo đã bị biến thành công cụ tẩy não và lừa người.

Đảng Cộng sản Liên Xô (ĐCSLX) không chỉ làm biến dị tôn giáo trong nước, mà còn vươn nanh vuốt của nó ra toàn thế giới một cách có hệ thống.

1.2 Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) hủy hoại văn hóa, tôn giáo, và cắt đứt liên hệ giữa người với Thần

ĐCSTQ phá hoại văn hóa truyền thống

Tuy rằng Trung Quốc không có một tôn giáo toàn dân đơn nhất như các quốc gia khác, nhưng người Trung Quốc cũng có tín ngưỡng kiên định đối với Thần Phật. Trung Quốc có một hiện tượng đặc thù: Khác với các khu vực khác có xung đột tôn giáo liên miên, ở Trung Quốc, Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo cho tới tôn giáo phương Tây đều có thể cùng tồn tại hòa bình. Những tín ngưỡng này đã tạo nên nền tảng cực kỳ vững chắc cho văn hóa Trung Hoa truyền thống.

Trong cơn đại hồng thủy gây nên sự hủy diệt nhân loại, Trung Quốc đã bảo lưu được một nền văn hóa hoàn chỉnh. Từ đó trở đi, dân tộc Trung Hoa tiếp tục phát triển, giữ được ghi chép lịch sử 5.000 năm không gián đoạn, sáng tạo ra thời huy hoàng thịnh thế, được tôn là “Thiên triều thượng quốc”. Văn hóa này ảnh hưởng sâu đậm đến toàn bộ khu vực Đông Á, hình thành một vùng văn hóa Trung Hoa rộng lớn. Mà sự xuất hiện của con đường tơ lụa và sự truyền nhập sang phương Tây của tứ đại phát minh đã thúc đẩy văn minh thế giới, ảnh hưởng đến sự phát triển của châu Âu và thế giới.

Qua 5.000 năm, nền văn hóa huy hoàng này và tín ngưỡng đã dung nhập vào huyết mạch của người Trung Quốc cũng trở thành mục tiêu mà tà linh cộng sản tìm trăm phương ngàn kế để phá hoại. Nhưng chỉ dựa vào lừa dối và dụ dỗ mà muốn con dân vùng đất Thần châu từ bỏ văn hóa và tín ngưỡng mấy nghìn năm thì căn bản là không thể. Vì thế, ĐCSTQ, trong hàng thập kỷ vận động chính trị không ngừng, bắt đầu từ tàn sát bạo lực đến phá hoại tinh hoa tôn giáo, bức hại phần tử trí thức, lại từ phương diện văn vật (như kiến trúc, đền chùa, di tích văn hóa, tranh cổ, thư pháp, cổ vật, v.v.) mà phá hủy văn hóa truyền thống Trung Hoa, cắt đứt liên hệ giữa người và Thần, nhằm đạt mục tiêu hủy diệt văn hóa truyền thống, tiến tới hủy diệt con người.

Trong khi hủy hoại văn hóa truyền thống, tà linh cộng sản cũng đồng thời kiến lập một cách có hệ thống “văn hóa đảng” tà ác, và dùng nó để bồi dưỡng, huấn luyện những người thế gian chưa bị giết chết, biến họ thành công cụ phá hoại văn hóa truyền thống. Có người còn theo tà linh cộng sản trực tiếp sát hại người khác.

ĐCSTQ rất thành thạo trong việc vận dụng thủ đoạn kinh tế, tẩy não chính trị, v.v. để khiến con người thế gian tuân theo sự chi phối, sắp đặt của nó. Các cuộc vận động chính trị, trấn áp, tàn sát hết lần này đến lần khác, đã khiến chúng càng dùng càng thành thạo những thủ đoạn này, cũng để chuẩn bị thật đầy đủ cho trận chiến chính tà cuối cùng trong nhân gian.

Hủy diệt nền tảng văn hóa truyền thống

Tầng lớp thân sỹ, địa chủ ở nông thôn và tầng lớp thương nhân, sỹ phu ở thành thị Trung Quốc là tinh anh của văn hóa truyền thống, có sứ mệnh thừa truyền văn hóa. Vào thời gian đầu mới nắm chính quyền vào năm 1949, ĐCSTQ đã sử dụng hàng loạt cuộc vận động như “cải cách ruộng đất”, “trấn phản” (trấn áp phần tử phản cách mạng), “tam phản”, “ngũ phản” ở nông thôn để thảm sát địa chủ, thân hào nông thôn, giết tư bản ở thành thị, đồng thời tạo ra khủng bố, cướp sạch của cải xã hội, và hủy diệt tầng lớp tinh anh, vốn là những người truyền thừa văn hóa truyền thống.

Đồng thời, thông qua “cải tổ” các trường đại học và cao đẳng mà tiến hành vận động “cải tạo tư tưởng” các học giả — nhồi nhét chủ nghĩa duy vật, vô thần luận và thuyết tiến hóa — ĐCSTQ đã tẩy não một thế hệ học sinh, sinh viên mới một cách có hệ thống, tiêm nhiễm vào họ sự kỳ thị đối với văn hóa truyền thống. Hơn nữa, thông qua cuộc vận động “Phản cánh hữu” vào những năm 1950, toàn bộ phần tử tri thức không nghe theo đều bị tống vào trại lao động cải tạo, bị đẩy xuống tầng đáy của xã hội, khiến cho nhiều sỹ phu từng có tiếng nói và chủ đạo dư luận xã hội trước đây trở thành đối tượng bị khinh bỉ, chế giễu.

Cùng với sự tiêu diệt tinh anh văn hóa, ĐCSTQ đã cắt đứt quá trình truyền thừa văn hóa truyền thống Trung Hoa đã kéo dài không dứt qua từng thế hệ. Những thế hệ trẻ sau này cũng không còn được dạy dỗ, giao tiếp, nuôi dưỡng trong môi trường giáo dục gia đình, trường học, xã hội, làng xóm, và đã biến thành một thế hệ không có văn hóa truyền thống.

Sau cuộc vận động “Phản cánh hữu”, không kể là trong gia đình, trường học, hay xã hội, đều đã không còn tiếng nói độc lập. Nhưng ĐCSTQ vẫn chưa thỏa mãn. Rốt cuộc, những người có tuổi vẫn lưu giữ ký ức về văn hóa truyền thống, văn vật văn hóa truyền thống, cả các di tích và kiến trúc cổ vẫn có ở khắp nơi, hơn nữa, giá trị truyền thống vẫn được truyền lại qua các loại hình nghệ thuật.

Năm 1966, ĐCSTQ phát động một phong trào nhằm phá hoại văn hóa truyền thống trên quy mô lớn, chính là “Đại Cách mạng Văn hóa”. Lợi dụng học sinh, sinh viên đã bị tẩy não sau khi thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, ĐCSTQ đã kích động tâm lý nổi loạn và phản kháng của người vị thành niên, và dùng chiến dịch “Phá tứ cựu” (phá trừ tư tưởng cũ, văn hóa cũ, phong tục cũ, tập quán cũ) mà đấy nền văn hóa Trung Hoa rơi vào hạo kiếp toàn diện từ vật chất đến tinh thần.

Sau Cách mạng Văn hóa, “Phá tứ cựu” đã thiêu hủy toàn Trung Hoa đại địa. Chùa chiền, đạo quán, tượng Phật, thư họa, đồ cổ và danh lam thắng cảnh cổ đã bị hủy hoại hầu như không còn gì. Tinh hoa văn hóa Trung Hoa trải qua tích lũy truyền thừa mấy nghìn năm, một khi bị hủy diệt thì không cách nào khôi phục như cũ.

Trước Cách mạng Văn hóa, Bắc Kinh còn có hơn 500 tòa cổ miếu và đền chùa. Vài nghìn thị trấn ở Trung Quốc, mỗi một thị trấn đều có tường thành, miếu thờ, đền chùa. Di tích văn hóa đều có thể thấy khắp nơi. Đào đất một thước, có thể thấy di tích cận đại, đào đất hai thước, ba thước, hai chục thước, di tích của các thời kỳ nhiều vô số kể. Nhưng trong Đại Cách mạng Văn hóa, những di tích này hầu như đều bị hủy.

“Phá Tứ cựu” không chỉ hủy hoại nơi các tín đồ cầu nguyện và tu luyện – vốn là những kiến trúc thiên nhân hợp nhất thời cổ đại – mà còn hủy hoạn chính tín và chính niệm truyền thống thiên nhân hợp nhất bên trong con người. Con người có thể không đồng ý với việc này, cảm thấy không liên quan gì đến mình, nhưng dù bạn cho rằng không có quan hệ gì, nhưng con người mà cắt đứt liên hệ với Thần, vậy là sẽ mất đi sự che chở của Thần, tiến đến bờ vực nguy hiểm, chẳng qua là bước đi nhanh chậm và thời gian chỉ là vấn đề sớm hay muộn mà thôi.

Ngoài ra, vì để chặt đứt liên hệ giữa người với Thần và tổ tiên, ĐCSTQ còn cầm đầu chửi bới tổ tiên của dân tộc Trung Hoa, bôi nhọ và ruồng bỏ văn hóa truyền thống Trung Hoa. Các quốc gia trên thế giới thường tôn kính tổ tiên, các quân vương vĩ đại của họ, quý trọng truyền thống của họ. Tương tự, các nhà hiền triết trong lịch sử Trung Quốc đã truyền lại nền văn hóa huy hoàng, là tài sản quý giá của Trung Quốc cũng như thế giới, lẽ ra phải được hậu thế ngưỡng mộ. Nhưng đối với ĐCSTQ và các văn nhân vô sỉ của nó thì hoàng đế, tướng lĩnh, và tài tử giai nhân cổ đại Trung Quốc “không có một thứ gì tốt”. Kiểu vũ nhục tổ tiên của chính dân tộc mình như thế, trong lịch sử thế giới, là gần như không có. Người Trung Quốc bị ĐCSTQ dẫn dắt phản Thần, chối bỏ tổ tiên, hủy hoại văn hóa mà rơi vào con đường cực kỳ nguy hiểm, không có đường về.

Bức hại tôn giáo

Tôn giáo, tín ngưỡng là một bộ phận quan trọng của văn hóa truyền thống Trung Hoa. Trong lịch sử Trung Quốc mấy nghìn năm, ba tôn giáo là Đạo giáo, Phật giáo, Nho giáo mà thế nhân quen thuộc vẫn cùng nhau tỏa sáng, trải qua thời gian lâu mà không bị suy yếu. Rất nhiều tôn giáo phương Tây khác cũng có duyên diễn dịch một lượt ở Trung Quốc.

Sau khi ĐCSTQ cướp được chính quyền bằng bạo lực vào năm 1949, giống như Liên Xô, nó một mặt tuyên truyền vô Thần luận, công kích hữu Thần luận trong lĩnh vực tư tưởng. Mặt khác, nó lợi dụng thủ đoạn bạo lực và áp lực cao trong nhiều lần vận động chính trị để lôi kéo, đả kích, bức hại, cấm chỉ tôn giáo, sát hại nhân sĩ trong tôn giáo. Cuộc bức hại các tín đồ Chính Thống giáo ngày càng khốc liệt, một mạch cho đến đỉnh điểm là cuộc bức hại đẫm máu, tàn khốc Pháp Luân Công.

Sau năm 1949, ĐCSTQ liền bắt tay triển khai cuộc bức hại tôn giáo trên diện rộng và cấm chỉ các cuộc tụ họp tôn giáo. ĐCSTQ đã thiêu hủy một lượng lớn “Thánh Kinh” và kinh thư của rất nhiều giáo phái khác, còn yêu cầu trừng phạt hà khắc “các tín đồ Cơ Đốc giáo, Công giáo, Đạo giáo, Phật giáo, v.v. còn bắt họ ra chính quyền đăng ký và hối lỗi; nếu không đăng ký kịp thời, một khi bị tra rõ, nhất định sẽ bị trừng phạt nghiêm khắc”.

Năm 1951, ĐCSTQ còn công khai tuyên bố, những người tiếp tục tụ họp tôn giáo sẽ bị xử tử hoặc bỏ tù chung thân. Một số lượng lớn hòa thượng bị đuổi ra khỏi chùa, phải hoàn tục và lao động sản xuất. Đa số tín đồ Công giáo và linh mục phương Tây ở Trung Quốc bị tống vào ngục tối và bị tra tấn dã man. Linh mục người Trung Quốc cũng bị bỏ tù, một số lượng lớn tín đồ bị xử tử hoặc bị đưa đi lao động cải tạo. Các linh mục và tín đồ Cơ Đốc giáo cũng chịu chung số phận.

Sau năm 1949, hơn 5.000 giám mục và linh mục Công giáo người Trung Quốc hoặc bị bỏ tù hoặc bị giết, cuối cùng chỉ còn lại vài trăm người. Một bộ phận linh mục người nước ngoài ở Trung Quốc bị giết, bộ phận còn lại thì bị trục xuất khỏi Trung Quốc. Hơn 11.000 tín đồ Công giáo bị giết. Vô số tín đồ bị bắt giữ tùy tiện hoặc bị phạt tiền với mức cắt cổ. Theo thống kê chưa đầy đủ, chỉ trong mấy năm đầu ĐCSTQ xây dựng chính quyền, đã có gần 3 triệu tín đồ tôn giáo và thành viên của các giáo hội đã bị bắt giữ hoặc sát hại.

Giống như ĐCSLX, ĐCSTQ vì để gia cường cái gọi là lãnh đạo tôn giáo mà đã thành lập các cơ quan quản lý các môn đạo như “Hiệp hội Đạo giáo Trung Quốc”, “Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc”, v.v. ĐCSTQ còn thành lập “Hội Công giáo Yêu nước” trái với ý nguyện của các tín đồ Công giáo mà nó có toàn quyền chỉ đạo và quản lý. Tất cả các hiệp hội tôn giáo đều phải chiểu theo ý chí của đảng mà tiến hành khống chế và cải tạo tư tưởng các tín đồ, đồng thời lợi dụng các hiệp hội này để làm những việc mà tà linh của ĐCSTQ không thể làm được, như gây mâu thuẫn và làm bại hoại các tôn giáo chính thống từ trong nội bộ.

ĐCSTQ cũng không bỏ qua Phật giáo Tây Tạng. Năm 1950, ĐCSTQ cho quân đội chiếm lĩnh Tây Tạng, bắt đầu bức hại mạnh mẽ Phật giáo Tây Tạng. Năm 1958, Đạt-lai Lạt-ma thứ 14 phải lưu vong sang Ấn Độ, bị ĐCSTQ coi là “quân phiến loạn”. Tháng 5 năm 1962, Ban-thiền Lạt-ma thứ 10 trình Hội đồng Nhà nước Trung Quốc một báo cáo về sự phá hoại của ĐCSTQ đối với văn hóa Tây Tạng, đặc biệt là đối với tín ngưỡng Phật giáo:

Về việc tiêu hủy tượng Phật, kinh Phật và tháp Phật, cơ bản mà nói, ngoại trừ một số ít tu viện, gồm bốn tu viện lớn được bảo vệ ra, ở các tu viện khác của Tây Tạng và các thôn làng, thị trấn ở những khu nông nghiệp, chăn nuôi lớn, một số cán bộ người Hán lập kế hoạch, các cán bộ Tây Tạng bị huy động, và một số người trong những phần tử không hiểu lý do của việc này đã tham gia thực thi kế hoạch. Họ lấy danh nghĩa quần chúng, mang bộ mặt quần chúng, và khuấy động một làn sóng cuồn cuộn tiêu hủy vô số tượng Phật, kinh Phật và tháp Phật, quẳng xuống nước, ném xuống đất, đập phá và đốt đi. Họ tùy tiện phá hoại điên cuồng chùa chiền, Phật đường, tháp Phật và tường Mani, lấy cắp rất nhiều đồ thờ trên tượng Phật và vật phẩm quý trong tháp Phật. Vì các cơ quan thu mua của chính quyền không phân biệt cẩn thận khi thu mua kim loại không gỉ nên họ đã mua nhiều tượng Phật, tháp Phật, và đề xuất tặng tàu làm bằng kim loại không gỉ, còn tỏ thái độ cổ vũ tiêu hủy những thứ này. Cho nên, một số làng và tu viện bị phá hủy trông như không phải do bàn tay con người, mà như bị đánh bom, như vừa kết thúc một trận chiến, thảm thương nhìn không nổi.

Hơn nữa, họ còn công khai vũ nhục tôn giáo không kiêng nể, lấy “Đại Tạng Kinh” làm nguyên liệu cho phân bón, nhất là lấy rất nhiều tranh Phật và kinh thư làm nguyên liệu đóng giày, v.v., không còn bất kể đạo lý gì nữa. Vì họ làm rất nhiều việc mà ngay cả kẻ tâm thần cũng khó mà làm được nên mọi tầng lớp nhân dân đều bàng hoàng khôn tả, cảm xúc cực kỳ rối ren; họ tuyệt vọng và đau buồn đến cùng tận.” [4]

Sau khi cuộc Cách mạng Văn hóa nổ ra vào năm 1966, rất nhiều Lạt-ma bị cưỡng chế hoàn tục, nhiều kinh thư quý giá bị thiêu hủy. Đến năm 1976, vùng Tây Tạng, nguyên có 2.700 ngôi chùa, chỉ còn lại 8 ngôi chùa, trong đó, chùa Đại Chiêu được xây dựng hơn 1.300 năm trước vào thời đại nhà Đường và là ngôi chùa quan trọng nhất của Tây Tạng cũng bị cướp bóc trong Đại Cách mạng Văn hóa.

Trung Hoa cổ quốc, tu luyện Đạo gia đã được lưu truyền từ hằng xa xưa. Hơn 2.500 năm trước, Lão Tử đã để lại “Đạo Đức Kinh” với 5.000 chữ, là kinh điển tu luyện của Đạo gia. “Đạo Đức Kinh” không chỉ được lưu truyền rộng rãi ở phạm vi các quốc gia phương Đông, mà rất nhiều quốc gia phương Tây cũng phiên dịch sang ngôn ngữ của mình. Tuy nhiên, trong Đại Cách mạng Văn hóa, Lão Tử bị phê phán là đạo đức giả, “Đạo Đức Kinh” bị gọi là “mê tín phong kiến”.

Tư tưởng chính của Nho giáo là “Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín”. Khổng Tử đã lưu lại cho hậu thế quy phạm đạo đức làm người. Trong Đại Cách mạng Văn hóa, phe tạo phản ở Bắc Kinh đã dẫn Hồng vệ binh đến Khúc Phụ — quê nhà của Khổng Tử — không tiếc tay phá hoại, thiêu hủy cổ thư, phá hủy hàng nghìn bia đá lịch sử, kể cả bia mộ của Khổng Tử. Năm 1974, ĐCSTQ lại một lần nữa triển khai vận động “phê Lâm, phê Khổng”. ĐCSTQ coi chuẩn tắc đạo đức, tư tưởng truyền thống mà Nho gia để lại cho con người thế gian không đáng một đồng xu.

Kinh hoàng và tàn độc hơn nữa là tháng 7 năm 1999, cựu tổng bí thư ĐCSTQ Giang Trạch Dân đã phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công (còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp) và những người tu luyện Đại Pháp sống theo “Chân-Thiện-Nhẫn”. ĐCSTQ thậm chí còn thu hoạch nội tạng sống của các học viên Pháp Luân Công, phạm vào tội ác trước đây chưa từng có trên hành tinh này.

Văn hóa truyền thống, quan niệm đạo đức, tín ngưỡng tu luyện mấy nghìn năm của Trung Quốc chỉ trong mấy chục năm ngắn ngủi đã bị ĐCSTQ hủy hoại gần như không còn dấu tích. Vì thế mà thế nhân không còn tín Thần, rời xa Thần, tinh thần trống rỗng, đạo đức bại hoại. Xã hội vì thế mà suy đồi từ đó.

2. Thâm nhập và phong bế tôn giáo ở Tây phương

tà linh cộng sản còn có những an bài một cách hệ thống nhắm vào các tín đồ tôn giáo ở các quốc gia phi cộng sản khác trên thế giới. Nó, thông qua ĐCSLX và ĐSCTQ, mượn danh nghĩa giao lưu tôn giáo mà dùng tiền và đặc vụ để thâm nhập vào tổ chức tôn giáo của nhiều quốc gia, làm biến dị tín ngưỡng chính giáo, hoặc trực tiếp đả kích, lật đổ chính giáo truyền thống, thậm chí còn đưa tư tưởng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản vào tôn giáo, khiến những ai tiếp tục tín phụng và tu luyện trong những tôn giáo đã bị tư tưởng cộng sản làm cho biến dị.

2.1 Thâm nhập tôn giáo

Curtis Bowers, nhà làm phim tài liệu Âm mưu nghiền nát nước Mỹ (Agenda – Grinding America Down) phát hiện ra bằng chứng do Manning Johnson, một đảng viên cấp cao của Đảng Cộng sản Mỹ đưa ra trước Quốc hội Hoa Kỳ vào năm 1953. Johnson nói: “Một khi Điện Kremlin xác lập chiến thuật thâm nhập các tổ chức tôn giáo thì cơ chế triển khai ‘tuyến mới’ thực tế chỉ còn là vấn đề đi theo kinh nghiệm tổng thể của cuộc vận động giáo hội sống ở Nga, nơi các nhà cộng sản phát hiện ra rằng nếu muốn tiêu diệt tôn giáo, con đường ngắn nhất là cài đặc vụ cộng sản vào giáo hội mà hoạt động ngay trong giáo hội… Nói chung, mục đích là chuyển hướng tư duy của giáo sỹ từ tập trung vào tinh thần sang tập trung vào vật chất và chính trị – đương nhiên, chính trị ở đây có nghĩa là chính trị dựa trên học thuyết chinh phục quyền lực của chủ nghĩa cộng sản. Thay vì chú trọng vào tinh thần và tâm linh, việc chuyển trọng tâm là để giải quyết những vấn đề chính yếu tạo ra “nhu cầu tức thời” của chủ nghĩa cộng sản. Tất nhiên, bản chất của những nhu cầu xã hội này là, khi chiến đấu để đạt được những nhu cầu đó thì sẽ làm cho xã hội hiện tại yếu đi và chuẩn bị nền tảng cho lực lượng cộng sản thực hiện bước chinh phục cuối cùng.”

tà linh cộng sản quả thật đã áp dụng như vậy. Như nhiều người theo chủ nghĩa Marx đã cải trang để thâm nhập vào giáo hội Cơ Đốc giáo ở Mỹ. Họ bắt đầu thâm nhập vào các trường dòng từ những năm 1980, 1990 và đào tạo ra các thế hệ giám mục, linh mục lệch lạc, rồi chính những người này lại tác động đến tôn giáo ở Mỹ một cách không tự biết.

Nhà sử học người Bulgaria Momchil Metodiev, sau khi nghiên cứu rất nhiều tài liệu lịch sử của Đảng Cộng sản Bulgaria trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, đã phơi bày sự thực về mối hợp tác và sức ảnh hưởng mật thiết giữa hệ thống tình báo của Đảng Cộng sản Đông Âu và các ủy ban tôn giáo của Đảng Cộng sản, nhằm tác động và thâm nhập vào các tổ chức tôn giáo quốc tế. [5]

Trên phạm vi thế giới, tổ chức tôn giáo bị cộng sản Đông Âu và Liên Xô thâm nhập trên diện rộng là Hội đồng các Giáo hội Thế giới (World Council of Churches, gọi tắt là WCC). Đây là tổ chức liên kết các giáo hội Cơ Đốc giáo trên thế giới, thành lập vào năm 1948. Hội viên của nó gồm các giáo hội thuộc các hệ phái Cơ Đốc giáo dòng chính, đại diện cho khoảng 590 triệu tín đồ tại hơn 150 quốc gia. Do vậy, WCC là một lực lượng có sức ảnh hưởng lớn trong giới tôn giáo thế giới.

Tuy nhiên, WCC lại là tổ chức tôn giáo quốc tế đầu tiên tiếp nhận các quốc gia cộng sản (bao gồm Liên Xô và các quốc gia phụ thuộc khác) làm thành viên trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, còn nhận hỗ trợ tài chính của các nước cộng sản.

Chủ nghĩa cộng sản đã đạt được những “thành quả” quan trọng khi thâm nhập vào WCC như đưa Nikodim (tên khai sinh là Boris Georgievich Rotov), giám mục Chính Thống giáo của thành phố Leningrad lên vị trí chủ tịch WCC vào năm 1975; và đưa Todor Sabev, một gián điệp cộng sản Bulgaria, vào đảm nhiệm chức phó tổng thư ký của WCC trong thời gian dài, từ năm 1979 đến 1993.

Sử học gia Metodiev đã chỉ ra rằng vào những năm 1970, Nikodim đã lãnh đạo phong trào thâm nhập dưới chỉ thị của KGB, với sự hỗ trợ của các giám mục và đặc vụ ở Bulgaria. [6]

Nhà sử học Christopher Andrew, cũng là giáo sư của Trường Đại học Cambridge, căn cứ vào hồ sơ giải mật của KGB từ năm 1969, đã chỉ ra rằng trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, các đại biểu quan trọng của Giáo hội Chính Thống giáo của Nga trong WCC đã bí mật làm việc cho KGB, gia tăng ảnh hưởng ngầm đối với các chính sách và hoạt động của WCC. Theo một hồ sơ giải mật của KGB từ năm 1989, những đại biểu Giáo hội Chính Thống giáo của Nga bị KGB thao túng đã thành công trong việc đưa kế hoạch của họ vào công tác truyền thông công chúng của WCC. [7]

Nếu như chúng ta hiểu rõ hơn quá trình chủ nghĩa cộng sản Đông Âu thâm nhập và thao túng các giáo hội thì cũng sẽ không khó lý giải vì sao WCC không quan tâm đến kiến nghị của các thành viên, cứ một mực kiên trì chi ngân sách cho Mặt trận Yêu nước Zimbabwe vào tháng 1 năm 1980, mà đây lại chính là tổ chức du kích cộng sản khét tiếng đã sát hại các nhà truyền giáo và bắn rơi máy bay hàng không dân dụng.

Ngoài ra, WCC cũng bị ĐCSTQ thâm nhập thông qua Hội đồng Cơ Đốc giáo Trung Quốc, một công cụ của ĐCSTQ để khống chế tôn giáo. Hội đồng này là đại diện chính thức duy nhất của Trung Cộng trong WCC. Dưới sự mê hoặc của kim tiền và những tác động khác, WCC nhiều năm qua đã phục tùng ĐCSTQ vì lợi ích của nó.

Tổng thư ký của WCC còn chính thức viếng thăm Trung Quốc và gặp gỡ một số tổ chức Cơ Đốc giáo do ĐCSTQ kiểm soát, bao gồm Hội đồng Cơ Đốc giáo Trung Quốc, Ủy ban Phong trào Ái quốc Tam Tự của Giáo hội Tin lành ở Trung Quốc, và Cục Quản lý Tôn giáo Quốc gia. Tại Trung Quốc, số đoàn thể Cơ đốc giáo không chính thức (giáo hội ngầm) vượt xa số đoàn thể chính thức, nhưng đoàn đại biểu WCC vì không muốn làm ĐCSTQ không vui nên không sắp xếp cuộc gặp với đoàn thể Cơ đốc giáo không chính thức nào.

2.2 Phong bế tôn giáo

Sự thâm nhập vào phương Tây của tà linh cộng sản là không đâu không có. Tư tưởng, hành vi phỉ báng Thần của chủ nghĩa cộng sản thiên biến vạn hóa cũng đều đang công kích tôn giáo, như khái niệm “tách biệt nhà thờ với nhà nước”, “phải đạo chính trị” được dùng để cách ly và phá hoại các tôn giáo chính thống.

Mỹ lập quốc trên nền tảng tín Chúa. Khi tổng thống mới đắc cử tuyên thệ nhậm chức, đều sẽ đặt tay lên cuốn “Kinh Thánh” và cầu Chúa ban phước cho nước Mỹ. Ngày nay, khi người có tín ngưỡng phê bình hành vi, tư tưởng, cử chỉ, và những chính sách đã rời xa Chúa, hay khi họ lên tiếng phản đối những hành vi không được Chúa cho phép như phá thai, đồng tính luyến ái, thì những người cộng sản ở Mỹ, hoặc những nhân sỹ cấp tiến cánh tả sẽ phong bế và công kích họ bằng khẩu hiệu “tách biệt nhà thờ với nhà nước”, ý nói “tôn giáo không được can dự chính trị”, từ đó mà giới hạn ý chỉ, giáo huấn và ước thúc của Chúa đối với con người.

Mấy nghìn năm qua, Thần luôn giữ liên hệ với những người thế gian tín Thần. Rất nhiều người tin vào những tín ngưỡng chân chính đã khởi được tác dụng chính diện khá lớn đối với việc duy trì đạo đức xã hội. Thế nhưng, con người hiện nay chỉ có thể đàm luận về ý chỉ của Thần khi ở trong giáo đường, bên ngoài giáo đường thì liền không thể phê bình, ngăn chặn những hành vi phá hoại chuẩn tắc mà Thần đã đặt định cho con người, tôn giáo vì thế mà hầu như đã mất đi chức năng duy hộ đạo đức, khiến đạo đức của xã hội Mỹ tuột dốc nhanh chóng.

Những năm gần đây, “phải đạo chính trị” được đẩy lên tầm cao mới, tới mức khiến người Mỹ ở quốc gia vốn được xây dựng trên nền tảng Cơ Đốc giáo này lại không dám nói “Merry Christmas (chúc Giáng Sinh vui vẻ)”, bởi vì có người sẽ nói như thế là không phải đạo chính trị, sẽ xúc phạm người của các tôn giáo khác. Khi người ta công khai đàm luận tín ngưỡng đối với Thần hoặc cầu Chúa, v.v. thì liền bị chặn đứng, bởi vì như thế là “kỳ thị người của tôn giáo khác”. Thực ra, tất cả tôn giáo tín ngưỡng đều có thể dùng phương thức của mình để biểu đạt sự kính ngưỡng đối với Thần, và không tồn tại vấn đề ai kỳ thị ai.

Trong trường học, chương trình học liên quan đến những tín ngưỡng chân chính và giá trị truyền thống đều không được dạy, không được nói về Sáng Thế Chủ, lý do là vì khoa học chưa chứng thực được. Vậy mà vô thần luận, thuyết tiến hóa cũng không thể được khoa học chứng thực lại có thể được đường hoàng truyền thụ trong trường học. Phản Thần, bài xích Thần, phỉ báng Thần, bôi nhọ Thần đều không có vấn đề gì, còn phải được bảo hộ, được gọi một cách mỹ miều là “bảo vệ tự do ngôn luận”.

Sự thâm nhập của tà linh cộng sản vào xã hội và sự phong bế, thao túng của nó đối với tôn giáo, văn hóa, giáo dục, nghệ thuật, pháp luật, v.v. là vấn đề hết sức phức tạp, mang tính hệ thống, chúng ta sẽ thảo luận tường tận trong các chương tiếp theo.

3. tà linh cộng sản biên tạo Thần học biến dị

Trong thế kỷ trước, theo việc toàn bộ giới tôn giáo thế giới chịu nhận sự xung kích và ảnh hưởng của làn sóng tư tưởng cộng sản, cộng thêm các giáo sỹ biến dị thâm nhập vào chính giáo âm thầm, lặng lẽ làm ma biến chính giáo, tùy tiện diễn giải, bóp méo kinh điển chính giáo mà các Giác Giả chính giáo đã truyền, các loại lý luận Thần học biến dị trở nên thịnh hành một thời. Đặc biệt là vào những năm 1960, “Thần học cách mạng”, “Thần học hy vọng”, “Thần học chính trị” và nhiều lý luận Thần học biến dị khác thấm đẫm tư tưởng chủ nghĩa Marx đã làm cho giới tôn giáo trở nên vô cùng hỗn loạn.

Rất nhiều linh mục châu Mỹ Latin trong thế kỷ trước đã tiếp thụ giáo dục của các trường dòng châu Âu, chịu nhận sự ảnh hưởng sâu đậm của những lý luận thần học mới bị chủ nghĩa cộng sản dần dần làm cho biến dị này. Từ những năm 60 đến những năm 80 của thế kỷ 20, “Thần học giải phóng” đã vô cùng phát triển ở châu Mỹ Latin. Nhân vật tiêu biểu của lý luận này là linh mục người Peru Gustavo Gutiérrez.

Loại thần học này trực tiếp đưa tư tưởng đấu tranh giai cấp và tư tưởng của Marx vào tôn giáo, giải thích sự từ bi của Thần đối với nhân loại thành cần phải giải phóng người nghèo, vì thế yêu cầu các tín đồ tôn giáo tham gia đấu tranh giai cấp để người nghèo có địa vị bình đẳng, mượn việc Jehovah cho Moses dẫn người Do Thái ra khỏi Ai Cập làm căn cứ lý luận khiến người ta tin rằng Cơ Đốc giáo cần phải giải phóng người nghèo.

Loại thần học mới nổi này cường điệu đấu tranh giai cấp và việc xây dựng chủ nghĩa xã hội, lại được Fidel Castro, lãnh đạo Đảng Cộng sản Cuba tâng bốc trắng trợn. Giáo hội Công giáo truyền thống dù phản đối sự lan truyền của cái gọi là “Thần học mới nổi” này nhưng giáo hoàng mới, được bổ nhiệm năm 2013, lại cố ý mời đại diện của “Thần học giải phóng”, là Gutiérrez, tham gia cuộc họp báo của Vatican ngày 12 tháng 5 năm 2015 với tư cách là khách mời chính, qua đó biểu thị sự đồng tình và ủng hộ ngầm của Giáo hội Cơ đốc giáo ngày nay đối với Thần học giải phóng.

Thần học giải phóng đã truyền khắp Nam Mỹ, sau này cũng đã truyền ra toàn thế giới. Nhiều nơi trên thế giới đã xuất hiện rất nhiều lý luận thần học mới gần với Thần học giải phóng, như “Thần học người da đen”, “Thần học phụ nữ”, “Thần học về cái chết của Thượng đế”, “Thần học chủ nghĩa tự do”, thậm chí là “Thần học đồng tính luyến ái”, v.v. Những lý luận thần học biến dị này đã làm loạn hết mức các tín ngưỡng chính thống như Công giáo, Cơ Đốc giáo trên khắp thế giới.

Trong những năm 70 thế kỷ trước, giáo chủ của Nhân dân Thánh điện giáo khét tiếng ở Mỹ (The Peoples Temples of the Disciples of Christ, tên tắt là Peoples Temple), tự xưng là Lenin chuyển thế, là tín đồ chủ nghĩa Marx, còn lấy tôn chỉ nguyên gốc của chủ nghĩa Marx-Lenin và tư tưởng Mao Trạch Đông làm giáo nghĩa của Nhân dân Thánh điện giáo. Ông ta công khai truyền giáo tại nước Mỹ, mục đích chính là thực hiện lý tưởng cộng sản của ông ta.

Sau khi sát hại Hạ nghị sỹ Mỹ Leo Ryan, người điều tra các cáo buộc đối với giáo phái này, tự biết tội ác khó thoát, lãnh đạo của tà giáo này đã tàn nhẫn bắt ép các tín đồ tự sát tập thể. Ông ta còn sát hại những ai không chịu tự sát theo ông ta. Cuối cùng, tổng cộng có hơn 900 người tự sát hoặc bị giết. Tà giáo này bôi nhọ tôn giáo, can nhiễu chính tín của thế nhân đối với chính giáo. Những tôn giáo như vậy đã gây ảnh hưởng cực xấu cho thế nhân.

4. Sự hỗn loạn trong tôn giáo

Cuốn Cộng sản trần trụi (The Naked Communist), xuất bản vào năm 1958, liệt kê ra 45 mục tiêu của chủ nghĩa cộng sản nhằm hủy hoại nước Mỹ. Điều khiến người đọc giật mình là tuyệt đại bộ phận trong đó đều đã trở thành sự thực, trong đó, điều thứ 27 là “Thâm nhập vào giáo hội. Dùng tôn giáo ‘xã hội’ để thay thế tôn giáo thiên khải. Bôi nhọ Kinh Thánh…” [8]

Nhìn chung, giới tôn giáo hiện nay, đặc biệt là ba tôn giáo chính thống nguyên thủy: Cơ Đốc giáo, Công giáo, Do Thái giáo (gọi chung là tôn giáo thiên khải) đều đã bị tà linh cộng sản ma biến và thao túng, đã mất đi chức năng ban đầu của tôn giáo. Các giáo phái mới ra đời hoặc bị ma biến theo hình thái và nguyên tắc của chủ nghĩa cộng sản đã trở thành công cụ truyền bá trực tiếp tư tưởng cộng sản. Tôn giáo là nền tảng để duy trì xã hội phương Tây vận hành bình thường và thông suốt, song cũng đã bị tà linh cộng sản phá hoại đến không còn ra hình dạng gì nữa.

Trong giáo hội của các tôn giáo trên thế giới hiện nay, có rất nhiều giám mục, linh mục khoác chiếc áo tôn giáo, vừa truyền bá thần học biến dị, vừa biến chất sa đọa, gian dâm với tín đồ, tạo ra hàng loạt vụ bê bối không ngớt. Rất nhiều tín đồ xem nhà thờ chỉ là nơi hoạt động văn minh, hoặc nơi giải trí, hoạt động xã hội, chứ không màng đến tu dưỡng tâm tính.

Tôn giáo đã bị mục ruỗng từ bên trong, khiến thế nhân mất đi chính tín đối với tôn giáo, đối với Phật, Đạo, Thần, vì thế mà từ bỏ tín ngưỡng. Nếu như con người không tin Thần, Thần cũng không quản con người nữa, cuối cùng sẽ dẫn đến kết cục nhân loại bị hủy diệt.

Vào ngày 29/06/2017, Cục Cảnh sát Bang Victoria, Úc tổ chức cuộc họp báo ngắn, trong đó công bố: “bởi vì có nhiều đơn tố cáo”, Hồng y giáo chủ Úc George Pell sẽ bị khởi tố về tội xâm phạm tình dục. Pell trở thành tổng giám mục của Melbourne vào năm 1996, và trở thành hồng y giáo chủ vào năm 2003. Vào tháng 7/2014, được sự bổ nhiệm của Giáo hoàng Francis, Pell đảm nhiệm việc giám sát toàn bộ giao dịch tài chính của Tòa Thánh Vatican. Ông ta nắm quyền lực lớn và là nhân vật số 3 của Vatican.

Năm 2002, tờ Boston Globe đăng tải loạt bài báo về các vụ xâm hại tình dục trẻ em của các linh mục Cơ đốc giáo ở Mỹ. Thông qua điều tra, họ phát hiện rằng, trong vòng vài chục năm, Boston có đến gần 250 linh mục có hành vi dâm ô bẩn thỉu với trẻ em. Giáo hội, vì để che đậy việc này, đã luân chuyển giáo sỹ từ địa khu này đến địa khu khác mà không báo cảnh sát. Những linh mục này lại tiếp tục hành vi xâm hại trẻ em ở địa khu mới, khiến nhiều người hơn nữa trở thành kẻ bị hại.

Những sự vụ tương tự rất nhanh lan ra khắp nước Mỹ, sau đó cả các quốc gia có Công giáo khác, như Ireland, Úc cũng phát hiện ra tình trạng này. Các tôn giáo khác cũng bắt đầu công khai chỉ trích sự sa đoạ của Giáo hội Cơ đốc La Mã.

Cuối cùng, dưới áp lực của dư luận, giáo hoàng Saint John Paul II buộc phải tổ chức hội nghị tại Vatican cho các hồng y giáo chủ Công giáo Mỹ, thừa nhận xâm phạm tình dục trẻ em là phạm tội, đồng thời quyết định cải cách cơ cấu quản lý giáo hội. Hơn nữa, giáo hội sẽ đuổi những linh mục đã xâm hại trẻ em, còn tội phạm sẽ bị bỏ tù. Đến nay, giáo hội đã phải nộp phạt hơn 2 tỷ đô la Mỹ để giải quyết những vụ lạm dụng này.

Việc mượn danh nghĩa tôn giáo để vơ vét tiền bạc của các tín đồ lại xảy ra như cơm bữa. Chẳng hạn, ở Trung Quốc, nhiều tôn giáo lợi dụng những người tin Phật, Đạo, Thần mà trắng trợn vơ vét của cải, tham ô, đem tôn giáo làm thành doanh nghiệp, khai quang kiếm tiền, thu tiền làm lễ, “một nén nhang” có khi có giá lên đến 100.000 nhân dân tệ (tương đương 15.000 đô la Mỹ). Giáo đường, chùa chiền xây ngày càng nhiều, ngày càng huy hoàng trên hình thức, nhưng chính tín với Thần đã càng ngày càng ít, tín đồ chân chính thực tu đạt đến yêu cầu của Thần cũng càng ngày càng ít. Rất nhiều chùa chiền, giáo đường đã biến thành nơi tà linh, lạn quỷ tụ tập. Ở Trung Quốc, rất nhiều chùa miếu bị biến thành điểm du lịch thương mại, hòa thượng đi làm lĩnh lương, phương trượng lên làm CEO.

Trong cái được gọi là phong trào học tập báo cáo Đại hội 19 của ĐCSTQ gần đây, phó chủ tịch Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc, khi tham gia “Khóa Tập huấn Tinh thần Đại hội 19” đã phát biểu: “Báo cáo Đại hội 19 là kinh Phật đương đại, tôi đã chép tay ba lần.” Ông ta còn nói rằng: “ĐCSTQ là Phật, là Bồ Tát hiện thế, báo cáo Đại hội 19 là kinh Phật đương đại, tỏa ánh sáng rực rỡ vào tín ngưỡng ĐCSTQ.”

Còn có người kêu gọi tín đồ Phật giáo noi theo vị chức sắc ấy, “noi theo phương pháp chép tay, dùng tâm cung kính chép tay báo cáo Đại hội 19, chép một lượt thì có thể ngộ và thu hoạch một lần mới”. Khi Học viện Phật học Nam Hải ở tỉnh Hải Nam phát hành báo cáo này đã gây tranh luận dữ dội, cuối cùng đành phải gỡ bỏ báo cáo này, nhưng nó đã lan rộng trên mạng.

Sự việc này cho thấy Phật giáo chính thức của Trung Quốc hiện nay toàn hòa thượng làm chính trị, căn bản không phải là nhóm người tu luyện, chỉ là một công cụ mà ĐCSTQ sử dụng cho công tác Mặt trận Thống nhất của nó mà thôi.

Hơn nghìn năm qua, các giám mục trên thế giới đều do Tòa Thánh Vatican trực tiếp bổ nhiệm hoặc công nhận. Khoảng 30 giám mục ở Trung Quốc do Vatican công nhận đến nay vẫn chưa được ĐCSTQ thừa nhận. Tương tự, Vatican và đông đảo tín đồ ở Trung Quốc (đặc biệt là các “tín đồ ngầm”) cũng không thừa nhận những giám mục do ĐCSTQ bổ nhiệm. Tuy nhiên, dưới sự uy hiếp và dụ dỗ không ngừng của ĐCSTQ, gần đây, Giáo hoàng mới đã có các cuộc trao đổi với ĐCSTQ, theo đó Vatican sẽ phải công nhận những giám mục do ĐCSTQ bổ nhiệm, còn những giám mục mà Vatican bổ nhiệm trước đây sẽ bị thoái vị.

Giáo hội là đoàn thể tín ngưỡng, mục đích là giúp tín đồ tu luyện, thăng hoa đạo đức, cuối cùng trở về Thiên quốc. Khi thỏa thuận với tà linh mà phản Thần làm điều kiện trao đổi ở nhân gian, để tà linh cộng sản an bài, bổ nhiệm giám mục, rồi quản lý các vấn đề liên quan đến tín ngưỡng của hàng chục triệu tín đồ Công giáo ở Trung Quốc thì Thần sẽ nhìn nhận như thế nào? Tương lai của hàng chục triệu tín đồ Công giáo ở Trung Quốc rồi sẽ ra sao?

Ở Trung Quốc, một quốc gia có nền văn hóa truyền thống thâm sâu, tà linh cộng sản đã tính toán mọi cách để an bài một hệ thống dựa vào thủ đoạn bạo lực cưỡng ép hủy diệt văn hóa truyền thống, tiêu diệt chính giáo, hủy hoại thân thể con người, đồng thời còn làm bại hoại đạo đức, cắt đứt liên hệ giữa người và Thần – tất cả đều nhằm triệt để hủy diệt thế nhân.

Ở phương Tây và và các khu vực khác trên thế giới, tà linh dùng thủ đoạn lừa gạt và thâm nhập làm biến dị chính giáo, mê loạn thế nhân, khiến thế nhân từ bỏ chính tín, rời xa Thần cho đến khi con người đối mặt với nguy cơ bị hủy diệt hoàn toàn. Bất kể tà linh dùng thủ đoạn gì, hình thức có thể khác nhau, nhưng đều là vì cùng một mục đích cuối cùng – hủy diệt toàn bộ nhân loại.

Tài liệu tham khảo

[1] Pospielovsky, Dimitry V. 1987. History Of Marxist-Leninist Atheism And Soviet Antireligious: A History Of Soviet Atheism In Theory And Practice And The Believer. Springer. p. 80

[2] https://www.loc.gov/exhibits/archives/ae2bkhun.html

[3] From an interview of Patriarch Alexy II, given to “Izvestia” No 137, 10 June 1991, entitled “Patriarch Alexy II: – I Take upon Myself Responsibility for All that Happened”, English translation from Nathaniel Davis, A Long Walk to Church: A Contemporary History of Russian Orthodoxy, (Oxford: Westview Press, 1995), p 89. See also History of the Russian Orthodox Church Abroad, by St. John (Maximovich) of Shanghai and San Francisco, 31 December 2007

[4] From the Heart of the Panchen Lama, Central Tibetan Administration, India, 1998, https://tibet.net/wp-content/uploads/2015/04/FROM-THE-HEART-OF-THE-PANCHEN-LAMA-1998.pdf

[5] Momchil Metodiev, Between Faith and Compromise: The Bulgarian Orthodox Church and the Communist State (1944-1989) (Sofia: Institute for Studies of the Recent Past/Ciela, 2010).

[6] Như trên.

[7] Christopher Andrew, “KGB Foreign Intelligence from Brezhnev to the Coup,” In Wesley K. Wark (ed.), Espionage: Past, Present, Future? (London: Routledge, 1994), 52.

[8] W. Cleon Skousen, The Naked Communist (Salt Lake City: Izzard Ink Publishing, 1958, 2014), Chapter 12.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/4/19/404089.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/4/25/184198.html

Đăng ngày 29-04-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share