Bài viết của Ban Biên tập Cửu Bình

[MINH HUỆ 19-04-2020] [Chú thích của Ban Biên tập Minh Huệ] Đây là loạt bài tái bản bản dịch của cuốn sách “Ma quỷ đang thống trị thế giới của chúng ta” do Ban Biên tập cửu bình biên soạn. Bản dịch được dịch từ tiếng Trung, có tham khảo tiếng Anh.

Mục lục của cuốn sách

Lời nói đầu
Tự luận: Ma quỷ đang thống trị thế giới chúng ta
Chương 1. 36 kế ma quỷ hủy diệt nhân loại
Chương 2. Khởi phát ở châu Âu
Chương 3. Thảm sát ở phương Đông
Chương 4. Xuất khẩu cách mạng
Chương 5. Thâm nhập vào phương Tây
Chương 6. Tín ngưỡng: Ma quỷ dẫn dắt con người phản đối, bài xích Thần
Chương 7. Gia đình: Ma quỷ đang hủy hoại gia đình của chúng ta
Chương 8. Chính trị: Ma quỷ đang họa loạn các quốc gia của chúng ta
Chương 9. Kinh tế: Mồi nhử của ma quỷ
Chương 10. Pháp luật: Dùng luật pháp để phục vụ ma quỷ
Chương 11. Nghệ thuật: Làm suy đồi nghệ thuật
Chương 12. Giáo dục: Phá hoại giáo dục
Chương 13. Truyền thông: Thao túng truyền thông
Chương 14. Văn hóa phổ biến: Hưởng lạc, phóng túng dục vọng
Chương 15. Khủng bố: Chủ nghĩa cộng sản là nguồn gốc của Chủ nghĩa khủng bố
Chương 16. Bảo vệ môi trường: Bàn tay của chủ nghĩa cộng sản đằng sau lý luận bảo vệ môi trường
Chương 17. Toàn cầu hóa: Mục đích căn bản của chủ nghĩa cộng sản
Chương 18. Dã tâm bá chủ toàn cầu của ĐCSTQ dưới sự an bài của ma quỷ
Kết luận

CHƯƠNG 10: PHÁP LUẬT

Mục lục

1. Pháp luật và tín ngưỡng

2. Pháp luật là công cụ chuyên chính bạo lực của các quốc gia cộng sản
2.1 Chủ nghĩa khủng bố quốc gia vượt trên pháp luật
2.2 Tiêu chuẩn đúng sai liên tục biến đổi
2.3 Đảng cộng sản không bao giờ nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật

3. Ma quỷ cộng sản làm tha hóa pháp luật phương Tây
3.1 Lật đổ nền tảng đạo đức của pháp luật
3.2 Thâu tóm quyền lập pháp và hành pháp
3.3 Quy định ra pháp luật không nhân văn và bẻ cong pháp luật
3.4 Cản trở việc thi hành pháp luật, dung túng tội phạm
3.5 Dùng pháp luật nước ngoài làm suy yếu chủ quyền nước Mỹ

4. Khôi phục tinh thần của pháp luật

Tài liệu tham khảo

1. Pháp luật và tín ngưỡng

Pháp luật là công cụ cứng rắn để duy trì sự công bằng, chính nghĩa, khuyến khích người thiện, trừng trị kẻ ác. Do đó, người xây dựng pháp luật không thể không đưa ra định nghĩa về “thiện” và “ác”. Đối với những người tin vào Thần thì tiêu chuẩn thiện, ác nằm trong tay của Thần, vì thế các kinh sách trong tôn giáo tự nhiên đã trở thành căn cứ và nguồn gốc của pháp luật.

Bộ pháp điển đầu tiên trong lịch sử nhân loại được ghi chép thành sách là “Bộ pháp điển Hammurabi” của Babylon cổ đại. Trên tấm bia đá khắc bộ pháp điển này, bên trên bộ pháp điển là hình vẽ miêu tả cảnh Shamash, Thần Thái Dương, cũng là Thần Công lý đang truyền thụ pháp luật cho Vua Hammurabi, ngụ ý là Thần đã tuyển chọn Hammurabi và trao cho ông quyền lực để trị vì thần dân bằng pháp luật.

Người Do Thái (Hebrew) coi “Mười điều răn của Moses” trong “Kinh Cựu ước” là lời răn của Thần và cũng là pháp luật. Pháp luật phương Tây cũng đi theo truyền thống này. Từ các hoàng đế La Mã vào thế kỷ thứ 4 sau công nguyên đến Hoàng đế Đông La Mã Justinian I và những người kế tục ông từ thế kỷ thứ 6 đến thế kỷ thứ 8 sau công nguyên, cho đến Alfred Đại đế, vị vua đầu tiên của người Anglo-Saxon trong lịch sử nước Anh cũng đều lấy “Mười điều răn của Moses” và giáo nghĩa của Cơ Đốc giáo làm căn cứ để xây dựng pháp luật. [1]

Trong mắt những người tín Thần, quy định pháp luật cụ thể phải phù hợp với quan niệm về thiện, ác mà Thần đặt ra và giáo nghĩa trong tôn giáo; nếu không thì không nên tuân thủ mà nên xóa bỏ. Trong “Phong trào không tuân thủ” ở Mỹ vào thế kỷ trước, nguồn tư tưởng của nó có thể bắt đầu từ tư tưởng của các tín đồ Cơ Đốc thời kỳ đầu, tức là khi hoàng đế La Mã ra lệnh cho các tín đồ Cơ Đốc phải thờ phụng Thần của La Mã hoặc đặt các bức tượng hoàng đế La Mã trong các giáo đường Do Thái giáo, thì tín đồ Cơ Đốc thà bị đóng đinh lên thập tự giá hoặc bị hỏa thiêu chứ không tuân thủ quy định pháp luật này, vì nó trực tiếp phạm vào điều răn thứ nhất và điều răn thứ hai trong “Mười điều răn của Moses”. Nói cách khác, quan hệ giữa pháp luật của Thần và pháp luật của con người thế tục là quan hệ giữa pháp luật bên trên và pháp luật bên dưới, pháp luật của Thần là tiêu chuẩn tối cao và không thể đi ngược lại.

Về cơ bản, “Mười điều răn của Moses” có thể phân thành hai phần: bốn điều đầu tiên nói về mối quan hệ giữa người với Thần, tức là con người cần có sự tôn kính đối với Thần; sáu điều sau nói về quan hệ giữa người với người, căn bản cũng là điều mà Jesus giảng cần “thương người như thể thương thân”. Tôn kính Thần là nền tảng thiết yếu. Có như vậy thì nền tảng đạo đức, pháp luật của con người mới có thể ổn định, vững chắc, nguyên tắc công bằng, chính nghĩa tối căn bản của pháp luật qua các thời đại mới vĩnh hằng, bất biến mà không bị bóp méo, bẻ cong.

Ở Trung Quốc cũng vậy. Trong lịch sử, người đặt định ra pháp luật là thiên tử, phải tuân theo thiên ý, tuân theo quy luật vận hành của thiên địa, cũng chính là “Đạo” mà Lão Tử và Hoàng Đế giảng. Nhà đại Nho học thời Hán Đổng Trọng Thư nói: “Đạo chi đại nguyên xuất ư thiên, thiên bất biến đạo diệc bất biến” (Đạo bắt nguồn từ trời, trời bất biến Đạo cũng bất biến). [2] “Thiên” trong quan niệm của người xưa Trung Quốc không phải là lực lượng tự nhiên trừu tượng mà là Thần, chúa tể của vạn vật. Tín ngưỡng đối với Thiên Đạo là nền tảng đạo đức của văn hóa Trung Hoa, bởi vậy chế độ chính trị pháp luật sinh ra từ đó đã ảnh hưởng tới lịch sử hàng nghìn năm của Trung Quốc.

Harold J. Berman, học giả pháp lý người Mỹ cho rằng, tác dụng của pháp luật phụ thuộc vào việc nó tuân theo quan niệm đạo đức xã hội phổ biến và các chuẩn mực trong tín ngưỡng như thế nào. Ông cho rằng pháp luật và tôn giáo, mặc dù là hai lĩnh vực khác nhau nhưng sự phát triển thịnh vượng của lĩnh vực nào cũng không thể tách rời lĩnh vực kia. Trong bất cứ xã hội nào, khái niệm về công lý và hợp pháp đều phải bắt nguồn từ khái niệm được coi là thần thánh, thiêng liêng. [3]­

Nói một cách đơn giản, pháp luật phải có tính thẩm quyền, mà tính thẩm quyền của nó xuất phát từ sự công bằng, chính nghĩa do Thần truyền dạy. Pháp luật không chỉ có tính công bằng, chính nghĩa mà còn có tính thần thánh. Sở dĩ hệ thống pháp luật hiện đại vẫn giữ được nhiều nghi thức trong tôn giáo cũng bởi tính thần thánh đã làm tăng thêm uy quyền của pháp luật.

2. Pháp luật là công cụ chuyên chính bạo lực của các quốc gia cộng sản

Đảng cộng sản là tà giáo phản lại Thần; vì thế, nó chắc chắn không lấy giáo huấn của chính Thần làm căn cứ để quy định pháp luật. Đảng cộng sản còn muốn cắt đứt mối quan hệ với văn hóa của tổ tiên; vì thế, nó phản đối các giá trị đạo đức truyền thống. Như vậy, pháp luật của Đảng cộng sản, ngay từ đầu, đã không có khả năng duy hộ công bằng và chính nghĩa.

2.1 Chủ nghĩa khủng bố quốc gia vượt trên pháp luật

Trong xã hội truyền thống, Cơ Đốc giáo dạy “thương người như thể thương thân”, Nho gia giảng “nhân giả ái nhân” (người nhân nghĩa yêu thương người khác), yêu thương ở đây không phải bó hẹp trong tình yêu nam nữ hay tình cảm giữa bạn bè, gia đình, mà bao hàm cả lòng từ bi, cảm thông, công bằng, chính nghĩa và sự hy sinh bản thân v.v. Quy định pháp luật xuất phát từ quan điểm này không chỉ thể hiện tính thần thánh mà cũng thể hiện tinh thần tương thân tương ái với mọi người.

Không hệ thống pháp luật nào có thể bao quát hết mọi loại tranh chấp, mâu thuẫn để đưa ra phán quyết phù hợp với từng trường hợp. Vì thế, pháp luật không chỉ là những quy định, điều khoản cụ thể, mà còn cần thêm vào những nhân tố chủ quan của tất cả các bên liên quan. Như vậy, quan tòa phải xuất phát từ tinh thần pháp luật để đưa ra phán quyết trên nguyên tắc thiện.

Trong Thánh điện Jerusalem, Jesus từng cảnh báo những người Pharisee ngụy thiện, bởi vì những người này mặc dù luôn khắc ghi những lời răn của Moses, nhưng lại bỏ qua những phẩm chất mà những điều răn này yêu cầu như công bằng, bác ái, thành thật, v.v. Còn Jesus lại không câu nệ những ý tứ bề mặt, ông hành y cứu người vào ngày Sabbath, sống cùng những kẻ ngoại đạo, bởi vì điều ông quan tâm là tinh thần thiện trong giáo lý.

Chủ nghĩa cộng sản lại hoàn toàn tương phản lại, vì nó được kiến lập trên cơ sở thù hận. Nó không chỉ thù hận Thần, mà còn thù hận luôn cả văn hóa, phương thức sinh sống và toàn bộ giá trị truyền thống mà Thần đặt định cho con người. Marx cũng không e dè gì khi thể hiện ý muốn phá hủy thế giới và lôi xuống cùng ông ta. Ông ta nói: “Với sự khinh bỉ, ta vung găng tay sắt vào khuôn mặt của thế giới, rồi ta sải bước qua đống phế tích, cảm giác như ta là Sáng Thế Chủ.” [4]

Sergey Genadievich Nechayev, một phần tử cuồng cách mạng thời Sa Hoàng Nga, trong cuốn “Hỏi đáp về giáo nghĩa cách mạng” (The Revolutionary Catechism) đã nói, người cách mạng “đã cắt đứt mọi mối liên hệ vốn ràng buộc anh ta vào trật tự xã hội và thế giới văn minh bằng đủ loại luật pháp, đạo đức, và phong tục và các loại quy phạm.” “Người cách mạng là kẻ thù không đội trời chung với những thứ đó, nếu anh ta tiếp tục sống với những thứ đó thì chỉ là để hủy diệt chúng nhanh hơn mà thôi.” [5]

Nechayev thể hiện rõ sự thù hận đối với thế giới này, tự cho mình quyền vượt trên bất cứ luật pháp nào. Ông ta sử dụng những từ ngữ tôn giáo bề mặt như “giáo nghĩa” (catechism) để thể hiện mong muốn kiến lập một tà giáo thù hận thế giới. Nechayev tuyên bố: “Những người còn có sự cảm thông đối với thế giới này thì không thể được coi là người cách mạng.”

Lenin cũng đã thể hiện quan điểm tương tự: “Chuyên chính là sự thống trị trực tiếp dựa vào bạo lực và không chịu bất cứ sự hạn chế nào của pháp luật. Chuyên chính cách mạng của giai cấp vô sản là thông qua việc sử dụng bạo lực chống lại giai cấp tư sản để giành lấy và duy trì quyền thống trị, sự thống trị này không chịu bất kỳ hạn chế nào của pháp luật.” [6]

Sử dụng quyền lực chính trị để tùy ý giết chóc, tra tấn, trừng phạt tập thể mà không chịu hạn chế nào của pháp luật, kỳ thực chính là chủ nghĩa khủng bố quốc gia cực kỳ tàn nhẫn, khốc liệt. Đây là bước đầu tiên mà những quốc gia theo chủ nghĩa cộng sản đều phải đi.

Năm 1917, một tháng sau khi những người Bôn-sê-vích lật đổ chính phủ Nga, số người bị sát hại trong cuộc tranh giành chính trị đã lên tới hàng trăm nghìn người. Những người Bôn-sê-vích thành lập Ủy ban Đặc biệt Toàn Nga, gọi tắt là “Cheka” và cho phép ủy ban này có quyền tùy ý giết người. Từ năm 1918 đến năm 1922, Cheka đã giết ít nhất 2 triệu người không qua xét xử. [7]

Alexander Nikolaevich Yakovlev, nguyên Bộ trưởng Bộ Tuyên truyền, ủy viên Bộ Chính trị, kiêm Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô, viết trong phần mở đầu của cuốn sách “Chủ nghĩa Bôn-sê-vich và phong trào đổi mới Nga là chén rượu đắng” đã viết: “Chỉ trong thế kỷ này, nước Nga đã có khoảng 60 triệu người chết do chiến tranh, nạn đói và trấn áp.” Căn cứ vào tài liệu lưu trữ đã công khai, Yakovlev ước tính số người bị giết trong các chiến dịch bức hại của Xô-viết rơi vào khoảng 20-30 triệu người.

Năm 1987, Bộ Chính trị Liên Xô đã thành lập một ủy ban để tra xét lại một số vụ án oan dưới thời Xô-viết. Yakovlev cũng là một thành viên trong ủy ban đó. Sau khi tra xét lại hàng nghìn hồ sơ, ông viết: “Lâu nay, tôi luôn cứ có một cảm giác, dường như những thủ phạm của những tội ác này là một nhóm người thần kinh không bình thường, nhưng tôi e rằng giải thích như thế là đơn giản hóa một vấn đề nguy hiểm.”

Nếu diễn giải rõ ra ý này của Yakovlev, có nghĩa là những hành vi bạo lực đó không phải xuất phát từ tư duy của con người bình thường, cũng không phải là sự kích động nhất thời, mà là kế hoạch tỉ mỉ; không phải xuất phát từ nhiệt tâm muốn xây dựng một thế giới tốt đẹp mà xuất phát từ lòng thù hận thấu xương đối với cuộc sống. Những người thúc đẩy chủ nghĩa cộng sản này không phải vì thiếu hiểu biết mà vì họ quá tàn ác.

Sau khi thành lập Liên Xô, các quốc gia theo chủ nghĩa cộng sản, điển hình là Trung Quốc, Campuchia và Triều Tiên, đều thực hành chủ nghĩa khủng bố quốc gia.

Trong cuốn sách “cửu bình Cộng sản đảng”, bài bình luận thứ bảy “Lịch sử giết người của Đảng Cộng sản” đã liệt kê những hành vi còn tàn bạo hơn nữa, trước khi ĐCSTQ tiến hành “cải cách mở cửa”, chúng đã gây ra cái chết bất thường cho 60-80 triệu người, gấp đôi tổng số người chết trong hai cuộc chiến tranh thế giới. [9]

2.2 Tiêu chuẩn đúng sai liên tục biến đổi

Để hoàn thành mục đích cuối cùng của chủ nghĩa cộng sản, để thực hiện chủ nghĩa khủng bố quốc gia trong nước, Đảng cộng sản có thể tùy tiện chà đạp pháp luật. Còn khi giao lưu với xã hội tự do thông qua hợp tác thương mại, giao lưu văn hóa và địa chính trị, nó lại khoác lên mình chiếc áo pháp luật để tiến hành xâm nhập và lật đổ các quốc gia phương Tây.

Ví dụ như “Bộ luật tố tụng hình sự” lần đầu tiên của ĐCSTQ được ban hành vào năm 1979, tức là được thông qua sau khi “cải cách mở cửa”, trên bề mặt là để đạt được “chính nghĩa có trật tự”, kỳ thực ĐCSTQ lại không hề nghiêm chỉnh chấp hành bộ luật này.

Marx cũng không e dè khi nói: “Pháp luật là thể hiện ý chí của giai cấp thống trị”, “là sản phẩm của mâu thuẫn giai cấp, và là công cụ của giai cấp thống trị”. Vì thế, luật pháp của Đảng cộng sản không bắt nguồn từ Thần, cũng không xuất phát từ tình yêu thương con người, càng không phải vì mục đích bảo vệ công bằng, chính nghĩa. Bên trên luật pháp này không có sự cảnh tỉnh, ước thúc của Thần, của luân lý xã hội, mà chỉ có lợi ích của giai cấp thống trị, tức là lợi ích của Đảng cộng sản. Mà lợi ích có thể biến động bất cứ lúc nào, tất nhiên nó cũng khiến cho pháp luật biến động bất cứ lúc nào.

Bởi vậy, khi ĐCSTQ vừa mới đoạt được chính quyền, để cướp đoạt tài sản của toàn dân, trên hình thái ý thức, nó đã lấy “đấu tranh giai cấp làm cương lĩnh”. Từ đó, về pháp luật, nó lập ra “tội phản cách mạng”, quy tất cả những người chống lại hành vi cướp đoạt này vào nhóm người “phản cách mạng” để bắt giam, thậm chí hành quyết họ.

Sau khi hoàn thành việc cướp đoạt với danh nghĩa “thực thi chế độ công hữu”, ĐCSTQ cần phải tìm cách nhét đầy túi khôn. Vì thế, trên hình thái ý thức, nó đã sửa thành “lấy xây dựng kinh tế làm trung tâm” và ban hành “luật bảo hộ quyền sở hữu tài sản tư nhân”.

Về bản chất, đây chẳng qua là để bảo vệ sự giàu có của nó nhờ tước đoạt tài sản toàn dân, còn tài sản của người dân thường lại không hề được bảo vệ. Vô số “vụ cưỡng chế phá bỏ nhà dân” chính là minh chứng cho việc chính phủ dùng bạo lực xâm phạm tài sản của nhân dân.

Đầu năm 1999, ĐCSTQ tuyên bố muốn “dùng pháp trị quốc”. [10] Nhưng không đến vài tháng sau, chúng lại mạnh tay đàn áp những người tu luyện Pháp Luân Công tin vào “Chân-Thiện-Nhẫn”, thành lập “Phòng 610” một tổ chức giống như Gestapo, vượt trên cả “Ủy ban Chính trị và Pháp luật”, thao túng hệ thống công an và tư pháp và huy động mọi nguồn lực quốc gia để bức hại Pháp Luân Công mà hoàn toàn không đếm xỉa gì đến pháp luật và thủ tục tư pháp.

Nhằm che giấu những tội ác đẫm máu của mình, ĐCSTQ phải không ngừng tạo ra kẻ thù mới với mục đích uy hiếp và đàn áp dân chúng. Đối tượng đàn áp thay đổi từ địa chủ, nhà tư bản đến học sinh sinh viên trong vụ thảm sát trên Quảng trường Thiên An Môn, cho đến người tu luyện Pháp Luân Công và luật sư nhân quyền.

Vì thế, pháp luật cũng phải thay đổi theo. Trong hơn 60 năm, ĐCSTQ đã ban hành bốn bộ hiến pháp; bộ hiến pháp thứ tư ban hành năm 1982 cũng đã được sửa đổi tới bốn lần. Hết cuộc vận động chính trị này đến vận động chính trị khác đã được ĐCSTQ dùng danh nghĩa “pháp luật” để điều chỉnh và cải trang, thậm chí có lúc nó cũng chẳng buồn ngụy trang nữa.

2.3 Đảng cộng sản không bao giờ nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật

Để thể hiện tinh thần “pháp trị”, “mở cửa kết giao với quốc tế”, Đảng cộng sản vẫn quy định ra một số điều khoản pháp luật bề ngoài có vẻ đường hoàng. Nhưng nó không bao giờ thực sự chấp hành những quy định này, ví dụ như quy định về “tự do tín ngưỡng”, “tự do ngôn luận”, “tự do hội họp” v.v. Trong hiến pháp của nó.

Marx cho rằng pháp luật là thể hiện ý chí của giai cấp thống trị, là công cụ của giai cấp thống trị. Vậy thì việc tùy tiện dùng pháp luật để đàn áp và đối phó với kẻ thù, trong hệ thống pháp luật của Đảng cộng sản, cũng là tất nhiên.

Hệ thống này quy định bất kỳ ai, một khi đã khiêu chiến với “ý chí của giai cấp thống trị” (tức là lợi ích của Đảng cộng sản) thì lập tức trở thành đối tượng bị đàn áp “theo pháp luật”, cho dù đó là công nhân thất nghiệp, quân nhân chuyên nghiệp, nông dân mất ruộng đất, luật sư nhân quyền hay một người dân thấp cổ bé họng không may nào đó.

Nhìn từ góc độ luật sư, quy định pháp luật trên bề mặt chưa bao giờ có hiệu lực mạnh mẽ hơn hiện thực. Bởi vì khi bạn viện dẫn văn bản pháp luật và theo đuổi chính nghĩa trong đó thì những điều mà các thẩm phán và kiểm sát viên nói với bạn là “tinh thần pháp luật” của ĐCSTQ. Họ không hiểu ngôn ngữ học thuật nho nhã, nhưng họ dám nói trắng ra rằng “tòa án là do Đảng cộng sản lập ra”, vì thế phải nghe lời đảng. Những người này, cho dù nói một cách vô thức, nhưng những lời họ nói ra xác thực là phản ánh “tinh thần pháp luật” của các quốc gia cộng sản.

Câu cửa miệng của các thẩm phán ĐCSTQ khi xử lý các vụ việc liên quan đến Pháp Luân Công là: “Anh giảng giải pháp luật với tôi làm gì, tôi chỉ quan tâm đến chính trị thôi”, “Đảng không cho biện hộ”, “Lời của lãnh đạo là luật”, “Tòa án cũng do Đảng cộng sản lãnh đạo, phải nghe theo đảng”, “Vấn đề Pháp Luân Công có thể không cần tuân theo trình tự pháp luật”, “Đừng nói với tôi về lương tâm”. [11]

Nhà triết học người Anh Francis Bacon, trong tác phẩm “Tư pháp luận” (Of Judicature), đã viết: “Kết án phi pháp còn gây hậu quả xấu hơn nhiều so với việc phạm tội nhiều lần. Bởi vì phạm tội nhiều lần tuy là biểu hiện của sự coi thường pháp luật nhưng chỉ giống như làm ô nhiễm dòng nước, còn kết án phi pháp chính là phá hoại pháp luật, giống như làm ô nhiễm nguồn nước.” [12]

Do pháp luật của Đảng cộng sản liên tục biến đổi, đảng có thể chấp hành một số quy định pháp luật nhưng có những quy định nó lại không hề chấp hành. Vì vậy, thứ pháp luật này có thể nói là không có tính thần thánh nào. Huống hồ thứ “công cụ của giai cấp thống trị” thể hiện “tinh thần pháp luật” do Đảng cộng sản tạo ra này đã gây ra bao vụ án oan trong cả trăm qua. Nó gây ra món nợ máu mà tất cả những người cầm quyền kế tục sự nghiệp “Đảng cộng sản” phải trả, đó là 80 triệu đến 100 triệu linh hồn oan khuất.

Nhìn từ nguyên tắc cơ bản nhất là “giết người đền mạng, nợ tiền phải trả”, nếu Đảng cộng sản muốn nghiêm túc thực thi pháp trị (cai trị bằng pháp luật) thì trước tiên, nó phải đối mặt với việc bị truy cứu trách nhiệm trước pháp luật. Vì thế, Đảng cộng sản lại càng không dám thực sự chấp hành pháp luật mà nó quy định ra.

3. Ma quỷ cộng sản làm tha hóa pháp luật phương Tây

Ở các quốc gia cộng sản, pháp luật là công cụ mà ma quỷ có thể tùy ý thao khống để duy trì sự thống trị, củng cố hình thái ý thức của nó, và đàn áp người dân. Ở các quốc gia tự do, mưu đồ của ma quỷ chính là lật đổ nền tảng đạo đức và tín ngưỡng truyền thống của pháp luật, làm biến dị tiêu chuẩn thiện, ác, tranh giành quyền lập pháp và hành pháp, đồng thời xác lập tiêu chuẩn và thực tiễn pháp luật mà ma quỷ kỳ vọng.

Pháp luật có quan hệ mật thiết với các lĩnh vực chính trị, tôn giáo, giáo dục, v.v.. Mỹ là quốc gia hàng đầu về pháp trị nhưng đang bị xâm chiếm trên mọi phương diện trong lĩnh vực pháp luật. Ngày nay, khi tà linh cộng sản đã xâm nhập toàn cầu và vươn bàn tay đen đúa của nó đến mọi ngóc ngách, pháp luật của phương Tây cũng không tránh khỏi bị tà linh thâm nhập và làm biến dị trên mọi phương diện. Phần này tập trung thảo luận vấn đề này.

3.1 Lật đổ nền tảng đạo đức của pháp luật

Pháp luật bắt nguồn từ tôn giáo hoặc tín ngưỡng đều có tính thần thánh, nhưng cùng với việc Đảng cộng sản và những người đồng hành với nó thúc đẩy thuyết vô thần, thuyết tiến hóa trên toàn cầu, pháp luật cũng bị cắt đứt mối liên hệ với Thần, bị hạ xuống thành một thứ công cụ để báo oán phục thù, giải quyết tranh chấp, mặc cả và phân phối lợi ích giữa người với người. Do bị cắt đứt nguồn gốc với tín ngưỡng, tinh thần của pháp luật bắt đầu thay đổi, từ duy hộ sự công bằng, chính nghĩa lệch sang hướng thuận theo quan niệm và dục vọng của con người. Điều này tạo điều kiện cho tà linh cộng sản ở phía sau lợi dụng những người đại diện cho nó có mang quan niệm, lối tư duy biến dị thông qua pháp luật mà nó mong muốn để thực hiện mục đích phá hủy xã hội và hủy diệt con người.

Lấy nước Mỹ làm ví dụ, các trào lưu tư tưởng như “chủ nghĩa tự do hiện đại”, “công bằng xã hội” – dưới ảnh hưởng sâu đậm của chủ nghĩa cộng sản – đã thay đổi quan niệm đạo đức xã hội, từ đó cũng phá bỏ nền tảng đạo đức của pháp luật. Trong thực tế, những người đại diện cho nó lợi dụng khẩu hiệu “tự do”, “tiến bộ”, “khoan dung” để đánh tráo khái niệm, bài xích và phá hủy nền tảng tín ngưỡng đạo đức của pháp luật, từ đó ảnh hưởng đến việc luật nào được thông qua và được giải thích như thế nào, tòa án xét xử ra sao.

Tín ngưỡng truyền thống cho rằng hôn nhân là sự kết hợp của “người đàn ông và người đàn bà”. Hôn nhân đồng tính đã đi ngược lại với giáo huấn của Thần và trái với luân thường đạo lý. Điều này tất nhiên sẽ ảnh hưởng đến việc giải thích và định nghĩa của pháp luật về hôn nhân. Nếu kiên trì tuân thủ quy phạm đạo đức do Thần xác lập, vậy thì đạo đức sẽ không suy chuyển, pháp luật ở thế tục cũng căn cứ theo pháp bất biến bên trên của Thần, nếu một hành vi nào đó, vào 2.000 năm trước, theo giới lệnh của Thần, bị coi là tội ác thì ngày nay cũng nên bị như vậy.

Chủ nghĩa tự do lại bài xích tín ngưỡng truyền thống và đi ngược lại đạo đức, coi đạo đức là sự ước định nơi thế tục cần phải biến đổi theo sự phát triển của xã hội. Do vậy, hôn nhân được xem là “hợp đồng hợp tác” tự nguyện, thừa nhận “hôn nhân đồng tính” là phù hợp với nguyên tắc “tiến bộ” và “tự do”, điều này tất nhiên sẽ khiến pháp luật bị biến dị theo.

Chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa tiến bộ khiến thẩm phán tách rời đạo đức truyền thống với pháp luật. Trong một vụ xét xử phá thai năm 1992 ở Tòa án Tối cao, có ba vị thẩm phán không ngần ngại thể hiện quan điểm: “Một số người cho rằng phá thai đi ngược lại nguyên tắc đạo đức tối căn bản của chúng ta, tuy nhiên điều này không thể ảnh hưởng đến quyết định của chúng tôi. Trách nhiệm của chúng tôi là xác lập quyền tự do cho tất cả mọi người, chứ không phải cưỡng chế thực thi nguyên tắc đạo đức của bản thân chúng ta.” [13]

Ba thẩm phán này nhấn mạnh pháp luật coi trọng tự do hơn nguyên tắc đạo đức của chúng ta, giá trị của tự do và giá trị đạo đức không liên quan đến nhau. Tuy nhiên, theo định nghĩa tự do của những nhà lập quốc Hoa Kỳ, tự do căn bản là giá trị phổ quát hiển nhiên của nhân loại, không thể thay đổi theo văn hóa, bởi vì nó là do Thần – hay Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ gọi là “Sáng Thế Chủ” – ban cho. Xa rời giá trị phổ quát do Sáng Thế Chủ đặt định ra để phóng đại một cách phiến diện cái gọi là “tự do” là thủ đoạn của ma quỷ nhằm làm méo mó biến dị pháp luật và dẫn dụ con người rơi xuống vực thẳm.

3.2 Thâu tóm quyền lập pháp và hành pháp

Để thực thi pháp luật hiệu quả, cần phải trải qua một loạt các bước gồm: cơ quan lập pháp soạn thảo luật, các chính trị gia thông qua luật, tòa án phán quyết tính hợp pháp, cán bộ hành pháp thi hành pháp luật. Trong quá trình này, các tổ chức và cá nhân trong lĩnh vực giáo dục, truyền thông, pháp luật, thậm chí cả ngành giải trí đều có thể tác động đến việc soạn thảo và thực thi pháp luật.

Trong lĩnh vực nào, tà linh cộng sản cũng đều tìm người đại diện cho nó để giành quyền khống chế quá trình lập pháp và hành pháp. Các cơ quan vận động hành lang chính trị tìm đủ mọi cách để đưa các phần tử cánh tả vào các cơ quan chính phủ. Trong ngành tư pháp, họ nắm các vị trí trọng yếu như thẩm phán, kiểm sát viên hay các vị trí viên chức khác phụ trách việc thực thi công lý.

Một tổng thống thuộc phái tự do sẽ tìm mọi cách để bổ nhiệm thẩm phán cho Tòa án Tối cao, để họ có thể dùng ảnh hưởng của mình mà bẻ cong pháp luật, hoặc dùng quyền hành của mình mà cải biên pháp luật. Trong lịch sử, các tổng thống Mỹ thuộc phái tự do thường giảm án nhiều hơn. Tổng thống của một nhiệm kỳ gần đây đã giảm án cho 1.385 phạm nhân, ân xá cho 212 phạm nhân – nhiều nhất kể từ sau thời Tổng thống Harry Truman đến nay. [14] Trước khi rời Nhà Trắng, tổng thống này đã ký ban hành một lệnh cho 209 trường hợp giảm án và 64 trường hợp ân xá, mà đại đa số trường hợp này là tội phạm buôn bán ma túy phi bạo lực. Trong đó, một trường hợp ngoại lệ là một phạm nhân đã tiết lộ 700.000 trang tài liệu bí mật quân sự của Mỹ, bị kết án 35 năm tù, nhưng sau khi được tổng thống này đặc xá, chỉ bị giam 4 năm đã được thả. [15]

Giảm án là công cụ hợp pháp mà hiến pháp trao cho tổng thống, nhưng số tội phạm được đặc xá khiến người ta phải giật mình như vậy chắc chắn sẽ khiến pháp luật mất đi tác dụng khen thưởng người tốt, trừng phạt kẻ ác.

Năm 1954, Thượng nghị sỹ Lyndon B. Johnson của bang Texas, sau này trở thành tổng thống Hoa Kỳ thứ 36, đã đưa ra “Tu chính án Johnson”, trong đó quy định các tổ chức phi lợi nhuận, bao gồm cả giáo hội, không được tham gia một số hoạt động; nếu vi phạm, sẽ không được miễn thuế nữa. Điều này dẫn đến một số giáo hội Cơ Đốc giáo, vì sợ không còn được miễn thuế, đã yêu cầu các mục sư khi giảng đạo luôn cố ý tránh đề cập đến những vấn đề chính trị, đặc biệt là một số vấn đề nghị luận xã hội gây tranh luận như phá thai, đồng tính luyến ái, cái chết nhân đạo, nghiên cứu tế bào gốc, v.v.

tà linh cộng sản còn thao túng các tổ chức chính trị với mưu đồ tác động đến việc hành pháp thông qua các cuộc bầu chọn kiểm sát viên. Một luật sư ở một khu vực được các nhóm chính trị và người bảo trợ phái cấp tiến tiến cử vào một chức vụ, trong tuần đầu tiên nhậm chức, ông ta đã sa thải 31 kiểm sát viên. Khi kêu gọi chấm dứt “cầm tù hàng loạt”, ông ta còn ra lệnh cho văn phòng của mình dừng việc khởi tố những người tàng trữ cần sa. Các bang khác cũng có tình trạng tương tự. Chủ tịch liên đoàn kiểm sát viên cho rằng điều này đồng nghĩa với việc yêu cầu các kiểm sát trưởng chọn luật mà thực thi. Theo ông, hiện tượng này vô cùng nguy hiểm, vì nó yêu cầu các quan chức do dân bầu phớt lờ lời tuyên thệ bảo vệ pháp luật của họ. [16]

Thẩm phán còn có thể dùng quyền phán quyết để hủy các pháp lệnh của các cơ quan hành chính. Ví dụ, theo luật di dân của Mỹ, trong tình huống cần thiết, tổng thống có thể hạ lệnh cấm tất cả người ngoại quốc nhập cảnh vào Mỹ. Nhưng một số thẩm phán chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa tự do đã lấy lý do “kỳ thị tín ngưỡng” để trì hoãn lệnh cấm của tổng thống đến hơn bốn tháng, cho đến Tòa án Tối cao xác nhận pháp lệnh của tổng thống.

Luật sư có ảnh hưởng rất lớn tới phán quyết của tòa án; khuynh hướng chính trị của hiệp hội luật sư sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực thi tinh thần pháp luật. Người sáng lập của một hiệp hội luật sư có cơ sở trên khắp nước Mỹ từng thừa nhận mình theo chủ nghĩa xã hội, chủ trương theo chế độ công hữu, mục tiêu cuối cùng là xây dựng chủ nghĩa cộng sản. [17] Hiệp hội này có hàng chục nghìn hội viên trên khắp nước Mỹ, với kinh phí hoạt động hàng năm lên đến hàng trăm triệu đô la Mỹ. Hoạt động chủ yếu của nó là đệ đơn kiện lên tòa án Mỹ để ủng hộ quyền phá thai, hôn nhân đồng tính, quyền nhận con nuôi của người đồng tính, cho đến loại bỏ cái gọi là kỳ thị người lưỡng tính và người chuyển giới, v.v.

Chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa tiến bộ chiếm lĩnh các vị trí chủ chốt trong hệ thống chính trị trên khắp nước Mỹ và chi phối giáo dục, truyền thông, và các phong trào xã hội… Việc này tạo điều kiện cho ma quỷ nắm quyền lớn hơn bao giờ hết trong quá trình lập pháp và tư pháp.

3.3 Quy định ra pháp luật không nhân văn và bẻ cong pháp luật

(1) Cấm ca ngợi Thần

Trong cuộc sống của người Mỹ, Thần có mặt ở bất cứ đâu. Mỹ có câu châm ngôn: “Chúng ta tin vào Chúa” (In God We Trust). Câu châm ngôn này không chỉ xuất hiện trong quốc ca Mỹ mà còn được in trên tiền Mỹ. “Tuyên ngôn Độc lập” của Mỹ gọi Thần là Sáng Thế Chủ và nêu rõ rằng nhân quyền của con người là do Sáng Thế Chủ ban cho. Tất cả quan chức chính phủ Mỹ, kể cả thổng thống và thẩm phán, khi tuyên thệ nhậm chức, đều phải nói câu cuối cùng là “Xin Chúa giúp con” (So help me, God). Câu kết thường thấy trong bài diễn thuyết của tổng thống là “Chúa ban phước cho nước Mỹ” (God bless America). “Lời Tuyên thệ” (Pledge of Allegiance) được đọc ở các trường học công lập gọi nước Mỹ là “quốc gia ở dưới Chúa” (One nation under God).

Một số trong những truyền thống này đã được duy trì hơn 200 năm qua, gần như có cùng chiều dài lịch sử thành lập nước Mỹ. Nhưng trong 60 năm qua, những truyền thống này liên tục bị thách thức bởi những người theo đuổi chủ nghĩa cộng sản.

Một mục tiêu trọng yếu của một liên minh luật sư có mặt trên khắp nước Mỹ như đề cập bên trên là xóa bỏ Mười điều răn (của Moses) trong công chúng Mỹ, trong đó có vụ án tai tiếng nhất xảy ra ở Montgomery, Alabama. Năm 2001, tổ chức này đã yêu cầu cưỡng chế di dời phiến đá khắc “Mười điều răn” tại đại sảnh ở tòa án bang. Họ đã tìm được một thẩm phán do một tổng thống của Đảng Đân chủ bổ nhiệm để thụ lý vụ việc này. Vị thẩm phán này đã ra một phán quyết dài 76 trang giấy theo hướng có lợi cho liên minh này với lý do nghe rất nực cười. Ví dụ, ông ta nói “khung cảnh trang nghiêm ở đại sảnh”, bức bích họa đằng sau phiến đá và bầu không khí do thác nước nhân tạo tạo ra là lý do khiến ông ta muốn di rời “Mười điều răn”, ông ta còn nói phiến đá đặt nghiêng, trông giống như cuốn “Kinh Thánh” đang mở, khiến người ta “có cảm giác bang Alabama ủng hộ, thừa nhận, ưa chuộng hay ca ngợi Cơ Đốc giáo”. [18]

Đây không phải là mở đầu, cũng không phải là phần kết của câu chuyện. Từ năm 1980, Tòa án Tối cao Mỹ đã cấm trưng bày “Mười điều răn” trong giảng đường các trường học công lập. Phán quyết này đã dẫn đến trào lưu xóa bỏ “Mười điều răn” trên toàn nước Mỹ. Ở Utah, Liên đoàn Tự do Dân sự Mỹ (ACLU) thậm chí còn tuyên bố trao thưởng cho ai báo cho tổ chức này những biển bảng và bia đá có “Mười điều răn” mà chưa được dỡ bỏ. [19]

Một phán quyết ngày 26/6/2002 của một tòa án phúc thẩm Mỹ đã cấm nghi lễ Tuyên thệ tại các trường học công lập vì trong đó có dòng chữ “dưới Chúa”. Phán quyết này đã bị Tòa án Tối cao bãi bỏ vào ngày 14/06/2004). [20]

Những phán quyết kiểu này vẫn đang diễn ra. Từ quốc ca Mỹ, châm ngôn quốc gia, lời tuyên thệ, lời cầu nguyện trong trường học v.v.. đều đang chịu sự công kích của những người theo thuyết vô thần hoặc các phần tử cánh tả.

Ở đây, cần giải thích ngắn gọn là “Chúa” trong các câu nói phổ biến kể trên là Thần nói chung hay Sáng Thế Chủ trong Tuyên ngôn Độc lập. Mỗi tôn giáo đều có định nghĩa và nhận thức của mình đối với Sáng Thế Chủ. Vì thế, bản thân từ “Chúa” này không phải nhằm quảng bá cho một tôn giáo nào, cũng không đi ngược lại các Tu chính án của Hiến pháp Hoa Kỳ. Âm mưu dùng pháp luật để cấm con người ca ngợi Thần một cách cực đoan ở một quốc gia vốn có tín ngưỡng sâu sắc như Mỹ đã cho thấy ma quỷ đã thâm nhập vào lĩnh vực pháp luật sâu rộng đến đâu.

(2) Cải biến tinh thần của Hiến pháp bằng cách diễn giải luật và tạo án lệ

Những nhà lập quốc Hoa Kỳ, khi soạn lập “Hiến pháp”, đã xác định nguyên tắc “tam quyền phân lập”, trong đó quyền tư pháp vốn là quyền lực nhỏ nhất. Quốc hội (lập pháp) phụ trách việc thông qua luật, tổng thống (hành pháp) phụ trách quản lý việc thực thi pháp luật, còn Tòa án Tối cao (tư pháp) không có quyền lập pháp, cũng không có quyền hành pháp.

Trong thời gian Tòa án Tối cao thẩm tra, xét xử vụ việc “Lời Tuyên thệ”, điều tra dân chúng cho thấy 90% số người tham gia đều ủng hộ giữ lại nội dung “dưới Thần” (under God). Tại Hạ viện, có 416 phiếu ủng hộ và 3 phiếu phản đối. [21] Tại Thượng viện, có 99 phiếu ủng hộ và 0 phiếu phản đối. [22] Điều đó cho thấy quyết định của quốc hội đã phản ánh đúng nguyện vọng chân thực của dân chúng Mỹ.

Nhiệm kỳ của nghị sỹ quốc hội và tổng thống do dân bầu là từ hai năm đến sáu năm, sau đó lại phải tuyển cử lần mới. Nếu ý nguyện của xã hội chủ lưu phù hợp với quy phạm đạo đức do Thần đặt định ra, thì khả năng tổng thống và nghị sỹ nghiêng sang phía cánh tả là hãn hữu. Chẳng hạn, nếu xã hội chủ lưu phản đối hôn nhân đồng tính thì dù cho các nghị sỹ ở Hạ viện và Thượng viện khó mà ủng hộ được, vì nếu họ dám đi ngược lại ý nguyện của dân chúng thì sẽ có nguy cơ thua cuộc trong lần tuyển cử tiếp theo.

Mặt khác, thẩm phán của Tòa án Tối cao không bắt buộc phải nghe theo ý nguyện của người dân, nhiệm kỳ của thẩm phán là suốt đời. Khi đã nhậm chức, thẩm phán có thể làm việc hàng chục năm. Hơn nữa, Tòa án Tối cao chỉ có chín thẩm phán. Tác động đến quyết định của chín cá nhân này dễ dàng hơn là thay đổi nguyện vọng của cả xã hội chủ lưu.

Thẩm phán căn cứ theo pháp luật để phán quyết, mà luật được thông qua hay bãi bỏ là căn cứ vào Hiến pháp. Vì thế, nếu muốn dùng pháp luật để cải biến xã hội, thì thay đổi Hiến pháp là nhiệm vụ bắt buộc. Ở Mỹ, việc sửa đổi Hiến pháp cần phải được 2/3 số nghị sỹ đồng ý và 3/4 các bang tiếp nhận. Quy định khắt khe này khiến việc sửa đổi Hiến pháp không dễ mà thực hiện được.

Vì thế, sách lược của phái chủ nghĩa tiến bộ không phải là sửa Hiến pháp, mà là thay đổi ý nghĩa nguyên gốc của câu từ trong Hiến pháp bằng cách diễn giải chúng. Họ coi Hiến pháp là một văn bản “sống” và liên tục “tiến hóa”, họ thông qua “án lệ” do Tòa án Tối cao đặt ra mà đưa quan điểm của phe cánh tả vào luật. Bằng cách này, họ đã áp ý chí của cánh tả vào Hiến pháp, cũng đồng nghĩa với phá hoại Hiến pháp.

Những điều răn của Thần không còn là nguyên tắc tối cao nữa. Hiến pháp lại bị nện những đòn đau dưới cái búa của các thẩm phán theo phái tự do. Vì phán quyết của Tòa án Tối cao là phán quyết cuối cùng, ngay cả tổng thống cũng phải tuân thủ, vì thế mà dân chúng tự trị (self-governing) và “tam quyền phân lập” mà những nhà lập quốc Hoa Kỳ đã đề xướng ngày càng bị ngành tư pháp độc chiếm. Trên thực tế, các thẩm phán của Tòa án Tối cao đã nắm được quyền lập pháp ở một mức độ nhất định, thậm chí là cả quyền hành pháp.

Các thẩm phán phái tự do của Tòa án Tối cao đã mang tới cho xã hội Mỹ nhiều hậu quả nghiêm trọng, khó mà khắc phục. Thực trạng hiện nay là Tòa án Tối cao có thể dùng án lệ để yêu cầu các trường học công lập và các nơi công cộng như công viên dỡ bỏ bảng biển, bia đá khắc “Mười điều răn”; soạn lại trình tự tố tụng hình sự; tăng thuế; thừa nhận quyền phá thai và hôn nhân đồng tính, cho phép xuất bản và trình chiếu nội dung khiêu dâm v.v.

Sự gia tăng thẩm quyền tối cao của ngành tư pháp cùng với phán quyết của các thẩm phán phái tự do đã trở thành công cụ quan trọng mà tà linh cộng sản dùng để đạt được chủ trương của nó.

(3) Phát tán thông tin khiêu dâm dưới danh nghĩa “tự do”

Những năm 1960 là thời kỳ xã hội Mỹ xảy ra biến đổi sâu sắc. Các phong trào của sinh viên cánh tả đi ngược lại truyền thống như phong trào phản đối chiến tranh, nhạc rock & roll, hippie, phong trào nữ quyền, giải phóng tình dục… nổi lên ầm ầm, khiến cả nước hỗn loạn.

Chánh án Tòa án Tối cao lúc đó là Earl Warren, một người theo phái tự do. Trong thời gian Warren làm chánh án, Tòa án Tối cao đã đưa ra nhiều phán quyết có ảnh hưởng sâu rộng, trong đó có phán quyết cấm cầu nguyện ở các trường học công lập [23] và phán quyết cho phép phát hành, xuất bản các ấn phẩm có nội dung khiêu dâm lộ liễu. [24]

Học giả người Mỹ Phyllis Schlafly, trong cuốn sách “Những kẻ có thẩm quyền tối cao: Sự chuyên chế của thẩm phán và làm thế nào để chấm dứt điều đó” (The Supremacists: The Tyranny of Judges and How to Stop It) đã đưa ra các số liệu thống kê cho thấy trong những năm 1966-1970, Tòa án Tối cao đã đưa ra 34 phán quyết phủ quyết quyết định của các tòa án cấp dưới về việc cấm các nội dung khiêu dâm. [25] Những phán quyết này của Tòa án Tối cao không những không được ký tên, mà phần lớn chỉ có một, hai câu. Nói cách khác, ngay cả các thẩm phán không thể giải thích được tính hợp lý trong các phán quyết của mình.

Sau phán quyết của Tòa án Tối cao, năm 1966, Hollywood đã dỡ bỏ quy định hạn chế các nội dung khiêu dâm trong quy định sản xuất phim. Sau đó, số lượng phim khiêu dâm tăng lên nhanh chóng, và đến nay đã tràn ngập mọi ngóc ngách trong xã hội.

Ở đây, cần nói rõ rằng, quyền tự do ngôn luận được quy định trong Tu chính án thứ nhất của Hiến pháp vốn là quyền tự do biểu đạt ý kiến chính trị, chứ không phải tự do xuất bản và phát tán nội dung khiêu dâm.

(4) Hợp pháp hóa ma túy

Ngày 31/12/2017, vào thời điểm toàn thế giới đang đón chào năm mới thì CNN đã phát sóng một đoạn phim nhiều cảnh quay một nữ phóng viên hút cần sa. Hiển nhiên, dưới sự ảnh hưởng của cần sa, cô ta tỏ ra mất kiểm soát và không ý thức được mọi việc xung quanh. Việc phát sóng này đã bị chỉ trích rộng rãi. [26]

Năm 1996, Califonia đã trở thành bang đầu tiên của Mỹ cho phép sử dụng cần sa như một loại thuốc kê theo đơn, sau đó nhiều tiểu bang khác cũng cho phép việc này. Đến năm 2012, bang Washington và bang Colorado đã thông qua cái gọi là “điều luật” cho phép dùng cần sa để “giải trí”, tức là hợp pháp hóa việc hút ma túy. Ở hai bang này, việc trồng, sản xuất và bán cần sa cho người trưởng thành là hoàn toàn hợp pháp. California hiện nay cũng đã hợp pháp hóa cần sa. Tháng 6/2018, chính phủ Canada cũng tuyên bố sẽ hợp pháp hóa việc sử dụng cần sa trong tương lai gần.

Ma túy không chỉ gây tổn hại nghiêm trọng cho thân thể con người, nó còn gây nghiện. Một khi bị phụ thuộc vào nó, con người có thể vứt bỏ mọi giới hạn đạo đức để có nhiều ma túy hơn. Tuy nhiên, những người chủ trương hợp pháp hóa cần sa lại cho rằng, chỉ cần có được cần sa bằng con đường hợp pháp thì có thể giảm việc buôn bán ma túy bất hợp pháp. Họ còn cho rằng thông qua việc hợp pháp hóa ma túy giúp có thể tăng cường quản lý ma túy, hạn chế tỷ lệ tội phạm liên quan đến ma túy.

Nhiều bang đã thông qua việc hợp pháp hóa cần sa kỳ vọng ma túy có thể mang lại cho chính phủ thu nhập hàng tỷ đô la. Nhưng không khó để hình dung, khi nhiều người bị nghiện ma túy, không quan tâm đến làm việc nữa, sức khỏe sa sút, sức sản xuất giảm thì tổng tài sản xã hội sẽ ngày càng ít đi. Như vậy, hợp pháp hóa ma túy, về lâu dài, làm sao có thể tăng thu nhập cho chính phủ được? Điều này hẳn ai cũng có thể nhìn ra được.

Hơn nữa, khi đánh giá một sự việc là đúng hay sai thì không nên lấy hiệu quả và lợi ích kinh tế làm thước đo, mà phải dùng tiêu chuẩn của Thần. Theo tiêu chuẩn đạo đức truyền thống, thân thể con người có ý nghĩa thiêng liêng và giống với thân thể của Thần. Các tôn giáo Tây phương cho rằng thân thể con người là “Thánh điện linh thiêng”, phương Đông cho rằng thân thể con người có thể tu luyện thành Phật và Đạo. Hút ma túy là xúc phạm thân thể, là hành vi trụy lạc, bại hoại.

Thời báo Los Angeles đưa tin, một trong những nhân vật quan trọng vận động việc hợp pháp hóa cần sa ở Mỹ là một đại gia theo chủ nghĩa tiến bộ. [27] Tháng 3/2017, sáu thượng nghị sỹ đã gửi thư đến Quốc vụ viện Hoa kỳ yêu cầu điều tra nhân vật này vì ông này đã lợi dụng tổ chức của ông ta để thúc đẩy chủ nghĩa tiến bộ ở các quốc gia khác và lật đổ các chính phủ phái bảo thủ. [28]

Hợp pháp hóa ma túy chính là thứ vũ khí mà tà linh cộng sản sử dụng để khiến con người mất dần khả năng khống chế bản thân, rời xa Thần, đồng thời gây ra sự hỗn loạn trong xã hội, khiến kinh tế trượt dốc, từ đó khống chế quyền lực chính trị.

(5) Hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính

Trong “Sáng thế ký – Kinh Thánh” có giảng về sự hủy diệt của thành Sodom. Một trong những tội ác nghiêm trọng nhất mà dân chúng trong thành phạm phải là đồng tính luyến ái. Đây là nguồn gốc của từ “sodomy” – chỉ quan hệ “đồng tính nam”. Những người có kiến thức cơ bản về “Kinh Thánh” thì đều biết đồng tính đi ngược lại giới lệnh của Thần.

Tháng 6/2015, trong chín thẩm phán của Tòa án Tối cao của Mỹ, có năm thẩm phán (trong đó, bốn người theo phái tự do, một người bị dao động) đã bỏ phiếu đồng ý ra phán quyết hôn nhân đồng tính là quyền được Hiến pháp bảo vệ, bốn thẩm phán còn lại (theo phái bảo thủ) đều phản đối. [29] Tổng thống khi đó đã thay đổi ảnh banner của tài khoản Twitter chính thức của Nhà trắng thành ảnh cờ sáu màu – biểu tượng của người đồng tính luyến ái. Phán quyết của Tòa án Tối cao cũng khiến lệnh cấm hôn nhân đồng tính ở 14 bang trở nên vô hiệu lực.

Tháng 8/2015, một viên chức Tòa thị chính quận Rowan, bang Kentucky xuất phát từ tín ngưỡng cá nhân đã từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký kết hôn cho một cặp đôi đồng tính, đồng thời từ chối thực hiện mệnh lệnh phải cấp giấy đăng ký kết hôn của một tòa án liên bang Mỹ, vì thế mà bị bắt và phạt năm ngày tù giam. [30] Thực ra, chính tòa án này đã xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng của cô mà Hiến pháp công nhận.

Sau khi Tòa án Tối cao thông qua phán quyết hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính, nguyên thống đốc bang Arkansas và cựu ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng hòa Mike Huckabee đã gọi đây là “chuyên chính tư pháp”. [31]

Học giả và luật sư hiến pháp Phyllis Schlafly đã nêu ra chín vấn đề gây suy thoái đạo đức do thẩm phán gây ra, đó là: 1) sửa đổi Hiến pháp; 2) kiểm duyệt việc thừa nhận Thần; 3) định nghĩa lại khái niệm kết hôn; 4) phá hoại chủ quyền nước Mỹ; 5) khuyến khích nội dung khiêu dâm; 6) ủng hộ chủ nghĩa nữ quyền; 7) cản trở nghiêm trọng việc thi hành pháp luật; 8) can thiệp vào bầu cử; 9) tăng thuế. [32]

Tính đến năm 2017, có đến 25 quốc gia và vùng lãnh thổ chính thức thừa nhận hoặc chấp nhận hôn nhân đồng tính, kể cả các quốc gia phát triển ở phương Tây như Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Na Uy, Đan Mạch, Phần Lan, Thụy Điển, Bồ Đào Nha, Bỉ, Áo, Úc, New Zealand, và Canada… Đây là sự một hiện tượng đáng lo ngại. Pháp luật có thể ước thúc đạo đức, ngược lại cũng ảnh hưởng đến xu thế đạo đức của quần chúng. Hợp pháp hóa những hành vi đi ngược lại giá trị đạo đức truyền thống đồng nghĩa với việc chính phủ và pháp luật dạy con người quay lưng lại với đạo đức, đi ngược lại lời răn của Thần.

Mặt khác, dưới ảnh hưởng của cái gọi là “phải đạo chính trị”, những ý kiến phê bình – dù là của dân chúng, các tổ chức dân sự, hay các nhóm tôn giáo – đối với các hiện tượng hỗn loạn trong xã hội đều có thể dễ dàng bị quy kết thành hành vi cản trở tự do ngôn luận hoặc các tội trạng khác. Sau khi các hành vi vô đạo đức được hợp pháp hóa thì những lời bình luận, chỉ trích những hành vi này rất dễ bị quy kết thành vi phạm pháp luật, như hành vi phân biệt giới tính. Luật đã bị bẻ cong thành công cụ bóp nghẹt quyền phán xét những hành vi trái đạo đức của con người. Chính việc chấp nhận đồng tính luyến ái đã khiến con người phóng túng dục vọng vô hạn, từ đó ngày càng sa đọa.

(6) Giũ bỏ trách nhiệm cá nhân

Các tôn giáo truyền thống đều coi trọng trách nhiệm cá nhân. Trong Kinh Thánh, quyển Ezekiel đã kể câu chuyện về người cha và người con, một người tốt và một người xấu, họ chịu trách nhiệm về hậu quả do hành vi của mình gây ra không phải vì quan hệ cha con mà vì trách nhiệm đối với người kia. Câu chuyện này nói lên vấn đề trách nhiệm cá nhân, đúng như trong Kinh Thánh răn: “Gieo gì gặt nấy.” Người Trung Quốc tin rằng “Thiện ác hữu báo”, cũng là đạo lý này.

“Tự do cũng là có trách nhiệm”, một cá nhân có quyền và được tự do lựa chọn ý nghĩ, lời nói và hành động thì họ cũng cần có trách nhiệm với sự lựa chọn của mình. Một cá nhân khi phạm tội thì nên chịu nhận sự trừng phạt tương ứng, đây chính là nguyên tắc của chính nghĩa. Nhưng các thẩm phán theo phái tự do lại khuyến khích con người giũ bỏ trách nhiệm của bản thân, đẩy trách nhiệm cho hoàn cảnh xã hội, như lý do kinh tế, chủng tộc, tâm sinh lý, giáo dục… để giúp những kẻ phạm tội thoát khỏi chế tài pháp luật.

3.4 Cản trở việc thi hành pháp luật, dung túng tội phạm

Dưới ảnh hưởng của chủ nghĩa tự do, nhiều thẩm phán hoặc cơ quan lập pháp ra sức hạn chế quyền lực chính đáng của các cơ quan hành pháp, làm ngơ với tội phạm. Mục đích cuối cùng của tà linh cộng sản khi làm như vậy là để làm tê liệt bộ máy quốc gia, từ đó gây nhiễu loạn xã hội, lấy đó làm lý do để mở rộng quyền hạn của chính phủ, hoặc nhân cơ hội đó phát động chính biến hoặc cách mạng.

Nhiều bang ở Mỹ đã thông qua những luật cực tả, điển hình nhất là đạo luật “tiểu bang bảo hộ”. Ví dụ, có tiểu bang bảo hộ cấm quan chức liên bang bắt giữ dân nhập cư bất hợp pháp trong nhà tù địa phương, kể cả đối tượng có lệnh bắt giữ; còn cấm cảnh sát địa phương hợp tác với các cơ quan liên bang trong việc thi hành luật nhập cư.

Việc này mang đến nguy cơ mất an toàn nghiêm trọng cho công chúng. Tháng 7/2015, một tay súng nhập cư bất hợp pháp tên là Jose Ines Garcia Zarate đã bắn chết một phụ nữ trẻ đang đi dọc theo Bến cảng Fisherman ở San Francisco. Zarate là kẻ có tiền án tiền sự: phạm bảy loại trọng tội liên quan đến ma túy, trấn lột, sở hữu vũ khí, và đã bị trục xuất năm lần. Khi San Francisco thông qua luật thành phố bảo hộ, Zarate đã được thả ra khỏi nhà tù và thoát được yêu cầu giao nộp và trục xuất lần thứ sáu của cơ quan nhập cư liên bang.

Trong thời gian định tội, yêu cầu đối với việc truy tố là rất nghiêm ngặt. Bề ngoài là bảo vệ quyền lợi hợp pháp của nghi phạm, nhưng kết quả cuối cùng lại thường tạo điều kiện cho tội phạm lợi dụng sơ hở của pháp luật. Đặc biệt là những tội phạm gian xảo, có địa vị, đặc quyền, có hiểu biết về pháp luật, hoặc có luật sư giỏi biện hộ, thì quá trình tố tụng có thể kéo dài, làm hao tổn tiền bạc và sức lực của hệ thống tư pháp, cho dù nghi phạm thực sự phạm tội cũng có thể rất khó để đưa ra công lý.

Dưới ảnh hưởng của việc phổ biến phong trào “giải phóng tình dục”, các phán quyết về các loại tội xâm hại tình dục thường trích dẫn cái gọi là kết quả nghiên cứu sinh lý học và tình dục học để lập luận rằng hậu quả của việc xâm hại tình dục là không nghiêm trọng, thậm chí là không có, lấy đó làm căn cứ để xử nhẹ cho nhiều vụ án xâm hại tình dục. [33]

Còn có nhiều tội phạm thông thường được phóng thích trước hạn với lý do là không đủ kinh phí, hoặc bảo vệ quyền lợi của phạm nhân, nhưng thực chất là do “phải đạo chính trị” khiến hiệu lực của pháp luật bị yếu đi, đảo lộn trật tự xã hội, từ đó mở đường cho chính phủ mở rộng quyền lực hơn nữa.

Để đảm bảo tính công bằng, chính trực của pháp luật thì phải trừng phạt thích đáng những hung thủ phạm tội đại ác. Giết người đền mạng là nguyên tắc phổ biến từ xưa đến nay. Nhưng hiện nay, có những quốc gia và lãnh thổ đã xóa bỏ tội tử hình dưới danh nghĩa “nhân đạo”, “khoan dung”, “trân quý mạng người”.

Dưới sự công kích, phá hoại của chủ nghĩa tiến bộ và chủ nghĩa tự do biến dị, một số người luôn nhiệt tình quan tâm đến “quyền lợi” của tội phạm, cho dù họ có phạm tội hung ác đến thế nào cũng phải lên tiếng bảo vệ quyền lợi của họ, nhưng lại vờ như không nghe thấy tiếng lầm than của những người bị hại. Nếu một hung thủ dù có phóng hỏa, giết người, cướp của thế nào đi nữa mà vẫn không phải đền mạng, lại còn có thể được người đóng thuế nuôi dưỡng suốt đời, chỉ bị mất đi tự do thân thể, vậy thì đối với những oan hồn đã khuất, những đương sự và gia đình phải chịu đau khổ, thiệt thòi có thể nói là công bằng sao?

Rất nhiều nhà nghiên cứu ở Mỹ đã phát hiện rằng, tử hình có “tính răn đe rất mạnh” đối với việc ngăn chặn tội phạm. David Muhlhausen, một chuyên gia phân tích chính sách kỳ cựu của Quỹ Di sản, từng phát biểu tại Ủy ban Tư pháp của Thượng viện, chứng minh rằng “án tử hình có tác dụng răn đe tội phạm và bảo vệ mạng người”.

Vào những năm 1990, căn cứ dữ liệu nghiên cứu tội phạm của 3.000 thành phố ở Mỹ trong 20 năm, Giáo sư Paul Rubin của Đại học Emory cùng hai giáo sư khác đã chỉ ra rằng, “trung bình cứ mỗi án tử hình có thể ngăn chặn được 18 kẻ giết người.” [34]

Ở Mỹ, ngay cả các học giả phản đối án tử hình cũng thừa nhận rằng tử hình có tác dụng ngăn chặn tội mưu sát.

Có câu châm biếm rằng: pháp luật biến dị rất khoan dung, phóng túng đối với những hành vi phản đạo đức, đồng thời lại vô cùng hà khắc đối với rất nhiều cách làm bình thường trong xã hội như hạn chế chặt chẽ việc cha mẹ quản giáo con cái, khiến cho các bậc cha mẹ không thể quản giáo được con cái, kỳ thực là khiến trẻ từ nhỏ đã không được gia đình giáo dục, phóng túng ma tính của bản thân, nhưng lại lấy danh nghĩa yêu thương, bảo vệ để phá hủy tương lai của rất nhiều trẻ em.

Đẩy khái niệm tự do và tính cưỡng chế của pháp luật đến cực đoan là thủ đoạn quan trọng được tính toán kỹ lưỡng để ma quỷ làm biến dị pháp luật, hủy hoại tính thần thánh và tính hợp lý của pháp luật.

3.5 Dùng pháp luật nước ngoài làm suy yếu chủ quyền nước Mỹ

Khi không tìm được điều khoản nào trong hiến pháp ủng hộ quan điểm của mình, các thẩm phán theo phái tự do liền chuyển sang tìm căn cứ ở pháp luật nước ngoài.

Chẳng hạn, trong vụ Lawrence v. Texas (2003), một thẩm phán nào đó muốn bãi bỏ đạo luật cấm tình dục đồng tính ở Texas, nhưng không tìm được căn cứ nào trong Hiến pháp, ông ta liền trích dẫn điều luật của một “cơ quan quyền lực” nước ngoài nói rằng tình dục đồng tính “là một phần không thể thiếu của tự do của con người ở nhiều quốc gia”, theo đó mà đã bãi bỏ được luật cấm tình dục đồng tính. Vụ việc này đã châm ngòi cho 13 bang khác bãi bỏ những đạo luật tương tự.

Tư tưởng của chủ nghĩa cộng sản đã lan ra khắp thế giới bằng mọi phương thức, khuynh hướng chủ nghĩa xã hội hóa ở châu Âu và châu Á đã cực kỳ rõ ràng, tình hình ở châu Phi và châu Mỹ La-tinh đã trở nên nghiêm trọng, Zimbabwe và Venezuela và nhiều quốc gia khác đều là quốc gia chủ nghĩa xã hội, chỉ là không mang tên chủ nghĩa xã hội mà thôi. Canada cũng không thoát khỏi xu thế đó.

Cùng với sự mở rộng của toàn cầu hóa và giao thương quốc tế, nước Mỹ ngày càng có quan hệ mật thiết với các quốc gia khác. Các thẩm phán theo phái tự do, dưới danh nghĩa để phù hợp với thông lệ quốc tế, tất nhiên rất dễ đưa nhân tố của chủ nghĩa cộng sản thâm nhập vào nước Mỹ, và những nhân tố này sẽ thông qua các án lệ để cải biến tinh thần của Hiến pháp Mỹ. Điều này vô cùng nguy hiểm, hơn nữa bản thân nó cũng đi ngược lại Hiến pháp Mỹ. Nước Mỹ là quốc gia đứng đầu thế giới về quyền tự do. Nếu ngay cả Mỹ cũng không bảo vệ được các giá trị truyền thống cơ bản thì cả thế giới sẽ rơi vào vũng bùn của chủ nghĩa cộng sản.

4. Khôi phục tinh thần của pháp luật

Ngày nay, pháp luật đã quay lưng lại với giáo huấn của Thần, vốn là nền tảng xây dựng pháp luật. Tính hợp pháp đã trở thành công cụ mà ma quỷ sử dụng để chà đạp nền tảng đạo đức của xã hội nhân loại, khiến cho xã hội lạc hướng, dấn sâu vào con đường hủy diệt.

Pháp luật phi đạo đức, đi ngược lại truyền thống đã làm suy yếu quyền uy và chức năng vốn có của pháp luật, vì thế mà khiến trật tự xã hội hỗn loạn, cũng sẽ dẫn đến sự can thiệp mạnh mẽ của chính phủ.

Pháp luật biến dị sẽ tiếp tục làm xói mòn tín ngưỡng truyền thống, kết quả cuối cùng là đưa xã hội hướng đến chế độ chuyên chế. Nhà tư tưởng người Pháp Alexis de Tocqueville từng cảnh báo rằng, một xã hội không có bất cứ tín ngưỡng nào chỉ có thể là một xã hội chuyên chế, bởi vì chỉ có một thể chế chuyên chế mới có thể tập hợp một nhóm người không có bất cứ tín ngưỡng nào lại với nhau. [35]

Một khi ma quỷ hoàn toàn khống chế pháp luật, pháp luật sẽ trở thành vũ khí cực mạnh của ma quỷ để làm bại hoại nhân luân, khiến nhân loại sẽ luôn ở trong xiềng xích và gông cùm của ma quỷ. Trong tình huống ấy, con người chỉ có hai lựa chọn: hoặc không nghe theo chính quyền, hoặc phản bội lại đạo đức của bản thân để tuân thủ pháp luật bại hoại. Lựa chọn thứ nhất, trên thực tiễn, đồng nghĩa với việc phá hoại pháp luật. Đúng như luật gia Harold Berman từng nói: “Pháp luật phải được tin tưởng; nếu không nó sẽ chỉ còn tồn tại trên danh nghĩa”. [36] Còn lựa chọn thứ hai sẽ dẫn đến đạo đức truyền thống liên tục bị ruồng bỏ, tạo thành vòng quay pháp luật và đạo đức xã hội theo nhau trượt dốc đến đáy. Dù là lựa chọn nào, cho dù dân chúng xã hội có phản ứng như thế nào, cuối cùng đều rơi vào cạm bẫy của ma quỷ, khó mà thoát ra được.

Cuốn “Người Cộng sản trần trụi” (The Naked Communist) đã liệt kê ra 45 mục tiêu mà Đảng Cộng sản theo đuổi để thâm nhập và phá hoại nước Mỹ, trong đó có bảy mục tiêu nhắm vào hệ thống pháp luật.

Mục tiêu thứ 16: Sử dụng các quyết định chuyên môn của tòa án làm suy yếu các cơ quan quan trọng của Mỹ bằng cách cáo buộc hành vi của họ vi phạm quyền công dân.

Mục tiêu thứ 24: Xóa bỏ tất cả những quy định pháp luật hạn chế nội dung khiếm nhã bằng cách gọi những luật đó là kiểm duyệt, vi phạm tự do ngôn luận và tự do biểu đạt.

Mục tiêu thứ 29: Phản bác Hiến pháp bằng cách gọi nó là thiếu hoàn thiện, lỗi thời, không thích hợp với nhu cầu hiện đại, cản trở hợp tác giữa các quốc gia trên toàn thế giới.

Mục tiêu thứ 33: Xóa bỏ tất cả những quy định pháp luật hay thủ tục pháp lý can thiệp vào hoạt động của bộ máy Đảng cộng sản.

Mục tiêu thứ 38: Chuyển giao một số quyền bắt giữ của cảnh sát sang các tổ chức xã hội. Coi tất cả những vấn đề về hành vi là rối loạn tâm thần và chỉ có bác sỹ tâm thần mới biết nên xử lý ra sao.

Mục tiêu thứ 39: Khống chế hoạt động chuyên môn về bệnh tâm thần và sử dụng luật sức khỏe tinh thần làm biện pháp để giành quyền kiểm soát cưỡng chế những người phản đối mục tiêu của chủ nghĩa cộng sản.

Mục tiêu thứ 45: Bãi bỏ quy định về Bảo vệ quyền quyết định Connally (Connally Reservation) để Mỹ không thể ngăn cản tòa án quốc tế nắm quyền tài phán về các vấn đề trong nước. Cho phép tòa án quốc tế có thể quản lý các vấn đề trong nước. Trao cho tòa án quốc tế quyền tài phán đối với các quốc gia cũng như cá nhân. (Connally Reservation, còn gọi là Tu chính án Connally, quy định Mỹ nắm giữ quyền tài phán đối với các vấn đề nội bộ của nước Mỹ, và có quyền phủ quyết phán quyết của các tòa án quốc tế.)

Khi đối chiếu thực trạng hiện nay, sẽ phát hiện rằng, một số mục tiêu nêu trên gần như đã được hoàn thành, chủ nghĩa cộng sản đã xác lập được vị trí vững chắc để tiếp tục phá hoại luật pháp và tư pháp nước Mỹ.

Dù là chính sách dựa trên sự thù hận ở các quốc gia của Đảng cộng sản, hay quy định pháp luật ở các nước phương Tây, nơi tư tưởng cộng sản chủ nghĩa đã làm xói mòn các cơ quan lập pháp và tư pháp, thì đều đã đánh mất đi tinh thần căn bản của pháp luật, đó là kính Thần và đạo đức truyền thống.

Nếu chúng ta không thể giữ được giới hạn đạo đức, không thể lấy lời răn của Thần làm tiêu chí phân biệt thiện ác căn bản thì rốt cuộc, chúng ta sẽ đánh mất sự độc lập về tư pháp dưới sự xâm lấn của tà linh cộng sản, cuối cùng nghe theo những người đại diện bị tà linh cộng sản khống chế, lợi dụng pháp luật để đàn áp cái thiện và dung túng cái ác – vô thức mà thực thi mục đích cuối cùng của tà linh là hủy diệt nhân loại. Thời gian để đảo ngược tình thế này không còn nhiều nữa.

Tài liệu tham khảo

[1] Harold J. Berman, The Interaction of Law and Religion (Nashville: Abingdon Press, 1974), 51–55.

[2] Ban Cổ, The Book of Han: Chronicle of Dong Zhongshu [班固,《漢書·董仲舒傳》]

[3] Berman, The Interaction of Law and Religion.

[4] W. Cleon Skousen, The Naked Communist (Salt Lake City: Izzard Ink Publishing, 1958, 2014).

[5] Sergey Nechayev, The Revolutionary Catechism, 1869. https://www.marxists.org/subject/anarchism/nechayev/catechism.htm.

[6] Vladimir Lenin, The Proletarian Revolution and the Renegade Kautskyhttps://www.marxists.org/archive/lenin/works/1918/prrk/common_liberal.htm.

[7] Li Yuzhen, Work of Inssurection: 20th-Century Russian History, (Yanhuang Chunqiu, Tenth edition of 2010 ) [ 李玉貞, 〈一部顛覆性著作:《二十世紀俄國史》〉,《炎黃春秋》2010年第十期。]

[8] A. N. Yakovlev, “To Chinese Readers (Preface to the Chinese Edition),” Bitter Cup: Russian Bolshevism and Reform Movement, trans. Xu Kui et. Al., (Beijing: Xinhua chubanshe, 1999), 10.

[9] “cửu bình, Chương 7: Đảng Cộng sản Trung Quốc – một lịch sử đầy giết chóc” https://9binh.com/cuu-binh/cuu-binh-7-dcstq-mot-lich-su-day-giet-choc.html

[10] Ngày 15/03/1999, “Bản Sửa đổi Hiến pháp nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa” được thông qua tại Phiên họp thứ hai của Đại hội đồng Nhân dân Toàn quốc đã bổ sung Điều 5 của Hiến pháp: “Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thực hiện chế độ pháp trị và xây dựng một đất nước xã hội chủ nghĩa vận hành theo pháp luật.” Xem An Linxian, “Constitutional Principles and Governing the Country by Law,” www.people.com.cn, November 2, 2006, https://legal.people.com.cn/GB/43027/73487/73490/4990833.html.

[11] Ouyang Fei, “Red Nonsense”, Minghui.org, January 8, 2015 [‘歐陽非:〈紅色荒唐言論〉,明慧網,’2015′年’1′月’8′日’ ,https://www.minghui.org/mh/articles/2015/1/8/302850.html.]

[12] Francis Bacon, “Of Judicature,” Essays, Civil and Moralhttps://www.notable-quotes.com/b/bacon_francis_viii.html.

[13] Planned Parenthood of Southeastern Pennsylvania v. Casey (Nos. 91–744, 91–902).

Quoted in “The Supreme Court; Excerpts From the Justices’ Decision in the Pennsylvania Case,” The New York Times, June 30, 1992,

[14] Tom Murse, “Number of Pardons by President,” ThoughtCo, March 09, 2018, https://www.thoughtco.com/number-of-pardons-by-president-3367600.

[15] Gregory Korte, “Obama Commutes Sentence of Chelsea Manning in Last-Minute Clemency Push,” USA TODAY, January 17, 2017, https://www.usatoday.com/story/news/politics/2017/01/17/obama-commutes-sentence-chelsea-manning/96678814/.

[16] Paige St. John and Abbie Vansickle, “Here’s Why George Soros, Liberal Groups Are Spending Big to Help Decide Who’s Your Next D.A.,” Los Angeles Times, May 23, 2018, https://www.latimes.com/local/california/la-me-prosecutor-campaign-20180523-story.html.

[17] Affidavit of Roger N. Baldwin, December 31, 1938, Investigation of Un-American Propaganda Activities in the United States.Hearings before a Special Committee on Un-American Activities, House of Representatives, 75th–78th Congress, 3081–3082.

[18] Phyllis Schlafly, The Supremacists: The Tyranny of Judges and How to Stop It (Minneapolis, MN: Richard Vigilante Books, 2006), 26–27.

[19] Phyllis Schlafly, “Pots of Gold Behind Crosses and Ten Commandments,” The Eagle Forum Report, June 4, 2004, https://eagleforum.org/column/2004/june04/04-06-23.html.

[20] “The U.S. Pledge of Allegiance: Circuit Court Decision, Reactions, etc.,” Religious Tolerancehttps://www.religioustolerance.org/nat_pled3.htm.

[21] Passed/agreed to in House: On Motion to Suspend the Rules and Agree to the Resolution Agreed to by the Yeas and Nays: (2/3 required): 416 – 3, 11 Present (Roll no. 273) https://www.congress.gov/bill/107th-congress/house-resolution/459.

[22] Submitted in the Senate, Considered, and Agreed to without Amendment by Yea–Nay, 99–0, June 26, 2002, https://www.congress.gov/bill/107th-congress/senate-resolution/292.

[23] Schlafly, The Supremacists: The Tyranny of Judges and How to Stop It, 30.

[24] Ibid., 58.

[25] Ibid., 60–61.

[26] “CNN Revels in Pot Smoke during New Year’s Eve Report from Denver,” Fox News, January 1, 2018, https://www.foxnews.com/entertainment/2018/01/01/cnn-revels-in-pot-smoke-during-new-years-eve-report-from-denver.html.

[27] Patrick McGreevy, “Billionaire Activists like Sean Parker and George Soros Are Fueling the Campaign to Legalize Pot,” Los Angeles Times, November 2, 2016, https://www.latimes.com/politics/la-pol-ca-proposition64-cash-snap-20161102-story.html.

[28] Adam Shaw, “GOP Senators Ask Tillerson to Probe US Funding of Soros Groups abroad,” Fox News, March 15, 2017, https://www.foxnews.com/politics/2017/03/15/gop-senators-ask-tillerson-to-probe-us-funding-soros-groups-abroad.html.

[29] Ariane de Vogue and Jeremy Diamond, “Supreme Court Rules in Favor of Same-sex Marriage Nationwide,” CNN News, June 27, 2015, https://www.cnn.com/2015/06/26/politics/supreme-court-same-sex-marriage-ruling/index.html.

[30] Todd Starnes, “Kentucky Clerk: ‘This is a fight worth fighting,” Fox News, September 3, 2015, https://www.foxnews.com/opinion/2015/09/03/kentucky-clerk-am-prepared-to-go-to-jail.html.

[31] “Attorney for Kim Davis Speaks out, Huckabee Blasts ‘Judicial Overreach’ in Case,” Fox News, September 8, 2015, https://www.foxnews.com/transcript/2015/09/08/attorney-for-kim-davis-speaks-out-huckabee-blasts-judicial-overreach-in-case.html.

[32] Schlafly, The Supremacists: The Tyranny of Judges and How to Stop It (Minneapolis, MN: Richard Vigilante Books, 2006).

[33] The Stop the Kinsey Institute Coalition, “Kinsey Helped Undermine Laws Protecting Women & Children,” https://stopthekinseyinstitute.org/more/undermining-laws/.

[34] Cao Changqing, “Capital Punishment Should Absolutely Not Be Abolished”, China Report Weekly, June 7, 2015 [曹長青:〈絕不應廢除死刑〉,《中國報導周刊》,2015年6月7日, https://www.china-week.com/html/6405.htm。]

[35] Schlafly, The Supremacists: The Tyranny of Judges and How to Stop It, 49.

[36] Berman, The Interaction of Law and Religion.

[37] Skousen, The Naked Communist.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/4/20/404074.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/4/29/184253.html

Đăng ngày 04-05-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share