Bài viết của Ban Biên tập Cửu Bình

[MINH HUỆ 19-04-2020] [Chú thích của Ban Biên tập Minh Huệ] Đây là loạt bài tái bản bản dịch của cuốn sách “Ma quỷ đang thống trị thế giới của chúng ta” do Ban Biên tập cửu bình biên soạn. Bản dịch được dịch từ tiếng Trung, có tham khảo tiếng Anh.

Mục lục của cuốn sách

Lời nói đầu
Tự luận: Ma quỷ đang thống trị thế giới chúng ta
Chương 1. 36 kế ma quỷ hủy diệt nhân loại
Chương 2. Khởi phát ở châu Âu
Chương 3. Thảm sát ở phương Đông
Chương 4. Xuất khẩu cách mạng
Chương 5. Thâm nhập vào phương Tây
Chương 6. Tín ngưỡng: Ma quỷ dẫn dắt con người phản đối, bài xích Thần
Chương 7. Gia đình: Ma quỷ đang hủy hoại gia đình của chúng ta
Chương 8. Chính trị: Ma quỷ đang họa loạn các quốc gia của chúng ta
Chương 9. Kinh tế: Mồi nhử của ma quỷ
Chương 10. Pháp luật: Dùng luật pháp để phục vụ ma quỷ
Chương 11. Nghệ thuật: Làm suy đồi nghệ thuật
Chương 12. Giáo dục: Phá hoại giáo dục
Chương 13. Truyền thông: Thao túng truyền thông
Chương 14. Văn hóa phổ biến: Hưởng lạc, phóng túng dục vọng
Chương 15. Khủng bố: Chủ nghĩa cộng sản là nguồn gốc của Chủ nghĩa khủng bố
Chương 16. Bảo vệ môi trường: Bàn tay của chủ nghĩa cộng sản đằng sau lý luận bảo vệ môi trường
Chương 17. Toàn cầu hóa: Mục đích căn bản của chủ nghĩa cộng sản
Chương 18. Dã tâm bá chủ toàn cầu của ĐCSTQ dưới sự an bài của ma quỷ
Kết luận

CHƯƠNG 8: CHÍNH TRỊ

Mục lục

Lời tựa

1. Chính trị cộng sản chủ nghĩa là phương thức hủy diệt nhân loại nhanh chóng
1.1 Các quốc gia cộng sản thông qua chính quyền để tiến hành sát hại và thanh trừng trên quy mô lớn
1.2 Tư tưởng xã hội chủ nghĩa thịnh hành ở Âu-Mỹ
1.3 Khống chế chính đảng, nghị viện, chính phủ, toà án tối cao là chính trị lớn nhất của phe cánh tả
1.4 Chính đảng cánh tả nắm quyền rồi thúc đẩy chủ nghĩa xã hội và chính sách biến dị

2. Đặc điểm của chính trị cộng sản chủ nghĩa là chính trị hợp nhất với tôn giáo
2.1 Tà giáo ĐCSTQ hợp nhất chính trị với tôn giáo
2.2 Đặc điểm tôn giáo của chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa tiến bộ
2.3 Chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa tiến bộ đương đại là biến thể của chủ nghĩa cộng sản
a. Sự tương phản giữa chủ nghĩa tự do đương đại và chủ nghĩa tự do cổ điển
b. Trung tâm của chủ nghĩa tiến bộ là sự tha hóa về đạo đức
c. Chủ nghĩa tự do và trào lưu hướng tới chủ nghĩa xã hội của chủ nghĩa tiến bộ

3. Kích động thù hận, khơi mào tranh đấu là lựa chọn tất yếu của chính trị cộng sản chủ nghĩa

4. Bạo lực và dối trá là thủ đoạn quan trọng nhất trong chính trị cộng sản chủ nghĩa
4.1 Bạo lực và dối trá dưới chế độ độc tài cộng sản
4.2 Kích động bạo lực ở phương Tây
4.3 Sự dối trá của tà linh cộng sản bao trùm chính trị phương Tây

5. Chế độ độc tài là hệ quả tất yếu của chính trị cộng sản chủ nghĩa
5.1 Thực chất của chế độ độc tài là thủ tiêu ý chí tự do, thủ tiêu sự tự do hướng thiện
5.2 Chế độ phúc lợi suốt đời
5.3 Quy định pháp luật cồng kềnh trải đường cho chủ nghĩa độc tài
5.4 Lợi dụng khoa học kỹ thuật để khống chế, đẩy con người vào chế độ độc tài

6. Chủ nghĩa cộng sản đặt phương Tây vào một cuộc chiến tranh toàn diện đầy nguy hiểm

Tài liệu tham khảo

Ma quỷ đang thống trị thế giới chúng ta

Chương 8: Chính trị – Ma quỷ họa loạn các quốc gia của chúng ta (Phần 1)


Mục lục

Lời tựa

1. Chính trị cộng sản chủ nghĩa là phương thức hủy diệt nhân loại nhanh chóng
1.1 Các quốc gia cộng sản thông qua chính quyền để tiến hành sát hại và thanh trừng trên quy mô lớn
1.2 Tư tưởng xã hội chủ nghĩa thịnh hành ở Âu-Mỹ
1.3 Khống chế chính đảng, nghị viện, chính phủ, toà án tối cao là chính trị lớn nhất của phe cánh tả
1.4 Chính đảng cánh tả nắm quyền rồi thúc đẩy chủ nghĩa xã hội và chính sách biến dị

2. Đặc điểm của chính trị cộng sản chủ nghĩa là chính trị hợp nhất với tôn giáo
2.1 Tà giáo ĐCSTQ hợp nhất chính trị với tôn giáo
2. 2 Đặc điểm tôn giáo của chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa tiến bộ
2.3 Chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa tiến bộ đương đại là biến thể của chủ nghĩa cộng sản
a. Sự tương phản giữa chủ nghĩa tự do đương đại và chủ nghĩa tự do cổ điển
b. Trung tâm của chủ nghĩa tiến bộ là sự tha hóa về đạo đức
c. Chủ nghĩa tự do và trào lưu hướng tới chủ nghĩa xã hội của chủ nghĩa tiến bộ

3. Kích động thù hận, khơi mào tranh đấu là lựa chọn tất yếu của chính trị cộng sản chủ nghĩa

Tài liệu tham khảo

Lời tựa

Trong thế giới ngày nay, khái niệm chính trị đã hầu như không đâu không bao hàm. Một chính sách, một pháp lệnh, một sự kiện chính trị, một vụ bê bối chính trị, đều có thể khuấy động dư luận xã hội; một cuộc bầu cử người lãnh đạo tối cao đã có thể hấp dẫn sự chú ý của toàn cầu. Đại đa số người ta chỉ biết rằng điều mà các quốc gia cộng sản thực hành là chính trị cộng sản, thậm chí cho rằng quốc gia cộng sản đã đang vứt bỏ chủ nghĩa cộng sản. Nào ngờ u linh đằng sau chủ nghĩa cộng sản có thể dùng các hình thức khác nhau để xuất hiện trên thế gian. Cho dù là chủ nghĩa cộng sản hay là chủ nghĩa xã hội, cho đến chủ nghĩa tự do, chủ nghĩa tiến bộ đương đại, đều là các hình thức biểu hiện khác nhau tại thế gian của u linh cộng sản. Khảo sát thật kỹ thì đây đã là một thế giới bị tà linh cộng sản thống trị.

Từ bề mặt mà xét, thế giới tự do có nhận thức về tác hại của chủ nghĩa cộng sản rất rõ ràng. Tuy vậy, từ sau khi “Tuyên ngôn Đảng Cộng sản” xuất hiện đến nay đã khoảng 170 năm, cho dù là hữu ý hay vô ý, chính phủ các nước đều chọn dùng chủ trương của Marx một cách phổ biến, thậm chí còn vượt xa hơn nữa, khiến người ta không khỏi bàng hoàng, sửng sốt.

Mỹ là ngọn hải đăng của thế giới tự do chống lại chủ nghĩa cộng sản, coi chủ nghĩa cộng sản như tà ác. Vậy mà trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2016, lần đầu tiên xuất hiện một ứng viên tổng thống công khai biểu đạt thái độ ủng hộ chủ nghĩa xã hội, mà chỉ còn cách nửa bước nữa là đến được ngôi vị tổng thống; hơn nữa trong những người trẻ tuổi khi được điều tra, có tới gần nửa số người có hảo cảm với chủ nghĩa xã hội. [1]

Ở châu Âu, chủ nghĩa xã hội sớm đã trở thành lực lượng chính trị cực kỳ phổ biến. Một chính trị gia ở châu Âu nói: “Hiện nay, nó [chủ nghĩa xã hội] là sự kết hợp giữa dân chủ, pháp trị và nhà nước phúc lợi, hơn nữa tôi thấy rằng, tuyệt đại bộ phận dân chúng châu Âu bảo vệ điều này – nếu như người của Đảng Tory nước Anh dám cả gan động đến Chế độ Bảo hiểm Y tế Quốc gia thì khẳng định là sẽ bị chém đầu.” [2]

Ở các quốc gia cộng sản, tà linh nắm toàn quyền, lợi dụng bộ máy chính phủ, dùng bạo lực sát hại nhân dân, cưỡng chế phá hủy văn hóa truyền thống, làm bại hoại đạo đức thế nhân, bức hại người tu luyện chính giáo, nhằm đạt được mục đích cuối cùng là hủy diệt nhân loại.

Chính quyền cộng sản ở Đông Âu dù đã giải thể, nhưng tư tưởng cộng sản chủ nghĩa vẫn chưa bị loại bỏ. Trong mấy chục năm đối kháng Chiến tranh Lạnh, gián điệp phá hoại, âm mưu lật đổ, sau khi tư tưởng cộng sản chủ nghĩa xâm nhập, tà linh cộng sản thực chất đã trở nên hung hăng trên toàn châu Âu.

Ở phương Tây, tà linh cộng sản dù chưa đạt được mưu đồ trực tiếp khống chế chính quyền các quốc gia, nhưng nó vẫn nghĩ đủ các biện pháp, các loại thủ đoạn để khống chế chính quyền quốc gia phương Tây, tích cực thúc đẩy các chính sách xã hội chủ nghĩa vốn đã thay đổi diện mạo, làm biến dị pháp luật, cổ động bạo lực, làm biến dị đạo đức, làm loạn xã hội, để cuối cùng ma biến thế giới phương Tây, đạt được mục đích cuối cùng là hủy diệt nhân loại. Vì Mỹ có vai trò trọng yếu trong xã hội tự do, chương này sẽ tập trung phân tích tình hình ở Mỹ.

1. Chính trị cộng sản chủ nghĩa là phương thức hủy diệt nhân loại nhanh chóng

“Chính trị cộng sản chủ nghĩa” không hạn chế ở sự độc tài của các quốc gia cộng sản. Cuốn sách này đã nhiều lần nhấn mạnh rằng, chủ nghĩa cộng sản là một bóng ma u linh, nó có lực lượng siêu tự nhiên, có thể lợi dụng người có tư tưởng xấu và người vô tri, cả tin làm người đại điện cho nó ở thế gian mà xúc tiến mục tiêu của nó. Bởi vậy, ở những quốc gia tự do phương Tây, nền chính trị dưới sự thao túng, khống chế của tà linh cộng sản cũng có thể được coi là một hình thức khác của “chính trị cộng sản chủ nghĩa”.

1.1 Các quốc gia cộng sản thông qua chính quyền để tiến hành sát hại và thanh trừng trên quy mô lớn

Như đã trình bày trong phần trước, ở nhiều nước phương Đông, chủ nghĩa cộng sản trực tiếp cướp đoạt chính quyền. Có được chính quyền, nó có thể muốn gì làm nấy chẳng kiêng sợ gì. Ở những nơi ấy, mọi mục tiêu chính trị của tà linh đều là vì để duy hộ cái chính quyền ấy, đồng thời khuếch đại sức ảnh hưởng của nó, cho dù là sát hại dân chúng, hay là đấu tranh và thanh trừng trong nội bộ đảng cộng sản, lừa dối, thâm nhập thế giới bên ngoài đều như vậy. Bởi có chính quyền trong tay nên nó có thể huy động toàn bộ bộ máy quốc gia, bao gồm quân đội, cảnh sát, tư pháp, nhà tù, cho đến giáo dục, truyền thông v.v., lấy sức mạnh của cả quốc gia để sát hại, bức hại nhân dân nước mình, đồng thời làm bại hoại đạo đức con người.

Từ trại tập trung Gulag tai tiếng của Liên Xô, đến những cuộc đại thanh trừng chính trị trong đấu tranh nội bộ Đảng Cộng sản Liên Xô (ĐCSLX), hay cái gọi là “10 lần đấu tranh nội bộ về đường lối chính trị” trong nội bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), các cuộc thảm sát người Trung Quốc trong các cuộc vận động chính trị, đặc biệt là kẻ đứng đầu ĐCSTQ là Giang Trạch Dân đã huy động ít nhất một phần tư tài lực của cả quốc gia để bức hại những người tu luyện Pháp Luân Công v.v., tất cả những điều này đều là hành động dưới sự không chế của chế độ cộng sản chuyên chế, cũng đều xoay quanh việc duy trì sự thống trị của chính quyền bạo lực nhằm đạt mục đích hủy hoại con người.

Những người đi theo đảng cộng sản biết rõ, vấn đề chính quyền xác thực là vấn đề cốt lõi của chính trị cộng sản chủ nghĩa. Ông tổ của chủ nghĩa cộng sản là Marx, Engels, khi tổng kết bài học của công xã Paris, đã nhấn mạnh phải kiến lập nền chuyên chính của giai cấp vô sản. Lenin cũng hiểu rõ điều đó, lần đầu tiên dùng bạo lực để lập nên nền cực quyền cộng sản Xô-viết. Những người như Stalin, Mao Trạch Đông cũng đều lợi dụng mọi thủ đoạn chính trị, mánh khóe, âm mưu, dương mưu, báng súng, ngòi bút, sát hại, lừa dối v.v., không gì là không dùng để cướp đoạt, duy hộ chính quyền bạo lực. Có được sự khống chế đối với chính quyền, dù là thảm sát hay làm biến dị thì đều có thể tiến hành một cách thuận tay như ý.

1.2 Tư tưởng xã hội chủ nghĩa thịnh hành ở Âu-Mỹ

Ở châu Âu, sự phổ biến rộng khắp của trào lưu tư tưởng và chính sách chủ nghĩa xã hội đã là sự thực không phải bàn. Mỹ là một quốc gia đặc thù, và cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, khi vận động chủ nghĩa cộng sản ở châu Âu vô cùng cuồng nhiệt thì sự phát triển của nó ở Mỹ lại rất hữu hạn. Năm 1906, học giả nước Đức là Werner Sombart đã từng viết cuốn sách có tiêu đề “Vì sao Mỹ không có chủ nghĩa xã hội” đã tìm hiểu nguyên nhân ấy. [3] Nhưng tình thế từ đó đến nay đã thay đổi rất nhiều.

Năm 2016, trong chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ, một ứng viên của một chính đảng cánh tả lớn đã công khai quảng bá chủ nghĩa xã hội. Trong ngôn ngữ của chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa xã hội chẳng qua chỉ là “giai đoạn sơ khai” của chủ nghĩa cộng sản, và từng bị hầu hết người Mỹ coi rẻ. Bản thân vị ứng cử viên đó cũng thừa nhận rằng: “Tôi biết có rất nhiều người, hễ nghe đến từ ‘chủ nghĩa xã hội’ thì vô cùng căng thẳng”. Vậy mà người đó không tránh né, mà còn giới thiệu tư tưởng chủ nghĩa xã hội. Điều không ngờ là, trong cuộc tranh cử, người đó đã trở thành một trong hai ứng viên dẫn đầu của chính đảng đó.

Cuộc thăm dò dư luận cuối kỳ bầu cử năm 2016 cho thấy, trong một trong những chính đảng cánh tả lớn, 56% số người tự nhận là có quan điểm tích cực về chủ nghĩa xã hội. Xu thế nghiêng về chủ nghĩa xã hội này sớm đã được chỉ ra trong cuộc thăm dò của Trung tâm Nghiên cứu Pew năm 2011. [4] Cuộc thăm dò này cho thấy 49% công dân Mỹ từ 30 tuổi trở xuống có quan điểm tích cực về chủ nghĩa xã hội, nhưng chỉ có 47% đánh giá tích cực về chủ nghĩa tư bản [5]. Điều này cho thấy sự chuyển dịch về phía cánh tả của toàn bộ hình thái ý thức xã hội là có quan hệ mật thiết với việc cánh tả cổ xúy chủ nghĩa xã hội và một thế hệ người trẻ tuổi không hiểu về chủ nghĩa cộng sản.

Thực ra, ảo tưởng của người phương Tây hiện nay về chủ nghĩa xã hội cũng hết sức tương tự như ảo tưởng của vô số thanh niên nhẹ dạ ấp ủ chủ nghĩa cộng sản trong 100 năm qua ở Liên Xô, Trung Quốc và các nước khác. Thế hệ trẻ thì thiếu mất khả năng lý giải thấu đáo lịch sử, văn hóa và truyền thống của dân tộc mình, không có sức đề kháng trước chủ nghĩa xã hội có vẻ ngoài ôn hòa, nhân văn. Màn diễn lừa bịp của thế kỷ 20 đang tái hiện ở thế kỷ 21.

Tư tưởng trung tâm “Làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu” của Marx có tính lừa phỉnh rất lớn đối với những người trẻ; họ ảo tưởng về cuộc sống ở các quốc gia Bắc Âu với phúc lợi cao theo chế độ xã hội chủ nghĩa. Kỳ thực, chế độ “phúc lợi cao” ở những quốc gia này đã tạo thành vô số vấn đề xã hội. Vậy mà, khi có người muốn thay đổi chế độ phúc lợi đó từ bản chất thì dân chúng vốn quen hưởng phúc lợi cao lại nhất loạt chống cự, khiến cho người đó thất cử. Lúc này, ai có thể thắng cử chính là những nhân vật chính trị chủ trương tiếp tục tăng thu thuế, tăng cường sự can thiệp của chính phủ, dùng biện pháp lấn sang cả tương lai để giải quyết khó khăn trước mắt.

Như nhà kinh tế học Milton Friedman đề xuất: “Một xã hội đặt bình đẳng cao hơn tự do sẽ chẳng có được mặt nào. Một xã hội đặt tự do cao hơn bình đằng thì khả năng cao là sẽ có được cả hai.” [6]

Chủ nghĩa xã hội với phúc lợi cao tạo điều kiện cho chính phủ không ngừng mở rộng, khiến người ta dùng phiếu bầu để rời bỏ tự do. Đó chính là nước cờ đầu tiên của tà linh cộng sản nhằm nô lệ hóa nhân loại. Một khi các quốc gia trên toàn thế giới đều biến thành quốc gia xã hội chủ nghĩa thì chủ nghĩa xã hội theo “mô hình Bắc Âu” hiện nay từ dân chủ đi sang cực quyền cũng chẳng còn bao xa. Bởi vì chủ nghĩa xã hội là giai đoạn đầu của chủ nghĩa cộng sản, một khi giai đoạn chủ nghĩa xã hội hoàn thành, các lãnh đạo chính trị sẽ lập tức thúc đẩy quá độ sang chủ nghĩa cộng sản, chế độ tư hữu và cơ chế tranh cử dân chủ lập tức sẽ bị phế trừ, quốc gia sẽ nhanh chóng đi đến cực quyền, chế độ phúc lợi cao sẽ bị thay thế bằng gông cùm kiềm chế tư tưởng và tiếng nói của nhân dân.

1.3 Khống chế chính đảng, nghị viện, chính phủ, tòa án tối cao là chính trị lớn nhất của phe cánh tả

Ở những quốc gia phương Tây vốn có chế độ dân chủ lâu đời như chế độ tam quyền phân lập của Mỹ, muốn trực tiếp khống chế chính quyền như ở những quốc gia phương Đông không phải là chuyện dễ dàng. Cho nên chúng tất yếu phải dùng các loại thủ đoạn chính trị, đi đường vòng, gián tiếp khiến chính phủ của các quốc gia phương Tây biến thành bộ máy dưới sự khống chế của tà linh, trúng gian kế của nó.

Mỹ là chế độ đa đảng với hai đảng chủ yếu. Chủ nghĩa cộng sản muốn tiến nhập vào chủ lưu chính trị của Mỹ, tất nhiên phải cố gắng khống chế một trong hai đảng lớn, thậm chí là cả hai đảng. Sau khi khống chế chính đảng, bước tiếp theo là không chế ngày càng nhiều số ghế quốc hội, để ứng viên của mình chiếm cứ các chức vị then chốt trong chính phủ hoặc tòa án. Từ tình huống chính trị nước Mỹ bị tà linh cộng sản thâm nhập, người ta có thể nhìn ra tính nghiêm trọng của sự việc.

Ở Mỹ, các đảng cánh tả vẫn luôn kích động sự đối lập giữa nhóm người thu nhập thấp và nhóm người thu nhập cao để tranh thủ phiếu bầu, đồng thời bắt tay vào tranh thủ càng ngày càng nhiều dân nhập cư, cho đến cái gọi là “nhóm người yếu thế” như đồng tính luyến ái (LGBT), phụ nữ, dân tộc thiểu số… khiến cho họ trở thành kho phiếu ổn định của đảng cánh tả. Nhằm giành được những phiếu bầu này, họ cổ xúy tư tưởng cộng sản chủ nghĩa, vứt bỏ chuẩn tắc làm người, vứt bỏ quy phạm đạo đức mà Thần định ra cho con người, tích cực nịnh nọt, thậm chí bao che cho dân nhập cư phi pháp phạm tội, hòng khiến họ làm nền móng và bỏ phiếu cho đảng cánh tả.

Một vị tỷ phủ vẫn luôn ủng hộ các phong trào của cánh tả đã chi một lượng tiền lớn để tài trợ cho ứng viên cánh tả tranh cử tổng thống Mỹ và các vị trí quan trọng khác, nghĩ biện pháp đưa nhiều nhân sỹ đảng cánh tả hơn nữa vào Washington để khống chế cơ cấu và quyền lực quốc gia. Trong đó, đặc biệt là vị trí ngoại trưởng, là người phụ trách các hoạt động bầu cử và giữ vai trò trọng yếu trong việc giải quyết tranh chấp. Với những sự vụ liên quan đến tuyển cử do nghị sỹ của các bang phụ trách, khi cuộc bầu cử phát sinh tranh luận, quyết định của nghị sỹ bang có tác dụng vô cùng then chốt. Bởi vậy, vị tỷ phú kia gắng sức ủng hộ chiến dịch tranh cử của nghị sỹ ở các bang.

Có những dân nhập cư phi pháp, sau khi phạm tội ở Mỹ lại có quan chức cánh tả gỡ tội cho, các thành phố trú ẩn cũng khiến họ khó có thể bị chế tài. Tổng thống cánh tả tiền nhiệm khi còn đương chức đã từng có ý đồ để cho 5 triệu dân nhập cư phi pháp được hợp pháp hóa thân phận, song bản thảo nghị quyết kia bị Tòa án Tối cao bỏ qua một bên nên chưa thực hiện được [7].

Chính đảng cánh tả cực lực đòi quyền bỏ phiếu cho dân nhập cư phi pháp. Động cơ của họ không nhất định là vì lợi ích của dân nhập cư phi pháp hay của đại chúng, mà là vì để đảng kia tranh thủ được nhiều nguồn phiếu hơn nữa. Ngày 12/09/2017, một thành phố ở miền Đông nước Mỹ đã tiến hành bỏ phiếu cho dự luật cấp quyền bầu cử cho người không phải công dân, kể cả người có thẻ xanh, cư dân tạm trú diện visa du học sinh và visa làm việc, thậm chí cả người không có giấy tờ nhập cư hợp pháp. Kết quả bỏ phiếu là 4/3, mặc dù chưa đạt được số phiếu cần thiết là 6 phiếu, nhưng hiệu ứng ngầm mà dự luật này mang đến cho hướng đi tương lai của Mỹ đã thu hút sự quan tâm chú ý rộng rãi của truyền thông. [8]

Vì để thu hút phiếu bầu, khống chế chính quyền, đảng cánh tả – dưới sự khống chế của tà linh cộng sản – không từ thủ đoạn nào, khiến người ta không khỏi lo lắng cho tương lai của Mỹ.

1.4 Chính đảng cánh tả nắm quyền rồi thúc đẩy chủ nghĩa xã hội và chính sách biến dị

Các học giả nghiên cứu phát hiện rằng, chính quyền cánh tả tiền nhiệm bị những người theo chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa xã hội xâm nhập sâu rộng. Nhiều nhóm ủng hộ tổng thống tiền nhiệm đều có mối liên hệ vô cùng chặt chẽ với các tổ chức xã hội chủ nghĩa.

Tổng thống cánh tả tiền nhiệm là học trò của Saul Alinsky, người theo chủ nghĩa Marx mới. Sau khi lên nắm quyền, vị tổng thống này đã bổ nhiệm cố vấn là các chuyên gia chính sách cao cấp theo phái cực tả. Chính sách bảo hiểm y tế toàn dân của vị tổng thống quy định ai không tham gia sẽ bị phạt tiền. Ông đồng thời ban bố pháp lệnh để hợp pháp hóa cần sa và đồng tính luyến ái, cho phép người chuyển giới tham gia quân đội v.v.. Khi Quốc hội Bang California bị cánh tả khống chế, có nghị sỹ cánh tả có mưu đồ loại bỏ lệnh cấm người theo chủ nghĩa cộng sản tham gia chính trị, sau này dưới sự phản đối kịch liệt của cộng đồng Việt Kiều Mỹ, đã phải thu hồi.

Chính phủ nhiệm kỳ đó còn chế định ra những chính sách làm bại hoại nhân luân. Năm 2016, tổng thống đương nhiệm ký “sắc lệnh nhà vệ sinh cho người chuyển giới”, đã cho phép “người chuyển giới” có thể tùy ý đi vào nhà vệ sinh của giới tính mà họ chọn cho bản thân. Cho dù giới tính của một người là nam, nhưng chỉ cần anh ta tự nhận mình là nữ thì có thể đi vào nhà vệ sinh nữ. Hơn nữa, “sắc lệnh nhà vệ sinh cho người chuyển giới” này đã có hiệu lực ở các trường công lập trên toàn quốc, bang nào cự tuyệt sẽ bị cắt tài trợ của liên bang.

2. Đặc điểm của chính trị cộng sản chủ nghĩa là chính trị hợp nhất với tà giáo

Trong xã hội nhân loại mấy nghìn năm qua, thể chế chính trị quốc gia chủ yếu là chế độ quân chủ. Trong những tháng năm lâu dài của chế độ quân chủ, Thần đã ban cho quân chủ quyền bính để trị lý tại nhân gian, “quân quyền Thần thụ” [quyền của quân vương là do Thần truyền cho], hoàng đế hoặc quốc vương đóng vai trò thiêng liêng kết nối giữa người và Thần.

Hiện nay, rất nhiều quốc gia trên thế giới đều đang thực hành chế độ dân chủ. Dân chủ trên thực tế lại không hoàn toàn là dân chúng làm chủ, mà là dân chúng bầu ra một người để thay mình làm chủ. Ví như mọi người bầu ra tổng thống, quá trình này là một quá trình dân chủ, nhưng một khi bầu ra, tổng thống lại có quyền thay dân chúng đưa ra quyết định về chính trị, kinh tế, quân sự, ngoại giao, v.v..

Dân chủ cũng không thể đảm bảo người tốt sẽ trúng cử. Khi đạo đức xã hội phổ biến trượt dốc, người được đại đa số người bầu lên khả năng là người giỏi nói khoác, kích động, nịnh hót, là người xấu, chứ không nhất định là người tốt. Điều này, đối với xã hội, chỉ gây tổn hại càng lớn hơn. Nếu như chế độ dân chủ không lấy đạo đức mà Thần quy định làm ước thúc thì cực đoan của dân chủ sẽ xuất hiện, khiến nền chính trị bạo chính bị kích động và thao túng, đẩy xã hội vào tình trạng chia rẽ và bất ổn.

Tại đây, chúng tôi cũng không phân tích cụ thể loại thể chế nào tốt hơn hay tệ hơn, mà là muốn chỉ ra rằng đạo đức mới là nền tảng để ổn định xã hội, mà dân chủ và pháp trị chẳng qua chỉ là một loại phương thức vận hành xã hội mà thôi.

2.1 Tà giáo ĐCSTQ hợp nhất chính trị với tôn giáo

Thể chế chính trị mà chính quyền ĐCSTQ vận hành dưới sự chỉ đạo của chủ nghĩa cộng sản là một loại tà giáo chính trị, trong đó “chính trị hợp nhất với tôn giáo”. Nó dựa vào hình thái ý thức tà giáo để thống nhất tư tưởng của con người, làm bại hoại đạo đức con người, dựa vào phương thức băng đảng để khống chế xã hội, mục đích cuối cùng là hủy diệt con người.

Chế độ độc tài của ĐCSTQ thường được so sánh với quân chủ chuyên chế, loại quan điểm này là tự thị nhi phi (tưởng đúng mà không phải vậy). Sự khác biệt về bản chất giữa hai chế độ này là: quân chủ trong Trung Quốc truyền thống không đặt định nghĩa cho đạo đức, ngược lại còn phải chịu sự ước thúc của đạo đức do Thần (Thiên thượng hay Trời) định ra; còn ĐCSTQ lại lũng đoạn quyền giải thích đạo đức, bởi vậy cho dù đã làm ra biết bao chuyện xấu, ĐCSTQ vẫn có thể tự nhận mình là “vĩ đại, quang vinh, chính xác”.

Đạo đức là do Thần định ra, chứ không phải do con người đặt ra; tiêu chuẩn đúng sai, thiện ác là bắt nguồn từ lời răn dạy của Thần, chứ không bắt nguồn từ chính sách của chính đảng nào. Bởi vậy, khi một chính đảng lũng đoạn quyền giải thích đạo đức thì kết quả tất nhiên sẽ là “chính trị và tôn giáo hợp nhất lại”. Cụ thể, ĐCSTQ mang những đặc trưng sau đây của một tà giáo:

  • ĐCSTQ tôn Marx làm “thượng đế” về tinh thần, coi chủ nghĩa Marx thành “chân lý vũ trụ”, dựa vào cái gọi là “thiên đường nhân gian” của chủ nghĩa cộng sản để hấp dẫn đảng viên vì nó mà phấn đấu suốt đời. Đặc trưng của tà giáo bao gồm: biên tạo giáo lý, tiêu diệt những tôn giáo khác với mình; sùng bái giáo chủ, duy ngã độc tôn; bạo lực tẩy não, khống chế tinh thần, tổ chức nghiêm mật, chỉ có thể vào mà không thể ra; cổ xúy bạo lực, tôn sùng máu tanh, cổ động hy sinh vì tôn giáo, v.v..
  • Lãnh đạo của quốc gia cộng sản đều sùng bái cá nhân, từ Lenin, Stalin, Mao Trạch Đông, Kim Nhật Thành… đều như vậy cả. Họ là “giáo chủ” của tà giáo cộng sản ở các nước, có quyền giải thích đạo đức mà không ai được bàn cãi. Cho dù họ giết người hay nói dối thì đều được coi là đúng, bởi vì họ có thể giải thích rằng xuất phát điểm của họ là vì mục tiêu cao cả, hoặc nói một cách cao thâm khó lường là “đang trong một ván cờ lớn”. Quốc dân sống trong một chế độ như vậy buộc phải bỏ qua việc phán xét đạo đức của mình, mà nói dối, làm ác theo đảng, rồi phải chịu thương tổn nghiêm trọng về tâm linh và tinh thần.
  • Chính giáo truyền thống dạy con người hướng thiện; còn tà giáo cộng sản lại hoàn toàn ngược lại, nó được kiến lập trên cơ sở của thù hận. Mặc dù đảng cộng sản cũng nói về “tình yêu”, nhưng cái “tình yêu” này cũng là kiến lập trên cơ sở của “hận”. Tỷ như những người vô sản sở dĩ có tình yêu giai cấp, đó là bởi vì họ đang đối diện với kẻ thù chung – các nhà tư bản. Ở Trung Quốc, phương thức biểu hiện lòng yêu nước là “hận nước Mỹ”, “hận nước Pháp”, “hận Nhật Bản”, “hận Hàn Quốc”, “hận Đài Loan”, hận những người ở hải ngoại hết lòng vì nước nhưng phê bình tà đảng cộng sản.

2. 2 Đặc điểm tôn giáo của chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa tiến bộ

Chủ nghĩa tự do (liberalism) và chủ nghĩa tiến bộ (progressivism) hiện nay đã trở thành tiêu chuẩn “phải đạo chính trị” ở phương Tây, mà kỳ thực đã được đẩy lên vị trí của một “tôn giáo”.

Trong các thời kỳ lịch sử khác nhau, cánh tả ở phương Tây đã sử dụng các tên gọi khác nhau, có thời tự xưng là chủ nghĩa tự do, có thời xưng là chủ nghĩa tiến bộ. Song, trọng tâm của hai khái niệm này không có khác biệt nào đáng kể.

Lý tưởng cuối cùng của chủ nghĩa tự do hay chủ nghĩa tiến bộ cũng tương tự như hình thái ý thức của chủ nghĩa cộng sản: vừa cổ xúy cho cái gọi là “tự do” và “tiến bộ” của nhân loại, vừa biến nó thành một loại hình thái ý thức thần thánh hóa, bất kể khái niệm nào khác nó đều sẽ bị phê phán, đả kích.

Cơ sở đạo đức của nó tương tự như của chủ nghĩa cộng sản, cũng là vô Thần luận, tiến hóa luận, chủ nghĩa khoa học. Nó dùng cái tôi và lý tính của con người để thay thế cho tín ngưỡng vào Thần, coi bản thân con người cũng như Thần.

Mục tiêu mà nó đả kích cũng tương tự như của chủ nghĩa cộng sản, đem các vấn đề xã hội đổ lỗi cho sự bất công hoặc khiếm khuyết của chế độ hiện hành, cũng tức là chế độ tư bản chủ nghĩa mà họ muốn lật đổ hoặc cải tạo.

Thủ đoạn của nó cũng tương tự như thủ đoạn của chủ nghĩa cộng sản, cho rằng mục đích của mình “cao cả” như vậy nên có sử dụng bất kể thủ đoạn nào cũng đều hợp lý. Bởi vậy, bạo lực và lừa dối đã trở thành thủ đoạn thường dùng của nó, vận dụng “linh hoạt” trong các tình huống khác nhau.

Đặc điểm tôn giáo của chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa tiến bộ là không thể tách khỏi bối cảnh lịch sử ra đời của nó.

Sự tiến bộ nhanh chóng về khoa học từ thế kỷ 18 đến nay đã tăng cường sự tự tin của con người đến cực đại, đã hình thành nên một loại “thế giới quan tiến bộ”. Triết học gia người Pháp Marquis de Condorcet, nhà tiên phong của tư tưởng tiến bộ này, trong cuốn “Phác họa bức tranh lịch sử về sự tiến bộ tinh thần của con người” (Sketch for a Historical Picture of the Progress of the Human Mind) đã nêu, lý tính sẽ đưa nhân loại đến con đường của hạnh phúc và đạo đức hay cái thiện. Theo đó, tư tưởng tiến bộ càng về sau càng cuồng vọng, bắt đầu đẩy lý tính của con người lên Thần đàn.

Cách tư duy của chủ nghĩa tiến bộ khiến con người phân tách lý tính, lương tâm và Sáng thế chủ (Đấng tạo hóa), rồi cho rằng con người không cần Sáng thế chủ cứu độ, cũng có thể dựa vào lý tính và lương tri của bản thân để quét sạch mọi loại ác niệm như tham lam, sợ hãi, đố kỵ, cho rằng con người rốt cuộc có thể ở nhân gian mà kiến lập nên thiên đường, có thể không cần đoái hoài tới Thần.

Đến thế kỷ 19, chính trị gia kiêm nhà bình luận nghệ thuật người Pháp Jules Castagnary có câu nói thể hiện một điển hình về sự cuồng vọng của chủ nghĩa tiến bộ: “Khi bị đẩy ra rìa của khu vườn địa đàng kia, ta sẽ kiến lập một khu vườn Eden mới…. Ta sẽ dựng lập ‘Tiến bộ’ ở ngay lối vào của nó… ta sẽ trao vào tay ông ta trường kiếm rực lửa, và ông ta sẽ nói với Thượng đế rằng: ‘Không cho Ngài vào đây’, thế là con người bắt đầu kiến lập nên xã hội nhân loại”. [9]

Người ta một khi có ý nghĩ như vậy thì sẽ kích phát ảo tưởng muốn khống chế vận mệnh nhân loại, thao túng tương lai của nhân loại – cũng có nghĩa là con người muốn đóng vai Thượng đế – tạo ra một xã hội không tưởng không có Thượng đế, một “thiên đường nhân gian”. Đây thực chất là cùng một giuộc với tư tưởng của chủ nghĩa cộng sản. Chính sự u mê cuồng vọng hòng “thay trời hành đạo” ấy đã gây nên những màn gió tanh mưa máu hết lần này đến lần khác tại nhân gian.

2.3 Chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa tiến bộ đương đại là biến thể của chủ nghĩa cộng sản

a. Sự nổi dậy chống lại chủ nghĩa tự do cổ điển

Chủ nghĩa tự do cổ điển, về mặt chính trị, xuất phát từ quyền lợi tự nhiên của cá nhân, yêu cầu có hiến pháp để hạn chế quyền lực của vương quyền hay chính phủ, mục đích là để bảo đảm tự do cá nhân. Bởi vì quyền cá nhân là do Trời ban, chính phủ chỉ là do công dân lập khế ước mà tạo nên, chức trách của nó chỉ giới hạn ở việc bảo hộ công dân. Việc phân tách chính trị và tôn giáo có mục đích là để chính phủ không có quyền can thiệp vào tư tưởng và tín ngưỡng của công dân.

Chủ nghĩa tự do đương đại thực tế là chủ nghĩa cộng sản mượn danh nghĩa “tự do” để thâm nhập và đi ngược lại chủ nghĩa tự do cổ điển, một mặt là nhấn mạnh chủ nghĩa cá nhân cực đoan – phóng túng hết mức dục vọng của con người, không còn giữ bất kể đạo đức hay ước thúc nào; mặt khác nhấn mạnh vào sự bình đẳng về kết quả chứ không phải sự bình đẳng về cơ hội.

Lấy ví dụ, ngay như việc phân phối tài sản, người theo chủ nghĩa tự do hiện đại chú trọng vào nhu cầu của người thụ hưởng chứ không phải là quyền lợi của người nộp thuế. Khi bàn đến việc điều chỉnh chính sách kỳ thị, họ đứng tại lập trường của người bị hại bị đối xử bất công trong lịch sử, chứ không đếm xỉa đến những người bị hại hiện nay do những chính sách đó gây ra. Về phương diện pháp luật, họ lấy việc tránh trừng phạt người vô tội làm chủ, chứ không đếm xỉa đến sự cần thiết của việc trừng phạt kẻ phạm tội. Trong giáo dục, họ lấy việc ủng hộ người có năng lực học tập thấp và gia đình yếu thế làm chủ, chứ không đoái hoài đến sự phát triển của học sinh có tố chất xuất chúng. Về phương diện quản chế các xuất bản phẩm khiêu dâm, họ lấy việc tự do biểu đạt làm cớ để loại bỏ sự hạn chế đối với xuất bản phẩm đồi trụy. Về việc phân tách chính phủ và tôn giáo, điều họ nhấn mạnh là tự do không tín ngưỡng chứ không phải là tự do tín ngưỡng. Về mặt lập pháp, phúc lợi, tiêu điểm mà họ quan tâm là người ta cần cái gì chứ không phải là người ta đáng có được gì, v.v..

Trọng điểm của chủ nghĩa tự do đương đại, trên thực tế, đã âm thầm diễn tiến từ “tự do” thành “bình đẳng”, nhưng lại không muốn đổi tên thành “chủ nghĩa bình đẳng”, bởi vì như vậy sẽ lập tức bị người ta nhận rõ ra bản chất là chủ nghĩa cộng sản.

Sự khoan dung trong chủ nghĩa tự do cổ điển vốn là một loại mỹ đức, nhưng tà linh cộng sản lợi dụng chủ nghĩa tự do đương đại, lấy khoan dung làm thủ đoạn để làm băng hoại đạo đức. Từ luận bàn về khái niệm phân tách chính phủ và tôn giáo trong “Bức thư về vấn đề khoan dung” (Letter Concerning Toleration)của John Locke, cha đẻ của chủ nghĩa tự do cổ điển, có thể thấy, chủ thể được khoan dung chủ yếu là chỉ chính phủ nắm quyền phải khoan dung tín ngưỡng cá nhân. Đối với con đường chân lý đi lên Thiên quốc mà mỗi cá nhân tin theo, quyền phán quyết đó là đúng đắn hay sai trái thuộc về Thần. Linh hồn của ai là do bản thân người đó nắm giữ, chính phủ không được dùng quyền lực để cưỡng chế người ta tin theo hay không tin theo điều gì.

Chủ nghĩa tự do đương đại đã lờ đi mục đích thật sự của khoan dung, đánh đồng khoan dung với không phán xét giá trị, từ đó phát triển ra thứ khái niệm mang tính chính trị gọi là “trung lập giá trị”, cũng tức là không phán xét giá trị nào trong bất cứ hoàn cảnh nào, mà coi tất cả như nhau. Trung lập giá trị thực ra chính là không có giá trị gì cả, đem tốt và xấu, thiện và ác lẫn lộn cả lại. Điều này thực chất là sự phủ định và đảo lộn giá trị phổ quát. Nó dùng ngôn từ hoa mỹ để trải đường cho ma quỷ, ngụy danh “tự do” để hợp lý hóa hành vi phản đạo đức, phản truyền thống. Biểu tượng cờ cầu vồng của phong trào đồng tính luyến ái (LGBT) chính là chân dung của cái gọi là “trung lập giá trị” này. Nếu như lực lượng chính nghĩa lên tiếng can thiệp thì chủ nghĩa tự do đương đại sẽ dùng những cái cớ như xâm phạm tự do cá nhân và quyền bình đẳng, kỳ thị người yếu thế v.v. để tiến hành công kích.

Chủ nghĩa tự do đương đại đã hoang đường đến mức giới tính cũng lẫn lộn không rõ ràng. Năm 2003, California đã thông qua dự luật cấp bang AB196, trong đó quy định bất kể chủ doanh nghiệp hay tổ chức phi lợi nhuận nào từ chối tuyển dụng ứng viên đủ trình độ mà là người đồng tính hay mặc trang phục khác với giới tính của họ thì có thể bị phạt tiền lên đến $150.000. [10] Thượng viên bang California không những thông qua, mà còn định nghĩa “đặc điểm nhận diện giới tính” là “nhận diện giới tính của một người dựa trên giới tính do người đó tự nhận, cho dù nó có giống với giới tính của người đó khi sinh ra hay không”. [11]

b. Trung tâm của chủ nghĩa tiến bộ là sự tha hóa về đạo đức

Chủ nghĩa tiến bộ hiện đại là sự vận dụng trực tiếp của thuyết tiến hóa Darwin vào lĩnh vực khoa học xã hội, khiến đạo đức truyền thống không ngừng lệch lạc và phát sinh biến dị dưới danh nghĩa “tiến bộ”.

Dưới sự chỉ đạo của giá trị quan truyền thống, nhân loại vận dụng trí tuệ của mình, thông qua nỗ lực mà cải thiện hoàn cảnh của mình, đồng thời khiến xã hội càng ngày càng phồn thịnh, văn minh, điều này vốn không có gì sai cả. Cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, Mỹ từng xuất hiện “thời đại tiến bộ”, một số cải cách của chính phủ đã điều chỉnh những tệ đoan phát sinh trong quá trình phát triển kinh tế xã hội và khởi tác dụng chính diện.

Sau khi chủ nghĩa cộng sản xâm nhập vào Mỹ, nó đã chiếm đoạt khái niệm “tiến bộ” này và cả “chủ nghĩa tiến bộ”, cưỡng chế tiêm nhiễm vào đó tư tưởng độc hại của chủ nghĩa cộng sản. Nó dựng nên “Chính sách mới” (New Deal) sau cuộc “Đại khủng hoảng”, tiếp đó là cuộc vận động dân quyền (như đã trình bày tại Chương 5, Phần I), vận động phản văn hóa, vận động nữ quyền, vận động bảo vệ môi trường (sẽ trình bày tại Chương 16)… từ những năm 1960 cho đến hôm nay, đã khiến cho xã hội Mỹ phát sinh biến đổi cực lớn.

Bản chất của chủ nghĩa tiến bộ hiện đại là không thừa nhận trật tự xã hội và giá trị quan truyền thống do Thần lưu lại. Trong quan niệm đạo đức truyền thống, tiêu chuẩn đánh giá thiện ác, thị phi là đến từ Thần. Trong cách mạng tiến bộ, những người vô Thần coi đạo đức truyền thống là chướng ngại của tiến bộ nên phải đánh giá lại toàn bộ giá trị quan. Họ phủ nhận chuẩn mực đạo đức triệt để, mà dựa vào hiện trạng của xã hội, văn hóa, lịch sử để kiến lập hệ thống đạo đức, cũng tức là mọi giá trị đạo đức đều biến thành khái niệm tương đối. Chủ nghĩa đạo đức tương đối trong xã hội phương Tây thuận theo cách mạng tiến bộ mà ảnh hưởng đến các phương diện như chính trị, giáo dục, văn hoá, v.v..

Chủ nghĩa Marx là điển hình của chủ nghĩa đạo đức tương đối, nó cho rằng phù hợp với lợi ích của giai cấp vô sản (thực chất là giai cấp thống trị) là có đạo đức, ngược lại là vô đạo đức. Đạo đức không phải dùng để ước thúc “giai cấp vô sản”, mà đã trở thành vũ khí để đả kích kẻ thù của “giai cấp vô sản chuyên chính”.

Thực tế là, chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa tiến bộ có tồn tại một số điểm tương đồng, nên việc chủ nghĩa cộng sản chiếm đoạt chủ nghĩa tiến bộ dường như “hợp lẽ tự nhiên”, song lại khiến người ta mất cảnh giác. Cho đến nay, chủ nghĩa cộng sản ở phương Tây vẫn lấy danh nghĩa chủ nghĩa tiến bộ mà tiếp tục ngang nhiên lừa phỉnh.

c. Chủ nghĩa tự do và trào lưu hướng tới chủ nghĩa xã hội của chủ nghĩa tiến bộ

Như đã trình bày bên trên, chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa tiến bộ đã đi ngược lại Hiến pháp Mỹ và cái gốc lập quốc cũng như các giá trị quan truyền thống của Mỹ. Bản chất của nó là muốn cải biến (thực chất là lật đổ) mọi tín ngưỡng truyền thống, giá trị đạo đức cũng như chế độ xã hội phương Tây đang tồn tại. Mục tiêu và kết quả của cách mạng tiến bộ ở phương Tây là từ trong chính xã hội tư bản chủ nghĩa mà thực hiện chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản.

Trong “Tuyên ngôn Đảng Cộng sản”, Marx đã liệt kê ra 10 hành động lớn để tiêu diệt chủ nghĩa tư bản như sau:

Bước đầu tiên trong cách mạng của giai cấp lao động là đưa giai cấp vô sản lên vị trí của giai cấp thống trị để giành chiến thắng trong cuộc chiến đòi dân chủ.

Giai cấp vô sản sẽ dùng quyền lực chính trị để từng bước đoạt toàn bộ tư bản của giai cấp tư sản, tập trung toàn bộ công cụ sản xuất vào tay nhà nước, nghĩa là vào tay giai cấp vô sản được dựng lên thành giai cấp thống trị; và gia tăng toàn bộ lực lượng sản xuất càng nhanh càng tốt.

Tất nhiên, ban đầu sẽ không thể đạt được điều này trừ phi chiếm đoạt quyền sở hữu và các điều kiện sản xuất tư sản; do đó, bằng các biện pháp tưởng như yếu kém và không bền vững về mặt kinh tế, nhưng trong quá trình vận động, sẽ vượt xa chính nó, đòi hỏi phải lật đổ trật tự xã hội cũ, dẫn đến một biện pháp không thể tránh khỏi là cách mạng hóa toàn bộ phương thức sản xuất.

Đương nhiên, những biện pháp này sẽ có sự khác biệt ở từng nước.

Tuy nhiên, ở những nước tiên tiến nhất, nhìn chung, những biện pháp sau sẽ khá phù hợp:

1. Tước đoạt quyền sở hữu đất đai, lấy toàn bộ địa tô để dùng cho chi tiêu quốc gia.

2. Áp thuế thu nhập lũy tiến.

3. Phế bỏ toàn bộ quyền thừa kế [Mỹ bắt đầu thu thuế thừa kế tài sản vào năm 1916].

4. Tịch thu tài sản của tất cả dân di cư và kẻ nổi dậy.

5. Tập trung tín dụng trong tay quốc gia dưới hình thức ngân hàng trung ương giữ vốn nhà nước và độc quyền lũng đoạn. (Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, thành lập vào năm 1913, vận hành như một ngân hàng trung ương.)

6. Tập trung ngành giao thông vận tải trong tay quốc gia. (Mỹ có các cơ quan giám sát, một bưu điện quốc hữu và đường sắt quốc doanh.)

7. Mở rộng nhà máy và công cụ sản xuất thuộc sở hữu nhà nước; canh tác đất hoang, và cải tạo đất đai nói chung theo một kế hoạch chung.

8. Thực thi chế độ nghĩa vụ lao động phổ biến. Thành lập công nghiệp quốc phòng, đặc biệt là đối với nông nghiệp. (Năm 1935, Mỹ thành lập Sở An sinh Xã hội và Bộ Lao động. Luật Bình đẳng (Affirmative Action Law) quy định phụ nữ cũng có thể làm tất cả công việc của nam giới, kể cả các vị trí trong quân đội.)

9. Kết hợp nông nghiệp với các ngành sản xuất; từng bước xóa bỏ mọi sự phân biệt giữa thành thị và nông thôn bằng cách phân bố dân cư đồng đều hơn trên cả nước.

10. Miễn phí giáo dục cho tất cả trẻ em ở trường công. Bãi bỏ hình thức lao động trẻ em hiện có trong các nhà máy. Kết hợp giáo dục với sản xuất công nghiệp.

Trong 10 điểm nêu trong Tuyên ngôn Đảng Cộng sản, nhiều điểm đã đang được thực thi nhằm dần chuyển dịch Mỹ và các quốc gia khác về phía cánh tả, để cuối cùng có thể thiết lập hình thái kiểm soát chính trị cộng sản chủ nghĩa.

Trên bề mặt, những người cộng sản chủ trương một số điều tích cực, song mục tiêu của họ không phải vì lợi ích của quốc gia, mà để chiếm đoạt và duy trì quyền lực chính trị.

Con người theo đuổi sự tốt đẹp và tiến bộ thì không sai, nhưng khi biến thứ chủ nghĩa nào đó thành một loại trào lưu tư tưởng chính trị và thay thế, bài xích đạo đức truyền thống và tín ngưỡng thì họ đã trở thành công cụ cho tà linh cộng sản ở đằng sau thao túng, dẫn dắt con người đi đến sự bại hoại, diệt vong.

3. Kích động thù hận, khơi mào tranh đấu là lựa chọn tất yếu của chính trị cộng sản chủ nghĩa

Như đã diễn giải ngay từ đầu cuốn sách này, bản chất của chủ nghĩa cộng sản là một con tà linh do “hận” cấu thành. Điều này đã quyết định một đặc điểm quan trọng của chính trị cộng sản chủ nghĩa là: gieo rắc thù hận, khơi mào tranh đấu. Trong quá trình kích động thù hận, chia rẽ cộng đồng, lực lượng chính trị cộng sản chủ nghĩa lại làm băng hoại đạo đức nhân loại, thừa cơ đoạt quyền, kiến lập nền thống trị độc tài. Kích động con người đấu với nhau là thủ đoạn đoạt quyền chủ yếu của chủ nghĩa cộng sản.

Trung tâm của chính trị cộng sản chủ nghĩa là phân hóa quần thể người, sau đó khơi dậy thù hận, tạo ra mâu thuẫn. Chương đầu của cuốn “Mao tuyển” (Những tác phẩm chọn lọc của Mao Trạch Đông) là phần “Phân tích các giai cấp trong xã hội Trung Quốc” (năm 1925), mở đầu đã viết: “Ai là kẻ thù của chúng ta? Ai là bạn của chúng ta? Vấn đề này là vấn đề đầu tiên của cách mạng.” [12] Đảng Cộng sản tùy tiện tạo ra khái niệm giai cấp, vốn chưa từng tồn tại, rồi gượng ép phân ra giai cấp đối lập, sau đó kích động người ta đấu tranh lẫn nhau. Đây là một trong những “bảo bối” của cộng sản để nổi lên đoạt quyền.

Phương thức chủ yếu mà chủ nghĩa cộng sản kích động đấu tranh là: phóng đại một cách phiến diện các loại vấn đề xã hội do nhân tâm bại hoại gây ra, rồi giải thích rằng nguyên nhân căn bản của những vấn đề này không phải là do đạo đức suy thoái, mà là do thể chế xã hội đã sinh bệnh rồi, mà nguyên nhân sinh bệnh là do tồn tại loại áp bức nào đó, và người ta ắt phải tìm ra kẻ áp bức này, rồi kích động đấu tranh giai cấp để giải quyết “tệ nạn xã hội”.

Thù hận tranh đấu mà chính trị cộng sản chủ nghĩa kích động không chỉ giới hạn giữa nhà tư bản và công nhân. Lãnh đạo cộng sản Cuba, Fidel Castro, đã tuyên bố với người Cuba rằng “kẻ thù chung của nhân dân” là sự “hủ bại” của Fulgencio Batista cùng những người ủng hộ ông, và cái gọi là sự “áp bức” của chủ đồn điền là căn nguyên của mọi “bất công”, “bất bình đẳng”. Chủ nghĩa cộng sản hứa hẹn lật đổ những kẻ “áp bức” để lập nên “xã hội bình đẳng“ không tưởng, từ đó khơi dậy sự thù hận, đấu tranh giữa những người Cuba với nhau, trải đường cho cộng sản chuyên chính đoạt quyền ở Cuba.

Ở Trung Quốc “sáng kiến” của Mao Trạch Đông là hứa hẹn với nông dân sẽ “chia ruộng đất”, hứa hẹn cho công nhân làm “chủ” nhà máy, hứa hẹn với phần tử trí thức về “tự do, hoà bình, dân chủ”, khiến nông dân và địa chủ, công nhân và nhà tư bản, phần tử trí thức và chính phủ quốc dân đấu đến mức anh chết tôi sống, từ đó ĐCSTQ thừa cơ đoạt quyền.

Ở Algeria, lãnh đạo cộng sản Ahmed Ben Bella phát hiện ra việc khuấy động tranh chấp tôn giáo, và các nhóm dân tộc là con đường tắt để giành chính quyền, bởi vậy đã kích động hận thù, giết chóc giữa các môn đồ Hồi giáo và Cơ Đốc giáo, giữa người Ả Rập và người Pháp, trở thành bàn đạp cho Ben Bella thành lập nên chính quyền cộng sản. [13]

Đối với một quốc gia như Mỹ, các nhà lập quốc đã dùng Hiến pháp để lập quốc, mỗi công dân đều phải biết và tuân thủ Hiến pháp; xã hội thông qua gia đình, giáo hội, cộng đồng mà hình thành mối liên kết bền vững. Bởi vậy, quan niệm giai cấp trong toàn xã hội tương đối yếu, phương thức đấu tranh giai cấp khó mà có tác dụng.

Song, tà linh cộng sản tận dụng mọi cơ hội, mọi phương diện sinh hoạt xã hội để gây chia rẽ, phân hóa xã hội. Để phân hóa người làm công và chủ lao động, nó thông qua công đoàn mà khuếch đại mâu thuẫn giữa người làm công và chủ lao động. Nó phân hóa các dân tộc khác nhau, như người da đen, người Hồi giáo, người châu Á, người gốc La-tinh, mượn nhân quyền để cổ động đấu tranh giữa các tộc duệ thiểu số với người da trắng. Nó kích động đấu tranh giữa những người khác giới như vận động nữ quyền khiêu chiến với chế độ xã hội truyền thống. Nó phân hóa nhóm người có xu hướng giới tính khác, như vận động quyền lợi của người đồng tính (LGBT), thậm chí vì để tăng cường đấu tranh mà tạo ra những nhóm người mang giới tính mới. Nó phân hóa người của các tôn giáo và mượn “đa dạng văn hoá” để khiêu chiến với văn hóa truyền thống và di sản phương Tây. Nó phân hóa các nhóm người mang quốc tịch khác nhau, chẳng hạn thông qua cổ động ủng hộ “quyền lợi” của di dân phi pháp mà tạo ra xung đột giữa “người nước ngoài” và “người trong nước”. Nó phân hóa dân chúng và cán bộ chấp pháp, lấy danh nghĩa “tự do” để kích động đối kháng giữa thường dân và cảnh sát, giữa dân nhập cư phi pháp và cán bộ chấp pháp di dân liên bang, giữa cảnh sát bang và cán bộ chấp pháp liên bang v.v..

Khi xã hội bị phân hóa đến mức càng ngày càng nhỏ vụn, bất kể người nào chỉ cần nói một câu, làm một việc gì sơ suất đều có thể chọc giận một nhóm người khác, thậm chí dẫn đến tranh chấp, xung đột. Đấu tranh đã trở thành trạng thái bình thường của xã hội, gieo rắc thù hận vào trong tâm của mỗi người – đó chính là dụng tâm hiểm ác của chủ nghĩa cộng sản.

Chủ nghĩa cộng sản tiến hành đồng bộ: vừa phân hóa quần thể người, vừa khơi mào thù hận. Lenin viết: “Đối với những người phản đối chúng ta, chúng ta có thể và phải thông qua ngôn ngữ mà gieo rắc thù hận, xa lánh, miệt thị, v.v. trong quần chúng.” [14]

Thủ đoạn chính trị mà tà linh cộng sản sử dụng ở phương Tây là nắm bắt mọi cơ hội, thông qua các loại vấn đề về “công bằng xã hội” trên bề mặt để khuếch đại và kích động thù hận, khiến cho xung đột không ngừng phóng đại, leo thang.

Năm 1931, trong vụ án các cậu bé Scottsboro, chín thanh niên da đen bị buộc tội cưỡng hiếp hai phụ nữ da trắng, gây xung đột nghiêm trọng giữa người da đen và người da trắng ở Mỹ. Đảng Cộng sản Mỹ lập tức phát động người da đen biểu tình, lợi dụng vụ án này để đóng vai người chủ trì công đạo cho người da đen, đã thu hút một lượng lớn người ủng hộ, trong đó có Frank Marshall Davis, người sau này trở thành cố vấn của một tổng thống cánh tả. [15]

Tiến sỹ Paul Kengor, một học giả Mỹ, đã chỉ ra, trong vụ này, mục đích của Đảng Cộng sản Mỹ không chỉ là thu hút lượng lớn người Mỹ da đen cho đến những người theo chủ nghĩa tự do, chủ nghĩa tiến bộ và muôn hình muôn vẻ những người tranh đấu vì “công bằng xã hội” gia nhập Đảng Cộng sản Mỹ, mà quan trọng hơn là mượn việc này để bêu xấu hình ảnh Mỹ thành một quốc gia bất công, kỳ thị chủng tộc, tuyên bố những vụ án tương tự là rất phổ biến – tuyên truyền rằng chỉ có chủ nghĩa cộng sản và hệ tư tưởng của phái tả mới có thể giải phóng người Mỹ khỏi hệ thống bệnh hoạn, tà ác này. [16]

Năm 1935, ở khu người da đen ở Harlem, New York phát sinh bạo loạn do tin đồn một đứa trẻ da đen ăn trộm đồ ở cửa hàng bị đánh chết. Đảng Cộng sản Mỹ lập tức lợi dụng vụ việc này để tổ chức người da đen biểu tình thị uy quy mô lớn ở Washington DC. Leonard Patterson, sau khi ra khỏi Đảng Cộng sản Mỹ đã tiết lộ rằng bản thân năm đó nhận được lệnh tổ chức cuộc biểu tình này.

Patterson kể về việc những người cộng sản đã được huấn luyện các thủ đoạn của chủ nghĩa Lenin nhằm xúi giục và kích động xung đột ra sao. Họ học cách biến biểu tình thành bạo động bạo lực và ẩu đả đường phố, cũng như cố ý tạo ra xung đột không đâu có. [17]

Ở Mỹ hiện nay, mỗi vụ xung đột, bạo loạn quy mô lớn đều không thiếu bóng dáng của các tổ chức cộng sản chọc gậy bánh xe từ bên trong. Năm 1992, đoạn băng hình về Rodney King, một cư dân da đen ở Los Angeles, vì lái xe khi say rượu đã bị cảnh sát da trắng đánh đập trong khi bắt giữ được công bố trên truyền hình. Vụ án được phán quyết xong, khi nhóm người biểu tình hòa bình chuẩn bị giải tán thì đột nhiên có người dùng tấm biển kim loại nện vào một chiếc xe ô tô đang qua đường, cuộc biểu tình nhanh chóng thăng cấp thành một vụ bạo loạn, cướp bóc, đốt phá quy mô lớn. [18]

Cảnh sát trưởng Sherman Block của quận Los Angeles, khi được hỏi về sự tham gia của đảng viên Đảng Cộng sản Mỹ trong cuộc bạo loạn, cho biết: “Không nghi ngờ gì là nhóm người này ở trong đó phóng hỏa, đập phá, cướp bóc.” Trong mấy ngày bạo loạn, các trường học và trên đường khắp nơi đều có truyền đơn của các tổ chức cộng sản như Đảng Cộng sản Cách mạng Mỹ, Đảng Công nhân Xã hội Chủ nghĩa, Đảng Lao động Tiến bộ, Đảng Cộng sản Mỹ. Có tờ rơi có câu: “Vì phán quyết hôm nay phục hận!… Hãy mang súng ống tới đây! Binh sỹ và công nhân liên hợp lại!…” Một cảnh sát ở Los Angeles tiết lộ: “Trước khi tuyên bố phán quyết, những kẻ vô lại này đã đang phát truyền đơn rồi.”[19]

Lenin từ sớm đã chỉ thị cho đảng viên Đảng Cộng sản: “Bạo loạn – biểu tình – chiến đấu đường phố – đội ngũ cách mạng độc lập, đây là các giai đoạn phát triển của khởi nghĩa quần chúng.” [20]

Các tổ chức muôn hình muôn vẻ kích động bạo loạn, bạo lực ở xã hội phương Tây hiện nay, có thể tự xưng là “Đoàn kết nhất trí”, “Chống phát xít”, “Chấm dứt chế độ phụ quyền”, “Mạng của người da đen cũng là mạng”, “Cự tuyệt chủ nghĩa phát-xít” v.v., mặc dù danh xưng khác nhau, nhưng thực ra đều là người theo đảng cộng sản hoặc người ủng hộ chủ nghĩa cộng sản. Tổ chức bạo lực Antifa do người của các tổ chức cộng sản biến thể hợp lại, như người theo chủ nghĩa vô chính phủ, chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản hoặc chủ nghĩa tự do, chủ nghĩa xã hội dân chủ v.v.. Còn “Cự tuyệt chủ nghĩa Phát xít” (Refuse Fascism) là do chủ tịch Đảng Cộng sản Cách mạng Mỹ sáng lập, thực ra là tổ chức cấp tiến cánh tả. Nó đã tổ chức nhiều hoạt động biểu tình quy mô lớn, mục đích là lật đổ kết quả bầu cử tổng thống năm 2016. [21]

Những nhóm người này lấy danh nghĩa tự do ngôn luận để không ngừng kích động các loại xung đột ở xã hội phương Tây. Nếu muốn hiểu mục đích thực sự của họ, chỉ cần xem chỉ thị của Đảng Cộng sản Mỹ cho các đảng viên như được nêu trong báo cáo quốc hội năm 1956 là rõ ngay:

“Các đảng viên và các tổ chức tiền tuyến ắt phải liên tục sỉ nhục, bôi nhọ, hạ thấp những người phê bình chúng ta… Nếu như kẻ phản đối quá phiền phức thì gắn cho họ cái mác là phát-xít, Đức Quốc xã (Nazi), hoặc chống Do Thái… Không ngừng gắn cho kẻ phản đối những cái mác đầy tai tiếng. Khi không ngừng lặp đi lặp lại, việc gán mác ấy sẽ trở thành ‘sự thực’ trong tâm trí quần chúng.” [22]

4. Bạo lực và dối trá là thủ đoạn quan trọng nhất trong chính trị cộng sản chủ nghĩa

Trong giáo lý của mình, đảng cộng sản không từ bất cứ thủ đoạn nào để đạt được mục tiêu “tối cao” hướng tới chủ nghĩa cộng sản. Đảng cộng sản công khai tuyên bố cần phải dùng bạo lực và dối trá làm công cụ để chiếm lĩnh và thống trị thế giới. Từ khi chính quyền cộng bắt đầu tiên xuất hiện ở Nga cho đến nay, chỉ trong thời gian ngắn ngủi một thế kỷ, chủ nghĩa cộng sản đã gây ra cái chết cho hàng trăm triệu người. Đảng cộng sản dùng bất cứ thủ đoạn cực đoan nào như giết người hàng loạt, phóng hỏa, bắt cóc, tống tiền, lừa dối…, sự tà ác của nó khiến người ta phải rùng mình, tuy nhiên đại đa số những người trong cuộc lại không hề cảm thấy chút hối hận.

Lời dối trá của tà linh cộng sản phân thành “lời dối trá nhỏ”, “lời dối trá trung bình” và “lời dối trá lớn”. Việc phân loại này áp dụng chung cho các quốc gia cộng sản độc tài và các quốc gia phương Tây. Một lời đồn đại, một mẩu tin giả hoặc một sự vụ vu cáo, hãm hại đối thủ chính trị… những lời dối trá kiểu như vậy, mặc dù có tính chất ác liệt, nhưng mới chỉ là lời “lời dối trá nhỏ”. Trong một khoảng thời gian, qua những hoạt động phức tạp và sự phối hợp trên nhiều phương diện, tà linh cộng sản đã tạo ra một loạt những lời dối trá có tính hệ thống và quy mô nhất định; đây có thể coi là những “lời dối trá trung bình”. Ví dụ Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã ngụy tạo ra “vụ tự thiêu trên Quảng trường Thiên An Môn” vào năm 2001 nhằm kích động sự thù hận của dân chúng đối với những người tu luyện Pháp Luân Công.

Khó nhận ra nhất là những “lời dối trá lớn” mà tà linh cộng sản biên tạo ra, vì “lời dối trá lớn” gần như đồng dạng với toàn bộ hình thái ý thức của ma quỷ, quy mô của nó cũng lớn như vậy, tầng cấp cũng nhiều như vậy, diễn biến thời gian cũng dài như vậy, các phương diện liên quan cũng rộng lớn như vậy, số người tham gia cũng nhiều như vậy, những người tham gia cũng có “sự chân thành” và “nhiệt tình” như vậy, khiến cho mọi người rất khó nhận rõ diện mạo chân thực và toàn cảnh của những lời dối trá đó. Cái gọi là “lý tưởng của chủ nghĩa cộng sản” trong “xã hội đại đồng” mà tà linh cộng sản đã biên tạo ra trong lịch sử, do không thể nào kiểm nghiệm được trong một khoảng thời gian ngắn hoặc trong một khu vực, nên nó được xếp vào “lời dối trá lớn”.

Khái niệm “chủ nghĩa tiến bộ” bị chủ nghĩa cộng sản đánh cắp như đã phân tích ở phần trước cũng thuộc phạm trù “lời dối trá lớn”. Mấy chục năm nay, chủ nghĩa cộng sản gây sức ép cho một số phong trào xã hội, dẫn dắt quần chúng đi theo sự hỗn loạn và những cải cách mà tà linh mong muốn, như phong trào bảo vệ môi trường, sẽ được bàn trong Chương 16, cũng thuộc loại này….

4.1 Bạo lực và dối trá dưới chế độ độc tài cộng sản

Đảng cộng sản cổ xúy cho đấu tranh giai cấp, hơn nữa lại là kiểu đấu tranh một sống một chết. “Tuyên ngôn Đảng Cộng sản” có đoạn: “Người cộng sản không thèm giấu giếm quan điểm và mục đích của mình. Họ công khai tuyên bố rằng chỉ có dùng bạo lực lật đổ mọi điều kiện xã hội hiện hành thì mới có thể đạt được mục đích của mình”. [1]

Lenin trong cuốn “Nhà nước và cách mạng” (The State and Revolution) cũng đề xuất: “Như chúng tôi đã nói bên trên, và sẽ trình bày chi tiết sau, rằng đối tượng mà lý luận của Marx và Engels cho rằng không thể tránh khỏi một cuộc cách mạng bạo lực là nói đến nhà nước tư sản. Không thể chờ cho nhà nước tư sản tự suy thoái để thay thế nó bằng nhà nước vô sản (giai cấp vô sản chuyên chính), mà nguyên tắc chung là chỉ có thể đạt được điều này bằng cách mạng bạo lực.” [2]

Trong quá trình cướp đoạt chính quyền – dù là trong Công xã Paris, cuộc Cách mạng Tháng 10 Nga, hay các phong trào vận động công nông nghiệp do ĐCSTQ kích động – đảng cộng sản đều sử dụng những thủ đoạn bạo lực vô cùng khát máu – không phân biệt người già, phụ nữ, trẻ em – đốt nhà, đánh đập, cướp của, giết người, những thủ đoạn vô cùng ác độc, nghe đã thấy rùng rợn. Với sự thống trị đầy bạo lực, tội ác của đảng cộng sản càng thêm chất chồng.

Tà giáo cộng sản vừa sử dụng bạo lực, vừa sử dụng dối trá để duy trì quyền lực. Dối trá là chất bôi trơn cho bạo lực, nó cũng trở thành một phương thức khác để nô dịch con người. Trong thời kỳ sử dụng bạo lực và thời gian tạm dừng sử dụng bạo lực, nó vẫn không thể ngừng dối trá. Bạo lực có lúc tạm hoãn, nhưng dối trá lại là trạng thái thường ngày. Với đảng cộng sản, điều gì cũng có thể hứa hẹn được, nhưng nó không bao giờ nghĩ đến việc thực hiện lời hứa của mình. Không những vậy, nếu cần thiết, nó có thể tùy ý thay đổi cách nói, thay đổi hình thức, không có chút đạo đức tối thiểu nào, quả là không biết liêm sỉ.

Đảng cộng sản rêu rao rằng cần xây dựng một “thiên đường nhân gian”, từ đó bắt đầu gieo rắc khắp nơi lời nói dối hoang đường này, tạo nên vô số “địa ngục nhân gian”.

Mao Trạch Đông của Trung Quốc, Ahmed Ben Bella của Algeria và Fidel Castro của Cuba trước khi lên nắm quyền đều tuyên bố sẽ không bao giờ thực hiện chế độ độc tài. Nhưng sau khi lên nắm chính quyền, họ đều lập tức bắt đầu thực hiện chế độ độc tài, thanh trừng nội bộ trên quy mô lớn, hãm hại những người đối lập và quần chúng trong xã hội.

Đảng cộng sản còn giảo hoạt bóp méo cả ngôn ngữ. Thao túng ngôn ngữ là một trong những biện pháp lừa gạt chủ yếu nhất của tà giáo cộng sản, tức là làm thay đổi nghĩa của từ ngữ, thậm chí còn kết hợp những khái niệm hoàn toàn tương phản lại với nhau. Việc không ngừng lặp lại những ngôn từ này khiến cho ý nghĩa biến dị của nó ăn sâu vào đầu não con người, ví như “Thần” đồng nghĩa với “mê tín”; “truyền thống” đồng nghĩa với “lạc hậu”, “ngu muội”, “phong kiến”; “xã hội phương Tây” đồng nghĩa với “thế lực thù địch” hoặc “thế lực phản Trung Hoa”; “giai cấp vô sản” không có chút tài sản nào là “chủ nhân của tài sản quốc gia”; quần chúng mặc dù không có chút quyền lực gì, nhưng cộng sản nói “tất cả quyền lực đều thuộc về nhân dân”; chỉ ra những bất công trong xã hội là “kích động lật đổ chính quyền nhà nước” v.v. Vì thế, khi nói chuyện với những người bị nhiễm độc sâu của tà giáo cộng sản, chúng ta sẽ phát hiện rằng cả hai bên đều thiếu nền tảng căn bản để giao tiếp với nhau, bởi vì cùng một câu nói, nhưng người nói muốn biểu đạt ý này, còn người nghe dùng cách nói của đảng cộng sản để lý giải nên hiểu thành nghĩa hoàn toàn khác.

Tà giáo cộng sản không chỉ tự nói dối mà còn lợi dụng học tập chính trị toàn dân, biểu đạt thái độ chính trị toàn dân và các bài kiểm tra chính trị toàn dân để khiến toàn dân phải nói dối, làm bại hoại đạo đức con người. “Mười điều răn của Moses” khuyên răn con người “không được ngụy tạo bằng chứng giả”. Khổng Tử nói: “Tự cổ giai hữu tử, dân vô tín bất lập” (Từ xưa ai cũng đều phải chết, dân không tin thì quốc gia không ổn định).

Người ta đều biết tà giáo cộng sản làm điều giả dối, và con người cũng biết ứng phó bằng cách nói dối. Tà giáo cộng sản biết rằng bạn đang nói dối, nhưng bản thân việc nói dối ấy chứng tỏ rằng bạn thà nói dối chứ không kiên định vào chân lý nữa – đây chính là dấu hiệu cho thấy đạo đức đang tuột dốc. Trong loạt bài này, chúng ta đã nhiều lần nói rằng điều mà ĐCSTQ mong muốn làm được nhất không chỉ là hủy hoại thân thể con người mà là khiến đạo đức con người trượt dốc xuống địa ngục. Ở phương diện này, chí ít là trên bề mặt, ĐCSTQ đã đạt được một phần mục đích của nó rồi.

4.2 tà linh cộng sản kích động bạo lực ở phương Tây

tà linh cộng sản được cấu thành từ vật chất “hận” bại hoại ở tầng thấp, nên lý luận về chủ nghĩa cộng sản của nó cũng mang đặc điểm hận này. Nó tuyên dương đấu tranh giai cấp, quy kết căn nguyên của vấn đề là do chế độ xã hội truyền thống, là do người giàu “bóc lột” người nghèo, kích động người nghèo thù hận và đố kỵ với người giàu, từ đó chuyển thành hành động bạo lực. Cùng với sự lan rộng của phong trào cộng sản chủ nghĩa và sự thao túng của tà linh cộng sản, bạo lực và dối trá cũng diễn ra ở mọi nơi trong xã hội phương Tây, khiến xã hội rơi vào trạng thái thù hận và đấu tranh.

Các đảng phái chính trị của chủ nghĩa cộng sản trắng trợn tuyên truyền phổ biến về bạo lực. Ngoài ra, các phe cánh tả bị tà linh cộng sản thao túng cũng cổ xúy cho bạo lực. Ví dụ như Saul Alinsky, một người cánh tả được tôn sùng ở Mỹ, vốn xuất thân từ băng đảng xã hội đen, sau đó trở thành thủ lĩnh chính trị của phe cánh tả. Tuy ông ta phủ nhận mình là người cộng sản, nhưng xét đến tư tưởng chính trị của ông ta và thủ đoạn gây xung đột mà ông ta dùng đến thì ông ta chính là cùng một giuộc với người cộng sản.

“Quy tắc cho phần tử cấp tiến” của Alinsky được những người vận động phong trào đường phố ở Mỹ coi là sách giáo khoa. Ông ta không hề che đậy tuyên bố rằng quyển sách của mình là dành cho “những người vô sản” (the have-nots) đi theo chủ nghĩa Machiavelli, đó là không từ bất cứ thủ đoạn nào để chiếm đoạt của người giàu, chia cho người nghèo, và biến nước Mỹ trở thành một quốc gia cộng sản.

Trên bề mặt, ông ta nhấn mạnh vào quá trình từ từ thâm nhập chứ không phải là cách mạng đổ máu, nhưng trên thực tế ông ta lại là kẻ sùng bái bạo lực, chỉ là cách sử dụng kín đáo hơn mà thôi. Đảng Báo Đen (Black Panther Party), một tổ chức cách mạng bạo lực ở Mỹ sùng bái chủ nghĩa Mao, giơ cao khẩu hiệu của Mao: “Chính quyền sinh ra từ họng súng”. Đảng này bị Alinsky cười nhạo nói: “Khi đang bị kẻ địch nắm tất cả vũ khí mà còn hô hào ‘chính quyền sinh ra từ họng súng’ thì đúng là ấu trĩ, lúc này nên tin tưởng vào quá trình bầu cử và dân chủ, có vũ khí rồi dùng vũ lực cũng chưa muộn”. Vì vậy, chủ trương của ông ta thực chất là giống như ĐCSTQ: ban đầu là giấu giếm thân phận, cuối cùng mới lộ ra “thanh gươm sáng loáng”. Một quy tắc của ông ta là khuyến khích phe cấp tiến dùng mọi thủ đoạn lưu manh để tiến hành khủng bố đối thủ, cuối cùng đạt được mục đích phá hoại và gây rối loạn.

David Horowitz, một tác giả và từng là một người cấp tiến có am hiểu sâu sắc về Alinsky, cho rằng Alinsky và những người đi theo ông ta không hề có ý định cải tổ chế độ hiện nay, họ biết rất rõ mục tiêu của mình là phá hủy triệt để chế độ này, họ coi quá trình này là một cuộc chiến [3]. Vì thế họ sẽ không từ thủ đoạn nào mà căn cứ vào yêu cầu thực tế để quyết định lúc nào nên sử dụng bạo lực, dùng loại bạo lực nào và nói dối thế nào.

Trong xã hội Mỹ, có thể thấy rằng một số chính trị gia và đảng phái chính trị khi công kích phe đối lập, cũng không từ thủ đoạn nào như gian lận và công kích cá nhân, tương tự như đảng cộng sản, hơn nữa còn thường nhắc đến bạo lực. Khuynh hướng bạo lực ngày càng mạnh mẽ, mâu thuẫn và rạn nứt trong xã hội cũng ngày càng rõ rệt. Ngày nay, mối quan hệ giữa hai đảng cánh tả và cánh hữu ở Mỹ quả đúng là mối quan hệ giằng co giữa phe cánh đảng cộng sản với thế giới tự do năm xưa (thời Chiến tranh lạnh), giống như nước với lửa, không đội trời chung.

Kể từ cuộc bầu cử tổng thống mới năm 2016 đến nay, nước Mỹ đã xảy ra rất nhiều vụ bạo lực khởi phát từ các nhóm cực đoan cánh tả gọi là “Antifa”, mục tiêu nhắm vào những người ủng hộ tổng thống mới đắc cử và người của đảng bảo thủ, đi theo họ tới những nơi diễn ra các cuộc mit-tinh ủng hộ tân tổng thống hoặc các nơi công cộng khác. Các phần tử Antifa cản trở người ủng hộ tân tổng thống phát biểu, thậm chí trực tiếp tấn công họ.

Làn sóng di dân từ Trung Đông và châu Phi gần đây đã gây ra cho các quốc gia châu Âu rất nhiều vấn đề xã hội. Dưới tác dụng của “phải đạo chính trị”, những người có địa vị thuộc phe cánh tả ở các quốc gia này cũng chỉ trích thậm tệ đối với những người phản đối chính sách di dân hiện nay, gọi họ là “côn đồ”, “chuột bọ”, “vô lại” v.v. [4]

Tháng 6/2017, Steve Scalise, đảng viên Đảng Cộng hòa, cũng là Hạ nghị sỹ của Hạ viện Mỹ đã bị người ủng hộ của một đảng phái khác bắn trọng thương khi đánh bóng chày, khiến ông suýt mất mạng. Một quan chức của đảng cánh tả thậm chí còn nói rằng ông ta rất “vui mừng” khi ông Steve này bị bắn. Vị quan chức này sau đó đã bị cách chức chủ tịch ủy ban cấp bang trong đảng của ông ta.

Đằng sau những cuộc xung đột bạo lực này đều có nhân tố tà linh cộng sản, không phải tất cả mọi người đều mong muốn xảy ra xung đột, nhưng chỉ một số ít phần tử cộng sản đóng vai trò hạt nhân, làm ra vẻ quang minh chính đại, là đủ để gây sóng to gió lớn.

Do chịu ảnh hưởng của tà linh cộng sản, một số đảng phái chính trị và chính khách lúc thế lực còn yếu thì tuyên bố bảo vệ quyền dân chủ của người dân, tuân thủ các quy tắc của xã hội dân chủ; đến khi thế lực của họ đủ lớn thì dùng các thủ đoạn để áp chế những người bất đồng ý kiến, tùy ý tước đoạt quyền dân chủ của người khác. Tháng 2/2017, tại một phiên họp của Thượng Nghị viện của một bang miền Tây nước Mỹ, một thượng nghị sỹ bang gốc Việt có bài phát biểu trước nghị viện, đã lên tiếng phản đối lời khen dành cho Tom Hayden – từng là một phần tử cấp tiến, vận động phản đối cuộc Chiến tranh Việt Nam, sau này trở thành một thượng nghị sỹ. [5] Tuy nhiên, micro của cô đột nhiên bị tắt, và cô bị các đại biểu tống ra khỏi phòng họp Thượng Nghị viện. Nếu sự tình này tiếp tục diễn tiến theo hướng này thì cuối cùng tất yếu sẽ dẫn đến chế độ chuyên chế độc tài cộng sản.

4.3 Sự dối trá của tà linh cộng sản bao trùm chính trị phương Tây

Tai tiếng của chủ nghĩa cộng sản ở phương Tây đã rất bê bối, vì vậy dối trá trở thành sự lựa chọn tất yếu của nó khi nó muốn bành trướng.

Các tổ chức cộng sản và đảng phái cánh tả thường sử dụng chiêu bài “tự do”, “tiến bộ”, “lợi ích cộng đồng” để tranh thủ sự ủng hộ của người dân. Trên thực tế, họ muốn thực thi kế hoạch thúc đẩy chủ nghĩa xã hội của họ. So với lời dối trá về “thiên đường nhân gian” của chủ nghĩa cộng sản thì chiêu bài này tuy cách thức khác nhau nhưng mục tiêu là giống nhau. Một số đảng phái chính trị đưa ra chính sách mà về cơ bản là theo đường hướng cộng sản chủ nghĩa, nhưng lại khoác cái tên khác. Ví dụ như muốn thiết lập hệ thống y tế theo kiểu xã hội chủ nghĩa, nhưng không gọi là xã hội chủ nghĩa mà gọi là “y tế toàn dân”, hoặc biện minh là nó dựa trên “nguyện vọng của công chúng”. Khi muốn ép chủ lao động trả lương tối thiểu thì gọi là là “tiền lương sinh hoạt cơ bản”. Kết quả là, chính phủ các nước phương Tây càng ngày càng phình to, chính phủ can thiệp ngày càng sâu rộng vào cuộc sống của công dân.

Những chính khách thân cộng và các nhóm lợi ích vì phiếu bầu mà hứa suông, tương tự như cách mà đảng cộng sản mị dân thuở sơ khai để chiếm lòng người. Ví dụ, các chính khách này thường hứa nâng cao phúc lợi cho người dân, thậm chí còn hứa rằng mỗi người trưởng thành đều có việc làm và bảo hiểm y tế, nhưng tiền để làm những việc đó lấy từ đâu và kết quả cuối cùng sẽ như thế nào thì không ai quan tâm, bởi vì rất nhiều người vốn dĩ không nghĩ đến việc sẽ giữ lời hứa của mình lúc tranh cử.

Benito Bernal, một ứng cử viên hạ nghị sỹ ở Bờ Tây Hoa Kỳ, từng tham gia một đảng cánh tả, gần đây đã tiết lộ một đảng phái chính trị gồm các quan chức cấp bộ trưởng liên bang, nghị sỹ quốc hội cấp liên bang, ủy viên hội đồng thành phố và tiểu bang, v.v. thành lập một tổ chức chính trị và đặt ra một kế hoạch trong 25 năm, họ muốn thông qua việc khống chế các cấp chính phủ để tương lai ra tranh cử tổng thống. Bernal phát hiện rằng ban đầu, tổ chức này tuyên bố cương lĩnh sẽ nỗ lực giúp đỡ cộng đồng xử lý các vấn đề như băng đảng bạo lực, tình trạng bỏ học, mang thai ở tuổi thiếu niên, di dân bất hợp pháp, bất công về phúc lợi, v.v. nhưng lại mục đích thực sự khiến những người đó lệ thuộc vào chính phủ. Bernal gọi đó là “chế độ nô dịch”. [6] Ông cho biết: “Khi tôi nêu ra những nghi vấn của mình với những người khác trong tổ chức, họ lại hỏi ngược lại tôi ba vấn đề: Một là, nếu tất cả các vấn đề đặt ra đều được giải quyết, thì những ứng cử viên tổng thống sau đó còn việc gì để giải quyết nữa? Hai là, anh có biết để giải quyết những vấn đề này, bao nhiêu tiền đã đổ vào thành phố chúng ta không? Ba là, anh có biết phải tạo ra bao nhiêu việc làm để giải quyết những vấn đề này không?” Lúc đó, tôi nghĩ, chẳng phải những người này đang nói trắng ra với tôi là phải kiếm tiền từ đau khổ của người dân, từ các băng đảng bạo lực, từ việc trẻ em tàn sát lẫn nhau v.v. hay sao?”

Bernal cho hay, nếu dành thời gian xem những hồ sơ lưu lại kết quả bầu cử của đảng này thì có thể phát hiện rằng, họ muốn khiến mọi người thất vọng, bị áp bức, rơi vào tình trạng nợ nần để họ có thể trục lợi từ đó. Đó là lý do sau đó, ông đã quyết định rời khỏi đảng này.

Trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2008, Hiệp hội các Tổ chức Cộng đồng cần Cải cách Hiện nay (The Association of Community Organizations for Reform Now, viết tắt là ACORN), một tổ chức theo chủ nghĩa tự do có 40 năm lịch sử, đã bị phát hiện đăng ký hàng nghìn cử tri giả. [7]

Năm 2009, tổ chức này lại một lần nữa gây chấn động toàn quốc. Tổ chức này hô hào khẩu hiệu bảo vệ công lý, đấu tranh vì lợi ích của người thu nhập thấp, đã nhận một số tiền trợ cấp lớn từ chính phủ và chính quyền liên bang, vốn để trợ giúp các gia đình nghèo khó về y tế và chỗ ở. Hai nhà điều tra đã giả làm “gái mại dâm” và “người môi giới mại dâm”, đến văn phòng của ACORN ở một số thành phố lớn để xin tư vấn về việc vận hành hoạt động của họ, đồng thời bí mật quay video. Trong video cho thấy nhân viên của ACORN đã chỉ cho họ cách dùng tên công ty giả và danh tính giả để mở nhà chứa, dạy họ cách rửa tiền, giấu tiền và tránh bị điều tra, nói dối cảnh sát và trốn thuế v.v. [8] Mặc dù ACORN liên tục tự biện minh cho mình, nhưng vì tai tiếng của nó quá bê bối nên cuối cùng bị rút mất nguồn tài trợ, một năm sau phải đóng cửa.

Ngoài ra, rất nhiều lời hứa chính trị biểu hiện bề ngoài nghe thật hấp dẫn lòng người, nhưng kết quả cuối cùng lại có thể hủy đi tương lai của dân chúng. Đây được gọi là “Hiệu ứng Curley”, theo nghiên cứu của hai giáo sư của Đại học Harvard. [9]

Tạp chí “Forbes” đã khái quát Hiệu ứng Curley như sau: “Một chính khách hoặc một đảng phái chính trị thông qua việc thực thi những chính sách gây hiệu ứng chèn ép và bóp nghẹt sự tăng trưởng kinh tế, từ đó khiến cho việc bầu cử nghiêng sang phía có lợi cho bản thân mình, cuối cùng nắm được quyền chủ đạo trong thời gian dài. Tương phản lại với trực giác của mọi người, việc làm cho một thành phố trở nên nghèo hơn ngược lại lại giúp cho người đã gây ra sự nghèo khổ đó đạt được thành công chính trị” [10]

Nói cụ thể, các chính khách có thể thông qua các chính sách thu thuế và phân phối lại tài chính méo mó, ví dụ như ưu đãi thuế cho công đoàn, các chương trình của chính phủ và các doanh nghiệp thiểu số, nhưng lại tăng thuế đối với các doanh nghiệp khác và người giàu. Như thế người được hưởng lợi (bao gồm người nghèo, công đoàn, v.v.) sẽ dần dần ỷ lại vào những chính khách đã cho họ ưu đãi, từ đó trong các cuộc vận động bầu cử họ sẽ ủng hộ những chính khách đó thông qua phiếu bầu. Trong khi đó, chính sách thu thuế cao nhắm vào người giàu để chi trả cho các dự án của chính phủ đã bức ép người giàu và các doanh nghiệp (vì không muốn tiền của họ bị lợi dụng và phung phí) rời khỏi thành phố này, theo đó mà giảm bớt những người phản đối các chính khách hoặc đảng phái chính trị này. Như thế, địa vị của các chính khách hoặc đảng phái chính trị ở đó sẽ ổn định trong thời gian dài, nhưng cùng với đó, việc thu thuế và cơ hội việc làm ở thành phố đó cũng giảm dần qua các năm, thậm chí cuối cùng đi đến phá sản.

Bài báo trên tạp chí “Forbes” chỉ ra rằng, ảnh hưởng của Hiệu ứng Curley rất sâu rộng; 10 thành phố nghèo nhất nước Mỹ với dân số hơn 250.000 đều chịu ảnh hưởng của chính sách này. Đến nay, ở một bang giàu có ở miền Tây, nơi cánh tả chiếm tuyệt đại đa số trong giới quan trường, cũng đang đối mặt với hậu quả của những chính sách này. [11]

Phe cánh tả còn định nghĩa lại ngôn ngữ. Ví dụ như khái niệm “bình đẳng”, những người theo chủ nghĩa bảo thủ nói chung nhấn mạnh sự “bình đẳng về cơ hội”, như vậy, người ta có thể cạnh tranh công bằng, người mạnh thì thắng; nhưng phe cánh tả lại lý giải thành “bình đẳng về kết quả”, tức là cho dù một người có nỗ lực hay không thì cũng nên nhận được nhiều như người khác.

Những người theo chủ nghĩa bảo thủ cho rằng “khoan dung” là bao dung tất cả những ý kiến và tín ngưỡng khác nhau, có thể khoan dung, độ lượng ngay cả khi lợi ích cá nhân bị tổn hại; nhưng phe cánh tả lại lý giải từ “khoan dung” thành “dung nhẫn với tội ác”. Hai bên đều có cách lý giải rất khác nhau về những khái niệm tự do và chính nghĩa. Việc ủng hộ những hành vi bại hoại luân lý như đồng tính luyến ái, nam nữ dùng chung nhà vệ sinh, hợp pháp hóa sử dụng cần sa v.v. được khoác lên cái áo “chủ nghĩa tiến bộ”, có vẻ như tiến bộ về đạo đức, kỳ thực lại là phá hoại hết thảy luân thường đạo lý mà Thần trao cho con người. Đó là thủ đoạn làm biến dị quan niệm đạo đức con người của phe cánh tả, cũng là mục đích của tà linh cộng sản.

Trước đây, người ta vẫn luôn cho rằng nước Mỹ là quốc gia trung kiên của xã hội tự do, là thành trì cuối cùng chống lại chủ nghĩa cộng sản. Nhưng ngày nay, ở Mỹ chúng ta có thể thấy rõ những chính sách như thu thuế cao, phúc lợi cao, chủ nghĩa tập thể, chính phủ lớn, dân chủ xã hội, “công bằng xã hội” v.v. đều xuất phát từ tư tưởng của chủ nghĩa Marx-Lenin và chủ nghĩa xã hội mà phe cánh tả suy tôn và đưa vào thực tiễn. Điều này có quan hệ rất lớn tới sự dối trá của tà linh cộng sản. Đặc biệt là thế hệ trẻ không hiểu được lịch sử tàn bạo của các quốc gia cộng sản, họ khao khát và truy cầu một lý tưởng hư ảo, từ đó mà bị lừa mị bởi chủ nghĩa cộng sản biến tướng đã thay hình đổi dạng, họ vô tình đã bước trên con đường đi đến sự hủy hoại.

5. Chế độ độc tài là hệ quả tất yếu của chính trị cộng sản chủ nghĩa

Các quốc gia độc tài cộng sản khống chế mọi mặt đời sống của con người, điểm này mọi người đều đã biết. Chủ nghĩa cộng sản dùng phương thức phi bạo lực, từng bước mở rộng quyền lực chính phủ, tăng cường khống chế đời sống xã hội, cuối cùng đi đến thể chế độc tài. Ở những quốc gia chưa thành lập thể chế độc tài cộng sản, người dân vẫn có nguy cơ bị mất đi các quyền tự do bất cứ lúc nào. Đáng sợ hơn là chế độ độc tài hiện đại đã lợi dụng khoa học kỹ thuật để giám sát và khống chế chặt chẽ đời sống từng cá nhân, điều trước đây chưa từng có.

5.1 Thực chất của chế độ độc tài là thủ tiêu ý chí tự do, thủ tiêu sự tự do hướng thiện

Khi con người sống dựa trên những giá trị truyền thống mà Thần thiết lập cho con người, Thần cũng dẫn dắt con người phát triển dựa trên cơ sở những giá trị văn hóa truyền thống. Những giá trị văn hóa này là con đường quan trọng kết nối con người với Thần, trên cơ sở văn hóa đó đã sinh ra một bộ phương thức quản lý xã hội phù hợp, đó cũng là đời sống chính trị.

Thần trao cho con người ý chí tự do và quyền lựa chọn phương thức tự quản. Con người dùng kỷ luật đạo đức để tự ước chế mình, gánh vác trách nhiệm gia đình và xã hội. Alexis de Tocqueville, một nhà khoa học chính trị nổi tiếng ở Pháp, sau khi khảo sát nền chính trị Mỹ thế kỷ 19, đã đánh giá rất cao khả năng tự xét, lý giải về cái ác, sự nhẫn nại và việc sử dụng biện pháp phi bạo lực để xử lý vấn đề v.v. của Mỹ. Ông cho rằng sự vĩ đại của nước Mỹ chính là việc họ có thể tự sửa chữa những sai lầm của mình. [12]

Thứ mà tà linh cộng sản muốn là chính trị độc tài, khiến cho con người đi ngược lại với truyền thống và đạo đức, cắt đứt con đường hướng thiện, tín Thần của con người, khiến con người từ chỗ là con dân của Thần mà vô tình trở thành con dân của ma quỷ, tuân theo sự thống trị của ma quỷ. Ở những quốc gia cộng sản, chính phủ lũng đoạn toàn bộ tài nguyên xã hội, từ kinh tế, giáo dục cho đến các phương tiện truyền thông. Trong hoàn cảnh đó, mọi việc đều phải nghe theo lệnh của người đứng đầu đảng cộng sản, phục tùng sự thống trị “giả, ác, bạo” của đảng cộng sản. Nếu có người vẫn chưa mất hết lương tâm, vẫn tu tâm hướng thiện thì người đó sẽ đi ngược lại hình thái ý thức và chính sách pháp luật của đảng cộng sản, trở thành kẻ thù của đảng cộng sản, hoặc sẽ bị coi là “dân đen” phải vật lộn dưới đáy xã hội, hoặc chỉ còn một con đường chết.

Trong xã hội tự do, chính phủ cũng đang phát triển theo hướng độc tài, dần dần trở thành “chính phủ lớn” bao quát mọi mặt. Một trong những đặc trưng của chính trị độc tài là nhà nước lập ra kế hoạch và bắt người dân thực hiện theo, từ đó nhà nước khống chế nền kinh tế. Hiện nay, các chính phủ phương Tây thông qua các biện pháp can thiệp vĩ mô như tài khóa quốc gia, thu thuế, tài trợ bằng nợ (huy động vốn vay)… can thiệp và khống chế kinh tế để thực hiện những kế hoạch của chính phủ với mức độ ngày càng mạnh mẽ, xu thế ngày càng rõ rệt.

Đồng thời, phạm vi quản lý của chính phủ phương Tây cũng mở rộng, bao trùm cả tín ngưỡng, gia đình, giáo dục, kinh tế, văn hóa, năng lượng, giao thông, thông tin, du lịch v.v.. Từ việc cơ quan hành chính trung ương mở rộng quyền lực đến việc chính quyền địa phương quản chế đời sống của dân cư, đặt ra rất nhiều quy định pháp luật, các phán quyết của tòa án đối với các vụ án. Điều này dẫn đến việc các bộ ngành chính phủ liên tục mở rộng quyền lực trên tất cả các phương diện, mức độ khống chế xã hội trước nay là chưa từng có, ví dụ như cưỡng chế toàn dân mua bảo hiểm y tế, ai không mua sẽ bị phạt tiền. Chính phủ lấy danh nghĩa lợi ích cộng đồng để bóc lột một phần tài sản và quyền lợi của cá nhân.

Chính phủ độc tài lấy khẩu hiệu “phải đạo chính trị” để bóc lột quyền tự do ngôn luận, quy định mọi người được nói những gì và không được nói những gì. Có người công khai phản đối các chính sách sai trái thì bị chụp mũ là có “ngôn luận thù hận”. Nếu có người dám phản đối “phải đạo chính trị”, nhẹ thì bị cô lập, nặng thì bị khai trừ hoặc cách chức, thậm chí bị đe đọa và tấn công bằng vũ lực.

Dùng tiêu chuẩn chính trị biến dị để thay thế tiêu chuẩn đạo đức chính thống, rồi lại dùng pháp luật, quy định và dư luận để cưỡng chế chấp hành, dùng áp lực mạnh mẽ tạo ra bầu không khí khủng bố khiến mọi người tự cảm thấy bất an, từ đó bóp nghẹt ý chí tự do của con người, thủ tiêu quyền tự do hướng thiện tự nhiên của con người, đây thực chất là nền chính trị của chủ nghĩa độc tài.

5.2 Chế độ phúc lợi suốt đời

Ngày nay, chính sách phúc lợi của nhà nước đã trở thành hiện tượng phổ biến toàn cầu. Dù là quốc gia hay đảng phái nào, dù là chủ nghĩa bảo thủ hay chủ nghĩa tự do, thì biện pháp, chính sách đều không khác biệt về bản chất. Những người sống ở các quốc gia cộng sản khi đến thế giới tự do đều ấn tượng sâu sắc với chế độ đãi ngộ phúc lợi của xã hội phương Tây, trẻ em được miễn phí giáo dục và bảo hiểm y tế, người già được nhà nước hỗ trợ, họ cho rằng đây mới thực sự là xã hội chủ nghĩa cộng sản.

Nostradamus, nhà tiên tri nổi tiếng người Pháp ở thế kỷ 16 đã tiên đoán: “Đến thời trước và sau khi Mars sẽ thống trị thiên hạ, nói là để có cuộc sống hạnh phúc cho mọi người”. Phúc lợi xã hội hiện nay chẳng phải chính là những thứ của chủ nghĩa cộng sản đưa vào các quốc gia tư bản sao? Chỉ là không sử dụng phương thức bạo lực cách mạng mà thôi.

Việc con người truy cầu cuộc sống tốt hơn, bản thân điều đó không phải là sai, nhưng đằng sau chế độ phúc lợi xã hội cao của chính phủ lại ẩn chứa những vấn đề rất lớn. Trên đời này không có gì là miễn phí. Cơ sở để có phúc lợi cao là phải đánh thuế cao, mà bản thân phúc lợi cũng gây ra rất nhiều vấn đề.

Luật gia người Anh A. V. Dicey đã quan sát thấy rằng: Trước năm 1908, một người dù giàu hay nghèo, có mua bảo hiểm y tế cho bản thân hay không hoàn toàn do cá nhân tự do quyết định. Việc anh ta lựa chọn mua bảo hiểm y tế cũng giống như việc anh ta quyết định mặc áo màu đen hay mặc áo màu nâu vậy, hoàn toàn không liên quan tới nhà nước. Nhưng “Luật Bảo hiểm Quốc dân”, về lâu dài, sẽ mang đến cho nhà nước, nghĩa là cho người nộp thuế, trách nhiệm nặng hơn nhiều so với những điều mà cử tri Anh dự liệu, … Bảo hiểm thất nghiệp … thực ra là nhà nước tự lĩnh trách nhiệm bảo hiểm cho mỗi cá nhân khỏi cái vòng luẩn quẩn do thất nghiệp… Luật Bảo hiểm Quốc dân đúng là phù hợp với lý luận của chủ nghĩa xã hội.” [13]

Phúc lợi xã hội chủ nghĩa theo mô thức Bắc Âu được rất nhiều quốc gia trên thế giới đồng tình và thực hiện theo. Nó từng được coi là ví dụ tích cực về sự phồn vinh mà chủ nghĩa xã hội mang lại, được xã hội phương Tây mô phỏng theo. Tỷ trọng thuế so với GDP (tổng giá trị sản phẩm quốc nội) tại các nước Bắc Âu là cao nhất thế giới, trong đó, nhiều quốc gia Bắc Âu có mức thuế lên đến khoảng 50%.

Các nhà phân tích chỉ ra phúc lợi y tế xã hội chủ nghĩa mà các chính phủ đang thực thi có sáu vấn đề nghiêm trọng: 1) không thể duy trì lâu dài; 2) mọi người muốn hưởng dịch vụ miễn phí hơn là phải tự trả tiền; 3) không có thưởng phạt thì người hành ngành y tế không phải chịu trách nhiệm pháp lý cho việc làm của mình, làm nhiều hay làm ít thì lương cũng đều như nhau; 4) gây tổn thất lớn cho chính phủ: người ta sẽ lợi dụng những sơ hở của chế độ để biển thủ, lạm dụng và tiến hành hoạt động kinh tế ngầm; 5) nhà nước sẽ thông qua chế độ y tế để quyết định sự sống chết của con người; 6) chế độ quan liêu gây hỗn loạn trong quản lý. [14]

Năm 2010, một người tên là Jonas đã phải tự khâu vết thương đang chảy máu của mình trong một phòng cấp cứu ở một quốc gia Bắc Âu. Ban đầu, anh đến phòng khám nhưng phòng khám đã đóng cửa. Sau đó, anh đến phòng cấp cứu và phải chờ ba giờ đồng hồ, vết thương chảy máu không cầm lại được nhưng không một ai xử lý cho anh. Anh đành tự dùng kim và chỉ mà y tá bỏ quên bên ngoài mà khâu vết thương cho mình. Nhưng hành động bất đắc dĩ phải tự cứu lấy bản thân của anh cuối cùng lại bị nhân viên của bệnh viện coi là phạm pháp vì sử dụng vật tư của bệnh viện khi chưa được phép. [15] Đây chỉ là một ví dụ nhỏ, tình huống thực tế còn nhiều hơn nữa. Vì mọi người đều mong muốn được chăm sóc y tế miễn phí nên nguồn tài nguyên bị lạm dụng. “Tài nguyên có hạn” và “miễn phí” – hai vấn đề này đã gây nên sự chênh lệch lớn giữa cung và cầu mà không cách nào dung hợp. Cung không đủ để đáp ứng cầu tạo thành hiện tượng xếp hàng dài chờ đợi. Những người có nhu cầu thực sự sẽ phải chịu tác hại của chế độ y tế xã hội chủ nghĩa biến tướng.

Đây không chỉ là vấn đề hiệu quả, mà nguy hiểm hơn là mọi thứ từ khi sinh ra đến khi chết đi của mọi người đều do chính phủ lo liệu, nhìn bề ngoài giống như mọi người đều được hưởng thụ, nhưng từ góc độ khác, kỳ thực, mọi người đang lệ thuộc quá nhiều vào chính phủ, trao mọi thứ của bản thân vào tay chính phủ. Đến lúc này, việc đi theo thể chế độc tài sẽ dễ dàng như trở bàn tay.

Tocqueville từng nói: “Nếu có xây dựng chính quyền chuyên chế ở những quốc gia dân chủ ngày ngay; nó sẽ cải biến thành một diện mạo khác; sẽ ngày càng sâu rộng hơn, nhưng đồng thời mang sắc thái ôn hòa hơn; nó sẽ nô lệ người dân mà không cần khiến họ phải khó chịu.” [16] Phúc lợi quốc gia có thể được coi là lời giải thích tốt nhất cho ý tứ này.

5.3 Quy định pháp luật cồng kềnh trải đường cho chủ nghĩa độc tài

Chính trị độc tài thủ tiêu sự tự do hướng thiện nhưng lại tạo môi trường hoạt động cho cái ác. Con người muốn dùng pháp luật để giải quyết những vấn đề gây ra do con người làm điều ác, đó chính là tự chui vào sợi dây thòng lọng của ma quỷ. Trong xã hội ngày nay, các quốc gia đều đưa ra rất nhiều quy định pháp luật, luật về thuế của Mỹ có hơn 70.000 trang, luật bảo hiểm y tế hơn 20.000 trang. Ngay cả thẩm phán và luật sư cũng không cách nào nắm được hết toàn bộ luật, càng không nói đến dân thường. Từ cấp liên bang đến cấp bang, các hạt, thành phố, thị trấn trên toàn quốc, bình quân mỗi năm thông qua 40.000 luật mới. Người ta chỉ hơi sơ suất, không chú ý là sẽ vi phạm pháp luật. Nhẹ thì bị phạt tiền, nặng thì phải ngồi tù.

Từ việc được phép sử dụng những loại móc câu nào để câu cá, đến việc ăn uống nơi công cộng không được phép phát ra âm thanh, tất cả đều bị pháp luật quản chế. Tiểu bang California ban bố một quy định mới, chỉ cho phép sử dụng TV màn hình phẳng đáp ứng yêu cầu tiêu thụ năng lượng ở mức nào đó; cấm hoàn toàn sử dụng túi nilon. Ở một số thành phố, nếu cư dân muốn dựng một cái lều ở sân sau nhà họ cũng phải xin phép chính quyền.

Khi lạm dụng luật pháp sẽ làm hỗn loạn quan niệm đạo đức của con người. Nhiều thứ luật còn đi ngược hoặc xa rời đạo đức thông thường của con người. Quy định pháp luật quá nhiều đã tạo thành một khuynh hướng trong xã hội: khi muốn làm một việc gì, người ta chỉ cần biết việc này có hợp pháp không mà không quan tâm việc này có phù hợp với đạo đức không. Lâu dần, những người đại diện cho tà linh cộng sản càng dễ đưa hình thái ý thức của ma quỷ vào luật pháp của con người.

Pháp luật dù có tốt đến đâu thì cũng chỉ có sức mạnh ở bề mặt, khó có thể ước thúc tâm hồn con người được. Lão Tử nói: “Pháp lệnh tư chương, đạo tặc đa hữu” (Pháp lệnh càng sinh ra nhiều, thì trộm cướp cũng càng nhiều). Khi cái ác hoành hành càng nhiều thì pháp luật cũng không thể làm được gì. Con người không nhận ra rằng vấn đề xã hội là do ma quỷ phóng đại mặt ác của con người tạo thành, mà lại cho rằng có thể do pháp luật có vấn đề, từ đó mà rơi vào cái vòng luẩn quẩn dùng pháp luật để giải quyết vấn đề, vậy là từng bước đẩy xã hội tới chủ nghĩa độc tài.

5.4 Lợi dụng khoa học kỹ thuật để khống chế con người và tiến đến độc tài

Chủ nghĩa độc tài sử dụng bộ máy quốc gia và cảnh sát chìm để giám sát và khống chế người dân. Khoa học kỹ thuật hiện đại đã khống chế con người đến cực độ, đưa tầm ngắm của nó tới mọi ngóc ngách trong cuộc sống của con người.

Trang Web “Business Insider” gần đây đã tổng kết 10 phương thức giám sát công dân của Trung Quốc: [17]

1. Sử dụng kỹ thuật nhận diện khuôn mặt để lùng bắt mục tiêu giữa biển người mênh mông.

2. Yêu cầu người quản lý nhóm chat theo dõi, giám sát mọi người.

3. Buộc công dân phải tải xuống những ứng dụng cho phép chính phủ giám sát ảnh và video trên điện thoại di động của mình.

4. Theo dõi hoạt động mua sắm trực tuyến của mọi người.

5. Cảnh sát được trang bị kính có chức năng nhận diện khuôn mặt, đứng ở những nơi đông người (như trên đường phố hoặc ga tàu) để tìm kiếm mục tiêu.

6. Lắp đặt người máy cảnh sát tại các ga tàu, chúng có khả năng quét hình ảnh khuôn mặt người đi đường và đối chiếu với khuôn mặt người cần bắt.

7. Dùng kỹ thuật nhận diện khuôn mặt để truy tìm những người qua đường không đúng luật.

8. Tùy tiện dừng người đang đi đường để kiểm tra điện thoại di động của họ.

9. Theo dõi bài đăng trên mạng xã hội để truy tìm gia đình và nơi ở của người đăng.

10. Xây dựng phần mềm dự báo để bí mật tổng hợp dữ liệu về mọi người, đánh dấu những nhân vật bị chính quyền coi là mối đe dọa. [17]

Thời báo Financial Times đã đăng một bài báo chỉ ra mục đích đen tối của hệ thống tính điểm tín dụng xã hội của Trung Quốc. “Đây là trọng tâm của kế hoạch 2020 của Trung Quốc: không chỉ sử dụng dữ liệu lớn (big data) để tính điểm tín dụng, mà còn để xác định khuynh hướng chính trị của mỗi công dân Trung Quốc.” Bài báo chỉ ra rằng “Hệ thống tín dụng xã hội này có thể được điều chỉnh để tạo ra thang điểm “yêu nước” – tức là thang điểm dùng để đánh giá quan điểm của cá nhân phù hợp với các giá trị của Đảng Cộng sản cầm quyền đến mức độ nào.” [18]

Với sự kết hợp của hồ sơ cá nhân và rất dữ liệu lớn, chỉ cần chính phủ muốn thì những người không phục tùng hoặc có điểm tín dụng thấp sẽ bị mất việc, bị ngân hàng sẽ đình chỉ khoản vay mua nhà, bị bộ giao thông thu hồi bằng lái xe, bị bệnh viện từ chối chữa bệnh.

Ngày nay, Trung Quốc có hệ thống giám sát lớn nhất thế giới. Trên đường phố và những nơi công cộng ở Trung Quốc, đâu đâu cũng thấy camera giám sát, hệ thống này có khả năng xác định một người trong danh sách đen từ 1,4 tỷ người chỉ trong vài phút. Phần mềm giám sát tích hợp trong Wechat trên điện thoại di động khiến cho việc giám sát “đi vào từng nhà”, người có điện thoại di động không còn chút tự do riêng tư nào, khiến con người không cách nào thoát ra được. Khi khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, quyền lực của chính phủ cũng càng ngày càng lớn. Chính phủ trong xã hội tự do nếu tiếp tục nghiêng về cánh tả thì dân chúng sẽ đối mặt với tình cảnh bị giám sát, gây áp lực và quản chế tương tự. Đây hoàn toàn không phải chuyện giật gân, bịa đặt.

6. tà linh cộng sản đặt phương Tây vào một cuộc chiến tranh toàn diện đầy nguy hiểm

Do sự xâm nhập của tà linh cộng sản mà xã hội Mỹ ngày nay phải đối mặt với tình trạng bị chia rẽ trước nay chưa từng có, phe cánh tả sử dụng quyền lực trên mọi phương diện để ngăn chặn và công kích những người chủ trương theo đường lối chính trị truyền thống. Dùng từ “chiến tranh” để mô tả tình trạng này có thể nói là không phóng đại chút nào.

Nước Mỹ trong những năm gần đây, mặc dù các đảng phái có thể dùng ngôn từ để công kích nhau kịch liệt trong giai đoạn bầu cử, nhưng một khi bầu cử hoàn thành xong liền bắt đầu giai đoạn “chữa lành vết thương”, hàn gắn những rạn nứt, bắt đầu hoạt động chính trị bình thường. Nhìn chung cảm nhận lớn nhất về giới chính trị phương Tây hiện nay chính là sự đối kháng và rạn vỡ sâu sắc, trật tự chính trị có biểu hiện bất thường khiến người ta phải lo lắng. Các chính khách và các đảng phái chỉ trích, thậm chí công kích lẫn nhau, dùng chính sách để cản trở lẫn nhau; người dân liên tục biểu tình, quy mô ngày càng lớn, xu thế sử dụng bạo lực rõ rệt.

Trong cuộc bầu cử năm 2016, trong nội bộ chính phủ, một số chính khách nghiêng về phe cánh tả, vào giai đoạn đầu tuyển cử đã bắt đầu vạch ra kế sách đối đãi với những người ứng cử của các đảng phái khác nhau với các tiêu chuẩn khác nhau. Sau khi tuyển cử kết thúc, phe cánh tả lại bắt đầu khởi tố nhằm chiếm ưu thế trong tuyển cử. Sau khi tân tổng thống nhậm chức, thống đốc của bang Washington thuộc phe cánh tả nói rằng: hiện tại có một “cơn cuồng phong” kịch liệt phản đối tân tổng thống trên mọi phương diện. Những chính khách cấp cao trong đảng cánh tả này thừa nhận rằng một đội quân thuộc phái tự do cuồng nộ đã yêu cầu họ phát động một cuộc “chiến tranh toàn diện” [19] đối với tổng thống mới đắc cử, hễ gặp chính phủ là phản đối, ắt phải làm thế mới lấy được lòng dân.

Phe cánh tả ý đồ dùng mọi thủ đoạn hòng đạt được mục đích của nó. Về chính sách, phe cánh tả chủ yếu phản đối để mà phản đối. Thông thường không có gì lạ khi các đảng phái khác nhau có quan điểm khác nhau đối với một chính sách cụ thể. Nhưng dù bị chia rẽ đến đâu thì các đảng phái khác nhau đều có một hướng đi chung, đó là mong muốn đảm bảo an toàn cho quốc gia và cộng đồng. Nhưng thật không thể tưởng tượng rằng, không những đề xuất bảo vệ biên giới bị công kích kịch liệt, mà thậm chí có tiểu bang còn thông qua điều luật “thành phố bảo hộ”. Điều luật này cấm người hành pháp của liên bang thẩm tra, xét hỏi thân phận của người di dân, cấm các cơ quan địa phương cung cấp thông tin di dân cho cơ quan hành pháp của liên bang.

Về truyền thông dư luận, trước cuộc tuyển cử tổng thống, các hãng truyền thông lớn do phe cánh tả chỉ đạo hậu thuẫn đắc lực cho các ứng cử viên của phe cánh tả, vì vậy kết quả tuyển cử khiến rất nhiều người kinh ngạc không nói nên lời. Sau khi cuộc tuyển cử kết thúc, các kênh truyền thông lớn phối hợp với các chính khách cánh tả dốc sức thêu dệt ra các sự kiện, lôi kéo sự chú ý của dân chúng vào việc đả kích tổng thống mới đắc cử, thậm chí không từ cả việc đăng tin giả, dùng tin tức giả làm nhiễu loạn cái nhìn của người dân. Trước những thành tựu đạt được của tổng thống mới đắc cử, các hãng truyền thông lớn dường như nhìn mà không thấy; còn đối với những ứng cử viên cánh tả có vấn đề nghiêm trọng, thái độ của các kênh truyền thông lớn chỉ hời hợt, qua loa.

Trong xã hội bình thường, các tổ chức hay đảng phái khác nhau cũng có thể có những chủ trương khác nhau, thậm chí có thể nảy sinh xung đột, nhưng những xung đột này chỉ tạm thời và cục bộ, cuối cùng hai bên sẽ cùng bàn bạc để tìm hướng giải quyết vấn đề bằng phương thức hòa bình. Chỉ trong xã hội bị chi phối bởi tư duy đấu tranh giai cấp của tà linh cộng sản thì con người mới mang tâm thái đấu tranh mọi lúc mọi nơi, cho rằng sẽ không bao giờ hòa giải và hợp tác với đối thủ, cần phải triệt để đánh bại đối thủ, đánh đổ hoàn toàn thể chế hiện hành.

Kiểu chiến tranh toàn diện này thể hiện ở sự đối kháng toàn diện trong những nước cờ chính trị, xây dựng chính sách và cuộc chiến dư luận, khiến cho xã hội rạn nứt sâu sắc, số hành động cực đoan và bạo lực gia tăng về số lượng, mở rộng về phạm vi và quy mô. Đây chính là kết quả mà tà linh cộng sản mong muốn.

Năm 2016, cuộc điều tra dân chúng mới nhất của Associated Press (AP) và Trung tâm Nghiên cứu Công chúng cho thấy khoảng 85% người tham gia khảo sát cho rằng đất nước bị chia rẽ sâu sắc hơn trước đây; 80% nhìn nhận rằng người Mỹ có sự bất đồng rất lớn về những giá trị quan quan trọng. [20]

Một quốc gia thống nhất cần có một bộ giá trị quan và văn hóa chung. Mặc dù mỗi tôn giáo có những giáo lý khác nhau, nhưng tiêu chuẩn về đúng sai, thiện ác là tương đồng. Điều này khiến Mỹ mặc dù là đất nước có nhiều dân nhập cư thuộc các chủng tộc khác nhau nhưng vẫn có thể chung sống hòa bình. Song, hiện nay, khi giá trị quan bị chia rẽ, đất nước có thể hàn gắn lại không đã trở thành một câu hỏi.

Lời kết

Từ xưa đến nay, con người vẫn luôn có nhược điểm và cái ác, có truy cầu quyền lực, tiền tài, danh vọng. Mục đích của ma quỷ là lợi dụng những tính xấu ác của con người để tạo ra hệ thống “những người đại diện cho ma quỷ” trong nội bộ các quốc gia. Quốc gia cũng như thân thể con người, các cơ cấu của quốc gia – dù là một doanh nghiệp, chính phủ, hay các tổ chức khác – cũng giống như các bộ phận của thân thể con người, mỗi loại đều có công dụng và chức năng riêng. Nếu các cơ cấu của quốc gia đều hữu ý hay vô ý nằm trong tay người đại diện của ma quỷ thì cũng giống như ý thức ngoại lai sẽ thay thế linh hồn của con người, hoặc có thể nói là, ý thức ngoại lai trực tiếp thao túng, khống chế thân thể con người.

Nếu như có người có thể khiến toàn thể xã hội thoát khỏi sự khống chế của ma quỷ, thì hệ thống này của ma quỷ rất có thể sẽ dùng mọi cách để phản kháng lại, như sử dụng truyền thông để bôi nhọ, dùng vũ lực tấn công, dùng thông tin sai lệch để làm rối loạn phán đoán của người dân, làm các bộ phận chức năng không phối hợp được với nhau, khiến cho sắc lệnh của chính phủ bị vô hiệu, rất nhiều tài nguyên bị dùng để ủng hộ phe phản đối, khiến xã hội rơi vào trạng thái đấu tranh và rạn nứt; họ thậm chí dùng mọi phương thức để tạo ra các vấn đề kinh tế và xã hội, khiến xã hội bất ổn, khiến những người không hiểu rõ sự thực hướng mũi nhọn vào những ai dám phản đối ma quỷ. Rất nhiều người vừa là người tạo ra hệ thống này, vừa là nạn nhân của nó. Mặc dù họ có thể từng làm việc xấu, nhưng họ lại không phải là kẻ dịch thực sự của nhân loại.

Bằng việc khống chế quyền lực nhà nước lẫn quyền lực ở khu vực tư nhân, cùng với việc nắm giữ, thao túng tài nguyên kinh tế và can thiệp trong nước cũng như trên trường quốc tế như ý muốn, chính trị có thể tạo ra thành quả để phục vụ lợi ích của tất cả mọi người. Mặt khác, nếu lạm dụng chính trị có thể gây ra những tội ác cực lớn. Mục đích của chương này là nhằm vạch trần các nhân tố của tà linh cộng sản đứng sau chính trị của thế giới ngày nay, giúp con người phân biệt rõ thiện ác, nhìn thấu gian kế của ma quỷ, đưa chính trị quay về con đường đúng đắn.

Cựu tổng thống Mỹ Ronald Reagan từng nói: “Có những lúc, chúng ta cho rằng xã hội quá phức tạp, không thể tiến đến tự trị, chính phủ do một nhóm người tinh anh vận hành tốt hơn chính phủ của dân do dân và vì dân. Nhưng khi mỗi người chúng ta đều không thể tự quản thì ai có năng lực quản lý người khác đây?” [21] Tương tự, Tổng thống Trump nói: “Ở Mỹ, chúng ta không tôn thờ chính phủ, mà chúng ta tôn thờ Chúa.” [22]

Quyền lực chính trị cần quay trở về con đường chân chính, trên nền tảng giá trị truyền thống. Nhân loại được Thần bảo hộ mới có thể không bị ma quỷ thao túng, mới có thể tránh khỏi con đường bị nô dịch và hủy diệt. Chỉ khi quay trở về truyền thống và đạo đức mà Thần đã đặt định, nhân loại mới có thể tìm ra lối thoát.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu tham khảo mục 1-3

[1] Emily Ekins and Joy Pullmann, “Why So Many Millennials Are Socialists,” The Federalist, February 15, 2016, https://thefederalist.com/2016/02/15/why-so-many-millennials-are-socialists/.

[2] Steven Erlanger, “What’s a Socialist?” New York Times, June 30, 2012, https://www.nytimes.com/2012/07/01/sunday-review/whats-a-socialist.html.

[3] Werner Sombart, P. M. Hocking, Why is There no Socialism in the United States? Palgrave Macmillan; 1st ed. (1976 edition)

[4] Harold Meyerson,“Why Are There Suddenly Millions of Socialists in America? ”The Guardian, February 19, 2016, https://www.theguardian.com/commentisfree/2016/feb/29/why-are-there-suddenly-millions-of-socialists-in-america.

[5] Emily Ekins and Joy Pullmann, “Why So Many Millennials Are Socialists,” The Federalist, February 15, 2016, https://thefederalist.com/2016/02/15/why-so-many-millennials-are-socialists/.

[6] Milton Friedman, Rose D. Friedman, Free to Choose: A Personal Statement, Mariner Books, reprint edition. (November 26, 1990)

[7] Matthew Vadum, “Soros Election-Rigging Scheme Collapses: The Secretary of State Project’s death is a victory for conservatives,” FrontPage Magazine, July 30, 2012, https://www.frontpagemag.com/fpm/139026/soros-election-rigging-scheme-collapses-matthew-vadum.

[8] Rachel Chason, “Non-Citizens Can Now Vote in College Park, Md.,” Washington Post, September 13, 2017, https://www.washingtonpost.com/local/md-politics/college-park-decides-to-allow-noncitizens-to-vote-in-local-elections/2017/09/13/2b7adb4a-987b-11e7-87fc-c3f7ee4035c9_story.html?utm_term=.71671372768a.

[9] Luo Bingxiang, Western Humanism and Christian Thought, Furen Religious Research

[10] Brad Stetson, Joseph G. Conti, The Truth About Tolerance: Pluralism, Diversity and the Culture Wars (InterVarsity Press, 2005), 116.

[11] “‘Gender’ means sex, and includes a person’s gender identity and gender related appearance and behavior whether or not stereotypically associated with the person’s assigned sex at birth.” California Penal Code 422.56©.

[12] Mao Zedong, “Analysis of the Classes in Chinese Society,” Selected Works of Mao Tse-tung: Vol. I, Foreign Languages Press, Beijing, China.

[13] G. Edward Griffin, Communism and the Civil Rights Movement, https://www.youtube.com/watch?v=3CHk_iJ8hWk&t=3s.

[14] Bilveer Singh, Quest for Political Power: Communist Subversion and Militancy in Singapore (Marshall Cavendish International (Asia) Pte Ltd, 2015).

[15] G. Edward Griffin, “Communism and the Civil Rights Movement,” https://www.youtube.com/watch?v=3CHk_iJ8hWk&t=3s.

[16] Như trên.

[17] Leonard Patterson, “I Trained in Moscow for Black Revolution,” https://www.youtube.com/watch?v=GuXQjk4zhZs&t=1668s.;

[18] William F. Jasper, “Anarchy in Los Angeles: Who Fanned the Flames, and Why?” The New American, June 15, 1992, https://www.thenewamerican.com/usnews/crime/item/15807-anarchy-in-los-angeles-who-fanned-the-flames-and-why.

[19] Chuck Diaz, “Stirring Up Trouble: Communist Involvement in America’s Riots,” Speak up America, https://www.suanews.com/uncategorized/the-watts-riots-ferguson-and-the-communist-party.html.

[20] V. I. Lenin, The Revolutionary Army and the Revolutionary Government, https://www.marxists.org/archive/lenin/works/1905/jul/10.htm

[21] Blake Montgomery, “Here’s Everything You Need To Know about the Antifa Network That’s Trying To Solidify A Nazi-Punching Movement,” BuzzFeed News, September 7, 2017, https://www.buzzfeed.com/blakemontgomery/antifa-social-media?utm_term=.byGA2PEkZ#.hd4bxVe0B.

[22] 1956 Report of the House Committee on Un-American Activities (Volume 1, 347), quoted from John F. McManus, “The Story Behind the Unwarranted Attack on The John Birch Society,” The John Birch Society Bulletin (March 1992), https://www.jbs.org/jbs-news/commentary/item/15784-the-story-behind-the-unwarranted-attack-on-the-john-birch-society.

Tài liệu tham khảo mục 4-6

[1] Karl Marx and Frederick Engels, The Communist Manifesto, trans. Samuel Moore in cooperation with Frederick Engels, Marx/Engels Internet Archive, https://www.marxists.org/archive/marx/works/1848/communist-manifesto/ch04.htm.

[2] Vladimir Lenin, The State and Revolution, Chapter I, Lenin Internet Archive, https://www.marxists.org/archive/lenin/works/1917/staterev/ch01.htm.

[3] David Horowitz, “Alinsky, Beck, Satan, and Me,” Discoverthenetworks.org, August 2009, https://www.discoverthenetworks.org/Articles/alinskybecksatanandmedh.html.

[4] He Qinglian, “New Symptom of Democratic Countries: Split between Elite and Masses,” Voice of America, July 5, 2016.

[5] Mike McPhate, “After Lawmaker’s Silencing, More Cries of ‘She Persisted,’” California Today, February 28, 2017, https://www.nytimes.com/2017/02/28/us/california-today-janet-nguyen-ejection.html.

[6] Jiang Linda, Liu Fei, “Californian Candidate: Why I Went from the Democratic Party to the Republican Party.” The Epoch Times (Chinese edition). May 7, 2018. https://www.epochtimes.com/b5/18/5/7/n10367953.htm. The English-language version of a portion of his original remarks may be found here: https://goo.gl/yJijbo

[7] Bill Dolan, “County Rejects Large Number of Invalid Voter Registrations,” Northwest Indiana Times, October 2, 2008, https://www.nwitimes.com/news/local/county-rejects-large-number-of-invalid-voter-registrations/article_6ecf9efd-c716-5872-a2ed-b3dbb95f965b.html.

[8] “ACORN Fires More Officials for Helping ‘Pimp,’ ‘Prostitute’ in Washington Office,” Fox News, September 11,2009, https://www.foxnews.com/story/2009/09/11/acorn-fires-more-officials-for-helping-pimp-prostitute-in-washington-office.html.

[9] Spencer S. Hsu, “Measure to Let Noncitizens Vote Actually Failed, College Park Announces,” Washington Post,September 16, 2017, https://www.washingtonpost.com/local/md-politics/measure-to-let-noncitizens-vote-actually-failed-college-park-md-announces-with-considerable-embarrassment/2017/09/16/2f973582-9ae9-11e7-b569-3360011663b4_story.html?noredirect=on&utm_term=.d3454a846017

[10] Mark Hendrickson, “President Obama’s Wealth Destroying Goal: Taking The ‘Curley Effect’ Nationwide,” Forbes, May 31, 2012, https://www.forbes.com/sites/markhendrickson/2012/05/31/president-obamas-wealth-destroying-goal-taking-the-curley-effect-nationwide/#793869d63d75.

[11] Như trên

[12] Alexis de Tocqueville, Democracy in America, Volume 1, trans. Henry Reeve (New Rochelle, New York: Arlington House).

[13] A.V. Dicey, “Dicey on the Rise of Legal Collectivism in the 20th Century,” Online Library of Liberty, https://oll.libertyfund.org/pages/dicey-on-the-rise-of-legal-collectivism-in-the-20thc.

[14] Paul B. Skousen, The Naked Socialist: Socialism Taught with The 5000 Year Leap Principles (Izzard Ink), Kindle Edition.

[15] “Jonas, 32, Sewed up His Own Leg after ER Wait,” 2010. The Local.se,August 3, 2010, https://www.thelocal.se/20100803/28150.

[16] De Tocqueville, Alexis, n.d, “Democracy In America Alexis De Tocqueville,” Accessed July 3, 2018. https://www.marxists.org/reference/archive/de-tocqueville/democracy-america/ch43.htm.

[17] Alexandra Ma, “China Is Building a Vast Civilian Surveillance Network — Here Are 10 Ways It Could Be Feeding Its Creepy ‘Social Credit System,’” Business Insider, April 29, 2018, https://www.businessinsider.com/how-china-is-watching-its-citizens-in-a-modern-surveillance-state-2018-4.

[18] Gilliam Collinsworth Hamilton, “China’s Social Credit Score System Is Doomed to Fail,” Financial Times, November 16, 2015, https://www.ft.com/content/6ba36896-75ad-356a-a768-47c53c652916.

[19] Jonathan Martin and Alexander Burns, “Weakened Democrats Bow to Voters, Opting for Total War on Trump,” New York Times, February 23, 2017, https://www.nytimes.com/2017/02/23/us/democrats-dnc-chairman-trump-keith-ellison-tom-perez.html.

[20] “New Survey Finds Vast Majority of Americans Think the Country Is Divided over Values and Politics,” The Associated Press–NORC, August 1, 2016, https://apnorc.org/PDFs/Divided1/Divided America AP-NORC poll press release FINAL.pdf

[21] Jonah Goldberg, “Trump’s Populism Is Not Reagan’s Populism,” National Review, April 4, 2018. https://www.nationalreview.com/2018/04/donald-trumpr-ronald-reagan-populism-different/

[22] Paulina Firozi, “Trump: ‘In America We Don’t Worship Government, We Worship God,’” The Hill, May 13, 2017. https://thehill.com/homenews/administration/333252-trump-in-america-we-dont-worship-government-we-worship-god.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/4/20/404091.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/4/27/184224.html

Đăng ngày 02-05-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share