Bài của đệ tử Đại Pháp tại Đại Lục

[MINH HUỆ, 02-04-2010] Trong “Giảng Pháp tại Pháp hội Minh Huệ Net 10 năm” có đệ tử hỏi Sư Phụ:

“Sau bức hại [bắt đầu], từng lô từng lô các đồng tu bước ra làm công tác điều phối; nhưng lại từng lô từng lô bị bức hại. Mọi người đều đang nỗ lực, nhưng trong điều phối không đạt được trạng thái có từ trước khi bức hại.”

Sư phụ đã trả lời:

“Học viên thật sự có chính niệm rất đầy đủ thì tà ác bức hại không được, thời tà ác bức hại hung ác nhất cũng không bị tà ác dùi vào sơ hở. Thật sự có thể chính niệm đầy đủ, thì có thể trụ vững. Còn chính niệm không đầy đủ, thì rất khó trụ được vững”.

Có thể thấy rõ những người điều phối bị bức hại, đệ tử bị bức hại đều giống nhau, mấu chốt chính là chính niệm không đủ.

Cẩn trọng tuân theo lời Sư phụ chỉ dạy, chúng tôi đã tra tìm những nhân tố làm phương hại đến chính niệm của đệ tử Đại Pháp. Chúng tôi đã nhận ra rằng nguyên nhân chủ yếu khiến chính niệm không đủ mạnh của những người điều phối là mấy chủng loại tâm người thường dưới đây:

Thứ nhất là tâm hoan hỉ. Làm người điều phối các đệ tử Đại Pháp khiến cho người điều phối trong một giai đoạn thời gian có thể nảy sinh ra “tâm phân biệt”, thực tế đó chính là tâm hoan hỉ, đỉnh điểm của tâm này tạo thành khoảng cách giữa các đồng tu với nhau, làm phương hại đến chính niệm. Ví dụ có một ngày dù vô tình hay hữu ý, họ nghĩ: “Tương lai sau này chủ của những đại khung vũ trụ đều quy về tôi quản đấy”. Như vậy, vinh diệu đệ tử Đại Pháp là một chủng siêu việt, khiến họ cảm thấy thăng hoa mà sinh ra tâm hoan hỉ. Nhưng mà người điều phối đã quên là Sư phụ giảng Pháp nhắm vào những người điều phối.

Thứ hai là thói quen suy nghĩ “đặc quyền”. Tà đảng ĐCSTQ đã làm cho tính “đặc quyền” trở nên đặc biệt nghiêm trọng. Thân người trong hoàn cảnh tà ác này, nói rằng không bị ô nhiễm mới là lạ. Người điều phối muốn sắp xếp tổng thể một số công việc, như là trong làm “3 việc” đệ tử cần làm như thế nào, ai làm công việc gì. Ngoài ra còn có sử dụng tiền bạc, phân bổ tài vật v.v.. Ban đầu có thể làm đều dựa trên nguyên lý Pháp. Dần dần về sau này, tâm người thường xuất hiện, việc sử dụng tiền bạc và tài vật xuất hiện vấn đề. Tình huống cá biệt còn có thể xuất hiện vấn đề này khác.

Thứ ba là tâm hiển thị. Làm một người điều phối có thể sẽ có lúc được các đồng tu kính trọng hơn so với các đồng tu thụ động nhận công việc. Khi mà họ làm việc nào đó có hiệu quả, thậm chí hiệu quả thành công lớn. Người điều phối sẽ có thể được danh tiếng một chút, điều này dễ dàng dẫn tới sự gật gù đắc ý. Cho rằng mình “có tài năng”, “tu được cao” v.v.. Họ đã quên mất rằng làm thật tốt chính là điều nên phải làm tốt, là tâm tính mọi người đạt đến đúng vị trí, phía sau có Sư Phụ gia trì mới làm được tốt. Là Sư Phụ chăm lo cho phối hợp chỉnh thể của đệ tử được tốt, là Sư Phụ khích lệ đệ tử. Thế là họ tự cho mình là quá cao, say sưa thuyết nói hiển thị.

Thứ tư là tâm tranh đấu. Có đồng tu không nghe ai nói về mình, không phục theo sự sắp xếp của người điều phối, tạo ra ý kiến bất đồng; thậm chí đưa ra phê bình đối với cả người điều phối v.v.. Lúc này nếu như người điều phối quên hướng nội mà tìm thì sẽ dễ dàng xuất hiện tâm tranh đấu. Mẫu thuẫn trở nên gay gắt sẽ làm nguy hại đến môi trường tu luyện.

Thứ năm là tâm tật đố. Khi người khác tu được tốt, nhận được ca tụng từ đồng tu khác, trong tâm người điều phối sẽ thấy không thoải mái. Đối diện với sự thực này, với đồng tu làm tốt 3 việc kia, điều phối viên không thừa nhận và cũng không phổ biến sở trường của đồng tu. Có lúc trái lại còn khiêu khích, bới lông tìm vết. Khi đồng tu nào chạm đến thiếu sót của điều phối viên thì họ không kịp thời hướng nội để tìm, mà là hướng ngoại để tìm. Điều phối viên công kích tức thì, họ không kịp sửa chữa sai sót còn lại. Có người thậm chí bài xích ý kiến bất đồng, họ tạo cho mình cái lý vòng vo là “duy ngã độc tôn” (duy nhất có mình tôi). Thực chất là tràn ngập văn hóa tà đảng chỉ có hại mình và hại người.

Thứ sáu là tâm sợ hãi. Làm người điều phối tự thân cảm thấy rằng có mục tiêu rất lớn, rất dễ lâm vào cảnh “thụ đại chiêu phong” (cây to gặp gió lớn), “thương đả xuất đầu điểu” (dùng cây thương đánh vào con chim đầu đàn) từ đó mà sinh ra kiểu niệm đầu “có thể bị bức hại”. Trong vô thức đã đồng ý với an bài của cựu thế lực, cung cấp chỗ trống cho cựu thế lực dùi vào. Hơn nữa bản thân người điều phối làm công việc thêm phức tạp, người điều phối lâm vào các việc sự vụ dẫn đến rất khó có thể tĩnh tâm học Pháp. Càng lâu về sau sẽ đi theo vòng tuần hoàn ác tính.

Phàm là rơi vào đủ loại này đều là tâm người thường. Tâm người thường không tống khứ đi thì chính niệm làm sao có thể xuất lai? Sư phụ đã giảng:

“Có [hiện diện] của Pháp vĩ đại nhường này, trong chính niệm chư vị là đồng tại với Đại Pháp, đó là sự bảo đảm rất to lớn. Khi chính niệm không đầy đủ không phù hợp Pháp thì sẽ thoát ly khỏi lực lượng của Pháp, thì sẽ xuầt hiện sự cô lập không được giúp. Ngay cả là làm các việc Đại Pháp, cũng phải phù hợp với Pháp; nếu không thì không có lực lượng của Pháp.” (Giảng Pháp tại Manhattan năm 2006)

Tuân theo lời Sư phụ chỉ dạy, người điều phối và đệ tử Đại Pháp nên cùng nhau thường xuyên xem xét kĩ lưỡng bản thân, kịp thời phát hiện và tu sửa bản thân, tống khứ tâm người, không ngừng viên dung chính niệm với sở cầu của Sư phụ. Như thế mới có thể trong chính niệm mà đồng tại cùng Đại Pháp, có được “sự bảo đảm rất to lớn” này; người điều phối mới có thể tu sửa và triệt để phủ định cựu thế lực, chiến thắng tà ác và quảng độ thế nhân; mới có thể không phụ kỳ vọng của Sư phụ với chúng ta, không phụ sự chờ đợi của chúng sinh vào chúng ta.
________________________________________
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/4/2/220814.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/4/11/116035.html
Đăng ngày 19-05-2010; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share