Bài viết của một học viên ở Đông Bắc Trung Quốc
[MINH HUỆ 27-04-2010] Có nhiều bài chia sẻ kinh nghiệm miêu tả cách mà những đệ tử Đại Pháp xử lý mối quan hệ với vợ/chồng của họ là người không tu như thế nào. Phần lớn học viên đối xử với vợ/chồng của họ với tâm đại từ bi và đại nhẫn, cho họ thấy vẻ đẹp của Đại Pháp. Những học viên cũng hành xử theo tiêu chuẩn đạo đức cao trong cuộc sống hàng ngày, làm việc chăm chỉ cống hiến cho xã hội mà không tranh đấu vì danh, lợi, được mất. Tuy nhiên mâu thuẫn có thể vẫn xảy ra với những cặp vợ/chồng cùng là học viên. Một số cặp vợ chồng phát sinh mâu thuẫn ngay khi họ tập luyện Đại Pháp, và đôi khi mâu thuẫn trở nên rất nghiêm trọng. Tôi muốn thảo luận về vấn đề này.
Tôi muốn hỏi những học viên mà có quan hệ không tốt với vợ/chồng của họ vài câu hỏi. Các bạn có đối xử với anh ấy hay cô ấy như một bạn đồng tu không? Các bạn có xem mình là một người tu không? Nếu các bạn có thể xử lý tốt một tình huống với người thường, thì tại sao các bạn không thể xử lý tốt vẫn tình huống tương tự như vậy với vợ/chồng của các bạn? Một học viên thường ra lệnh cho chồng của cô và muốn mọi thứ phải được làm theo cách của cô. Cô dùng sự hiểu Pháp của cô để đưa ra những yêu cầu đối với chồng của mình. Một người chồng thấy chán nản bởi người vợ hách dịch và than phiền: “Em luôn soi mói vào lỗi của anh (thay vì nhìn vào trong bản thân em)”. Một người chồng khác không từ bỏ những thói quen xấu mà anh ta có trước khi tu luyện, gồm cả việc rầy la vợ con. Ý của tôi không phải để chỉ trích ai đó, nhưng tôi muốn chỉ ra rằng từ góc độ của Pháp vợ chồng là duyên phận. Con đường tu luyện không phải là con đường dễ dàng. Dưới sự dẫn dắt của Sư Phụ, chúng ta phải đột phá qua can nhiễu ma quỷ. Chẳng phải chúng ta nên đối xử tốt với các bạn đồng tu, những người có quan hệ nhân duyên với chúng ta và tu luyện tinh tấn ư?
Trong mâu thuẫn, các bạn có suy nghĩ được rằng những mâu thuẫn đó là để nhắm vào chấp trước của chính mình không? Nếu không thì tại sao?
Tôi đã nhận ra rằng khi nhiều cặp vợ chồng học viên ở trước mặt người khác, thì vợ chồng đối xử với nhau tốt, tế nhị và phối hợp tốt về công việc Đại Pháp, nhưng khi họ ở một mình với nhau, thái độ của họ thay đổi. Họ chê bai chỉ trích lẫn nhau, và giọng nói của họ thì mất bình tĩnh. Tôi cũng như thế. Theo tôi, chỉ tốt khi trước mặt người khác không phải là lòng tốt thật sự và chân thành. Đó chỉ là giả vờ tốt, lòng tốt giả tạo, chứ không phải là tu luyện để trở thành một người tốt thực sự. Cách cư xử của chúng ta đối với những thành viên trong gia đình thể hiện chân thực tầng thứ tâm tính thật của chúng ta. Gia đình cũng là một môi trường tu luyện, và chúng ta nên tu luyện tinh tấn trong môi trường đặc biệt này.
Chúng ta hãy cùng xem xét vấn đề này từ góc độ khác. Khi bạn có mâu thuẫn với thành viên trong gia đình, bạn có bao giờ coi chúng như những thử thách nhắm thẳng vào chấp trước của bạn không? Khi ở trong mâu thuẫn chúng ta nên luôn luôn nhìn vào trong. Chúng ta không cần nhấn mạnh là chúng ta đúng hay sai. Xét cho cùng, nó có quan trọng không nếu chúng ta đúng hay sai đối với những thứ tầm thường này? Chúng ta cần phải thăng tiến dựa trên Pháp vì chúng ta là đệ tử Đại Pháp.
Tôi muốn nhắc nhở các bạn đồng tu đừng rơi vào những cái bẫy do cựu thế lực đặt ra. Cựu thế lực đang cố phá huỷ học viên qua việc kéo họ xuống bằng những phương cách khác nhau. Chúng ta sẽ không thể loại trừ những chấp trước của chúng ta nếu chúng ta không nhận ra ý định của cựu thế lực. Các bạn đồng tu nên loại trừ những can nhiễu và đừng làm tổn thương lẫn nhau! Chúng ta nên loại bỏ bất kể hiểu lầm và chướng ngại nào giữa chúng ta, để cùng nhau thăng tiến và lập nên một thể không thể phá vỡ. Là những đệ tử Đại Pháp, chúng ta có sứ mệnh cứu độ chúng sinh. Chúng ta có thể hy sinh vì chân lý, vậy sao chúng ta không thể từ bỏ những chấp trước của chúng ta?
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/4/27/222314.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/5/8/116769.html
Đăng ngày 12-05-2010; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản