[MINH HUỆ 03-04-2010] Trong năm 2009, 12 đồng tu ở huyện tôi đã lần lượt bị bắt giữ. Tháng 9-2009, ở thị trấn Trương Cường trong huyện tôi, 3 người đệ tử Đại Pháp chủ chốt đi xe máy đến Nội Mông phát tài liệu giảng thanh chân tướng. Ba đồng tu đã bị kẻ xấu không hiểu rõ sự thật vu oan, lần lượt đều bị bắt. Họ đã bị bắt giáo dục lao động một năm. Hai đồng tu khác chạy thoát thì bị tà ác truy nã trên internet, đến ngày 14-03-2009 thì bị bắt giữ tại nhà. Ngày 12-11-2009, tại thị trấn Tiểu Thành Tử các đồng tu: Vương Kim Phượng, Lý Hiểu Bình, Vương Tuyết Khôn đồng loạt bị bắt. Người nhà của đồng tu Vương Kim Phượng và Lý Hiểu Bình đã mời luật sư chính nghĩa bào chữa vô tội cho hai đồng tu, căn cứ vào pháp luật mà biện hộ; các luật sư chính nghĩa lần lượt bác bỏ toàn bộ các vu cáo và cố ý phỉ báng có chủ ý ác ý của Trương Chí Quân là trưởng ban công tố và chánh án Phạm Bân đối với hai đệ tử Đại Pháp, hơn nữa còn nghiêm túc yêu cầu tòa án thả vô tội Vương Kim Phượng, Lý Hiểu Bình. Thế nhưng bởi vì tổ chức phi pháp – phòng “610” tại Thẩm Dương trực tiếp xuống huyện tôi chỉ huy khống chế vượt trên quyền hạn của pháp luật; ép buộc phán quyết Vương Kim Phượng 7 năm tù, Lý Hiểu Bình 3 năm tù; Vương Tuyết Khôn (phán quyết 3 tháng nhưng trì hoãn thành 5 tháng) đã trở về nhà từ năm trước. Luật sư chính nghĩa cũng đã biện hộ vô tội cho các đệ tử Đại Pháp ở Khang Bình.

Mọi người trải qua giao lưu trao đổi nhiều lần cho rằng cần phải chủ động hướng vào ngành công – kiểm – pháp (công an, kiểm sát, tư pháp) mà giảng chân tướng cho những người quan trọng (trước đây địa khu chúng tôi không chủ động giảng chân tướng đối với ngành công – kiểm – pháp). Rất nhiều đồng tu cũng đều tích cực và chủ động tham gia giảng chân tướng cho những nhân vật quan trọng. Có lúc thì viết thư, có lúc thì gọi điện thoại, có lúc ghi âm giọng nói trong điện thoại, có lúc đến ngành công – kiểm – pháp giảng chân tướng cho nhân vật quan trọng; có mấy nhóm học viên còn hình thành phương thức phát chính niệm tiếp sức không ngừng trong suốt 24 giờ. Chúng tôi còn dán rất nhiều biểu ngữ mời luật sư chính nghĩa ở Bắc Kinh đến Khang Bình để bào chữa vô tội cho các đệ tử Đại Pháp. Việc này lập tức gây chấn động rất lớn, đồng thời cũng khuấy động tà ác. Cục trưởng công an Mâu Quốc Minh (được điều đến Thẩm Dương) đã bố trí số lượng lớn cảnh sát tinh nhuệ tuần tra, ngồi hầm và chờ đợi; hủy bỏ biểu ngữ giảng chân tướng v.v.. Trong ngày 14-03-2009, đồng tu Mạnh Lan Ngọc và Hà Hiền Á đến thăm ba đồng tu bị bắt. Hai đồng tu đến chỗ đồn chỉ huy công an Trương Cường và đã để cho tà ác lợi dụng bắt giữ.

Hiện tại đồng tu Vương Kim Phượng và đồng tu Lý Hiểu Bình chưa cứu ra ngoài được, lại có đồng tu khác bị bắt. Một số đồng tu cảm thấy áp lực rất lớn, có lúc chán nản thất vọng, đã nảy sinh trạng thái tinh thần sa sút. Có lúc còn nói tiền nhiều như vậy, đã bỏ ra nhiều tiền như vậy mà kết quả vẫn như thế, không rõ làm thế này có đúng không? Đấy là thể hiện rõ ràng của tâm cầu kết quả, các tâm người thường cũng phô bày ra một cách sâu sắc. Nếu muốn cứu đồng tu ra ngoài thì phối hợp chỉnh thể của chúng tôi cần phải vô lậu, tâm tính chỉnh thể sau khi thăng hoa sẽ khiến tà ác ở không gian khác bị giải thể. Lúc đó mới có thể giải cứu được các đồng tu. Bởi vì đã xuất hiện can nhiễu và bức hại rất lớn chính là vì phối hợp chỉnh thể của chúng tôi phát sinh sự buông lỏng trong thời gian dài, cầu an dật, không hướng nội để tìm, tâm tranh đấu, tâm sợ nói, tâm tật đố, tâm oán hận v.v.. đã đến một mức độ nhất định. Xuất hiện tình trạng không đi, không làm giảng chân tướng. Do đó đã bị tà ác dùi vào chỗ sơ hở và tìm ra cớ để bức hại.

Sư Phụ đã giảng cho chúng ta:

“Trong tu luyện không có việc gì là vô duyên vô cớ cả. Khi trong chúng ta xuất hiện trạng thái không đúng đắn và hành vi của người không tốt, thì là nhắm vào nhân tâm mà đến. Chúng ta không thừa nhận an bài của cựu thế lực; hễ làm không tốt liền sẽ bị dùi vào sơ hở; có lẽ ở phương diện này cần nhắm thẳng như thế thì mới xuất hiện.” (Giảng Pháp tại Pháp hội quốc tế Washington DC năm 2009).

“Tà ác không dám phản đối việc giảng rõ chân tướng và cứu độ chúng sinh, điểm then chốt là ở chỗ tâm thái khi làm công tác không có sơ hở cho chúng dùi vào.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Boston năm 2002).

“Tôi đã giảng rồi, tất cả những gì xảy ra hôm nay trong xã hội người thường là do tư tưởng của đệ tử Đại Pháp mà ra. Mặc dù thế lực cũ tồn tại, nếu chư vị không có các tư tưởng đó thì chúng cũng không làm gì được. Khi chính niệm của chư vị đầy đủ, thế lực cũ không làm gì được.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Philadelphia 2002).

Tôi cho rằng có mấy phương diện chủ yếu sau đây mà trong phối hợp chỉnh thể chúng ta phải mau chóng điều chỉnh, nghiêm túc xử trí với các chấp trước bản thân, chân tu và thực tu bản thân, xóa bỏ chấp trước về tâm người thường đã kéo dài, mau chóng đề cao cảnh giới tâm tính lên, như thế tà ác mới có thể không có đất sinh tồn, không có chỗ dựa vào trong không gian chúng tôi.

Thứ nhất, chỉnh thể đã tồn tại vấn đề nghiêm trọng trong thời gian lâu dài là không hướng nội để tìm, đã tạo thành khoảng gián cách giữa các đồng tu.

Gần đây thì huyện tôi liên tiếp nảy sinh việc các đồng tu bị bắt giữ, tài liệu bị phá hoại, vấn đề này chí ít cũng có bốn đồng tu cùng với tôi bàn thảo về vấn đề này. Họ nhất trí nói hiện tại chỉnh thể của chúng tôi tồn tại vấn đề nghiêm trọng chính là không hướng nội để tìm. Nảy sinh vấn đề hướng ngoại mà tìm chỗ chưa tốt của người khác, bất kể là trong huyện tôi hay là thị trấn của đồng tu khác. Thậm chí có lúc thời gian rất dài không hướng nội để tìm; tâm tranh đấu giữa các đồng tu với nhau; tâm oán hận rất lớn; điều này nảy sinh sự gián cách giữa các đồng tu. Cũng có lúc anh này làm tốt “3 việc”, có lúc chị kia làm tốt “3 việc”; ai hợp với tôi thì đến tiếp xúc tôi, ngược lại thì không đến. Cũng có lúc không tu khẩu, điều gì cũng đều nói còn sau lưng lại đàm luận về đồng tu; thậm chí tức giận oán hận trong lòng. Tôi cũng cho rằng rốt cục là tính nghiêm trọng của việc không hướng nội để tìm, hơn nữa tôi cũng cảm thấy cần phải hướng nội bản thân tốt hơn nữa. Nhất tâm hướng nội, mới phát hiện bản thân tu luyện tới nay như thế nào, nếu không nghiêm túc hướng nội để tìm chấp trước của bản thân thì lúc nào cũng sẽ hướng ngoại mà nhìn. Điều này khiến cho trong quá trình tu luyện liên tục là mâu thuẫn trùng điệp, ma nạn chồng chất. Lúc nào cũng nhớ đến khuyết điểm và thiếu sót của đồng tu, dùng cách đối chiếu với người khác mà không đối chiếu với tự thân. Sau lưng thì đàm luận về đồng tu, coi thường đồng tu, cho rằng mình khuyến “tam thoái” được số người nhiều hơn. Có cái tâm cao hơn người khác, nhận thấy rằng bản thân làm chuyên nghiệp hơn.

Có những lúc chấp trước vào danh, lợi, sắc, tình rất nặng; trì trệ không muốn tiến lên; làm cho tạo thành lực cản trong tu luyện bản thân. Người khác đề xuất góp ý cho mình thì không muốn tiếp thu, hễ nói đến thì nổi giận; bất kể cái góp ý đó là của đồng tu hay là của người nhà. Người nhà mà nói mình tu không tốt thì sẽ không vừa ý, còn tức giận nói họ thì biết cái gì? Nếu động chạm đến chấp trước của bản thân thì rất phớt lờ. Có đồng tu nêu ra nhiều góp ý cho thì cũng phản kích người khác rằng anh còn hơn như thế như thế nữa? Thực sự là lực tu quá kém, nghĩ lại bản thân thật sự là không giống đệ tử chân tu, thế nhưng “3 việc” cũng làm, nếu không thì chính là người thường làm việc của đệ tử Đại Pháp đúng không?

Sư Phụ và vô lượng vô số chúng Thần trong vũ trụ đều đang theo dõi từng ý nghĩ, từng niệm của chúng ta đấy! Nếu chúng ta phụ lòng với khổ tâm cứu độ của Sư Phụ và không xứng với kỳ vọng của chúng sinh trong vũ trụ với chúng ta. Tôi cảm thấy trước mắt chúng ta chỉ có hướng nội mà tìm mới có thể thoát khỏi mâu thuẫn, loại bỏ gián cách giữa các đồng tu. Kỳ thực thì tất cả Sư Phụ đã giảng Pháp cho rồi, tôi cảm giác đều là đang nhấn mạnh nhiều lần về pháp lý hướng nội để tìm. Tôi ngộ được nếu mà một người tu luyện trong một thời gian dài mà không hướng nội để tìm thì không phải là đang tu luyện. Bởi vì Sư Phụ đã từng giảng:

“Mỗi khi chúng ta gặp vấn đề, chúng ta thường hướng ngoại mà tìm – “Tại sao anh lại đối xử với tôi như thế?” và cảm thấy mình bị đối xử không tốt chứ không phải là tự kiểm tra bản thân. Đây chính là chướng ngại to lớn và chết người đối với tất cả chúng sinh.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Singapore năm 1998).

Như thế trong huyện chúng tôi xuất hiện bức hại lớn thế này, xuất hiện vấn đề nghiêm trọng như thế này thì phải chăng là tâm người thường của mỗi chúng tôi xung kích ra? Phải chăng là chỉnh thể không hướng nội mà xảy đến? Tôi nghĩ nhất định là như thế.

Bây giờ tôi cảm thấy mỗi người chúng tôi đều cần phải tiến nhập vào chính bản thân, loại bỏ các loại chấp trước ngoan cố và tâm vị tư v.v.. về căn bản là cần tống khứ đi; chúng từ trong trạng thái bất hảo mà xuất hiện. Bởi vậy tôi đã ngộ được cách thoát khỏi sự gián cách, hóa giải mâu thuẫn là nhất định phải học Pháp nhiều hơn, yêu cầu nghiêm khắc bản thân, dụng tâm học Pháp, học Pháp tinh tấn, chân chính làm được việc đồng hóa với “Chân – Thiện – Nhẫn”, như thế mới có thể tẩu xuất khỏi tầng của người thường mà tiến lên tầng cao hơn. Không có vị tư, không có cái tôi cá nhân; trước là anh sau là tôi, thật sự thoát thai từ trong vũ trụ vị tư mà xuất lai, mỗi người đều là phải lo nghĩ cho người khác; tống khứ hết thảy những tâm của người thường. Nếu như mỗi người chúng tôi đều có thể tự bản thân có thể tu được tâm khoan dung giống như thiên thể vũ trụ to lớn này; giống như Sư Phụ đã giảng là khoan dung to lớn; như thế chỉnh thể của chúng tôi còn có thể tồn tại gián cách không? Hết thảy đều không ở trong bao dung không? Như thế tất cả tà ác tất nhiên không còn sót chút gì. Sư Phụ đã giảng thời gian không đợi người, trong tâm của Sư Phụ rất lo lắng cho đệ tử, mà chúng tôi lại không hăng hái như thế, chúng tôi còn có thể có bao nhiêu thời gian dư nữa mà cho phép buông lơi như thế? Tôi cũng phát hiện một vấn đề là người chân tu và thực tu thì luôn luôn không có đủ thời gian; mà người không thực tu thời gian rất dư dật, đều lãng phí trong ham muốn cá nhân và ở trên những ngày lành, họ thực sự đã nguy hiểm tận cùng.

Thứ hai là tâm sợ hãi, tâm vị tư, tâm tật đố, tâm oán hận.

Tâm sợ hãi, tâm vị tư, tâm tật đố, tâm oán hận. Tôi đã nghĩ nhiều về những tâm bất thiện này? Chúng khác xa những yêu cầu của Đại Pháp. Mà chỉnh thể của chúng tôi quả thật cũng đang tồn tại những loại nhân tâm này, quá khứ tôi cũng cảm thấy có những tâm này; nhưng mà liên tục tới nay đều chưa tu cho sạch sẽ; để cho tà ác có đất để sinh sôi. Với tư cách là đệ tử Đại Pháp trong thời kỳ Chính pháp, chúng ta chính là bước đi trên con đường “nhân thành Thần”. Sư Tôn vĩ đại đã cấp cho chúng ta năng lực sung mãn để tự bảo hộ? Hãy xem tự thân mỗi chúng ta có hay không có chính niệm chính hành; nhớ tới Sư Phụ đã giảng Pháp:

Chính niệm kiên cố không thể phá đối với chân lý vũ trụ là cấu thành nên thể kim cương vững như đá tảng của đệ tử Đại Pháp lương thiện, làm run sợ hết thảy tà ác, ánh sáng chân lý phóng ra làm hết thảy những nhân tố tư tưởng bất chính của các sinh mệnh phải giải thể. Có chính niệm mạnh bao nhiều, thì có uy lực lớn bấy nhiêu’’ <<Tinh tấn yếu chỉ II>> (Cũng một đôi lời).

Bản thân tôi từ rất lâu trước kia đã đọc đoạn Pháp này; nhưng mà cuối cùng không thể lý giải nội hàm chân chính của nó. Mấy ngày này đột nhiên ngộ được nếu muốn đạt được cảnh giới của ‘Lệnh nhất thiết tà ác đảm hàn, phóng xạ xuất đích chân lý chi quang lệnh nhất thiết sinh bất chính đích tư tưởng nhân tố giải thể.’ (Dịch nghĩa: Ra lệnh làm mật của hết thảy tà ác phải lạnh cóng, ánh sáng chân lý phóng ra làm hết thảy những nhân tố tư tưởng bất chính của các sinh mệnh phải giải thể). Trước tiên, nhất thiết phải tu xuất được tâm thiện và từ bi; như vậy mới có thể có uy lực lớn như thế này. Mà phối hợp chỉnh thể của chúng tôi hoặc là cá nhân tôi vẫn còn chưa tu xuất được tâm thiện thuần tịnh như thế này. Thậm chí gián cách giữa đồng tu với đồng tu rất lớn, giống như kẻ thù vậy; điều này có thể nói là thiện không nhỉ? Hoàn cảnh chỉnh thể cũng là bất thuần, như thế tà ác có thể áp sát đến, thậm chí tạo thành can nhiễu và bức hại rất lớn.

Nhớ lại trong một lần trao đổi gần đây nhất có một đồng tu đã nói chuyện về hai vấn đề của anh ấy là gợi ý rất lớn cho chúng tôi. Tôi cảm thấy rất có đạo lý, hơn nữa tôi cảm thấy cũng thể hiện điều thiện của một tầng pháp lý. Anh ấy giải thích về pháp lý này “Trừ ác chỉ có dùng chiếc phất trần”. Anh ấy đã nêu ra một ví dụ rất đơn giản, nói rằng trong lòng của một chiếc bát rỗng không nên tro bụi rất dơ bẩn, như vậy anh sẽ đem nó đập vỡ và vứt bỏ đi ư? Hay là anh dùng nước sạch để rửa sạch sẽ nó nhỉ? Nếu như chúng ta từ bi gột sạch phần bẩn đi như thế, lại dùng nước sạch đem bát rửa sạch thì bát sẽ trở thành chiếc bát sạch sẽ; nó sẽ là thứ hữu dụng.Trái lại anh xem nó như thứ dơ bẩn, nhìn nó không vừa mắt, đem đập nó và vứt bỏ đi như thế phải chăng anh chưa làm được điều từ bi với chiếc bát nhỉ? Bởi vì nó có thể biến thành thứ hữu dụng. Như thế giữa các đồng tu chúng ta với các đồng tu khác đã xuất hiện mâu thuẫn, hoặc là anh sẽ nhìn xem ai không vừa mắt mình; cho rằng đối phương không tốt, anh sẽ đẩy người ta đi ra xa và đẩy người ta sang mặt đối nghịch, tạo thành giãn cách là như vậy đấy nhỉ? Hãy cứ thiện ý chịu trách nhiệm với đồng tu, từ bi chỉ ra khuyết điểm và thiếu sót của đồng tu, khiến cho đồng tu được đề cao và thăng hoa trong pháp lý? Đây không phải chính là thiện niệm to lớn nhất trong vũ trụ chăng? Đây không phải chính là pháp lý chân chính chăng? Chúng ta tu không phải là tu chính pháp lý này sao? Không phải là Sư Phụ cũng hy vọng điều này sao? Sau đó anh đưa ra một ví dụ nói về một người bình thường đều có thể có thiện tâm và kiên nhẫn lớn thế này, chủ động hóa giải mâu thuẫn, hóa kẻ địch thành bạn hữu, đủ thấy tấm lòng khoan dung của họ. Càng khoan dung nhiều thì mới có thể làm được nhiều việc tốt. Trái lại thì tạo thành cục diện bất hảo hoặc là hậu quả xấu.
Liên tục tới nay tôi đã phát hiện địa khu chúng tôi luôn luôn tồn tại tâm sợ hãi, tâm tranh đấu, tâm oán hận, tâm tật đố v.v.. là hiện tượng rất nghiêm trọng. Một khi có biểu hiện của tâm sợ hãi thì can nhiễu và bức hại sẽ rất lớn, tâm sợ hãi xuất hiện do đó không theo kịp với làm “3 việc”; việc giảng thanh chân tướng cứu độ chúng sinh cũng không dám làm hoặc là làm ít; phải mất một thời gian rất dài mới có thể điều chỉnh trở lại. Tranh luận không ngớt cuối cùng sinh ra tâm oán hận, tâm tật đố, tạo ra gián cách rất lớn. Đệ tử Đại Pháp là có tiêu chuẩn, Chính pháp cũng là có hạn chế về thời gian, nếu như mỗi người chúng tôi làm cho chỉnh thể không phát sinh lại những biến đổi căn bản, không thể làm được chân tu thực tu thì sẽ tạo thành ảnh hưởng nghiêm trọng cho chỉnh thể. Tôi lý giải tâm vị tư, tâm tật đố chính là chấp trước cực đại của người tu luyện, cũng là tử quan của người tu luyện, là điểm chính ngoan cố lớn nhất của sinh mệnh cựu vũ trụ.

Nghĩ đến lời Sư Phụ giảng:

“Người thiện sinh ra với tâm trắc ẩn. Từ lòng hoan hỷ không thù hận, họ đón nhận khó khăn làm niềm vui” <<Tinh tấn yếu chỉ I >>(Cảnh giới).

Trạng thái này chính là đệ tử Đại Pháp chúng tôi tu nhiều năm như vậy phải đạt cảnh giới đó. Thế nhưng hiện tại địa khu chúng tôi phần nhiều không thể làm được như vậy. Như thế đấy chúng tôi có tồn tại tâm vị tư, tâm oán hận, tâm tranh đấu, tâm tật đố. Phải chăng là “kẻ ác” đang núp bên trong nhỉ? Cho nên tôi cảm thấy chúng tôi từ bây giờ bắt đầu nên phải có một thay đổi căn bản; chiếu theo vô tư vô ngã. Trước là anh sau là tôi chiếu theo tiêu chuẩn của Pháp, chính niệm chính hành làm tốt “3 việc”, đề cao chỉnh thể, thăng hoa chỉnh thể, xứng đáng với danh xưng đệ tử Đại Pháp, xứng đáng với từ bi khổ độ của Sư Phụ, xứng đáng với vô lượng chúng sinh ký thác hy vọng vào chúng ta. Không nên lưu lại sự nuối tiếc trên đoạn cuối cùng của con đường tu luyện. Kỳ thực tôi nghĩ rằng Chính Pháp đi tới ngày hôm nay chúng ta chính là chúa tể của thế giới. Mọi người đều biết lúc đương sơ chúng ta can đảm và mạo hiểm mà tới, mạo hiểm trở lại chỗ nguy hiểm mà đã đến thế gian dơ bẩn và hiểm ác để trợ Sư chính pháp cứu độ chúng sinh. Như thế cá nhân tôi đã hiểu, chúng ta lúc ấy đi xuống trái đất vào một ngày kia đó phải chăng là can đảm vĩ đại? Rất là tuyệt vời nhỉ? Kỳ thực không phải cũng là hình thành trong cựu vũ trụ ư? Cá nhân tôi hiểu nếu như chúng ta trong quá trình Chính pháp không thể tu xuất nhất niệm thuần chính này, có lẽ không tiến nhập được vào tân vũ trụ thù thắng viên dung này. Vì thế chúng ta phải hết sức nhanh chóng và nghiêm túc tống khứ các tâm sợ hãi, tâm vị tư, tâm oán hận, tâm tranh đấu, tâm lười biếng, tâm an dật v.v.. các loại tư tâm ngoan cố. Sư Phụ đã viết trong Hồng Ngâm: “Tu đắc chấp trước vô nhất lậu.” (Tạm dịch nghĩa: Tu phải không còn một chấp trước {nào}) <<Mê Trung Tu>> như thế mới có thể hoàn thành đại nguyện từ thời tiền sử, tiến nhập vào tân vũ trụ.

Cuối cùng tôi đề xuất chỉnh thể chúng ta đều nghiêm túc đọc lại một đoạn giảng của Sư Phụ:

Như thế khi phát sinh mâu thuẫn mỗi người đều nên hướng nội để tìm nguyên nhân ở chính bản thân mình, bất kể là chư vị đúng hay sai. Nhớ kỹ lời của tôi: Bất kể vấn đề là do lỗi của chư vị hay không, chư vị đều tìm bên trong bản thân, như thế chư vị sẽ tìm ra vấn đề. Nếu như vấn đề tuyệt đối không có liên quan gì đến chư vị hay không có liên quan tới bất kể tâm chấp trước nào mà chư vị phải đột phá qua, thì nó hiếm khi xảy đến với chư vị. Nếu như chư vị không có loại tâm này, thì sẽ không thể gây nên mâu thuẫn. Phải có trách nhiệm với sự tu luyện của chư vị. Phàm là mâu thuẫn xảy đến với chư vị, xảy ra quanh chư vị, hoặc là xuất hiện giữa các chư vị, rất có thể là có quan hệ đến chư vị, và có điều gì đó mà chư vị cần phải buông bỏ. Bất kể đó có phải là nỗi của chư vị hay không, khi Pháp Thân của tôi để chư vị buông bỏ chấp trước của chư vị, họ không quan tâm đó là lỗi của chư vị hay lỗi của người khác.”  (Giảng Pháp tại Pháp hội Châu âu) (Tạm dịch)

Trên đây là một chút thể hội cá nhân của tôi. Tôi tu chưa tốt, khuyết điểm và thiếu sót nhắc đến ở trên cũng đều là vấn đề tồn tại của tôi. Tôi quyết tâm về sau nghiêm khắc tu chỉnh bản thân, xóa bỏ hết thảy chấp trước ngoan cố, thật mau đề cao lên trên. Rất mong đồng tu chỉ ra khuyết điểm và thiếu sót, cổ vũ nhau, cộng đồng đề cao, đạt đến chỉnh thể viên dung không thể phá, tiến tới thành thục. Bởi rằng cảnh giới có hạn, có thể có chỗ chấp trước hữu lậu, xin đồng tu lượng thứ, nếu như có chỗ nào không thích đáng mong đồng tu từ bi góp ý.
________________________________________
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/4/3/220894.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/4/15/116111.html
Đăng ngày17-05-2010; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share