Bài viết của một học viên Trung Quốc
[MINH HUỆ 16-04-2010] Gần đây, một người họ hàng đưa đến một số tin xấu cho tôi. Chú tôi và con trai chú ấy đe dọa báo chúng tôi cho cảnh sát. Lý do là một học viên đã đối xử với chú ấy với một thái độ xấu mà đã khiến chú ấy cảm thấy các học viên Phap Luân Công là những người xấu. Thật ra, học viên có thái độ xấu là vợ chú ấy và cũng là thím tôi. Khi nghe điều này, tôi rất tức giận. Nếu vợ chú không đối xử tử tế với chú ấy, tại sao chú lại đổ lỗi cho chúng tôi? Các học viên trong gia đình tôi, bao gồm cả bản thân tôi, cha tôi, các cô dì và chú bác khác tất cả đều tôn trọng chú ấy. Tại sao chú lại đổ lỗi cho chúng tôi? Tuy nhiên, tôi biết rằng điều này không xảy ra một cách ngẫu nhiên và tôi hiểu rằng khi một học viên Đại Pháp gặp phải các mâu thuẫn với người thường, đó phải là lỗi của học viên. Vì vậy mấy ngày qua, tôi đã hướng nội tìm kiếm.
Trong buổi chia sẻ nhóm của chúng tôi, thím tôi luôn phàn nàn về tính ích kỷ của chú tôi với sự khinh miệt. Mặc dù chúng tôi đều rất lịch sự với chú tôi, chúng tôi đã thật sự chấp nhận rằng ông ấy không phải là một người tốt. Theo hình thức, chúng tôi đã đề nghị thím tôi rằng thím ấy nên hướng bản thân theo Pháp và không quá nghiêm khắc với chú hay những lời nói của chú ấy. Tuy nhiên, có vẻ như thím ấy không thật sự nghe lời khuyên của chúng tôi và thím phàn nàn thường xuyên. Thật rõ ràng là chúng tôi đã không từ bi hay tôn trọng chú ấy và chú ấy đã kinh nghiệm với những lời nghiêm khắc của thím tôi mỗi ngày.
Ban đầu tôi đổ lỗi cho thím tôi vì không thể hiện lòng từ bi mà một học viên Đại Pháp nên có, và điều này đã gây ra rắc rối. Sau đó khi tôi học Chuyển Pháp Luân về ‘trường năng lượng’, tôi ngộ ra rằng là một nhóm học viên, trường của chúng tôi lẽ ra nên hướng sự thuần tịnh và từ bi về người khác. Chúng tôi nên quan tâm hơn đến những người thường xung quanh chúng tôi và từ bi hơn với họ.
Sâu thẳm trong tâm, tôi không thích những lời phàn nàn của thím tôi và sự ích kỷ, mưu mẹo của chú tôi. Tôi thật sự đã không tôn trọng họ và không thành thật giúp thím tôi nhận ra lỗi của thím ấy theo quan điểm của Pháp. Khi các học viên khác nói với tôi, tôi đã không nghe lời khuyên của họ mà thay vào đó lại than phiền với vẻ mỉa mai. Điều này chỉ ra rằng lòng từ bi của tôi đối với người khác là sự kiêu căng và không thành thật. Tôi đã không đón nhận lời khuyên của người khác với tâm rộng mở. Đây chính là rời xa đặc tính của vũ trụ, Chân-Thiện-Nhẫn! Nếu học viên chúng ta không thể giao tiếp với nhau bằng từ bi, làm sao chúng ta có thể hình thành một trường năng lượng thuần tịnh từ bi để ảnh hưởng đến những người thường không tu luyện và ngăn chặn những suy nghĩ xấu của họ.
Qua việc này, tôi ngộ ra rằng khi chúng ta nói chuyện với mọi người và đề nghị điều gì đó, chúng ta không phải chỉ cần ân cần mà còn quan trọng hơn, chúng ta nên thành thật đón nhận lời khuyên của người khác với tâm rộng mở. Nếu chúng ta bám víu vào những suy nghĩ riêng của chúng ta, lấy mình làm trọng tâm và không lắng nghe người khác, không những là bản thân chúng ta sẽ có sơ hở mà chúng ta còn gây rắc rối cho toàn chỉnh thể. Trong khi đó, chúng ta nên thành thật tôn trọng mọi người xung quanh chúng ta bởi vì họ đều là chúng sinh đang chờ đợi chúng ta cứu họ chứ không phải là những người mà chúng ta nên xem thường hay là chủ thể cho những cảm xúc bị dồn nén của chúng ta. Nếu chúng tôi đã đề nghị thím tôi, với tâm thuần tịnh, điều gì dì ấy nên làm, và nếu thím đồng ý nó với tâm rộng mở, toàn bộ chỉnh thể chúng tôi đã đối xử với chú tôi bằng sự từ bi, và chú ấy đã không hình thành bất cứ thành kiến nào chống lại các đệ tử Đại Pháp. Qua bài học này, với tâm thuần tịnh chúng ta nên chu đáo hơn, học hỏi từ các học viên khác xung quanh chúng ta và thật sự tu luyện bản thân. Điều này cho phép chúng ta hợp tác tốt hơn với người khác và nâng cao bản thân chúng ta như là một chỉnh thể.
Những điều này chỉ là hiểu biết cá nhân tôi, và tôi hy vọng các học viên có thể chỉ ra những điều không phù hợp.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/4/16/221562.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/4/28/116514.html
Đăng ngày 12-05-2010; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.