Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp từ Iran
[MINH HUỆ 29-04-2010] Trong ‘Giảng Pháp tại Pháp hội miền đông Mỹ quốc’ (New York 27-28/ 03/ 1999) Sư Phụ giảng những điều sau (tạm dịch):
“Câu hỏi: Trong tâm con, con không muốn làm gì cả. Sau khi đọc kinh văn của Sư Phụ, con cảm thấy bị sốc và có cảm giác khẩn cấp, nhưng con không thể khởi tâm khẩn trương .
Sư Phụ: Đó là vì sự lười biếng bắt đầu làm hỏng chư vị, do vậy chư vị phải vượt qua nó. Ai cũng sẽ gặp phải điều này. Có lúc nó thể hiện rất mạnh mẽ; lúc khác nó có vẻ tương đối nhẹ nhàng. Đó là điều ngăn cản chư vị luyện công hay tinh tấn trong tu luyện. Hãy vượt qua nó! Phá tan nó. Có lẽ điểm then chốt hay mẫu chốt của rào cản này chính là chấp trước của chư vị, và nếu chư vị trừ bỏ nó đi thì chư vị có thể khắc phục và vượt qua được ngay lập tức. (Vỗ tay) “.
Trong một thời gian dài, tôi không nhìn thấy bất kì sự tiến bộ nào trong sự tu luyện của tôi và thường thấy bản thân mình không đạt tiêu chuẩn của một đệ tử chân tu. Ngay cả khi tôi cố gắng chăm chỉ để thành một người tu luyện thực sự, tôi vẫn thất bại và cuối cùng từ bỏ cố gắng. Sư Phụ biết được trong tâm của từng đệ tử. Tôi đã có cơ hội đi tới một thành phố khác cùng với những học viên khác trong năm ngày học Pháp. Tôi bắt đầu học Pháp với một ý trí quyết tâm vững vàng để thực sự thay đổi bản thân từ trong cốt lõi thâm tâm.
Trong suốt những ngày đó, nhờ sự từ bi vĩ đại của Sư Phụ, mọi thứ bắt đầu thay đổi. Ngày đầu tiên tôi đã đối mặt với nhiều chấp trước như danh, lợi, chứng thực bản thân, sắc dục và sợ hãi. Đối mặt với chúng thật khá khó khăn nhưng vì tôi giữ tâm chân thật, tôi đã có thể vượt qua mỗi một tư tưởng và ý niệm không phải của tôi và cuối cùng giải phóng bản thân mình. Trong những ngày đó tôi thực sự cố gắng hy sinh và luôn cân nhắc đến người khác trước bản thân mình và điều này cho tôi một bước nhảy vọt trong tu luyện. Tôi thực sự nghiêm khắc với bản thân và cố gắng sử dụng tốt nhất thời gian. Buổi tối, tôi đi ngủ sau khi phát chính niệm (1h25 sáng theo giờ Iran) và thức dậy sau 5h sáng một chút để tập công.
Ngày thứ hai tôi trải nghiệm một trạng thái tu luyện đăc biệt khi tôi tách ra khỏi thân thể vật chất của tôi và có một khoảng cách cỡ vài mét giữa con người thật của tôi với thân thể vật chất của tôi. Trong trạng thái này tôi có thể thấy những tư tưởng, suy nghĩ của thân thể vật chất thậm chí trước khi chúng hình thành và phân biệt được nơi chúng đến hay điều chúng sẽ làm. Tôi trải nghiệm trạng thái này trong khoảng một tiếng đồng hồ. Sau khi trải nghiệm trạng thái này, tôi cảm thấy một tình trạng rất khẩn cấp và điều đó làm cho tôi tôi luyện ý chí nhiều hơn, trở nên tinh tấn hơn, minh bạch hơn.
Những ngày học Pháp đó thực sự là một cơ hội tuyệt vời cho tôi. Sau đó tôi tiếp tục tinh tấn. Tôi muốn chia sẻ kinh nghiệm của tôi về những điều đã xảy ra sau đó:
Hôm sau ngày trở về, tôi vẫn giữ lịch đi ngủ sau khi phát chính niệm vào lúc 1h25 sáng (giờ Iran), thức dậy vào lúc 5h15 sáng và đi làm.Trong một thời gian tôi cực kì buồn ngủ và ngay cả khi đi bộ tôi cũng mơ màng. Ngay lập tức một suy nghĩ loé lên trong đầu tôi ‘Mình là một người tu luyện. Một người tu luyện cần ngủ bao lâu? Mình nghe nói có một số học viên chỉ ngủ hai tiếng đồng hồ mỗi ngày. So với điều này này mình đã ngủ quá nhiều’. Với những suy nghĩ này thân thể tôi bắt đầu thay đổi và cơn buồn ngủ bắt đầu biến mất. Tôi tiếp tục với suy nghĩ: “Mình là một học viên và mình không được để mất thời gian quý báu bằng việc ngủ quá nhiều”. Cơn buồn ngủ và tình trạng mơ màng đã tiêu tan, nhưng nó vẫn còn một chút. Tôi nói‘ Thôi được rồi, dành vài phút cho phát chính niệm, nếu ngươi không muốn rời đi hoàn toàn, ngươi sẽ phải bị tiêu trừ’. Sau khi phát chính niệm không còn dấu hiệu buồn ngủ hay mơ màng nữa. Cơ thể tôi đạt được tiêu chuẩn của người chân tu, nghĩa là nhẹ nhàng, thoải mái, khoẻ khắn, tràn năng lượng và đầu óc minh mẫn.
Vài ngày sau, lúc 12h30 sáng. Tôi nói với chính mình ‘Thôi được rồi, mình đã làm nhiều việc hôm nay. Mình sẽ ngủ một chút cho đến giờ phát chính niệm và tới lúc đó mình sẽ trở nên tràn năng lượng và đầu óc sẽ tỉnh táo trở lại’. Rất tiếc tôi đã bỏ lỡ phát chính niệm lúc 1h25 sáng, tôi cũng đã bỏ lỡ phát chính niệm lúc 7h25 sáng! Sau khi thức dậy tôi thực sự tức giận khi nhận ra điều gì đã xảy ra, giống như một người chân tu bắt đầu hướng nội nhìn vào trong bản thân mình. Sau đó Sư Phụ từ bi của chúng ta đã điểm hóa tôi bằng bài thơ ‘Kiên định’:
Kiên định trong Hồng Ngâm II:
“Giác ngộ giả xuất thế vi Tôn.
Tinh tu giả tâm đốc viên mãn.
Cự nan chi trung yếu kiên định.
Tinh tấn chi ý bất khả chuyển.”
Ngày 3 tháng 5 năm 1999
Chỉnh sửa vào tháng 2 năm 2004
Vâng, đó là vấn đề. Tôi đã thay đổi ý chí của mình. Trong quá khứ, tôi có nhiều thiếu sót trong phương diện này. Ví dụ như: Một lần tôi quyết định phát chính niệm 30 phút một ngày vào một thời điểm đặc biệt. Sau một thời gian tôi nói ‘Hôm nay mình đã làm nhiều việc và mình mệt. 25 phút là đủ rồi’. Vài hôm sau tôi nói ’20 phút là đủ’. Sau đó tôi lại nói ‘Từ giờ mình sẽ theo tiêu chuẩn chỉ 15 phút thôi, ngay cả khi tại những thời điểm mình tự thiết lập thêm’. Và sau đó tôi quên mất luôn thời điểm phát chính niệm trong thời gian đó.
Vài ngày sau tôi nhận ra rằng học Pháp cũng khó khăn và trong công việc tôi cảm thấy buồn ngủ và không làm việc tốt. Thậm chí niệm đầu ‘Mình là một người tu luyện’ cũng không có hiệu quả. Tôi hướng nội tìm kiếm và trong lúc học Pháp Sư Phụ đã điểm hóa cho tôi ‘Chư vị phải yêu cầu bản thân một cách nghiêm khắc, tu luyện Phật Pháp yêu cầu chư vị dũng mãnh tinh tấn.’ (Chuyến Pháp Luân, ‘Bài giảng thứ chín’) Tôi hiểu rằng đây là tiêu chuẩn của một người tu luyện chân chính. Anh/ cô ấy phải luôn nghiêm khắc với bản thân, luôn trong một trạng thái dũng mãnh tinh tấn. Tôi hiểu thông qua việc học Pháp rằng việc tu luyện của chúng ta liên quan đến tu luyện vũ trụ, vì vậy nếu chúng ta muốn điều gì đó và khi tâm tính chúng ta phù hợp với các tiêu chuẩn của Pháp, điều đó phải có cho chúng ta. Nếu chúng ta muốn một số điều như dũng mãnh hay một trạng thái tràn đầy năng lượng, chúng ta sẽ đạt được.
Một hay hai ngày sau, tôi nhận ra rằng suy nghĩ bình thường của tôi không hiệu quả trong việc chống lại con quỷ lười biếng. Thông qua học Pháp, tôi nhận ra rằng không chỉ chúng ta cần phải đề cao tâm tính mà chúng ta còn phải luôn nâng cao tiêu chuẩn của chúng ta và phát triển chính niệm ngày cành mạnh mẽ.
Vài ngày sau tôi bắt đầu học Pháp lúc 9h tối nhưng tôi bị buồn ngủ và đầu óc tôi không tỉnh táo. Tôi nghĩ trong đầu: ‘Mình mệt, hãy ngủ khoảng 10 phút để nghỉ một chút, dù sao thì mình cũng đã chịu quá nhiều áp lực’. Tôi ngủ nhưng lại thức dậy lúc 1h25 sáng. Chuông báo phát chính niệm reng lên! Trong khi phát chính niệm, tôi vẫn còn buồn ngủ. Nhìn lại tình huống này ngày hôm sau, tôi hiểu rằng tôi đã dùng tâm con người để nhìn vấn đề (Tôi mệt, tôi phải chịu áp lực, tôi ở trong quá nhiều áp lực). Tại sao tôi không nhờ Sư Phụ giúp đỡ? Tại sao tôi không phát chính niệm? Tại sao tôi không tập công? Là người tu luyện là một điều siêu thường, và do vậy chúng ta phải nhìn nhận các vấn đề của chúng ta từ một cảnh giới cao hơn. Chúng ta không thể dùng suy nghĩ tư tưởng người thường để đánh giá vấn đề.
Qua học bài giảng Pháp tại New York năm 1999, tôi hiểu rằng con quỷ lười biếng có loại tác động này: Trong không gian này mọi thứ đều có thể hủy hoại và sự lười biếng này là nguyên nhân của việc giảm sút chính niệm và ý chí của chúng ta. Nó phá hoại niệm đầu của chúng ta một cách chậm chạp, từng bước và từng chút một, làm hỏng chúng. Bởi vì cảm xúc con người, tình và ham muốn, chúng ta không thể nhận ra những thay đổi này, những thiếu sót và sự bào mòn chính niệm trong chính chúng ta, vì tình cảm và ham muốn dục vọng có một ảnh hưởng làm tê liệt, mê mẩn, say sưa chủ ý thức con người, giống như rượu vậy.
Lười biếng giống như một chất keo nhầy dính và bao quanh từng chấp trước để bảo vệ nó khỏi bị tấn công. Lười biếng hợp tác với tất cả các chấp trước để bảo vệ chúng khỏi tan rã. Tôi muốn nói thêm về hiểu biết của tôi về một vài ảnh hưởng của lười biếng được biết đến trong không gian con người chúng ta: cảm giác yếu kém và không có khả năng, nghĩ rằng việc gì đó quá khó, không thể chịu khổ, sự tê cứng và yếu kém trong suy nghĩ và thân thể chúng ta, thất vọng, ít nỗ lực trong công việc, tìm kiếm sự thoải mái, buồn rầu, không thể tập trung và đặc biệt là buồn ngủ khi học Pháp; những điều này chỉ là một số biểu hiện.
Trong Chuyển Pháp Luân, Bài giảng thứ năm, Sư Phụ nói ‘Nhất chính áp bách tà’. Khi ai đó đang học Pháp mà không tập trung và buồn ngủ, điều đó cho thấy anh/cô ấy lúc đó không có ngay cả 1/100 chính niệm của một người chân tu và anh/cô ấy học Pháp với tâm trí của một người thường.
Trong quá khứ, khi học Pháp tôi đã buồn ngủ và đối xử giống như một người không tu luyện vậy. Ví dụ như, tôi rửa mặt bằng nước lạnh và thử nhiều cách khác để tỉnh táo. Nhưng làm theo cách này giống như nhìn vấn đề với tâm con người. Tôi đã nhận ra rằng trạng thái đó là không bình thường đối với một người tu luyện, nhưng vì sự tê liệt gây ra bởi ham muốn và tình cảm; tôi chưa bao giờ nghĩ về nó một cách nghiêm túc.
Khi chúng ta thực sự thoát khỏi sự lười biếng và tôi luyện ý chí chúng ta, khó khăn như núi sẽ trở nên giống như một ngọn đồi nhỏ bé. Sau đó, khi chúng ta nhìn chúng và nhìn con đường của chúng ta, chúng ta sẽ hiểu: ‘Đây là con đường mà mình nên đi’. Chúng ta sẽ hiểu rằng chúng ta chỉ ở đây trong một thời gian ngắn ở nơi tạm bợ này, chúng ta sẽ sớm để lại mọi thứ và vội vã rời đi.
Sự bền bỉ, kiên trì và có một ý chí được tôi luyện – đạt được những điều này là khảo nghiệm chính yếu cho đến cuối con đường tu luyện của chúng ta. Miễn là chúng ta còn ở không gian này, mọi thứ phải trải qua sinh, lão, bệnh, tử, ngay cả mọi khía cạnh của suy nghĩ tư tưởng con người của chúng ta.
Một lần tôi có nói chuyện với một bạn đồng tu. Anh ấy nói :“Tôi không buông lơi và tôi vẫn tu luyện như trước đây. Nhưng tôi không hiểu tại sao mọi thứ vẫn đứng lại và không gì tiến triển cả!” Tôi nói “Anh bạn, tôi hiểu rằng tiêu chuẩn của một người tu luyện thực sự đã nâng cao rất nhiều và bây giờ chúng khá cao. Nếu chúng ta vẫn tiếp tục với cách chúng ta đỗi đãi với mọi thứ như trước đây chúng ta sẽ không đáp ứng được những tiêu chuẩn đó. Chúng ta phải thăng tiến”. Anh ấy nói “Ồ, điều này thật có ý nghĩa. Như tôi hiểu từ bài giảng Pháp của Sư Phụ, ngay cả khi tà ác đã giải thể và môi trường của chúng ta trở nên trong sạch hơn, chúng ta càng phải tinh tấn hơn nữa. Tôi tin rằng các tiêu chuẩn được nâng lên mỗi ngày và chúng ta phải đề cao bản thân cùng với chúng”.
Các bạn đồng tu thân mến! Nếu chúng ta không hoàn thành thệ ước, nếu chúng ta không tôi luyện ý chí, nếu chúng ta không đạt tiêu chuẩn của một người chân tu luyện, tôi nghĩ rằng không chỉ là chúng ta sẽ bỏ lỡ cơ hội rất lớn này, mà những chúng sinh đã đặt hết hy vọng của họ vào chúng ta cũng sẽ không bao giờ tha thứ cho chúng ta vì sự đánh mất này và chúng ta sẽ không bao giờ có thể tu luyện được nữa.
Tôi muốn kết thúc bài chia sẻ này bằng những lời giảng của Sư Phụ:
Chuyển Pháp Luân, Bài giảng thứ 4:
“Chúng tôi cấp cho chư vị nhiều như thế; tất cả mọi người chỉ cần thực tu, dùng ĐạiPháp để yêu cầu bản thân một cách nghiêm khắc, [thì] tôi đều coi chư vị là đệ tử; chỉ cần chư vị tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, chúng tôi sẽ coi chư vị là đệ tử. Nếu chư vị khôngmuốn tu, thì chúng tôi không có cách nào“.
Trong “Giảng Pháp tại Pháp hội Miền Đông Mỹ quốc” (New York 27-28/ 03/ 1999) (tạm dịch):
“Câu hỏi: Trong cuộc sống hàng ngày, con không bận tâm đến nhiều thứ, Có phải điều đó cũng làm con không bận tâm đến những khảo nghiệm trong tu luyện? Sư Phụ: Nếu trong quá trình tu luyện của chư vị Đại Pháp không thể làm xáo trộn chư vị và có vẻ như không khác mấy với những điều bình thường khác, vậy thì tôi nghĩ đó thực sự là vấn đề. Trong trường hợp này chư vị nên dành nhiều thời gian tập trung học Pháp và vượt qua trở ngại này. Khi điều này giống như một bức tường sắt và không thể vượt qua, và nó cản trở nghiêm trọng đến sự giác ngộ và sự hiểu Pháp của chư vị, tại sao chư vị không vượt qua và mở nó ra?”
Chuyển Pháp Luân, Bài giảng thứ 9:
“Lão tử giảng: ‘Thượng sỹ văn Đạo, cần nhi hành chi; trung sỹ văn Đạo, nhược tồn nhược vong; hạ sỹ văn Đạo, đại tiếu chi; bất tiếu bất túc dĩ vi Đạo.’ Với người tu luyện chân chính, tôi nói rằng rất dễ, không phải là cái gì đó cao quá không với tới được.“
Xin chỉ ra thiếu sót trong hiểu biết của tôi.
Hợp thập.
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/4/29/116529.html
Đăng ngày 11-05-2010; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.