Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc

[MINH HUỆ 03-09-2019] Mười năm trước, Tổng Giám đốc của tôi đã yêu cầu tôi tới một cuộc họp. Tôi vừa nhìn lên đúng lúc bắt gặp cái nhìn đắc ý trên khuôn mặt người quản lý mua hàng khi anh ấy đi về phòng họp. Tôi nghi ngờ rằng một nhà cung cấp đã phàn nàn về tôi. Tôi nhanh chóng cầm lấy cây bút khi đứng dậy và viết nguệch ngoạc dòng chữ “Chân, Thiện, Nhẫn” lên lòng bàn tay. Tôi muốn nhắc nhở bản thân nhẫn chịu mọi lời cáo buộc hay chỉ trích nhắm vào tôi.

Tại cuộc họp, tôi ngồi đối diện với người quản lý mua hàng và Tổng Giám đốc ngồi ở giữa. Anh ấy đã đi thẳng vào vấn đề: “Tại sao chị không xác minh các tài khoản theo yêu cầu của nhà cung cấp? Tôi đã khá khó chịu và nói: “Lúc đó tôi đang rất bận nên tôi nói không có thời gian để làm việc đó. Anh ta liền tức tối đi khỏi.”

Người quản lý mua hàng cũng nói điều gì đó, mặc dù tôi không thể nhớ được. Nhưng tôi có thể nhớ rõ rằng lúc đó tôi có rất nhiều thứ cần phải nói ra. Nghĩ đến việc mình đang mang theo cảm xúc và tâm thái bất bình, nếu nói ra trong lúc nóng giận, sẽ làm cho mọi việc trở nên tồi tệ hơn. Vì vậy, tôi đã chọn cách nhẫn nhịn, kiềm chế không nói ra. Thật không dễ chịu trong tình huống đó. Tôi cảm thấy mình không đạt được tiêu chuẩn cần thiết của một người tu luyện:

Hoàn toàn không hề nảy sinh uất hận, không cảm thấy uỷ khuất thì mới là cái Nhẫn của người tu luyện. (“Thế nào là Nhẫn”-Tinh tấn yếu chỉ)

Tất cả những gì tôi có thể làm là nắm chặt lòng bàn tay với những chữ “Chân, Thiện, Nhẫn” đã viết nguệch ngoạc trên đó và buộc bản thân mình phải chịu đựng hết thảy.

Sau đó tôi đã viết một báo cáo cho Tổng Giám đốc trình bày quan điểm của mình về sự việc, nhưng tôi đã không ám chỉ ai. Tôi có thể làm được việc đó bởi vì tôi coi mình là một người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp và mang theo Pháp của Sư phụ Lý trong tâm:

“Hắn chơi tôi, [thì] tôi chơi hắn. Hắn có người [ủng hộ], tôi cũng có người [ủng hộ]; xử lý nhau thôi.” Ở nơi người thường, [nếu] làm thế, thì người thường sẽ nói chư vị là người mạnh mẽ. Tuy nhiên là một người luyện công, thì như thế là quá dở. Chư vị cũng tranh cũng đấu giống như người thường, thì chư vị chính là người thường; nếu chư vị còn hơn cả hắn, thì chư vị lại còn chẳng bằng người thường như hắn.” (Bài giảng thứ tư, Chuyển Pháp Luân)

Một thời gian sau, tôi bỏ công việc đó vì không muốn làm việc vào ngày thứ Bảy. Khi tin tức tôi bỏ việc lan rộng, một nhà cung cấp vốn ít nói đã đến văn phòng của tôi và nói: “Tôi nghe thấy tin chị chuẩn bị rời đi. Đó sẽ là một mất mát đối với công ty.”

Nhà cung cấp này từng hỏi địa chỉ nhà của tôi. Anh ấy nói: “Chị đã từ chối tất cả những món quà và thẻ quà tặng mà tôi tặng cho chị nên tôi nghĩ tôi sẽ gửi chúng cho chị ở nhà.” Tôi nói: “Không, cảm ơn anh. Xin anh đừng làm điều đó. Tôi không làm gì thêm cho anh hoặc cho anh bất kỳ một ân huệ nào. Đó là tất cả là một phần công việc của tôi. Tôi không thể nhận quà tặng của anh. Trên thực tế, tôi không nhận quà tặng từ ai cả, vì vậy xin vui lòng đừng cảm thấy như mình là ngoại lệ.”

Sau khi rời đi, tôi làm việc cho công ty hiện tại, trực thuộc một tập đoàn có hai công ty. Tôi làm việc cho công ty thứ nhất. Sau ba năm, công ty này sáp nhập với công ty thứ hai. Tập đoàn yêu cầu vị trí của tôi chỉ cần một người. Người cùng cấp với tôi trong công ty thứ hai là bà Trân, bà đã trở lại làm việc cho công ty này sau khi chính thức nghỉ hưu. Bà đã gắn bó với công ty hơn mười năm. Người quản lý trực tiếp của bà là em gái của chủ tịch công ty. Người quản lý trực tiếp của tôi là Phó Tổng Giám đốc, một trong những vị nguyên lão trong công ty thứ nhất. Ông cũng gắn bó với công ty hơn 10 năm.

Với việc sáp nhập sắp tới, bà Trân hoặc tôi sẽ mất việc, nên tôi cảm thấy hẫng hụt vì những gì mình nên làm. Tôi biết rằng, việc sa thải một trong hai người sẽ do lãnh đạo cấp độ công ty quyết định nên nằm ngoài tầm kiểm soát của các lãnh đạo trực tiếp của chúng tôi. Tôi yêu công việc và nơi tôi làm việc, nhưng là người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, chúng tôi phải chiểu theo Pháp của Sư phụ, quan tâm đến người khác và không cạnh tranh. Tôi quyết định mình sẽ ra đi vì tôi trẻ hơn bà Trân nhiều và tôi cũng sẽ dễ dàng tìm được một công việc khác. Tôi hoàn thành công việc và đợi thời điểm thích hợp để xin nghỉ.

Vài ngày sau, Phó Tổng Giám đốc hỏi xem liệu tôi có muốn được chuyển sang một vị trí khác trong phòng này không. Tôi trả lời: “Tôi tin rằng sẽ không khó để tôi đảm nhận vai trò khác. Tôi đã không gây ra bất kỳ rắc rối nào trong suốt những năm tôi làm việc cho anh”. Anh ấy nói: “Đó là lý do tại sao tôi muốn chuyển chị sang làm một việc khác”. Sau đó, tôi vội vàng nói: “Cảm ơn anh, nhưng tôi có đã quyết định rời khỏi công ty. Tôi trẻ hơn bà Trân, vì vậy tôi sẽ dễ dàng tìm được một công việc khác. Ngay cả khi tôi đảm nhận một vai trò khác, một người khác sẽ phải mất việc”. Một người quản lý khác có mặt nói rằng: “Chị quá tốt!”. Phó Tổng giám đốc yêu cầu tôi suy nghĩ kỹ, nhưng tôi đã nói với anh ấy rằng không cần thiết.

Tôi trở lại văn phòng của mình và chuẩn bị từ chức. Ngày hôm sau, bà Trân được triệu tập đến văn phòng của người quản lý của bà để gặp Phó Tổng Giám đốc của tôi và người quản lý khác từ công ty thứ hai. Khi bà Trân họp xong, bà nói với chúng tôi rằng: “tôi rất ngạc nhiên vì công ty sẽ trả cho tôi khá nhiều tiền trợ cấp thôi việc. Những người ‘tái thuê lại’ thường không được ký hợp đồng lao động chính thức vốn có kèm điều khoản bảo hiểm an sinh xã hội, tức là những người như vậy thì không được hưởng bất kỳ khoản trợ cấp thôi việc nào”. Bà đã rất vui với khoản tài chính may mắn bất ngờ này, nhưng tôi có thể nói rằng bà cũng buồn khi phải rời đi sau khi đã làm cho công ty nhiều năm.

Sau khi bà Trân ra đi, khối lượng công việc của tôi tăng lên. Tệ hơn nữa, tôi đã phải làm các chính sách mới không có tham chiếu. Một số nhân viên văn phòng không hài lòng về những thay đổi và thất vọng về tôi: “Hãy nhìn vào mớ hỗn độn mà chị đã tạo ra. Nó chưa từng như thế này trước đây”. Một nhân viên khác nhìn vào mắt tôi và nói: “Chị đang đề cập đến những chính sách mới nào? Chị đã bịa ra chúng để có được con đường của riêng chị.”

Bất chấp tất cả những điều này, tôi vẫn giữ một thái độ thân thiện: “Chúng là những chính sách từ lãnh đạo cao nhất. Thay đổi cần có thời gian và tôi chắc chắn anh/chị sẽ quen với chúng trong khóa đào tạo. Tôi muốn xóa tan sự không hài lòng của họ bằng thiện tâm và cách tiếp cận tích cực. Nó đã có hiệu quả. Chứng kiến những sự thay đổi, phó tổng giám đốc nói với tôi: “Nếu là bà Trân, tôi chắc chắn sẽ có nhiều cuộc tranh luận trong khi làm.”

Sau khi thực hiện các chính sách mới, tôi nghĩ cuối cùng mình sẽ có thể tận hưởng một chút bình yên trong công việc. Nhưng không phải vậy. Em gái Chủ tịch công ty yêu cầu tôi đến văn phòng của cô ấy. Cô ấy cho tôi xem một mẫu đánh giá tiền lương và nói: “Tôi đang trình cái này lên Tổng Giám đốc để đề xuất tăng lương cho chị. Tôi đã viết rằng chị dọa sẽ rời đi nếu không được tăng lương.” Tôi không đồng ý: “Không không, tôi không nói hay có ngụ ý gì về việc đó cả.” Sau đó, cô ấy nói: “Chị là một người tốt, có một nhân cách tuyệt vời, và rất có khả năng. Nhưng tôi không thích chị.” Tôi mỉm cười với cô ấy và khẽ nói: “Nếu không có gì khác, tôi sẽ quay lại làm công việc của mình”. Tâm thái bình tĩnh của tôi đã ngăn cô ấy lại và cô ấy nói với tôi rằng tôi có thể đi.

Tôi nghĩ về vị trí bấp bênh của cô ấy trong công ty. Sau khi sáp nhập, đã có những thay đổi về Ban Giám đốc công ty. Chủ tịch ban đầu đã bán cổ phần của mình, và một Tổng Giám đốc mới, người nước ngoài, được bổ nhiệm vào bộ phận của chúng tôi. Vị trí mà cô được thụ hưởng vì là em gái của Cựu Chủ tịch không còn được thừa nhận rộng rãi nữa. Kết quả là, có sự căng thẳng liên tục giữa cô và Tổng Giám đốc mới. Hơn nữa, cô ấy đã gần như cô đơn sau khi những người đã làm việc dưới quyền của cô ấy trong nhiều năm đều đã rời đi.

Đối với tôi, mặc dù đã cố gắng hết sức để hành xử theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn, tôi vẫn có nhiều chấp trước của người thường như quá thận trọng và quan tâm đến việc bảo vệ bản thân. Tôi đã không thắng cô ấy mặc dù cô ấy thừa nhận tôi là một người tốt và một nhân viên có năng lực. Tôi chỉ có đổ lỗi cho cách cô ấy đối xử với mình.

Hóa ra sau đó, thay vì bị sa thải, tôi được tăng lương. Một năm sau cô ấy rời công ty và bây giờ chúng tôi là những người bạn tốt. Cô ấy luôn mang cho tôi những món quà sau những chuyến đi nước ngoài.

Sau nhiều năm tu luyện, tôi không cần phải viết “Chân-Thiện-Nhẫn” trên lòng bàn tay nữa. Tôi chỉ cần ghi nhớ chúng trong tâm và làm hết mình để đồng hóa nguyên lý này. Tôi tin rằng nếu tất cả chúng ta thực hành những Pháp lý của Sư phụ, chúng ta sẽ hóa giải được nhiều vấn đề và xung đột giữa mọi người.


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2019/9/3/-392157.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/10/27/180498.html

Đăng ngày 18-12-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share