Bài viết của đệ tử Đại Pháp

[MINH HUỆ 10-10-2019] Ngạn ngữ phương Tây cổ đại có câu: “Con người thì suy nghĩ, Thượng đế thì cười”. Câu này cũng được nhà văn người Séc Milan Kundera sử dụng trong cuốn sách “Con người không thể biết được chân lý” để mô tả sự nhỏ bé và những hành vi ấu trĩ, trong khi tự cho là thông minh của con người.

Sao lại nói “Con người thì suy nghĩ, Thượng đế thì cười?“ Bởi vì cơ điểm suy xét vấn đề của nhân loại là kiến thức ở tầng thấp nhất. Và kiến thức nếu do nhân tâm của con người tạo thành mà đưa ra kết luận thì kiến thức này sai, cả phương pháp và tầm nhìn cũng là vì vị ngã vị tư mà ra, cũng vì thỏa mãn dục vọng mà làm ra những việc như vậy. Kết quả của những suy nghĩ tất nhiên đều rời xa chân lý. Cho nên trong mắt của những sinh mệnh trên cao tầng, những suy nghĩ đầy ưu tư của con người có đáng cười không?

Khi chúng ta dùng những thứ này để giao tiếp giữa người với người, nhất là dùng suy nghĩ của mình để đánh giá người khác thì có rất nhiều mâu thuẫn và hiểu lầm sẽ phát sinh. Lúc này, nếu không thể tự tìm vấn đề của bản thân mà vẫn cố chấp, duy trì ý kiến của mình không buông, thì mặt ác của con người sẽ được bổ sung năng lượng, từ đó mất đi lý tính. Do ảnh hưởng của cảm xúc và tranh chấp sẽ khiến sự tình càng cực đoan hơn, dẫn đến làm tổn thương lẫn nhau.

Điều này cũng xảy ra đối với người tu luyện, nếu mà có nhân tâm thì sẽ có tranh chấp. Nếu tình huống như vậy xảy ra trong một thời gian dài và nhiều lần, đó là có vấn đề, và bị dừng lại ở tầng này khá lâu. Vậy, người khác trong mắt chúng ta là gì? Đó có lẽ là sự phản chiếu những quan niệm của chúng ta để đánh giá người khác. Tôi cho rằng vấn đề của người khác cũng chính là vấn đề của chúng ta. Những vấn đề của người khác trong mắt chúng ta thực sự là tấm gương phản ánh chính xác trong tâm chúng ta. Do đó, trong tu luyện khi phát sinh mâu thuẫn hoặc chứng kiến bên thứ ba phát sinh mâu thuẫn, thì đều phải tìm vấn đề ở bản thân, vì có nhân tâm mới chứng kiến những sự việc như vậy. Khi chúng ta thấy người khác có vấn đề, có ít nhất hai khả năng. Một khả năng là Sư phụ cho chúng ta thấy để nói cho đối phương và nhắc nhở đối phương. Hai là để cho chúng ta xem, để chúng ta hướng nội tìm vấn đề của bản thân. Vì vậy, khi bạn gặp vấn đề và muốn nói với bên kia, bạn chỉ có thể dùng ngữ khí hòa ái và thiện tâm để nhắc nhở. Khi đối phương cảm nhận được thiện ý thì sẽ tiếp nhận, nếu như không tiếp nhận thì tâm tính của đối phương có vấn đề, cũng đừng cưỡng ép người khác, tu hay không tu là vấn đề của anh ta.

Trên thực tế, trong hầu hết các trường hợp đều là vì bản thân có vấn đề mà cố ý để cho chúng ta chứng kiến biểu hiện vấn đề của người khác. Bởi vì chúng ta tu luyện là tu chính mình chứ không phải tu người khác. Chủ yếu là người tu luyện rất khó nhìn thấy tình huống của người khác, nên khi người khác không chấp nhận chia sẻ, nó sẽ dẫn đến những tranh chấp không cần thiết. Bởi vì người tu luyện không thể luôn giữ vững tâm tính và khi nhân tâm nổi lên, đặc biệt là ma tính chưa được loại bỏ thì có khi hành xử của chúng ta còn tệ hơn người thường, điều này rất không cần thiết. Vì vậy, vấn đề của người khác trong mắt chúng ta, vừa để cho chúng ta tìm vấn đề của bản thân, vừa để cho chúng ta tu luyện. Từ quan điểm này, muốn tu luyện tốt phải chú ý điều này.

Chúng ta là người tu luyện phải dùng Pháp lý để cân nhắc vấn đề, phải làm tốt ba việc mà đệ tử Đại Pháp phải làm, như thế thì sẽ không rời xa khỏi Pháp.

Trong các cuộc trao đổi, chúng ta phải tôn trọng sự hiểu biết của nhau. Đối với nhận thức và lĩnh ngộ Pháp lý, chúng ta không nên nói ai đúng ai sai. Cảnh giới và tầng thứ khác nhau, vì vậy, không có gì phải tranh cãi hay bất đồng với nhau. Trao đổi giữa người tu luyện với nhau, tuy không đạt đến sự thần thánh thánh khiết như những vị Thần nhưng nhất định phải khiêm nhường. Mặc dù tu luyện trở thành Thần nhưng không thể tránh khỏi trạng thái của con người nhưng cuối cùng đều phải đi về phía Thần.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/10/10/我们眼中的别人-394409.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/10/23/180443.html

Đăng ngày 08-12-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share