Bài của học viên Đại Pháp tại Trung Quốc

[MINH HUỆ 31-12-2009]Tôi từng nghĩ làm bạn đồng tu nhận thức được sai lầm của mình chính là cách để anh ấy thăng tiến và đó là biểu hiện lòng đại từ bi. Nhưng tôi đã khiến điều này thành cực đoan, tạo nên sự ngăn cách giữa bản thân và các học viên khác. Trong quá trình ghi nhớ Pháp, hướng nội tìm kiếm, và đọc các bài chia sẻ của các bạn học viên trên trang mạng Minh Huệ, tôi thấy nhận thức của mình cần phải thay đổi.

1. Luôn nhìn thấy thiếu sót của người khác không phải là Từ bi

Ví dụ về cảm xúc của người thường là vui khi những người khác tốt với mình, không vui khi những người khác không tốt với mình; hoặc là, vui nếu ai đó làm điều gì tốt cho mình, và không vui khi người ta làm điều gì xấu đối với mình. Trước kia, vì hành xử như người thường, tôi rất chấp trước vào tình trạng tu luyện và các thiếu sót của các bạn học viên khác. Tôi vui nếu thấy các bạn thay đổi nhưng nếu các bạn học viên không nghe theo lời khuyên của mình và không thay đổi chút nào, tôi liền không vui. Tôi cảm thấy khó chịu khi gặp họ và thậm chí còn dùng lời lẽ nghiêm khắc khiến họ bực mình. Tôi nghĩ rằng đây là tốt và họ sẽ không nhận thức được nếu không có những ‘đòn nặng’. Thực ra, tôi đã lợi dụng cảm xúc của các bạn học viên để khiến họ thay đổi. Nói cách khác, tôi vẫn chưa có đủ tấm lòng từ bi.

Sư Phụ giảng:

Thực ra trong toàn thể Chính Pháp đều là có bổn ý thực hiện theo phương thức khoan dung nhất và từ bi nhất như vậy. Không kể chúng sinh trong lịch sử đã sai đến đâu’. (‘Giảng Pháp tại Canada, 2006’)

Chúng ta, là học viên Đại Pháp, cần phải học theo Sư Phụ. Chúng ta nên tha thứ cho những hành động của chúng sinh trước kia, quên đi những ân oán trong quá khứ. Chúng ta nên thoát khỏi cái vòng của luân hồi và quả báo và không nên bị kiểm soát bởi cái tình. Chúng ta cũng nên đối xử với tất cả chúng sinh và các bạn học viên với tâm đại từ bi. Nếu chúng ta không thể vứt bỏ những ân, những oán và những chấp trước đối với thiếu sót của các bạn học viên, chúng ta sẽ không thể tu luyện mình theo yêu cầu của Pháp.

Tôi thấy mình không nhân từ khi nghĩ đến sự phân cách, chú ý đến thiếu sót của người khác, có chấp trước đối với sai lầm của người khác, để ý đến thái độ của họ, hoặc quan tâm đến các sự được mất. Cái sự thiếu nhân từ này không chỉ biểu hiện qua hành động. Khi chúng ta có những ý nghĩ xấu mà tâm tính biểu hiện ra, các yếu tố bất hảo cũng sẽ sản sinh ra trong trường của chúng ta. Nhân tố bất hảo này chính là những rào cản, Đôi khi, tôi thực hiện tốt trên bề mặt. Nhưng tôi thấy sai trong tâm mình. Kết quả là các bạn khác không quan tâm đến những gì tôi làm. Thực ra đó là chuyện gì? Nếu tôi không thiện từ trong tâm mình thì người khác đều cảm nhận được điều đó. Dù cho tôi có làm tốt thì một chướng ngại đã được dựng nên. Tất nhiên, người khác không quan tâm. Sư Phụ giảng:

Đệ tử Đại Pháp cần phải xử lý mọi việc một các tích cực. Không nhìn vào mặt tiêu cực của người khác. Chư vị luôn phải nhìn vào mặt tích cực của họ. Thực ra, chư vị có biết khi tôi mới bắt đầu dạy Đại Pháp cho chư vị, trong lớp học chẳng phải có rất nhiều tư tưởng người thường phóng ra từ dưới hội trường kia? Có những niệm của một số người thực sự là xấu, nhưng tôi không nhìn nhận bất cứ một thứ nào. Tôi chỉ nhìn vào mặt tốt của chư vị, như thế tôi mới có thể cứu chư vị. (‘Giải Pháp tại Pháp hội miển Tây Mỹ quốc vào tết Nguyên Tiêu năm 2003’) (Tạm dịch)

Chiểu theo Pháp, tôi nghĩ mình đã giúp các bạn đồng tu; thực ra, tôi đã chỉ nhìn thấy những mặt xấu của người khác. Tôi thậm chí đánh giá người ta theo hành động và lời nói. Lấy cớ này, tôi còn có ý định thay đổi người ta. Đa phần các mâu thuẫn đều có liên quan đến thói xấu này. Bây giờ, khi tôi quan trọng hóa vấn đề, nghi ngờ, phòng vệ, ca thán, bực bội, tranh đấu, hay có những tư tưởng xấu, tôi cố gắng loại bỏ chúng khỏi trường của mình. Vậy nên, lần đầu tiên, lòng tốt, khoan dung, trung thực, và hiểu biết mới có thể thâm nhập vào tâm tôi.Và như vậy, lần đầu tiên, tôi có được cảm giác tuyệt diệu có được chúng. Tôi không còn cảm thấy sai vì những thiếu hiểu biết hay thái độ thờ ơ của người khác. Tôi cũng không bận tâm với được mất hay những cảm xúc của con người. Tôi có thể kinh nghiệm được cảnh giới ‘Nhẫn’, nó không giống với những thứ mà một người thường chấp trước vào lo âu nghi ngờ của mình, mà đó là sự đại từ bi của sự vứt bỏ bản thân. Cục băng nặng trong tâm tôi đã bắt đầu tan chảy. Cái lạnh biến đi khi băng tan chảy, tôi cảm thấy tim mình trở nên nóng ấm, mềm mại, rộng mở và tràn ngập ánh sáng. Sư Phụ giảng:

Thực ra Từ bi là năng lượng rất to lớn, là năng lượng của Chính Thần. Càng Từ bi thì năng lượng càng lớn, các thứ bất hảo đều bị giải thể rớt cả.’ (‘Giảng Pháp tại Pháp hội Washington DC quốc tế’)

Tôi lần đầu tiên kinh nghiệm được những lời này.

2. Ta không thể dùng cảm giác và lý luận bình thường trong tu luyện

Sư Phụ giảng:

Khi chấp trước bị bỏ đi, nếu hôm nay Sư Phụ bảo chư vị bỏ đi cái này hoặc cái kia, đó đều là điều ép buộc, và không có mong muốn vứt bỏ nào đến từ nội tâm chư vị. Thời gian trôi qua, khi chư vị không thể làm được nữa sau khi Sư Phụ đã nói rất nhiều, chư vị trở nên bực bội và nghĩ, “Sao mình lại làm vậy?” Nhưng khi chư vị nhận thức được từ những nguyên lí của Pháp và hiểu rằng việc đó có hậu quả như thế nào đến sự tồn tại của mình, chỉ khi đó chư vị mới thực sự đề cao, và chỉ khi đó chư vị mới thực sự có thể làm được. Không có một quy định bên ngoài nào đến ngoài mong muốn của chư vị hoặc ngoài sự tinh tấn của chính chư vị. Quy định và cưỡng chế không thể thay đổi con người ta và làm người ta tinh tấn được. Và một khi quy định không còn, con người đó lại quay trở vể cách như trước, do đó cũng không được.” (‘Giảng Pháp tại Pháp hội quốc tế 2004 tại New York’) (Tạm dịch)

Từ đó, đó là cuộc hành trình bắt đầu từ Pháp bởi vì tôi đã ép buộc “ý định tốt’ của mình lên các bạn học viên, và tôi đã dính mắc hoặc là không muốn từ bỏ điều đó khi các bạn đồng tu không muốn nghe. Nhận thức những thiếu sót của người khác và chỉ điều đó ra một cách thiện lành là đúng. Nhưng, ta không thể từ chấp trước thiếu tự tin về bản thân mình mà không chỉ nó ra. Ta cũng không nên buộc nhận thức của mình lên người khác, và cũng không thể bắt người khác tu luyện. Tinh tấn trong tu luyện đến từ việc người tu luyện nhìn vào bên trong. Nếu tôi chỉ nhìn vào thiếu sót của những người khác thì điều đó sẽ khiến tâm của tôi bất tịnh, nó chẳng có ích lợi nào cho việc tu luyện của các bạn đồng tu cả.

Đôi lúc, khi tôi chỉ ra vấn đề của một bạn học viên trực tiếp, và bạn học viên ấy không chấp nhận nó, tôi đi nói lại với một học viên khác. Tôi có thể kể chi tiết sự kiện, và hỏi học viên kia đánh giá ai đúng ai sai. Tôi nghĩ mình đã sử dụng Pháp để dẫn dắt chúng tôi và để tinh tiến cùng nhau. Bây giờ, tôi hiểu đó chỉ là một chấp trước trong những chấp trước của các học viên. Đó là một dấu hiệu chỉ ra rằng tôi không có tâm từ bi đối với bạn học viên. Và, dù mục đích có là gì đi nữa, thì cũng không tốt khi nói về vấn đề của một người ở sau lưng anh ta. Điều đó chỉ làm tăng thêm những yếu tố tiêu cực, và không mang lại cho bạn học viên một trường tích cực. Nhận thức thiện từ và lòng từ bi toàn diện là đồng hành với Chân Thiện Nhẫn. Chỉ khi đó, nó mới thực sự giúp các bạn học viên và có thể tạo thành một chỉnh thể mạnh mẽ không thể phá.

Tóm lại, nhìn vào bên trong là tu luyện. Tranh cãi ai đúng ai sai không phải là tu luyện. Vứt bỏ cảm giác và những ý nghĩ sai đúng của con người thì khi đó mới có thể tu luyện tâm từ bi. Trước kia, tôi đã nghĩ rằng mâu thuẫn mà mình có với các bạn đồng tu là lý do để loại bỏ chấp trước của họ đối với ‘nói về người khác’. Tôi đã không thực sự dùng Pháp để thăng tiến bản thân mình.Tôi đã tu luyện một cách rất chậm chạp trong vấn đề này.

Trên đây là kinh nghiệm của tôi ở tầng thứ của mình. Tôi vui lòng ghi nhận những lời nhận xét.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2009/12/31/215378.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/1/24/114101.html
Đăng ngày 02-01-2010. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share