Bài viết của một phóng viên báo Minh Huệ tại Toronto, Canada

[MINH HUỆ 01-09-2019] Triển lãm Nghệ thuật Quốc tế Chân – Thiện – Nhẫn đã được tổ chức tại Tòa Thị chính Toronto từ ngày 26 tháng 8 đến ngày 1 tháng 9 năm 2019.

Triển lãm bao gồm 22 tác phẩm được khơi nguồn cảm hứng từ các sự kiện có thật. Những tác phẩm nghệ thuật này thể hiện vẻ đẹp của nguyên lý chỉ đạo Chân – Thiện – Nhẫn của Pháp Luân Đại Pháp và kêu gọi sự quan tâm tới cuộc bức hại các học viên ở Trung Quốc. Nhiều quan chức chính phủ đã tới phát biểu trong lễ khai mạc hoặc gửi thư chúc mừng [sự kiện này].

1f856d4785893223910f611c2d5c6296.jpg

967de1730d9bcf5adf8762c19164cc0b.jpg

8c7fe42bfb66e8e9cab32f8fcd3f517e.jpg

Triển lãm Nghệ thuật Quốc tế Chân – Thiện – Nhẫn tại Tòa thị chính Toronto từ ngày26 tháng 8 đến ngày 1 tháng 9 năm 2019

40c9c0fc1bc379efecc753f2d8ac064b.jpg

d96dcde5cd22db92af20c56afae305aa.jpg

266ee7046c0e628a591ad3c3e147d8f6.jpg

41c7c9088fc34e094b15ebe7014b950b.jpg

a2fbf878955a98591cba44cb2d2b2295.jpg

2a725e725ee2bbed576a7aefff1da7a5.jpg

628fec2ac5dbe7dfa3f50349fd1a52e8.jpg

Người tham dự ngắm nhìn các tác phẩm nghệ thuật và tìm hiểu về những câu chuyện khiến họ cảm động

Sự khích lệ từ các quan chức chính phủ

Nhiều quan chức chính phủ đã gửi thư chúc mừng tới buổi triển lãm. Trong số họ có: Ông Garnett Genuis, Nghị sỹ đến từ Alberta; Bà Suze Morrison, Đại biểu Quốc hội cấp Tỉnh của khu trung tâm Toronto; Bà Jessica Bell, Đại biểu Quốc hội cấp Tỉnh của Toronto; Joe Li, Ủy viên Hội đồng của Vùng Markham & York; và Rosemer Enverga, Lãnh đạo Cộng đồng người Philippines ở Canada. Nhiều quan chức đã phát biểu tại lễ khai mạc.

87a6305566197bdbe92223947dbf152d.jpg

Ông James Pasternak, Chủ tịch Ủy ban Cơ sở hạ tầng & Môi trường của Toronto, Chủ tịch Hội đồng Cộng đồng North York, và cũng là Ủy viên Hội đồng Thành phố Toronto, phát biểu tại lễ khai mạc. Ông nói: “Thay mặt Thị trưởng John và các ủy viên hội đồng thành phố, tôi hoan nghênh các bạn. Chúng tôi rất vinh dự khi có các bạn tại đây.”

6cc8508701ad25f0068981435bb1dd43.jpg

Ông Consiglio Di Nino, cựu Thượng Nghị sỹ Canada, phát biểu tại lễ khai mạc.

Ông Consiglio Di Nino, cựu Thượng nghị sĩ Canada, phát biểu: “Tôi luôn luôn ủng hộ Pháp Luân Đại Pháp và tôi đã làm điều đó được 20 năm rồi. Pháp Luân Đại Pháp dạy chúng ta bao dung lẫn nhau và sống chan hòa với mọi người.”

Ông ca ngợi các tác phẩm nghệ thuật và cho biết: “Tôi rất ấn tượng với trình độ nghệ thuật rất cao của những tác phẩm này. Chúng toát lên các giá trị tinh thần có thể chỉ dẫn cho chúng ta, điều này đặc biệt quan trọng.”

58d89c6942f77bedd2e06bc569917289.jpg

Ông Roman Baber, Đại biểu Quốc hội cấp Tỉnh, phát biểu tại lễ khai mạc. Ông cho biết vì ông được sinh ra tại Liên Xô cũ, nên ông đã tận mắt chứng kiến chủ nghĩa cộng sản tàn bạo và áp bức như thế nào.

Ông Roman Baber, Đại biểu Quốc hội cấp Tỉnh, cho biết: “Chúng ta có nghĩa vụ giúp đỡ những người đã bị tước đoạt tự do, trong đó có hàng triệu học viên Pháp Luân Công bị bức hại. Tôi ủng hộ Pháp Luân Công.”

Ông Baber còn nói: “Tôi được sinh ra ở Liên Xô cũ. Mặc dù khi đó tôi chỉ là một đứa trẻ, nhưng tôi nhớ rất rõ mọi người đã bị áp bức dưới chế độ cộng sản ra sao. Chế độ này tàn bạo, không dung thứ tự do và đàn áp quyền ngôn luận và các quyền cơ bản của con người. Nó làm người ta phải khiếp sợ.”

“Cả thế giới cần biết đến một môn tu luyện vời như vậy”

2bacc25b18ebcd8e1bdddc5e8291b1d6.jpg

Anh Mozafar (bên trái) cùng anh bạn Beynaghi (bên phải) chụp ảnh sau khi xem triển lãm

Anh Mozafar chăm chú xem từng bức tranh và thảo luận về nội hàm sau mỗi bức họa với người hướng dẫn của anh. Anh đã chụp ảnh tấm biểu ngữ của buổi triển lãm và nói: “Tôi sẽ đưa cái này cho bạn tôi xem. Chắc chắn họ sẽ quan tâm.”

Anh chỉ vào anh Beynaghi, người bạn của anh, và nói: “Anh ấy thực sự may mắn. Anh ấy vừa tới Toronto ngày hôm qua và hôm nay đến Tòa thị chính để xin visa. Anh ấy đến thật đúng lúc để xem triển lãm này.”

Trong sổ lưu niệm dành cho du khách, anh Mozafar đã viết: “Tôi cảm thấy hết sức may mắn khi được tham dự triển lãm này. Tôi được biết về cuộc bức hại Pháp Luân Công tại Trung Quốc và điều đó khiến tôi đau buồn. Tôi hy vọng có thêm nhiều người có dịp biết đến Pháp Luân Công, vốn là một môn tu luyện thật tuyệt vời.”

d33927289e3a7264187ca71d2aefcb4e.jpg

Gia đình cô Beverly cho biết họ đánh giá cao từng tác phẩm nghệ thuật trong buổi triển lãm.

Cô Beverly cho biết: “Buổi triển lãm này rất hay và đã truyền cho tôi cảm hứng. Mỗi bức tranh đều kể ra một câu chuyện. Mỗi tác phẩm nghệ thuật đều thật tuyệt vời.’

Cô nói rằng cô đã từng nghe tới việc các học viên Pháp Luân Công bị bức hại ra sao, nhưng cô chưa biết chi tiết. Cô đã bị sốc khi biết rằng chế độ cộng sản Trung Quốc đang mổ lấy nội tạng của các học viên còn sống rồi bán chúng đi. Cô cảm ơn các học viên đã cho cô biết nhiều sự thật mà trước đây cô chưa từng được biết.

Sau khi xem triển lãm, người nhập cư đến từ Trung Quốc thoái xuất khỏi Đảng Cộng sản Trung Quốc

Ông Ngô, đến từ tỉnh Phúc Kiến, đã rời khỏi Trung Quốc vào năm 1976 vì Đảng Cộng sản quy cho ông là một “tên phản động”. Ông cho hay ông biết rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ sớm sụp đổ. Ông nói: “Tôi đã từng nghe nói về Pháp Luân Công.” Một người hướng dẫn đã giải thích về việc Pháp Luân Công đã trở nên phổ biến ra sao và sau đó các học viên đã bị bức hại thế nào. Ông Ngô cho biết ông muốn tìm hiểu thêm về môn tu luyện cổ xưa này. Trước khi rời đi, ông đã thoái xuất khỏi Đảng Cộng sản Trung Quốc và cảm ơn các học viên.

Nhân viên chính phủ: Cảm ơn các bạn đã đưa Triển lãm Chân – Thiện – Nhẫn tới Toronto

881ad3db041acd902c289a52abe4279e.jpg

Trên đường đi làm, ông Sharpe đã ghé xem buổi triển lãm. Ông nói: “Những bức tranh này tuyệt đẹp. Cảm ơn các bạn vì đã mang những tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời như vậy đến Toronto.”

Ông Sharpe làm việc cho chính phủ. Ông đã tới quầy lễ tân sau khi xem tất cả các tác phẩm và chia sẻ cảm xúc của mình: “Những bức tranh này rất đẹp.” Ông cho biết ông trước đây đã từng nghe nói về Pháp Luân Đại Pháp, và ông đến triển lãm để tìm hiểu thêm.”

Ông cảm thấy bức xúc trước cuộc bức hại đối với các học viên và nói: “Thu hoạch nội tạng từ một người còn sống là vi phạm luật pháp quốc tế.” Trước khi rời đi, ông đã bắt tay một học viên và nói: “Cảm ơn các bạn vì đã mang những tác phẩm tuyệt vời như vậy đến Toronto.”

Họa sỹ: Cảm động trước cái Thiện

f1b0365df60f3c055cda55737e506115.jpg

Bà Kathleen Gillis, một họa sỹ (đầu tiên bên phải), chia sẻ về những điều đã truyền cảm hứng cho bức tranh “Trên đường phố Manhattan” của bà.

Chín tác phẩm của bà Kathleen Gillis, một họa sỹ người Canada, đã được chọn cho Triển lãm Nghệ thuật Quốc tế Chân – Thiện – Nhẫn này. Trong số đó có hai tác phẩm từng được trưng bày trong Tòa thị chính Toronto. Bà hy vọng triển lãm có thể giúp mọi người thấy được lòng tốt và sự kiên trì to lớn của các học viên.

Bà đã chia sẻ về những điều đã truyền cảm hứng cho bà giúp bà tạo ra những bức tranh này: “Vào năm 2003, trái tim của chúng tôi đau nhói khi biết đến cuộc bức hại các học viên Pháp Luân Đại Pháp đang diễn ra ở Trung Quốc. Chúng tôi muốn trợ giúp. Các nghệ sỹ từ nhiều quốc gia khác nhau, trong đó có tôi, đã tập trung lại rồi bắt đầu vẽ. “Khi tội ác thu hoạch nội tạng từ các học viên còn sống bị phơi bày, chúng tôi đã bị sốc. Chúng tôi đã bắt đầu mô tả lại tội ác này bằng những cây cọ vẽ của mình.”

Một trong những tác phẩm của bà có tựa đề “Một món quà”. Trong bức tranh này, một học viên ngồi lặng lẽ trước một đại sứ quán Trung Quốc để phản đối cuộc bức hại. [Cảnh tượng đó] đã khiến những người đi ngang cảm động và một người đã mang tới cho anh một tách cà phê nóng. Bà Kathleen cho biết, tuần nào bà cũng ngồi trước Đại sứ quán Trung Quốc tại Ottawa. Mọi người thi thoảng mang đến cho bà những món quà như cà phê, hoa, v.v … Bức tranh đã được khơi nguồn cảm hứng từ trải nghiệm cá nhân này của bà.

“Trên đường phố Manhattan”, một tác phẩm khác của bà, mô tả sự kiện này vào năm 2004 khi các học viên từ nhiều quốc gia khác nhau tới thành phố New York để nâng cao nhận thức về cuộc bức hại. Bà cho biết bà đã cảm động sâu sắc trước một người học viên đã điềm tĩnh thiền định trên một con phố ồn ào, đông đúc. Bà đã được truyền cảm hứng để tạo ra tác phẩm này.

Bà Kathleen nói: “Các học viên Pháp Luân Pháp Đại Pháp tu Thiện và luôn nghĩ cho người khác. Thiện có sức mạnh vô cùng mạnh mẽ, nên [nó] có thể ngay lập tức mà chuyển nguy thành an. Nếu chúng ta có thể đối xử tốt với người khác và hỗ trợ lẫn nhau, thì phía ác sẽ không còn sức mạnh gì nữa.”

Bà nói tiếp: “Chế độ Cộng sản Trung Quốc rất giỏi trong việc kích động dân chúng thù hận và công kích lẫn nhau. Đây là thủ đoạn của họ để tạo ra khủng bố. Danh sách nạn nhân của nạn thu hoạch nội tạng đang gia tăng. Danh sách này bao gồm những người đã thiệt mạng, cũng như những người còn sống – bao gồm cả những bác sỹ đã thực hiện các ca phẫu thuật.”

Bà Kathleen chỉ ra rằng trong 20 năm qua, chính quyền cộng sản Trung Quốc đã đưa các học viên tới các trại lao động cưỡng bức và nhà tù, và tra tấn họ với trên 100 thủ đoạn vô nhân đạo khác nhau. Mục tiêu là để buộc họ phải từ bỏ đức tin vào Chân-Thiện-Nhẫn. Bà hy vọng rằng những sự thật được trưng bày trong triển lãm có thể đánh thức thiện tâm trong trái tim mọi người.

Triển lãm Nghệ thuật Quốc tế Chân – Thiện – Nhẫn đã được tổ chức lần đầu tiên tại Quốc hội Hoa Kỳ ở Washington DC vào tháng 7 năm 2004. Những tác phẩm này đã được trưng bày hơn 1.000 lần tại trên 300 thành phố ở hơn 50 quốc gia và đã được các quan chức chính phủ cùng giới nghệ sỹ ở các quốc gia khác nhau hoan nghênh đón nhận. Đây là lần thứ 3 triển lãm này được tổ chức tại Tòa thị chính Toronto.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/9/1/多伦多“真善忍国际美展”-政要支持(图)-392169.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/9/5/179187.html

Đăng ngày 07-09-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share