Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Đại Lục

[MINH HUỆ 16-04-2019] Gần một năm nay, tôi đã gặp một số vị đồng tu xuất hiện giả tướng nghiệp bệnh, trong số họ có người vượt qua được, cũng có người bị mất đi sinh mệnh. Tu bỏ những thiếu sót của bản thân mới có thể giảm thiểu tổn thất, mới khiến cho tà ác không thể dùi vào sơ hở. Nhưng đệ tử Đại Pháp không phải lấy những điều này làm mục tiêu để tu tốt bản thân mình. Chúng ta phải chiểu theo yêu cầu của Sư phụ để tu chính lại bản thân và thực tu bản thân, khiến cho việc chứng thực Đại Pháp và cứu độ chúng sinh càng tốt hơn nữa. Bản thân tôi là một đệ tử Đại Pháp chiểu theo yêu cầu trong Pháp của Sư phụ, “vấp vấn đề liền tự tìm bên trong” (Giảng Pháp tại Pháp hội vùng đô thị New York [2003], Giảng Pháp tại các nơi III). Đây không phải né tránh can nhiễu và bức hại của cựu thế lực tà ác, mà vì bản thân là một đệ tử Đại Pháp đang thực tu trong Pháp.

(I)

Khi tôi gặp một vị đồng tu, mà trạng thái tinh thần của đồng tu này vẫn còn khá tốt, và muốn chia sẻ thể ngộ của mình. Trong khi chia sẻ tôi mới biết rằng, vị đồng tu này từng học thuộc lòng rất nhiều lần quyển “Chuyển Pháp Luân”. Lúc ấy tôi rất ngạc nhiên, bởi vì trong quan niệm của tôi, thì những đồng tu có thể học thuộc sách Đại Pháp sẽ không thể xuất hiện vấn đề quá to lớn như vậy.

Tôi hỏi đồng tu có những cảm nhận nào trong khi học thuộc Pháp nhiều lần như thế không? Đồng tu nói, khi tôi đang đi bộ, khi lên xuống lầu, thì từng đoạn từng đoạn Pháp trong đầu tự chạy xuất ra, đoạn nào xuất ra liền đọc thuộc lòng đoạn ấy, điều này đã trở thành trạng thái bình thường. Tôi lại hỏi đồng tu, khi chúng ta gặp chuyện xúc động đến tâm tính, liệu chúng ta có thể nhớ lại Pháp có liên quan hay không? Đồng tu suy nghĩ một chút rồi trả lời: Không nhớ ra!

Tôi lại hỏi đồng tu, giả tướng nghiệp bệnh này đã kéo dài khoảng bao lâu rồi? Đồng tu trả lời đã hơn nửa năm rồi. Tôi nghĩ, tuy tôi và đồng tu này chưa quen biết nhau nhiều, nhưng cũng có các đồng tu khác đã đến và chia sẻ với cô ấy rồi. Tôi hỏi: Các đồng tu khác đã đến chia sẻ với chị về những phương diện nào vậy? Cô ấy trả lời: Có không ít đồng tu đã đến nhà và chia sẻ với tôi, vì các đồng tu đều rất bận, nên không nhất định là ngày nào, khi họ sắp xếp được một chút thời gian thì cùng nhau đến đây. Các đồng tu thông thường hỏi thăm sức khỏe của tôi trước; sau đó vị đồng tu thứ nhất sẽ bắt đầu nói về thể hội tu luyện của bản thân mình; rồi đến vị đồng tu thứ hai cũng nói về thể hội tu luyện của bản thân; sau đó, một đồng tu khác lại tiếp tục chia sẻ một chút về lý giải và thể hội của bản thân đối với một số Pháp mà Sư tôn giảng; đôi khi có một số đồng tu cũng chia sẻ các vấn đề giữa họ với nhau. Trước khi rời đi, các đồng tu đều quan tâm dặn dò tôi học Pháp nhiều hơn, phát chính niệm nhiều hơn, và hướng nội tìm nhiều hơn.

Tôi lại hỏi cô ấy: Chị có thể kể với tôi xem, trong số các đồng tu đến nhà chia sẻ, thì chị thấy lần nào là ấn tượng sâu sắc nhất, và họ đã nói qua những nội dung nào vậy? Cô ấy suy nghĩ khá lâu, rồi trả lời là không nhớ rõ, cũng không có ấn tượng gì cả. Lúc ấy, tôi cũng rơi vào trạng thái lặng im suy nghĩ một chút. Vài tháng sau, đồng tu khác nói với tôi rằng cô ấy đã qua đời.

Tôi nên giúp đỡ đồng tu thế nào đây? Tôi bắt đầu tìm câu trả lời từ trong Pháp. Về sau, lúc đang học Pháp của Sư phụ đến bài “Giảng Pháp vào Tết Nguyên Tiêu năm 2003”, tôi đọc được một câu như thế này:

“Vậy nói về việc giúp đỡ họ như thế nào, thì điều mà chư vị có thể làm ấy, một là giúp họ từ Pháp mà nhận thức và đề cao, một nữa là mọi người cùng nhau phát chính niệm, làm nhiều hơn nữa các việc mà đệ tử Đại Pháp nên làm để cứu độ chúng sinh, những việc đó đều có thể trợ giúp họ.” (Giảng Pháp vào Tết Nguyên Tiêu năm 2003)

Khi học xong đoạn Pháp này, dường như tôi đã tìm ra được điểm mấu chốt: Sư phụ bảo chúng ta rằng, chẳng phải chúng ta cần giúp đỡ đồng tu làm ba việc hay sao?!

Tôi nhớ lại trong những năm gần đây đã từng gặp qua các vị đồng tu xuất hiện giả tướng nghiệp bệnh, có biểu hiện bị can nhiễu, phổ biến là không thể làm tốt ba việc. Hoặc dường như can nhiễu đều nhắm vào điều kiện của mọi phương diện trong lúc làm ba việc. Khi xuất hiện giả tướng nghiệp bệnh, biểu hiện trên bề mặt của nhiều đồng tu là thân thể giống như bị đè xuống giường, đầu bị ấn xuống gối…

Tôi lại tiếp tục suy nghĩ một chút, không chỉ là nghiệp bệnh can nhiễu, mà còn có rất nhiều hình thức bức hại can nhiễu khác. Ví như bức hại thông qua việc bắt giữ phi pháp, kinh tế, can nhiễu trong hoàn cảnh gia đình, sử dụng sản phẩm điện tử, chương trình truyền hình người thường, và trò chơi điện tử, v.v.. đây đều là nhắm vào bức hại và can nhiễu đệ tử Đại Pháp làm ba việc. Qua đó tôi suy nghĩ một chút, rằng chúng ta là đệ tử Đại Pháp, tại sao có thể bị bức hại như vậy?

Sư phụ giảng:

“Trong chịu đựng ma nạn do cựu thế lực thêm vào mà đi cho chính hay không chính thì càng gia tăng thêm nạn, đặc biệt là đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc Đại Lục, trong ma nạn bức hại thì mỗi suy nghĩ mỗi ý niệm đều rất then chốt. Chư vị làm được tốt hay không tốt, chư vị có thể bị bức hại hay không, chư vị làm được chính hay không chính, bức hại đến mức độ nào, đều có quan hệ trực tiếp với con đường chư vị tự mình đi, và vấn đề mà tư tưởng chư vị suy xét.” (Thế nào là đệ tử Đại Pháp, Giảng Pháp tại các nơi XI)

Lý giải của tôi đối với đoạn Pháp này của Sư phụ là: Đệ tử Đại Pháp nhất định phải nghiêm túc đối đãi các vấn đề, chúng ta suy xét kỹ càng mỗi một phương diện của con đường mà bản thân chúng ta đi là chính hay không chính! Vậy nhìn nhận thế nào đây? Nhìn xem đó là vì cá nhân hay vì người khác, liệu có vì trọng điểm là trợ Sư chính Pháp và cứu độ chúng sinh không. Ở một phương diện khác, trong khi xảy ra bức hại thì từng ý từng niệm của đệ tử Đại Pháp suy xét vấn đề là như thế nào? Liệu có phù hợp với yêu cầu của Đại Pháp! Hay là bị nhân tâm và chấp trước lôi kéo? Bất kỳ niệm đầu tư tưởng nào xảy ra trong bức hại đều phải coi trọng, và không thể dễ dàng buông bỏ.

(II)

Giả tướng nghiệp bệnh của một vị đồng tu khác kéo dài khoảng tám, chín ngày. Trong đó giai đoạn đầu kéo dài khoảng 1,5 ngày; sau đó nửa ngày là đến giai đoạn thứ hai kéo dài khoảng hơn một tuần.

Khi đồng tu này chia sẻ, tôi cảm thấy chính niệm của cô ấy rất đầy đủ, trải qua thời gian khoảng hơn một tuần là khỏi. Chính niệm của đồng tu, dùng lời của bản thân cô ấy mà nói, chính là không bị dao động. Đồng tu nói, đến ngày thứ ba, khi lập chưởng phát chính niệm, đột nhiên cảm thấy không có chính niệm, phát không ra được chính niệm. Cô ấy lập tức ngừng phát, và tĩnh tâm học liên tục ba bài giảng trong “Chuyển Pháp Luân”. Sau đó lại lập chưởng và cảm thấy chính niệm đã khởi lên lại.

Có một vị đồng tu khác đến giúp, họ liên tục phát chính niệm trong hai ngày, thời gian kéo dài hơn bốn giờ mỗi lần. Có một lần, đồng tu này cảm thấy đói bụng trong khi phát chính niệm, cô ấy nói trong tâm rằng: “cựu thế lực tà ác hãy đợi đấy, đợi chút ta ăn no rồi quay lại tiếp tục thanh trừ các ngươi!” Đồng tu nói, trong quá trình phá trừ bức hại của tà ác, bản thân hầu như không ngừng đọc thuộc lòng Kinh Văn của Sư phụ, như bài “Cũng một đôi lời” hay “Chính niệm” v.v.. Nhờ học thuộc Pháp mà vượt qua được.

Trong quá trình chia sẻ với đồng tu, tôi hỏi đồng tu: Chị cảm thấy trên thân thể xuất hiện những giả tướng này, có lẽ là ở phương diện nào đó có vấn đề rồi bị cựu thế lực tà ác dùi vào sơ hở không? Chúng ta đối mặt với nó như thế nào?

Đồng tu suy nghĩ một chút, rồi trả lời, có một số phương diện bên dưới, và phát hiện bản thân không phù hợp với yêu cầu của Đại Pháp:

1. Thời gian gần đây, cô xem phim truyền hình của người thường, cũng như các chương trình khác của người thường trên điện thoại di động ngày càng nhiều. Khi nhận thức ra được những phương diện này, cô lập tức chấm dứt, và triệt để thanh trừ can nhiễu bức hại.

2. Cô có tâm oán hận con trai của cô đối xử với mình không tốt, trong khi lại đối xử rất tốt với bố mẹ vợ. Cô tìm ra được đáp án từ trong Pháp lý, hiểu rằng đây là tình cảm người thường, là nhân tâm. Và cô lập tức khắc chế, ức chế cái nhân tâm này.

3. Bản thân cô có bệnh ở tim hay không, phương diện này cô đã không dựa trên Pháp để nhận thức rõ ràng, không thể phân biệt rõ. Bởi vì trong thời gian gần đây, cô ít học Pháp của Sư tôn giảng. Do đó mới mời đồng tu đến chia sẻ và học hỏi lẫn nhau, điều này cũng giúp ích cho bản thân cô. Thông qua việc chia sẻ với đồng tu từ trong Pháp mà vấn đề được nhìn thấy một cách rõ ràng, và phủ định triệt để bức hại. Khi học đến nội dung giảng Pháp có liên quan trong bài “Giảng Pháp tại các nơi XI”, cô đã không kìm nén được những giọt nước mắt tuôn rơi.

4. Do ảnh hưởng của tâm chấp vào lợi ích, mà cô bị chấp trước vào chạy đua kiếm tiền, rất tích cực làm việc vì điều đó. Sau khi nhận ra, cô đã tức khắc buông bỏ chấp trước này, điều đó giúp tâm của cô dần dần hướng về tùy kỳ tự nhiên.

5. Tiêu chuẩn yêu cầu bản thân cô trong tu luyện cực thấp, đồng thời không học Pháp nhóm trong suốt một thời gian dài. Cả hai phương diện này đều khiến cho vấn đề của tự thân một khi xảy ra thì sẽ không dễ dàng gì mà phát hiện kịp thời. Phát hiện vấn đề rồi cũng không dễ có thể nhanh chóng điều chỉnh và quy chính lại. Sau một thời gian lâu, trạng thái phóng túng này đã bị tà ác dùi vào chỗ trống. Cô ý thức rằng, hoàn cảnh tu luyện mà Sư phụ lưu lại cho chúng ta là rất quan trọng!

Chúng ta cần giải thích chi tiết về một điểm trong điều thứ ba mà đồng tu nêu bên trên, đó là vì sao đồng tu đối với phương diện này nếu có vấn đề thì tâm của bản thân mình lại cảm thấy khó khăn không biết xử trí ra sao?

Đồng tu nói, cựu thế lực tà ác thật sự rất xấu! Đồng tu nêu ra một số sự việc như:

Năm 2001, khi đồng tu đến Bắc Kinh chứng thực Pháp, đối diện với cảnh sát, đột nhiên tim của đồng tu rất khó chịu, thân thể xuất hiện trạng thái khác thường, biểu hiện bề ngoài giống như muốn mượn cớ này mà thoát đi.

Còn có một lần, khi đi giải cứu chị gái cũng là đồng tu, rồi bị cảnh sát gài bẫy bao vây, biểu hiện bên ngoài cũng là tim gặp “vấn đề”, mà thoát ly hoàn cảnh nguy hiểm.

Lần khác, bị bắt phi pháp trong khi đang giảng chân tướng trực diện, lúc bị đưa về trại tạm giam để kiểm tra sức khỏe, giả tướng về bệnh tim bất thường lại xuất hiện một lần nữa, cuối cùng đồng tu cũng trở về nhà trong cùng ngày đó.

Kết quả là, ba lần giả tướng đã hình thành một quan niệm nhất định trong tâm trí của đồng tu, cảm thấy mơ hồ không rõ ràng về việc mình có bị bệnh tim hay không. Sau đó, vị đồng tu này thông qua việc chủ động chia sẻ dựa trên Pháp với các đồng tu khác, và học những bài Pháp có liên quan, mới có thể thanh lý mạch tư tưởng và bài trừ can nhiễu.

Sau khi đồng tu nói xong bốn điều ở trên, lại dùng ngữ điệu trầm trọng nói, hiện tại đã ngộ ra rồi: Thực ra, lần đó giảng chân tướng trực diện là phiền phức nhất, khi phát tài liệu chân tướng, phát đến tay của nhân viên an ninh quốc gia, thì bị bắt phi pháp. Mặc dù nhờ sự gia trì của Sư phụ mà được về nhà trong cùng ngày, nhưng sau lần ấy cô xuất hiện tâm sợ hãi rất nặng nề, sinh ra những trở ngại về quan niệm và nhân tâm; không còn dám đi ra ngoài phát tài liệu chân tướng, cũng không dám giảng chân tướng đối mặt với người thường nữa. Chỉ sản xuất tài liệu chân tướng tại nhà mà thôi. Trong khi trước đó, vị đồng tu này đều đi ra ngoài hầu như mỗi ngày để đối diện với chúng sinh mà giảng chân tướng cứu người. Sau khi về nhà làm xong công việc nội trợ, lại làm tiếp các loại tài liệu chân tướng. Bởi vì giảng chân tướng là một trong ba việc quan trọng, nhưng dưới tác động của nhân tâm, làm cho suy giảm rất lớn và lệch khỏi Pháp, bị tà ác dùi vào sơ hở.

Mấy hôm sau khi phá trừ giả tướng can nhiễu, tôi quay lại gặp vị đồng tu này. Tôi hỏi đồng tu còn có những thể hội gì nữa trong lần này hay không, đồng tu nói:

1. Khi gặp bức hại can nhiễu, hiểu Pháp lý một cách rõ ràng là rất chủ yếu. Đại Pháp là viên dung, khi chúng ta hiểu thật rõ ràng Pháp lý của rất nhiều phương diện, cho dù ở phương diện khác lý giải không rõ ràng, cũng có thể trong khi tiếp tục học Pháp, nhờ sự giúp đỡ chia sẻ và học hỏi giữa các đồng tu với nhau, sẽ giúp thanh lý và phá trừ can nhiễu. Nhưng nếu Pháp lý cơ bản không rõ ràng sẽ không làm tốt được. Cho nên, chúng ta nghe lời dạy bảo của Sư phụ, lúc bình thường học Pháp phải nhập tâm, học Pháp đắc Pháp, điều này rất rất là quan trọng!

2. Kiên định tín sư tín Pháp, thì khi xảy ra can nhiễu mới có thể khiến bản thân bảo trì được tâm thái ổn định và lý tính. Khi bản thân ở trong thời gian hơn một tuần ấy, bề mặt của nhục thân cảm thấy rất khó chịu đựng, hơn nữa cảm giác khó chịu cứ liên tục không dứt. Dù vậy đồng tu không vì những cảm giác này mà khiến cho bản thân dao động chính niệm và chính tín đối với Sư phụ, đối với Đại Pháp. Hầu như một chút xíu dao động cũng không có. Do đó, ngay cả khi chịu ảnh hưởng của nhân tâm, đệ tử Đại Pháp cũng không xảy ra tình huống ngẫu nhiên là quay về trạng thái của người thường.

3. Trong một số trường hợp mà phương diện Pháp lý chưa đủ rõ ràng, biết mời đồng tu đến giúp đỡ, có thể mở lòng bày tỏ tâm thái và nhất ý nhất niệm thật sự trong nội tâm của bản thân mình. Điều này khiến cho đồng tu có thêm cơ hội giúp đỡ bản thân, cũng khiến cho bản thân có thêm cơ hội nhận được sự giúp đỡ từ các đồng tu, thậm chí là điểm ngộ của Sư phụ. Cuối cùng xem như là có thể tu được phương diện này.

4. Khi xuất hiện bức hại vào ngày thứ tám, thứ chín, đồng tu nói rằng bản thân đã hạ quyết tâm: Liều mạng với cựu thế lực, quyết không để cựu thế lực tà ác thực hiện được ý xấu! Với tâm thái này, mức độ của lực nhẫn nại và năng lực chịu khổ đã nâng cao lên rất nhiều, có thể nhanh chóng vượt qua được tình trạng khó khăn.

Trước khoảng thời gian này, tôi lại gặp hai vị đồng tu bị nghiệp bệnh bủa vây. Điều làm cho mọi người vô cùng đau xót là chỉ sau đó vài tháng, tôi được tin hai vị đồng tu này đã bị mất đi nhục thân…

Trong khi chia sẻ với hai vị đồng tu này tôi mới biết rằng, một vị không tham gia học Pháp nhóm, một vị có học Pháp nhóm nhưng bị can nhiễu và đã ngừng khoảng hai tháng. Trong tu luyện cá nhân của hai đồng tu này đều biểu hiện ra tình trạng: tiêu chuẩn yêu cầu bản thân đối với nhiều phương diện khá thấp, không chú ý đến biểu hiện của từng ý từng niệm, từng lời nói cử chỉ của bản thân không phù hợp với Pháp; hoặc là không kịp thời phát hiện bản thân bị can nhiễu nên đã sinh ra những tư tưởng phụ diện. Về phương diện trọng điểm trong tu luyện, căn bản vẫn chỉ dừng lại ở trạng thái của thời kỳ tu luyện cá nhân; tư tâm khá nặng, ít nghĩ đến chúng sinh…

Tôi viết ra những điều này, không phải muốn nói với đồng tu rằng, chúng ta cần chú ý những trạng thái nào dễ bị cựu thế lực tà ác dùi vào chỗ trống nhất! Mà thể ngộ của cá nhân là, dạng ý nghĩ đó có thể không phủ định toàn diện cựu thế lực. Đệ tử Đại Pháp phải tu dựa trên Pháp, đi trên con đường an bài của Sư phụ, tu không phải vì để tránh bị bức hại; đệ tử Đại Pháp không được để cựu thế lực tà ác dắt mũi, trở thành tu vì cựu thế lực, như vậy đã lệch khỏi Pháp rồi; bởi vì đó không phải là con đường tu luyện của Sư phụ an bài.

Trong tu luyện hãy nhìn xem bản thân chúng ta có chỗ nào không phù hợp với Pháp, có chỗ nào mà tiêu chuẩn yêu cầu bản thân thấp hơn chiếu theo Đại Pháp, có chỗ nào đã không chính niệm lại còn động đến nhân tâm, có chỗ nào mà tiêu chuẩn không dựa trên Pháp, hơn nữa bị khống chế bởi những quan niệm người thường v.v.. Hơn nữa, mọi người đều có con đường riêng của bản thân mình trong quá trình trợ Sư chính Pháp và cứu độ chúng sinh.

Đây là thể ngộ cá nhân, nếu có chỗ nào không phù hợp với Pháp, mong đồng tu từ bi chỉ rõ!


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/4/16/遇到几例出现病业假相的同修所思-385112.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/6/12/178038.html

Đăng ngày 26-06-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share