Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp trẻ tuổi

[MINH HUỆ 04-04-2019] Sau khi chia sẻ với một số đồng tu, tôi nhận thấy rằng nhiều học viên mỗi ngày học Pháp không ít, tuy nhiên lại bị rơi vào một chủng trạng thái “học Pháp không đắc Pháp.” Vì bản thân tôi cũng từng trải qua trạng thái như vậy, mãi sau này mới đột phá được, nên tôi muốn viết ra trải nghiệm của mình, hy vọng có thể giúp ích cho các đồng tu.

Học Pháp với tâm không truy cầu

Khi học Pháp thì tâm thái nhất định phải thuần tịnh. Khi chúng ta ôm giữ một chủng trạng thái vô vi mà học Pháp, chỉ một tâm muốn học Pháp, đồng hóa Đại Pháp, không cần bất cứ thứ gì khác, cũng không truy cầu. Trong quá trình đọc Pháp như vậy, thì tầng tầng Phật, Đạo, Thần đằng sau các chữ thấy chúng ta phù hợp với tầng thứ nào, thì họ sẽ triển hiện Pháp lý ở tầng thứ đó cho chúng ta.

Sư phụ giảng:

“Có nhiều người ôm giữ mục đích như thế này lên Tây Tạng học công: theo người ta bái sư học Tạng Mật, tương lai làm khí công sư, nổi danh, phát tài. Mọi người thử nghĩ xem, các Phật sống lạt-ma thật sự được chân truyền đều có công năng rất mạnh, đều có thể thấy trong tâm người đến học công suy nghĩ những gì. Vị kia đến để làm gì, nhìn một cái liền hiểu rõ cái tâm ấy ngay: ‘Muốn lên đây học những điều này, [sau] ra làm khí công sư phát tài nổi danh; đến để phá hoại phương pháp tu Phật này’. Pháp môn tu Phật nghiêm túc nhường ấy liệu có thể để chư vị vì cầu danh lợi [muốn] làm khí công sư này nọ mà tuỳ tiện phá hoại không? Chư vị có động cơ gì? Do đó hoàn toàn không thể truyền cho vị kia được; [họ] sẽ không được chân truyền.” (Bài giảng thứ tư, Chuyển Pháp Luân)

Chúng ta biết rằng đằng sau mỗi chữ trong sách Chuyển Pháp Luân đều là Phật, Đạo, Thần. Như vậy nếu lúc học Pháp mà tâm thái bất thuần, hoặc giả chỉ dừng lại ở bề mặt, vì để hoàn thành nhiệm vụ hay truy cầu điều gì đó mà học Pháp, các Phật, Đạo, Thần đó có thể thấy rõ ràng trong tâm người đó thực sự là gì, và sẽ không cho phép người đó đắc được một Pháp lý cụ thể nào đó.

Sau khi minh bạch được điều này, tôi gắng sức thanh lý các tạp niệm trong tâm trước khi học Pháp. Tôi đã đọc từng chữ với tâm thuần tịnh và tôi chắc chắn rằng tôi hiểu rõ ràng những gì đang đọc. Thỉnh thoảng tôi cảm thấy như đang đọc sách lần đầu tiên mặc dù đã đọc Chuyển Pháp Luân rất nhiều lần. Sư phụ giải đáp mọi nghi vấn của tôi và tôi có thể đắc được những thể ngộ mới mỗi khi tôi đọc Pháp.

Chân ngã và giả ngã

Có một thời gian dài tôi đã chấp trước vào một chuyện và không thể buông tâm xuống, đầu não của tôi cứ xoáy vào nó. Mặc dù tôi biết rằng tôi nên loại bỏ nó, song mỗi khi động chạm đến sự việc này là tư tưởng của tôi liền bị nó chiếm cứ.

Tôi đã cố gắng thanh trừ nó khi phát chính niệm, học Pháp, và hướng nội tìm. Nhưng vì lý giải Pháp chưa sâu nên tôi đã mắc kẹt trong tình trạng đó. Phát chính niệm và hướng nội tìm có tác dụng nhưng cũng chỉ đỡ hơn một chút. Chung quy là tôi đã không thể chạm đến vấn đề cốt lõi của mình.

Sư phụ giảng:

“Chẳng hạn người bái Phật cầu tiền, bái [lạy] trước tượng Phật, hoặc tượng Bồ Tát Quán Âm, hoặc tượng Phật Như Lai mà nói: ‘Cho con xin phát tài’. Tốt thôi, một ý niệm hoàn chỉnh bèn hình thành. [Vì] họ hướng đến tượng Phật mà phát xuất ra, nên [nó] lập tức gắn lên tượng Phật. [Thân] thể tại không gian khác, có thể phóng lớn thu nhỏ; [nó] gắn lên thân kia rồi, thì tượng Phật ấy sẽ có một đại não, sẽ có tư tưởng; nhưng chưa có thân thể. Những người khác cũng đến bái [lạy], bái tới bái lui, sẽ cấp cho nó một năng lượng nhất định. Đặc biệt nếu người luyện công thì còn nguy hiểm hơn; hễ bái [lạy] thì dần dần cấp năng lượng cho nó; nó sẽ hình thành một thân thể hữu hình; tuy nhiên thân thể hữu hình ấy hình thành tại không gian khác. Sau khi hình thành rồi thì nó ở không gian khác; nó có khả năng biết được một số [Pháp] lý trong vũ trụ; do vậy nó có thể vì người mà làm một chút việc, như thế nó cũng tăng trưởng một chút công; nhưng giúp đỡ người ta là có điều kiện, có giá cả. Tại không gian khác nó hành động tự do như ý, khống chế người thường hết sức tự do như ý. Cái thân thể hữu hình ấy so với hình tượng của bức tượng Phật thì giống hệt như đúc; [đây] chính là Bồ Tát Quán Âm giả, Phật Như Lai giả do con người bái [lạy] mà nên, là do con người bái [lạy] mà xuất lai; hình dáng [nó] trông giống hệt như tượng Phật, hình tượng của Phật.” (Bài giảng thứ năm, Chuyển Pháp Luân)

Pháp của Sư phụ giảng là “một ý niệm hoàn chỉnh bèn hình thành”. Trong sách đưa ra ví dụ là người đó phát xuất ý niệm hướng vào tượng Phật. Tuy nhiên, trong trường hợp của tôi thì ý niệm sai đã tạo thành một “đại não” trong tôi. Nếu tôi tiếp tục cấp năng lượng cho cái chấp trước đó, tôi đã có thể làm cho nó chuyển từ “đại não” thành “thân thể hữu hình”. Điều còn có thể ghê sợ hơn là cái “thân thể hữu hình” này sẽ có hình tượng giống hệt tôi, nhưng nó không phải là tôi, mà đây là cái “tôi giả” (giả ngã).

Sư phụ giảng:

Vì vậy Bồ Tát Quán Âm mà chư vị thấy có phải là Bồ Tát Quán Âm không? Phật mà chư vị thấy có phải là Phật không? Rất khó nói.” (Bài giảng thứ năm, Chuyển Pháp Luân)

Tôi đã thất bại khi nhận diện cái “tôi giả” này và thật sự đã chấp trước vào nó một thời gian. Bởi vì nó được che đậy, nên tôi đã tưởng lầm đó là mình.

Trong sách Tây Du Ký, hòa thượng Huyền Trang không thể phân biệt được Bạch Cốt Tinh bởi vì nó dùng phép thuật biến thành hình dạng vài người thường để lừa ông ấy. Khi Tôn Ngộ Không bảo cho ông biết ba người mà Tôn Ngộ Không đã giết thật ra là cùng một con yêu quái, Huyền Trang cứ khăng khăng đây là ba mạng người.

Trong tu luyện của chúng ta, nếu chúng ta muốn nhìn thấu những thủ đoạn của tà ác, chúng ta phải có cặp mắt “hỏa nhãn kim tinh” như của Mỹ Hầu Vương để có thể phân biệt tà ác với cái tôi thật của chúng ta mọi lúc.

Sư phụ giảng:

“Pháp có thể phá hết thảy chấp trước, Pháp có thể phá hết thảy tà ác, Pháp có thể phá trừ hết thảy lời dối trá, Pháp có thể kiên định chính niệm.” (Bài trừ can nhiễu, Tinh Tấn Yếu Chỉ II)

“Pháp vô định Pháp”

Sư phụ giảng:

“Thích Ca Mâu Ni dưới cội bồ đề khai công khai ngộ rồi, chưa lập tức đạt đến tầng Như Lai. Trong suốt 49 năm truyền Pháp, Ông liên tục tự mình đề cao. Mỗi khi đề cao [lên] một tầng, Ông quay lại xét thấy Pháp mình vừa giảng xong không còn đúng nữa. Lại đề cao lên, Ông phát hiện rằng Pháp mình vừa giảng xong lại cũng không đúng nữa. Cứ đề cao lên, Ông lại phát hiện rằng Pháp vừa giảng xong lại không còn đúng. Trong toàn bộ 49 năm, Ông không ngừng thăng hoa như thế; mỗi lần đề cao [lên] một tầng, [Ông] lại phát hiện Pháp Ông giảng trước đó về nhận thức đều là rất thấp. Ông cũng phát hiện rằng Pháp của mỗi một tầng là thể hiện của Pháp tại mỗi một tầng đó; mỗi một tầng đều có Pháp, nhưng đó không phải là chân lý tuyệt đối của vũ trụ. Vả lại Pháp của tầng cao so với Pháp của tầng thấp thì [tiếp cận] gần đặc tính của vũ trụ hơn; vậy nên, Ông bèn giảng: ‘Pháp vô định Pháp’.”(Bài giảng thứ nhất, Chuyển Pháp Luân)

Tôi ngộ ra rằng quá trình tu luyện của chúng ta cũng giống như trạng thái “Pháp vô định Pháp”. Điều này cho chúng ta biết rằng chúng ta liên tục thăng hoa, không ngừng đề cao dựa trên Pháp, thì tầng hàm nghĩa bề mặt của đoạn Pháp trên cho chúng ta biết rằng một người có thể phá trừ chấp trước và thanh lý tà ác. Tuy nhiên, cựu thế lực cũng an bài tại các tầng khác nhau. Để có thể phá trừ can nhiễu tà ác tại tầng cao hơn, chúng ta phải không ngừng đề cao trong Pháp. Do đó, học Pháp và đắc Pháp đều vô cùng quan trọng. Sư phụ đã giảng cho chúng ta: “[…] không biết Pháp tại cao tầng, [thì] không thể tu luyện lên được.” (Bài giảng thứ nhất, Chuyển Pháp Luân)

Nếu một người không thể tu luyện trong nội hàm của Pháp ở tầng thâm sâu, thì người đó không thể đề cao. Nếu học viên không thể đột phá tầng thứ, hướng nội tìm hay phát chính niệm thì cũng không thể làm được điều khác biệt. Một học viên như vậy nên suy ngẫm về trạng thái tu luyện của mình để xem anh ta đã học Pháp như thế nào, và có thực sự đắc được Pháp hay không.

Tu luyện và tinh tấn

Sư phụ giảng:

“Pháp chỉ có thể giảng đến tầng này thôi, cao hơn nữa thì cần dựa vào bản thân chư vị tu rồi mới đắc. Có người hỏi các vấn đề càng ngày càng cụ thể; [nếu] các vấn đề sinh hoạt [cụ thể] ra làm sao cũng để tôi giải đáp, thì bản thân chư vị tu luyện gì nữa! Chư vị phải tự mình mà tu, tự mình mà ngộ; nếu tôi giảng hết cả ra rồi, thì chư vị tu gì nữa.” (Bài giảng thứ Chín, Chuyển Pháp Luân)

Rất nhiều học viên, gồm cả bản thân tôi, luôn cầu xin Sư phụ giúp khi đối mặt ma nạn. Làm như thế rất tốt, tuy nhiên vì chúng ta đã từng là vương trên thiên thượng và có năng lực to lớn. Nếu chúng ta có thể học Pháp và luôn hướng nội, tầng thứ của chúng ta sẽ nhanh chóng đề cao lên. Theo đó, trí huệ sinh ra từ trong Pháp sẽ cho chúng ta nhìn thấu mọi loại thủ đoạn can nhiễu của tà ác. Năng lực chúng ta có được thông qua quá trình tu luyện trong Đại Pháp này có thể phá trừ tầng tầng các nhân tố tà ác và can nhiễu ngoại lai.

Sư phụ giảng:

“Tôi nói mọi người này, bao nhiêu năm ấy, tôi luôn luôn nói rằng năng lực đệ tử Đại Pháp là to lớn phi thường, rất nhiều người không tin, vì cũng không để chư vị nhìn thấy. Chư vị trong tác dụng của chính niệm, hết thảy những gì bên thân chư vị và ở tự thân chư vị là sẽ phát sinh biến hoá, chư vị xưa nay đều không nghĩ thử làm xem.” (Giảng Pháp vào ngày Kỷ niệm 20 năm truyền Pháp, Giảng Pháp các nơi XI).

Chúng ta có năng lực vô cùng to lớn, vậy thì tại sao lại cứ làm phiền Sư phụ? Khi mà đệ tử Đại Pháp có thể làm theo những gì Sư phụ bảo — không ngừng học Pháp, đắc Pháp, hướng nội tìm — chúng ta sẽ có thể thanh trừ tà ác ở tất cả mọi không gian và chỉnh thể đề cao, chỉnh thể thăng hoa. Do đó chúng ta có thể có được trí huệ to lớn hơn, cứu nhiều người hơn và đắc được nhiều năng lực hơn để có thể thanh trừ tà ác và trợ Sư chính Pháp tốt hơn.

Sư phụ giảng:

“Nhất định phải học Pháp cho tốt, đó là bảo đảm căn bản cho sự quy vị của chư vị. (các đệ tử vỗ tay) Đó không phải là điều mà Sư phụ tuỳ tiện nghĩ ra đâu, những gì Sư phụ giảng ra cho chư vị đều là Pháp của vũ trụ. Điều vừa giảng chính là để bảo mọi người rằng, nhất quyết không được lơi là tu luyện, nhất quyết không được lơi là học Pháp, nhất định phải nghiêm chỉnh, trước đây làm chưa tốt, hôm nay Sư phụ lại giảng một lượt nữa cho chư vị rồi, sau khi chư vị trở về thì nhất định phải đọc sách và tu luyện cho nghiêm chỉnh, tư tưởng không được chạy lung tung.” (Đệ tử Đại Pháp nhất định phải học Pháp, Giảng Pháp các nơi XI)

Tầng thứ sở tại hữu hạn, chỉ hy vọng rằng bài viết này sẽ khích lệ nhiều học viên hơn nữa chia sẻ thể ngộ của họ về chủ đề này. Tôi hy vọng rằng các đồng tu nào đang ở trong tình trạng “học Pháp mà không đắc Pháp” quá lâu có thể đột phá trạng thái này sớm. Khi chúng ta học Pháp một cách thiết thực, đắc Pháp và thăng hoa trong Pháp thì mới có thể làm cho Sư phụ thấy hài lòng hơn một chút.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/4/4/384712.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/5/1/176685.html

Đăng ngày 18-06-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share