Bài viết của đệ tử Đại Pháp tại Canada

[MINH HUỆ 1-7-2018] Con xin kính chào Sư phụ tôn kính! Chào tất cả các đồng tu!

Con trai tôi năm nay 16 tuổi, hai năm trước, vừa kịp thời gian tuyển sinh của trường trung học ở Middletown, New York, Mỹ, cháu đã may mắn được vào học ở ngôi trường này. Những thay đổi của cháu đã khiến tôi tăng thêm cảm ân bội phần trên con đường tu luyện. Ở đây tôi xin nói một chút thể hội tu luyện của tôi trong thời gian đó. Có điều gì không đúng xin các đồng tu vui lòng góp ý.

1. Sự may mắn của đứa trẻ sinh ra trong thế giới hỗn loạn

Con trai tôi tu luyện cùng với chúng tôi từ nhỏ, bắt đầu từ ba tuổi, hàng năm đã tham gia trại hè của trường Minh Huệ, nhưng càng lớn lên, cháu chịu ảnh hưởng của xã hội người thường càng ngày càng lớn. Hai năm trước khi cháu chuẩn bị vào lớp 10, cháu đã bắt đầu cảm thấy khó hiểu, không rõ tại sao nhiều bạn học nhỏ tuổi như thế mà đã kết đôi rồi, hay như đồng tính luyến ái còn được mọi người cho là “dễ thương”, việc kết bạn nam nữ rất bình thường, mà không có bạn gái như cháu lại bị xem là không bình thường. Tôi đã lo lắng sốt ruột cả ngày vì không biết phải giải thích cho con như thế nào, chỉ có thể nói với cháu là: “Học Pháp nhiều lên, học Pháp nhiều lên con nhé.” Còn một điều nữa làm cháu thêm bối rối là các bạn học của cháu khi nghỉ học đều về nhà, tự nhốt mình trong phòng chơi trò chơi điện tử hoặc máy tính, không có ai ra ngoài chơi bóng với cháu cả. Điều làm chúng tôi khổ não chính là cháu học vĩ cầm đã tới cấp 10 rồi, có một thời gian căn bản là cháu chỉ học vĩ cầm một tuần một buổi, còn về nhà lại không luyện nữa. Chúng tôi thấy vậy rất lo lắng, nhưng lại không có cách nào. May mắn là, cháu vẫn chưa hoàn toàn từ bỏ.

Khi chúng tôi không biết làm gì, thì trường trung học Middletown, New York bắt đầu tuyển sinh, tôi cảm giác giống như sét đánh ngang tai, cảm động vô cùng, trong tâm chỉ nghĩ tới sự từ bi của Sư phụ, Phật ân hạo đãng! Con tôi được cứu rồi.

2. Sự thuần khiết sau khi bước ra khỏi bùn nhơ

Trong Giảng Pháp tại Pháp hội New York 2016, Sư phụ đã giảng:

“Tôi vừa giảng rồi, cái gì trên thế giới này cũng đang hấp dẫn chư vị, đều không để chư vị đắc Pháp. Không chỉ chư vị, trên thế giới này tất cả những bậc cha mẹ, chính phủ đều biết tình huống này, nhưng ai cũng bó tay! Không phải chỉ vấn đề người ta đắc Pháp, [mà còn] dẫn động người ta đến mức công tác cũng không làm được tốt, học tập cũng không học vào, lượng lớn thời gian dành cho máy tính, trò chơi điện tử, dụ dỗ chư vị tới xem tới chơi những thứ đó. Đã không còn là trạng thái con người nữa.”

Tháng đầu tiên sau khi con tôi vừa tới trường trung học Middletown, bởi vì trường học cắt đứt hoàn toàn Internet, không được lên mạng, không có điện thoại thông minh. Con trai tôi mỗi ngày gọi điện thoại về cho tôi đều nói muốn về nhà, cháu chỉ nói: “Ở đây khổ quá, môi trường lại tệ, con không cách nào thích ứng được, 6 giờ sáng đã phải thức dậy, buổi tối 9 giờ về ký túc xá, vẫn còn một núi bài tập phải làm nữa.” Tôi luôn khuyên cháu phải kiên trì, bởi vì đó là môi trường tu luyện, rất khó được. Cháu lại đổi cách, lại nói với tôi: “Mẹ ơi, mẹ cho con về nhà tu nhé, bây giờ con đã biết tu luyện là gì rồi, con nhất định sẽ học Pháp luyện công cho tốt.” Kỳ thực tôi vẫn luôn biết rằng cháu khó chịu không phải vì môi trường không tốt và vất vả, mà chính là vì không được lên mạng, thứ đó đã làm cho con cái chúng ta bị đầu độc nặng rồi, cảm giác khó chịu của chúng giống như khi giải độc vậy. Sau đó tôi đã sợ cháu gọi điện thoại về nhà, tôi cũng bắt đầu lo lắng. Tôi nghĩ khẳng định là tôi có chỗ nào đó không đúng, nếu không con tôi sẽ không thế này, tôi đã tìm thấy tôi có tâm tự tư vô cùng lớn: Con tôi ở đó có thể tu luyện, con tôi ở đó có người quản, con tôi ở đó có cơ hội lớn thi lên Shen Yun v.v.. đều là “tôi” trước tiên. Tôi nghĩ chấp trước của tôi cũng đã trở thành trở lực cho cháu ở đó. Tôi bắt đầu thanh trừ tất cả những thứ không tốt của tự thân. Tiếp theo, giáo viên ở trường cháu đã bắt đầu giao tiếp với cháu, giải khai nút thắt trong tâm cháu từ các góc độ khác nhau.

Một ngày nọ, tôi có một giấc mơ. Trong đó, tôi đang đứng bên ngoài trường học, nhìn thấy con trai tôi mặc áo sơ mi trắng, đeo cặp sách, đi về phía tôi, tôi rùng mình: có thể con đến để yêu cầu tôi đưa về nhà. Ai biết được khi đi tới trước mặt tôi, con tôi nhìn vô cùng thuần tịnh và tỏa ra ánh sáng, cháu chỉ vào trường học, cười híp mắt nói với tôi: “Mẹ ơi, con không có thời gian nói chuyện với mẹ đâu, con phải lập tức đi học rồi.” Nói xong liền rời đi. Lúc đó, có một niệm xuất ra trong đầu tôi: Cháu là con của Sư phụ! Sau khi tỉnh dậy, tôi ngộ được, tiểu đệ tử Đại Pháp đều là con của Sư phụ, sự lo lắng, ưu phiền quá mức, bất kỳ chấp trước nào của chúng ta cũng đều sẽ ngăn cản sự trưởng thành của con cái chúng ta. Chúng ta nhất định phải tu tốt bản thân, mới có thể cho con chúng ta một trường năng lượng thật chính, mới có thể giảm phiền hà cho Sư phụ! Tất cả lo âu trong tâm tôi bây giờ giống như không còn nữa, một điều thần kỳ nữa là con trai tôi cũng không gọi điện thoại nữa. Qua hai tuần, tôi bắt đầu có chút chịu không được, không phải sắp xảy ra chuyện gì sao? Tôi liền gọi điện thoại đi, bất ngờ là con tôi lại hỏi: “Có chuyện gì ạ? Bây giờ con đang rất bận.” Tôi vội nói: “Không có gì.” Nói xong liền cúp máy. Trong thời gian một tháng, con tôi đã vượt qua giai đoạn “giải độc”, trở thành một cậu bé thuần tịnh, không có sự chăm sóc của Sư phụ, chúng ta không thể nào làm được.

Dần dần, con tôi ở trong môi trường học Pháp, luyện công, phát chính niệm tập thể, đã trở nên càng ngày càng thuần tịnh, cháu nỗ lực cố gắng luyện đàn, giáo viên hệ Âm nhạc ở trường của cháu yêu cầu học sinh mỗi tuần phải viết chia sẻ “Một việc làm tôi cảm động nhất”, con tôi có một lần đã viết rằng khi chuẩn bị phát chính niệm tập thể cùng với mọi người, cháu rõ ràng cảm giác thấy rằng Sư phụ đã thanh lý rất nhiều thứ bất hảo cho cháu, cháu cảm thấy một lúc sau là nhẹ nhàng hẳn, luyện vĩ cầm vô cùng nhập tâm và hiệu quả cao. Con cảm ơn Sư phụ!

3. Sự từ bi của các thầy cô đã làm cháu cảm động

Tháng 1 năm nay, con trai tôi từ Middletown về nhà nghỉ xuân, lúc đó tôi biết được rằng trên núi khá thiếu người chơi viola, liền hỏi con tôi một câu: “Con có thể chuyển sang chơi viola không?” Khi đó, con tôi trả lời: “Con không chịu.” Sau khi đưa con về Middletown, trong tâm tôi cứ luôn canh cánh về việc giao tiếp với con, để con có thể tình nguyện chuyển sang viola. Đến đầu tháng 2 có việc đến Middletown, tôi liền đến trường nói chuyện với giáo viên của cháu, con trai tôi hình như biết được lý do tôi đến, nên cứ mượn cớ bận, ba ngày đều không gặp tôi. Sau khi tôi nói chuyện với giáo viên của cháu, thầy ấy đã đi khuyến khích cháu chuyển sang viola, thầy ấy cố hết sức nói với cháu rất lâu, cháu đã miễn cưỡng đồng ý, nhưng khi nhìn tôi cháu vẫn giận đùng đùng không nói lời nào. Tôi biết trong tâm cháu rất thống khổ, bởi vì cháu phải bỏ đi công sức nhiều năm học violin.

Sau đó cháu liền giao lưu với bạn học, lớp trưởng và các bạn của cháu đã thưa lên với thầy giáo trong buổi học Pháp tập thể rằng không thể miễn cưỡng đưa ra quyết định đối với việc mỗi học sinh làm bất cứ việc gì. Sau đó con trai nói: “Con nghĩ rằng các bạn nhìn thấy con đau khổ nên không muốn con chuyển nhạc cụ.”

Vấn đề này đã thu hút sự chú ý của trường học, ngày thứ hai tất cả thầy cô hệ Âm nhạc đã cùng cháu mở một cuộc họp về vấn đề chuyển nhạc cụ của cháu, con trai tôi sau đó đã chia sẻ: “Lúc đó con không nói lời nào, con cho rằng tất cả các thầy cô sẽ công kích con. Nhưng điều làm con ngạc nhiên là, tất cả các thầy cô ở cuộc họp đó đều hướng nội tìm, không có một người nào đổ lỗi hoặc thuyết phục con. Khi con thể hội được sự quan tâm và khích lệ của mọi người, con rất cảm động. Trong chốc lát con đã nhẹ nhàng, lần này là con đã tình nguyện từ nội tâm đổi nhạc cụ rồi.” Con tôi đã thật sự minh bạch rồi.

Sau đó tôi đã nói với chủ nhiệm hệ Âm nhạc rằng: “Tôi thật xin lỗi, lần này tôi mang nhiều phiền phức tới nhà trường của các thầy đến thế.” Cô ấy nói: “Không sao cả, đều là hảo sự, dịp này cũng giúp giáo viên chúng tôi thực sự ý thức được vấn đề bồi dưỡng nhân tài cho trên núi, các giáo viên thông qua hướng nội tìm, đã minh bạch được mục đích chân chính là trợ Sư chính Pháp và cứu người, trẻ em là có thể cảm thụ được [điều đó].”

Sau đó tôi đã nói với con trai: “Trẻ con các con thật là có phúc, nếu ở trường học của người thường, thì ở đâu có những thầy cô dụng tâm đi quản một cậu bé? Chúng ta thật sự phải trân quý đấy! Mọi người đều là vì tốt cho con cả.” Vì để cháu có được một cây viola ưng ý, các thầy cô còn không quản đường xa nghìn dặm, nhờ đồng tu từ Đức về mang theo đàn cho cháu thử, cuối cùng cháu đã thử được một cây viola vừa ý nhất.

Con tôi sau đó đã viết trong giao lưu chia sẻ ở trường: “Mặc dù em chỉ mới luyện viola được hơn một tháng, bài viola vừa thu âm chỉ luyện mấy tuần, vẫn còn rất nhiều thiếu sót, con đường sau này nhất định phải nỗ lực và chịu khổ nhiều hơn nữa. Sư phụ từng điểm hóa em rằng phải chịu khổ nhiều hơn. Vì thế không kể em có thể lên Shen Yun hay không, em đều sẽ ghi nhớ lời dạy của Sư phụ, trên con đường tu luyện phải sẵn lòng chịu khổ, mới có thể tu lên trên.” Tôi tin rằng lần chuyển nhạc cụ của con tôi này cũng là một dịp đề cao lớn trên con đường tu luyện của cháu. Con xin cảm ơn Sư phụ!

4. Con tôi trở nên chân thành và thương người

Mới chớp mắt mà con tôi đã học ở trường được hai năm rồi. Mỗi lần con nghỉ học, khi đón cháu về nhà tôi đều có thể phát hiện ra thay đổi. Lần đầu tiên về nghỉ, trước khi trở về trường, tôi nói con có muốn mua chút gì mang về ăn không. Cháu nói cháu thì chẳng có gì cần mua, nhưng cháu muốn mua một túi đồ ăn vặt đặc sản Canada về mời một bạn cùng phòng. Đến lần thứ hai, cháu muốn mua năm túi đồ ăn mời tất cả các bạn trong phòng, cháu nói cháu biết các bạn thích ăn món gì. Lại sau đó nữa, cháu muốn khi tôi đi thăm cháu đừng mang theo đồ cho cháu, nếu có mang thì cháu cũng sẽ đem cho tất cả bạn học ăn. Tôi phát hiện rằng cháu càng lúc càng quan tâm người khác nhiều hơn.

Có một lần tôi tới ký túc xá của các cháu đón con tôi đi ăn, cháu hỏi tôi rằng các bạn cùng phòng của cháu có được đi không. Tôi nói được. Tôi đưa các cháu đến một nhà hàng món Tây, trong đó có hai cháu là người Canada, một người Đức, một người Úc, sau khi các cháu ngồi xuống, mở thực đơn ra, tôi không biết chúng xì xào điều gì, sau đó một cháu nói: “Thưa dì, thực ra chúng cháu vừa ăn cách đây không lâu, không đói chút nào, hai người chúng cháu sẽ gọi một phần.” Các cháu cùng ăn, mỗi người một miếng cùng ăn. Sau khi ăn xong còn hỏi tôi có thể mang một phần về cho một bạn học cùng ký túc xá không đến hay không, vì bạn ấy phải làm bài tập. Lúc đó tôi đã rơi nước mắt, chúng thật sự thân thiết còn hơn anh em một nhà, chúng còn nghĩ tới tiết kiệm tiền cho tôi, trẻ em tu Đại Pháp thật sự rất khác.

5. Phụ huynh phối hợp với trường học mang lại cho trẻ em một thế giới quan chính xác

Sư phụ từng giảng trong Giảng Pháp tại San Francisco năm 1997:

“Nhưng tôi cho mọi người biết, kỳ thực căn nguyên mọi thứ bất hảo của nhân loại chính là vì đạo đức con người bại hoại rồi. Nếu không bắt tay từ chỗ này thì vấn đề gì nhân loại cũng không giải quyết được; nếu bắt tay làm từ vấn đề này thì vấn đề gì nhân loại cũng có thể giải quyết được.”

Trường trung học ở Middletown, New York là trường học lấy đạo đức để giáo dục mà thành lập, quy định của trường học sinh nam nữ không được kết bạn, nhưng có một số học sinh không tuân thủ quy định đã phạm quy, trường học sẽ chiểu theo quy định mà tiến hành xử phạt tương ứng.

Một lần con trai tôi trên điện thoại nói hôm đó cháu luyện đàn không nhập tâm, cháu nói có một số vấn đề làm cháu nghĩ không thông, cháu nói có một bạn học cháu quen vì liên lạc với bạn học nữ trên điện thoại, thầy giáo sau khi phát hiện thì thái độ đối với bạn ấy khác với trước đó. Cháu cảm thấy người tu luyện không phải nên khoan dung sao? Tôi liền chia sẻ với cháu, tôi nói, quy tắc của trường học nhất định phải tuân thủ, chúng ta không thể dùng quy tắc của người thường để làm các việc, nếu như đã vào trường này thì phải làm theo quy tắc của trường này. Bây giờ đạo đức của xã hội này đã trượt dốc rất ghê gớm, vì để phẩm chất đạo đức thăng hoa trở lại, chúng ta mới đưa các con vào trường này. Bây giờ bạn học của con đã phạm vào quy định của trường, vẫn còn cơ hội để thay đổi. Dần dần, con tôi đã minh bạch điều gì là đúng điều gì là sai.

Sự hỗn loạn của xã hội bây giờ có ảnh hưởng rất lớn đối với trẻ em, các thầy cô ở trường Middletown ngày nào cũng tận tình giáo dục các học sinh cái gì là tốt, cái gì là xấu, điều gì có thể làm, điều gì không thể làm. Một giáo viên đã từng cảm khái nói rằng: “Bây giờ chúng tôi thật giống như đang chiến đấu với đạo đức trượt dốc của toàn thể nhân loại vậy!”

Con trai có một lần hỏi tôi: “Chúng ta là người tu luyện, có thể làm được “Cật khổ đương thành lạc” – “Lấy chịu khổ làm vui” (Hồng Ngâm), nhưng sau này phải tuyển học sinh người thường, họ làm sao thích ứng đây?” Tôi trả lời cháu rằng: “Các con là lớp học sinh đầu tiên, các con làm hình mẫu tốt, người thường tiến vào rồi, các con đều có thể dẫn dắt họ, đây cũng là một cách các con cứu người vậy.”

Tôi cũng nói với con: “Đương nhiên hiện nay cơ sở vật chất và điều kiện của trường vẫn chưa được tốt lắm, nhưng con có cảm thấy lúc các con vừa vào thì đã tốt hơn nhiều không?” Con trai gật đầu tán thành, đồng thời nói: “Đó là một thay đổi rất lớn.” Tôi nói: “Hạng mục nào lúc mới bắt đầu cũng có khó khăn, chỉ cần chúng ta có quyết tâm làm tốt trường học, học sinh, phụ huynh, thầy cô cùng nhau nỗ lực thì nhất định sẽ thành công. Vì thế bây giờ biểu hiện của các con tốt rồi thì cũng là khởi tác dụng rất tốt.”

Lời kết: cảm ân

Có một học sinh nữ hiện nay đang học ở ngôi trường này, khi trường được thành lập, cháu đã mong muốn có thể đến học, nhưng do bố không tu luyện, không đồng ý, hai mẹ con cô vẫn luôn cương trì với bố, năm ngoái cuối cùng đã có thể học ở trường. Năm nay vào Ngày của Mẹ, cháu bé này đã viết tay một bài thơ cho mẹ để cảm ơn công dưỡng dục của mẹ.

Đọc thơ, mẹ cô bé rơi nước mắt nói: “Con tôi trong môi trường tu luyện này đã hiểu được tu luyện là gì, hiểu được cảm ân! Cảm ơn các thầy cô! Cảm ơn Sư phụ!” Người bố không tu luyện cũng nói với con gái: “Bố cảm thấy tự hào về con! Con gái của bố đã thật sự hiểu chuyện rồi!”

Cảm ơn tất cả thầy cô, nhân viên và tình nguyện viên của trường đã vì trường mà phó xuất, bởi vì nhờ có sự phó xuất vất vả và cống hiến vô tư của các vị, các cháu mới có thể trưởng thành trong môi trường tu luyện này. Cảm tạ Sư phụ từ bi vĩ đại, đã cho các cháu tìm được một miền tịnh thổ trong thế giới hỗn loạn mà đạo đức bại hoại này!

Con cảm ơn Sư phụ! Cảm ơn mọi người!

Hợp thập

(Bài chia sẻ đọc tại Pháp hội Washington DC 2018)


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/7/1/370429.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/7/3/170981.html

Đăng ngày 23-11-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share