Bài viết của một học viên ở Latvia

[MINH HUỆ: 08-10-2018] Kính chào Sư phụ tôn kính! Xin chào các bạn đồng tu!

Đắc Pháp

Tôi là một thanh niên 25 tuổi đến từ Latvia. Tôi tìm thấy cuốn Chuyển Pháp Luân vào cuối năm 2014 khi tôi đang lang thang trong hiệu sách. Theo những gì tôi còn nhớ, tôi đã rất thích ngồi thiền, luyện công, và những điều thuộc về tâm linh và tu luyện bản thân. Trước khi đắc Pháp, tôi đã theo một vài môn khác và cố gắng tìm hiểu xem thiền định và vũ trụ là gì. Có lúc tôi nhận ra rằng tôi cần một Sư phụ dẫn dắt và chỉ dạy cho mình.

Khi lần đầu tiên có niệm đầu này, tôi bắt đầu tìm kiếm trên mạng và học một vài môn pháp, nhưng sâu thẳm trong tâm tôi biết rằng những pháp môn đó không tốt, vì thế tôi đã bỏ. Nhưng tâm nguyện tu luyện của tôi rất mãnh liệt.

Tôi luôn nghiêm khắc với bản thân và thích tự học mọi thứ. Nhưng với việc thiền định và tu luyện thì tôi lại cảm thấy mình cần có một Sư phụ. Tôi tin Sư phụ Lý đã thấy tâm nguyện này và an bài mọi điều cho tôi. Đúng như Sư phụ đã giảng rằng:

…. “vậy nên, một niệm [muốn tu luyện] xuất phát ra là trân quý nhất. Trong Phật giáo có giảng Phật tính; một khi Phật tính xuất hiện, các Giác Giả có thể giúp người ấy.” (Chuyển Pháp Luân)

Vì thế tôi tin rằng thậm chí ngay cả trước khi tôi trở thành học viên, Sư phụ đã chăm sóc cho tôi.

Một hôm, khi đang đi bộ trong thành phố, tôi thấy các học viên Pháp Luân Đại Pháp đang ngồi đả tọa. Tôi rất thích và đồng thời thấy sốc vì một bà lão có thể ngồi song bàn một cách nhẹ nhàng. Điều này khiến tôi sốc vì một thanh niên như tôi đây không thể vắt chân lên như thế. Vị học viên đó đã đưa một cuốn sách nhỏ cho tôi. Tôi đọc cuốn sách đó và mang về nhà.

Ban đầu tôi không để tâm nhiều đến cuốn sách nhỏ đó, nhưng tôi tin rằng nó là một cuốn sách rất trân quý. Một hôm tôi đến một tiệm sách và dành nhiều thời gian tìm hiểu đủ loại sách khác nhau, nhưng cuối cùng chỉ có một cuốn sách khiến tôi hứng thú. Đó là cuốn sách có bìa màu vàng – Chuyển Pháp Luân.

Tôi quên hết tất cả các quyển sách khác và chỉ mua cuốn này. Tôi về nhà và bắt đầu đọc sách, và dường như cảm thấy rằng trước kia tôi đã từng nhìn thấy cuốn sách này– và đúng vậy. Tôi tìm lại trong đống đồ đạc của mình và thấy cuốn sách giới thiệu về Pháp Luân Đại Pháp. Và tôi thấy sốc khi thấy rằng cuốn sách này là về chính môn tu luyện đó.

Không chút chần chừ, tôi tìm trên mạng và bắt đầu học các bài công pháp. Tôi biết rằng tôi đã tìm thấy điều tôi đang kiếm tìm. Cuốn sách giải thích mọi điều cho tôi. Tôi cảm thấy nó là trân quý nhất. Kể từ đó tôi đã không rời cuốn sách và trở thành một học viên Pháp Luân Đại Pháp.

Trân quý cơ duyên tu luyện

Sau khi bước vào tu luyện tôi đã nguyện rằng tôi sẽ tu luyện đến cùng, cho đến ngày viên mãn. Vì thế tôi bắt đầu đọc sách nhiều hơn và cũng đọc tất cả những bài giảng Pháp khác của Sư phụ Lý Hồng Chí. Tôi cũng bắt đầu học thuộc cuốn Chuyển Pháp Luân và những kinh văn khác. Tôi xuất tâm nguyện muốn học tiếng Trung và hiểu Pháp bằng bản gốc. Kể từ đó tôi đã âm thầm tự học ngữ pháp và các từ tiếng Trung. Giờ tôi đã có thể nhận được nhiều từ tiếng Trung, và nắm được ngữ pháp, tôi cũng đã đọc được Chuyển Pháp Luân bằng tiếng Trung, dù chưa phải là cả cuốn sách.

Tôi cũng bắt đầu chép tay cuốn Chuyển Pháp Luân bằng bút lông và mực nước. Qua những trải nghiệm này tôi đã cảm nhận được sự vĩ đại của Pháp và tiếng Trung. Ví dụ, khi tôi chép tay bằng tiếng Trung, tôi luôn cảm thấy nhẹ nhàng, dễ chịu và an bình. Sau khi thực hiện xong, toàn thân tôi dường như vô cùng thư thái, và tâm trí tôi chứa đầy các chữ và Pháp. Để đạt được thể ngộ sâu sắc hơn về tu luyện cá nhân và văn hóa truyền thống, tôi cũng đọc tất cả những câu chuyện cổ tu luyện trên trang Minh Huệ. Việc này giúp tôi rất nhiều trong việc lĩnh hội Chuyển Pháp Luân và hiểu được tu luyện nghiêm túc đến nhường nào. Tôi thực sự cảm nhận được rằng mình cần phải trân quý cơ duyên tu luyện Đại Pháp của vũ trụ vô tiền khoáng hậu này. Qua việc đọc tất cả các bài giảng Pháp của Sư phụ, trí huệ tôi được gia cường và tôi hiểu được mọi điều trong cuộc sống và mục đích của việc đến thế gian này. Tôi cảm thấy rằng môn tu luyện này là trân quý nhất và tôi quyết tâm đạt được tiêu chuẩn của một học viên chân tu.

Dĩ nhiên, tu luyện không hề dễ dàng và không phải là điều mà một người có thể lĩnh hội được ngay từ lúc ban đầu. Tôi tin rằng tu luyện đòi hỏi một quá trình đào sâu và trăn trở để có thể ngộ được những pháp lý uyên thâm. Và theo thể ngộ của tôi, tu luyện không phải là trên hình thức bề mặt. Một người phải hành theo các Pháp lý mà họ chứng ngộ được, loại bỏ các chấp trước và chịu khổ, và tôi tin rằng điều này là khó nhất.

Khi tôi đọc và học thuộc các bài giảng của Sư phụ, ban đầu tôi cảm thấy mình hiểu cần hành xử như thế nào. Nhưng đến phần khó nhất là khi phải thực hành các Pháp lý này hàng ngày, tu luyện trong những khảo nghiệm tâm tính khác nhau, hành xử như một người tu luyện và hướng nội.

Ví dụ, ban đầu tôi không biết làm cách nào để hướng nội và tự mình nhìn lại tất cả những tình huống. Tôi luôn tìm thấy lỗi của người khác, đặc biệt là trong nhóm học Pháp ở địa phương. Tôi thường tập trung vào người khác và thấy thiếu sót của họ và cảm thấy họ sai. Vì thế trong tôi tràn ngập tâm oán trách, ghét bỏ và ngạo mạn. Tôi đã chỉ hướng ngoại.

Một hôm, sau khi học Pháp nhóm xong, các học viên chia sẻ với nhau. Một mâu thuẫn đã xảy ra khiến nhiều nhân tâm bộc lộ. Tôi ngộ ra rằng mình cần phải hướng nội, nhưng tôi không biết tìm kiếm điều gì. Tôi bắt đầu đọc Pháp một mình và không chú ý đến cuộc tranh luận của họ. Nhưng đằng sau tất cả những điều này là những niệm đầu ghét bỏ và trách móc, những niệm đầu rằng họ không biết tu luyện là gì. Niệm đầu “Tôi giỏi hơn những người khác” ẩn dấu đằng sau tất cả những điều này.

Qua việc học Pháp, suy ngẫm và viết ra những niệm đầu mà tôi hiểu rằng không có gì là ngẫu nhiên, tất cả những tình huống này đã phơi bày các tâm chấp trước và niệm đầu bất hảo của tôi. Tất cả xảy ra là để tôi có thể nhìn thấy tâm tự tư và tâm tự cho mình là đúng.

Sư phụ giảng:

“có một số người dùng chuẩn mực đạo đức đang trượt dốc kia mà tự đo lường bản thân mình, cho rằng mình tốt hơn người khác” (Chuyển Pháp Luân)

Sau khi tôi nhận ra rằng mình tập trung hướng ngoại hơn là hướng nội, tôi nhìn thấy tính ngạo mạn này ở bản thân và bắt đầu chú ý đến nó. Tôi quyết định tu luyện tinh tấn hơn và chỉ tìm những thiếu sót của bản thân chứ không phải của những người khác. Kết quả là tâm tôi trở nên rộng mở hơn và giờ đây tôi không còn tìm thấy thiếu sót của người khác nữa. Nếu tôi tìm thấy thiếu sót của người khác thì tôi sẽ nhìn lại bản thân, hướng nội và cố gắng hiểu người khác từ phương diện của họ. Tuy nhiên, tu khứ những niệm đầu trách móc người khác thì không phải lúc nào cũng dễ dàng.

Thế nhưng, tôi vẫn không thể lúc nào cũng đối đãi với mình như một học viên chân tu, không thể luôn hướng nội, và tu khứ các chấp trước. Đôi khi điều này rất thống khổ. Ví dụ, khi tôi đang làm việc và một ai đó khiến tôi bực mình, tôi biết rằng tôi không nên tức giận và bực bội, khó chịu, nhưng nhiều lần tôi lại để bụng và cho phép nó thao túng tôi. Nhưng giờ đây tôi đã ngộ ra rằng những thứ đó không phải là tôi, và những chấp trước đó chính xác là những thứ mà Sư phụ muốn tôi loại bỏ – những chủng tâm như tức giận, nóng vội, và buồn phiền. Vì thế hàng ngày tôi thực sự cố gắng kiềm chế và loại bỏ chúng và tạo chỗ cho tâm từ bi.

Một hôm tôi đang nói chuyện với bạn gái và cô ấy bắt đầu nói những điều khiến tôi tức giận. Nhưng lúc đó tôi nhớ rằng tôi là một học viên Đại Pháp và tôi nên có phong thái cao hơn. Mặc dù tôi cảm thấy những chấp trước này đang chuẩn bị áp đảo, tôi đã không làm theo chúng mà thay vào đó đã dùng thiện để đối đãi. Kết quả là không có mâu thuẫn nào và mọi việc tiếp diễn như bình thường. Lúc đó, tôi nhận ra rằng tôi nên luôn giữ mình theo tiêu chuẩn cao và không để nghiệp tư tưởng và các chấp trước thao túng mình.

Sư phụ giảng:

“Có người chủ ý thức không mạnh, bèn thuận theo nghiệp tư tưởng làm điều xấu; người này vậy là kết thúc, rớt xuống rồi. Nhưng đại đa số người ta có thể lấy tư tưởng chủ quan rất mạnh (chủ ý thức mạnh) để bài trừ nó, phản đối nó. Như thế, minh chứng rằng cá nhân ấy có thể độ được, có thể phân biệt rõ tốt xấu.” (Chuyển Pháp Luân)

Giờ đây tôi hiểu rằng mọi khía cạnh của cuộc sống là một phần tu luyện của tôi, và điều đó cũng bao gồm việc tôi hành xử như thế nào khi ở nhà và ở chỗ làm. Trong mọi tình huống tôi cần phải thể hiện phong thái của một đệ tử Đại Pháp.

Ví dụ, tôi đã từng để mẹ tôi làm hết tất cả việc nhà và không nghĩ nhiều về việc đó. Nhưng bây giờ tôi dọn dẹp nhà cửa, lau nhà và rửa bát đĩa. Mẹ không hề bảo tôi phải làm những việc đó. Một hôm tôi thức dậy và cảm thấy mình nên làm việc nhà.

Nhưng tôi vẫn cảm thấy mình vẫn còn xa so với tiêu chuẩn của một học viên chân tu và rằng “cái chai” của tôi vẫn chứa đầy những thứ dơ bẩn, và không thể hoàn toàn nổi lên được. Tôi vẫn rất tự tư. Tuy nhiên, tôi sẽ cố gắng tu khứ những thứ bất hảo và trở lại với chân ngã của mình.

Giảng chân tướng với tâm từ bi

Sau khi học các bài giảng của Sư phụ tôi đã ngộ ra tầm quan trọng của việc giảng chân tướng để cứu độ chúng sinh. Vì thế tôi bắt đầu chủ động tham gia tất cả các hoạt động giảng chân tướng ở địa phương và cũng biết rất nhiều về cuộc đàn áp và Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Tôi ngộ ra rằng trong khi cứu độ chúng sinh, tôi cần phải triển hiện từ bi và rằng chỉ có từ bi mới có thể làm tan chảy trái tim của người thường. Trước những sự kiện đại chúng, tôi học về cách giảng chân tướng như thế nào cho hiệu quả hơn từ trang web Minh Huệ và cũng học từ các video giảng chân tướng, để biết được cách nói với mọi người như thế nào và khiến lời nói của tôi thuyết phục hơn bằng các dữ liệu.

Đầu mùa Đông 2016, các học viên Đại Pháp tích cực tổ chức các sự kiện đại chúng- để giảng chân tướng về cuộc đàn áp và cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc Giang Trạch Dân. Mặc dù tôi tham gia sự kiện và nói chuyện với mọi người nhưng tôi không chủ động tham gia sự kiện từ đầu đến cuối và ra về khi tôi muốn. Tôi đã không nghiêm túc về việc này. Khi kết thúc sự kiện, một học viên đã chỉ ra trạng thái bất chính này của tôi bằng một giọng nói nghiêm nghị: “Bạn coi việc này như trò đùa, bạn đến và đi khi bạn muốn.” Và lần này đúng là như vậy. Tôi hướng nội và thấy đây là trạng thái bất chính. Tôi cố gắng loại bỏ nó và tham gia các hoạt động nghiêm túc hơn.

Tôi quyết định tinh tấn hơn. Tôi bắt đầu chủ động tham gia tất cả các sự kiện và thậm chí còn giúp tổ chức các sự kiện. Ví dụ, khi tôi giúp tổ chức sự kiện “Đưa Giang Trạch Dân ra công lý”, tôi đã trở nên tinh tấn hơn và thể hiện được tâm từ bi. Trong suốt các sự kiện tôi luôn giữ chính niệm như: “Trường năng lượng từ bi của mình có thể chính lại tất cả các trạng thái không đúng đắn”, “Mình triển hiện tâm từ bi” và “Những ai có tiền duyên sẽ lần lượt đến và có lựa chọn cho bản thân.”

Tôi thường nhẩm thơ của Sư phụ:

“Từ bi năng dung thiên địa Xuân Chính niệm khả cứu thế trung nhân” (“Pháp chính càn khôn” – Hồng Ngâm II)

Giờ đây, khi tôi không nói chuyện với mọi người, tôi phát chính niệm và giữ cho đầu óc thuần tịnh, và vì thế mà không có niệm đầu bất hảo nào có thể xâm nhập vào. Khi tôi thực sự ở trong trạng thái đó, tôi cảm thấy trường năng lượng của tôi có thể chính lại tất cả những trạng thái không bình thường, và nó đem lại cho tôi trí huệ khi giảng chân tướng.

Ví dụ, khi một người đàn ông đang vội vã đi ngang qua chỗ sự kiện của chúng tôi, tôi đã chào ông ấy và xuất niệm đầu thuần tịnh và tâm từ bi sâu sắc, sau đó tôi giảng chân tướng cho ông ấy. Ban đầu ông ấy có vẻ khó chịu, nhưng sau đó ông đã cởi mở và ký vào đơn thỉnh nguyện.

Một lần khác, một người phụ nữ đang dắt chó đi dạo. Ban đầu bà ấy không muốn lắng nghe, nhưng sau đó bà đã sớm dịu lại và hỏi rằng: “Việc ký đơn thỉnh nguyện thì có thể làm được gì?”

Tôi trả lời rằng: “Nếu một người thờ ơ và không có động thái nào, thì chẳng có gì thay đổi.” Người phụ nữ đó lập tức ký vào tờ thỉnh nguyện và chúc chúng tôi may mắn. Tôi tin rằng lòng từ bi đã làm tan chảy trái tim bà ấy và chân ngã của bà đã xuất lai vì thế bà đã có một quyết định đúng đắn.

Tôi đã giảng chân tướng cho hầu hết tất cả bạn bè và đồng nghiệp. Khi nói chuyện với mọi người tôi luôn cố gắng nói với họ như thể họ là người bạn thân nhất của tôi. Tôi chào họ lịch sự và nói chuyện với họ như thể chúng tôi thân với nhau. Việc này thường khiến mọi người dễ chịu và họ nghe chân tướng một cách cẩn thận.

Một lần, trong khi tôi đang làm việc, lúc sắp tan ca, một nhóm khách du lịch khoảng 8 đến 10 người bước vào trong tiệm cà phê của chúng tôi. Khi ấy, tôi đang chủ động giảng chân tướng cho bạn bè của mình về cuộc đàn áp. Tôi nghĩ: “Đây là cơ hội đã định sẵn quá tuyệt vời. Mình cần phải giảng chân tướng về Giang Trạch Dân và cuộc đàn áp.”

Ban đầu, tôi không biết bắt đầu câu chuyện như thế nào và hơi lo sợ một chút, nhưng tôi đã đột phá và đi thẳng vào chủ đề. Tôi hỏi liệu họ có biết về Pháp Luân Đại Pháp và cuộc đàn áp không. Tôi nói với họ một cách ân cần như thể tôi đang nói chuyện với một người bạn thân vậy. Tất cả bọn họ đều chăm chú lắng nghe. Sau đó tôi hỏi họ có muốn ký vào đơn thỉnh nguyện không. Tất cả bọn họ đều đã ký.

Trong khi nói chuyện với họ và vượt qua tâm sợ hãi nói chuyện với mọi người, tôi cảm thấy cơ thể mình trở nên nhẹ nhõm và cảm nhận được Pháp Luân đang xoay ở phía bụng dưới. Những trường hợp tương tự đã xảy ra khi tôi loại bỏ tâm sợ hãi và nói chuyện với mọi người về Pháp Luân Đại Pháp.

Ngay lúc này đây tôi cảm thấy mình vẫn còn xa so với tiêu chuẩn của một học viên chân tu, nhưng tôi sẽ cố gắng làm tốt hơn từng bước một, gia cường ý chí, làm tốt ba việc, và đồng hóa bản thân mình với đặc tính của vũ trụ để trợ Sư trong thời kỳ chính Pháp.

Tạ ơn Sư phụ. Cảm ơn các bạn đồng tu.

(Bài chia sẻ ở Pháp hội Châu Âu năm 2018)


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/10/8/375450.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/10/11/172796.html

Đăng ngày 21-11-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share