Bài viết của Vũ Chính

[MINH HUỆ 30-7-2018] “Văn chương bản Thiên thành, diệu thủ ngẫu nhiên đắc”, đây là một câu nổi tiếng được mọi người ưa thích, nằm trong bài thơ “Văn chương” của Lục Du, thi nhân, nhà sử học đời Nam Tống. Trong hành trình văn hóa 5.000 năm nay, chân cơ này vẫn xuất hiện không ngừng.

Vương Bột, đại văn hào triều Đường, một lần vào Tết Trùng Dương đi qua Nam Xương để kịp lễ khánh thành trùng tu Đằng Vương Các, Diêm Đô đốc mở tiệc tiếp đãi tân khách trên các. Vương Bột đến bái kiến, Diêm Đô đốc liền mời ông tham gia yến tiệc. Diêm Đô đốc vốn muốn nhân buổi lễ lớn này để con rể ông ấy đem bài tựa “Đằng Vương Các tự” đã dày công chuẩn bị sẵn từ trước viết ra trước mặt mọi người, để khoe tài hoa con rể. Khi ông ấy gọi người đem bút mực đến, giả ý mời người viết bài tựa cho Đằng Vương Các, các tân khách địa phương đều biết ý chối từ, nhưng Vương Bột mới chân ướt chân ráo tới, nhận bút mực, vung bút trước đám đông, khiến lão đô đốc tức giận bỏ bữa tiệc ra về. Lão đô đốc sai người đem văn Vương Bột viết về.

Ban đầu ông ta không phục, nhưng nghe đến “Tinh phân Dực Chẩn, địa tiếp Hành Lư”, nghĩa là “Sao chia ngôi Dực, ngôi Chẩn; đất nối núi Hành, núi Lư”, liền biết đây là văn chương thông thấu Trời Đất, bèn không nói gì nữa. Sau đó càng nghe càng ngồi không yên, liền chạy đến nơi yến tiệc trên lầu các đích thân thưởng thức, khâm phục khen rằng: “Đây thực sự là thiên tài, đáng lưu truyền bất hủ”. (Xem “Đường chích ngôn”).

Trong “Đường tài tử truyện” có ghi chép: “Vương Bột vừa uống rượu với khách vừa vung bút, chốc lát đã viết xong, viết liền một mạch, mọi người đều kinh ngạc.”

Thiên cổ danh thiên “Đằng Vương Các tự” đã ra đời như vậy, được truyền tụng rộng rãi, đến nay vẫn là tác phẩm học sinh trung học phải học. Những câu nổi tiếng trong bài thơ này nhiều khó kể hết ra, như:

“Lạc hà dữ cô vụ tề phi,
Thu thủy cộng trường thiên nhất sắc.

….

Lão đương ích tráng,
Vũ di bạch thủ chi tâm?
Cùng thả ích kiên,
Bất trụy thanh vân chi chí.

Nhàn vân đàm ảnh nhật du du,
Vật hoán tinh di kỷ độ thu.
Các trung đế tử kim hà tại?
Hạm ngoại Trường Giang không tự lưu.”

Dịch nghĩa:

“Ráng chiều cò lẻ cùng bay,
Nước thu trời rộng là đây, một màu.

Phải mạnh lên lúc đà có tuổi,
Nên hiểu lòng cho lão tóc sương.
Lúc cùng càng phải kiên cường,
Không nên làm lỡ bước đường mây xanh.

Trải mấy thu, sao dời vật đổi,
Mây ánh đầm, ngày dõi lửng lơ.
Gác đây, đế tử đâu giờ,
Trường Giang vẫn chảy hững hờ ngoài hiên”.

Những câu thơ hay liên tiếp xuất hiện trong cả bài thơ, mà lại là thể thơ biền ngẫu. Thơ văn biền ngẫu chú trọng đối xứng từng cặp rất chặt chẽ, khó viết nhất, đến nỗi rất nhiều người để viết văn biền ngẫu đã gắng gượng ghép đối gò bó, nên mất đi linh hồn tư tưởng văn chương. Nhưng “Đằng Vương Các tự” của Vương Bột lại là kể chuyện, tả cảnh, tỏ chí hướng, tất cả hòa trong một chỉnh thể, ngụ tình trong cảnh, tình cảnh hòa hợp, hào khí “nhân sinh đắc ý, ý chí nổi lên” hòa nhập vào trong văn thơ, văn từ hoa mỹ khôi lệ, tính tư tưởng, tính nghệ thuật đạt đến đỉnh cao của thơ văn cổ.

Một kiệt tác như thế này lại không cần suy nghĩ đắn đo câu từ, vung bút viết liền một mạch. Thần tư diệu bút như thế này hoàn toàn siêu việt tốc độ tư duy của nhân loại, không khỏi khiến người ta tán thán là “Thiên thành chi tác” (Tác phẩm do Trời thành tựu).

Đại tài tử triều Thanh, Kỷ Quân (tự Hiểu Lam), cũng là người nổi danh bởi tài suy nghĩ mẫn tiệp. Vua Càn Long rất thích ngâm thơ, ra câu đối, thường dùng thơ văn để thử thách, bắt bí Kỷ Quân. Một lần du lãm ngôi chùa cổ trong núi, Càn Long đưa ra một vế đối:

“Thốn thổ vi tự, tự bàng ngôn thi, thi viết: Minh nguyệt dương phàm ly cổ tự”.

Nghĩa là: “Tấc đất là chùa, bên chùa có thơ, thơ viết: Trăng sáng giương buồm rời chùa cổ”.

Trong đó chữ Thốn 寸 và Thổ 土 hợp thành chữ Tự 寺; chữ Tự 寺 và chữ Ngôn 言 hợp thành chữ Thi 詩, kết thúc lại quay lại chữ Tự 寺. Một vế đối khó hóc búa như thế này rõ ràng là muốn hạ gục Kỷ Hiểu Lam. Không ngờ Kỷ Hiểu Lam liền buột miệng đối ngay:

“Lưỡng mộc thành lâm, lâm hạ thị cấm, cấm viết: Phủ cân dĩ thời nhập sơn lâm”.

Nghĩa là: “Hai cây thành rừng, trong rừng có biển cấm, biển cấm viết: Đem búa, rìu vào rừng tùy theo thời vụ”.

Trong đó hai chữ Mộc 木 thành chữ Lâm 林; dưới chữ Lâm 林 có thêm chữ Thị 示 thành chữ Cấm 禁, kết thúc câu cũng quay lại chữ Lâm 林.

Câu “Đem búa rìu vào rừng tùy theo thời vụ thì gỗ dùng không hết” là câu trong kinh điển Nho gia “Mạnh Tử”, ý nghĩa là không được chặt phá rừng bừa bãi, chặt cây cần có thời vụ có mức độ, không được phá hoại bản thân núi rừng. Vế đối của Kỷ Hiểu Lam không những đối nhau chặt chẽ mà còn có cảnh giới ý nghĩa vượt xa câu đối.

Một lần đại văn hào triều Thành là Viên Mai đến thăm Kỷ Hiểu Lam và nói, ông đến thăm quê hương Kỷ Hiểu Lam, lúc cáo biệt thấy có hai tòa tháp xa xa, liền ra câu đối:

“Song tháp ẩn ẩn, thất cấp tứ diện bát giác”.

Nghĩa là: “Đôi tháp thấp thoáng, 7 tầng 4 mặt 8 góc”.

Kết quả là các con em Kỷ Hiểu Lam đưa tiễn người nọ nhìn người kia, không ai có thể đối được. Câu đối vốn đã không dễ, cộng thêm số chữ đối nhau, từ ngữ đối nhau chặt chẽ nên càng khó. Viên Mai lại ra câu đối khó nhằn như thế này để bắt bí Kỷ Quân. Không ngờ Đại học sỹ Kỷ Hiểu Lam lại nói: “Bọn họ đã đối rồi đó”.

Viên Mai chẳng buồn phản bác, chỉ nhếch miệng cười. Kỷ Hiểu Lam xua xua tay nói: “Bọn họ đều không nói gì khác với ngài sao?”

Viên Mai gật đầu. Kỷ Hiểu Lam cười nói: “Câu đối đây”:

“Cô chưởng dao dao, ngũ chỉ tam trường lưỡng đoản”/

Nghĩa là: “Một tay vẫy lắc, 5 ngón 3 dài 2 ngắn”.

Lời tuyệt diệu vừa nói xong, Viên Mai thán phục không ngớt.

Chúng ta có thể thấy được tư duy của con em họ Kỷ và Viên Mai, đều với tốc độ bình thường, thời gian dài không thể nghĩ ra vế đối, hoặc vế đối nghĩ ra không đủ trình, không dám đưa ra. Mà vế đối của Kỷ Hiểu Lam chính vào lúc tiễn đưa cáo biệt đã cấu thành bức tranh sinh động vĩnh hằng.

Đây là trùng hợp ngẫu nhiên sao? Sao lại khéo như vậy? Cứ như an bài của Thượng Thiên vậy? “Văn chương vốn do Trời thành tựu”, đã triển lộ khéo léo diệu kỳ ở đây.

Tại sao tư duy của những đại văn hào này lại có lúc tuôn trào như suối nguồn, hoàn toàn siêu việt trạng thái bình thường của con người? Quả là không cần suy nghĩ, nháy mắt liền biết đáp án hoàn mỹ. Hơn nữa không phải là sự xuất hiện linh cảm thông thường, diệu bút sinh hoa cuồn cuộn chảy không dứt. Nhưng những lúc khác, tư duy của họ lại rất bình thường, rất thông tục. Như Vương Duy và Kỷ Hiểu Lam, đều có sự việc xấu vị tư phạm pháp bị bắt, và họ lúc tư duy như Thần khi làm thơ viết văn, cứ như là người khác. Tại sao lại có sự khác biệt một trời một vực như thế này?

Trong “Giảng Pháp tại Pháp hội New York kỷ niệm 25 năm Đại Pháp hồng truyền” Sư phụ giảng:

“Thực ra rất nhiều người khi làm các việc, ấy là linh cơ hễ động thì họ làm thôi, tư tưởng của họ hễ nghĩ một cái thì họ làm rồi; nhưng tư tưởng đó không hề trải qua cân nhắc kỹ càng đầy đủ, chưa có trải qua suy xét chi tiết, vậy mà làm được rất tốt. Tại sao? Đây cũng là vấn đề mà mọi người đều đang suy xét, vấn đề mà các nhà khoa học cũng đang suy xét, nói rằng tư tưởng chín chắn như vậy không phải là trải qua cân nhắc chi ly, mài dũa kỹ càng, ấp ủ mà ra, mà là nháy mắt đã làm ra rồi, nghĩ ra rồi, tại sao? Nói không rõ ràng. Kỳ thực, thân thể người không chỉ là chút xíu bề mặt này đâu, tầng tầng tầng tầng đều có thân thể chư vị, đều có tư tưởng chư vị, đều có tế bào chư vị, đều là chỉnh thể của chư vị; hành vi tại bề mặt khi làm một việc, khi thực thi một việc, toàn bộ tế bào đều đang vận động, đều đang suy xét, đồng thời không chỉ tại một không gian. Càng vi quan thì thời gian càng nhanh, năng lực của họ càng to lớn. Chư vị ở bên này chư vị cảm thấy [mới] trải qua hơi hơi suy nghĩ một cái, nhưng bên kia đã nghĩ có khi là mấy năm rồi đó, là vì chúng không [cùng] tại một không gian.”

Người viết lĩnh ngộ rằng: Giảng Pháp của Sư phụ khiến cho vấn đề nói trên bỗng chốc rộng mở sáng tỏ. Viết văn, sáng tác thơ từ ca phú cũng là tu hành, trừ tình huống phó nguyên Thần khởi tác dụng ra, tu luyện tốt thì tư tưởng ở vi quan cũng có thể xuất hiện tư duy tuôn như suối nguồn.

Vậy tại sao đại đa số văn nhân, văn hào sáng tác không dễ dàng như thế này, phải cân nhắc từng câu từng chữ, đắn đo suy xét mãi? Những kiệt tác thiên cổ qua chỉnh sửa như thế này cũng rất nhiều, lẽ nào họ tu hành trên con đường văn học của họ kém chăng?

Kỳ thực đây giống như “đốn ngộ” và “tiệm ngộ” trong tu luyện, xưa nay người ‘đốn ngộ’ vẫn ít, người “tiệm ngộ” nhiều. Rất ít người có thể bỗng chốc đạt được kỹ nghệ “quỷ phủ Thần công”, đại bộ phận người cần phải không ngừng đề cao thì mới viết được kiệt tác. Như Kỷ Hiểu Lam khi viết trước tác lớn “Sử thông tước phiền” cũng phải suy nghĩ tu sửa nhiều lần.

“Tiệm ngộ” cũng cần cuối cùng đạt được cảnh giới giống với “đốn ngộ”, đại bộ phận văn chương là trong khi không ngừng mài giũa ngày một hoàn thiện. Cuối cùng thành tựu, bất kể là diệu bút sinh hoa, hoa lệ phóng khoáng hay là chất phác sâu sắc, thâm thúy cô đọng, các tuyệt tác đều được coi là “Thần lai chi bút” (bút xuất Thần), đồng thời đạt đến cảnh giới “dĩ văn thông Thần” (dùng văn để câu thông với Thần) và “văn dĩ tải Đạo” (dùng văn để truyền tải Đạo).

Vậy văn chương như thế này có phải chỉ dựa vào bản thân trầm tư suy nghĩ khổ công là có thể viết được không? Hoặc là chỉ dựa vào sức bản thân mình là có thể viết ra không? Điều này chẳng phải mâu thuẫn với “văn chương bản Thiên thành” (văn chương vốn do Trời thành tựu) đó sao?

Cũng không mâu thuẫn. Trong “Giảng Pháp tại hội giao lưu quốc tế Bắc Kinh”, Sư phụ giảng:

“Kỳ thực [nếu] khi một sinh mệnh có thể lùi vào trong vi quan hơn thì chính là đã ở nơi lớn hơn, cao hơn rồi, đã là ở Thiên thượng {trên trời} rồi, bởi vì lạp tử càng vi quan, thì tầng thứ của nó càng cao. Đây là một loại nhận thức khái niệm rất to lớn.”

Người viết lĩnh ngộ rằng: Tư duy vi quan và “văn chương bản Thiên thành” cũng là một việc, bởi vì thân thể ở vi quan vốn là ở Thiên thượng, thế thì tư duy ở trên Thiên thượng thành tựu. Ở vi quan thành tựu nhanh, ở chỗ con người đây thì chậm. Cuộc đời tu hành của các văn nhân xưa, bất kể là đốn ngộ hay là tiệm ngộ, đều là phải lên Trời, cũng có nghĩa là đi đến vi quan của sinh mệnh. Do đó cuối cùng đều phải đi đến thắng cảnh, văn chương Thiên thành. Về thơ văn mà nói, siêu vượt ý cảnh bình thường mới là kiệt tác, như có thể đạt đến cảnh giới thù thắng siêu thường hơn, “xảo đoạt Thiên công”, thì chính là danh tác bất hủ. Mà cảnh giới văn chương là cảnh giới tư tưởng, cảnh giới tu luyện của bản thân văn nhân quyết định.

Do đó những đại văn hào cổ đại đó đều là sau khi trải qua nhiều trắc trở, tâm thái thoáng đạt, tâm tính đề cao thăng hoa, có bước nhảy vọt về nghệ thuật. Vương Bột, Tô Thức, Tân Khí Tật, Kỷ Hiểu Lam v.v., những thành tựu cáo nhất về văn học của họ đều là sau khi trải qua đả kích to lớn của cuộc đời, trong thất bại dùi mài mà trỗi dậy, tính tư tưởng, tính nghệ thuật của văn chương thơ từ càng sâu sắc, ý cảnh càng sâu xa.

Ngày nay, những văn chương chuyên vạch trần bức hại không cần văn thật hay, nói rõ sự tình là được rồi. Nhưng đối với một số đồng tu chuyên theo nghiệp văn tự, viết văn cứu độ chúng sinh, yêu cầu thì sẽ khác. Tác phẩm trực tiếp triển hiện cho người thường, thì giống như diễn xuất Thần Vận, văn chương càng hay, hiệu quả cứu người càng tốt. Tuy là quá trình viết văn, bản thân chính là tu luyện, mà chất lượng văn chương và tu luyện bản thân lại có quan hệ chặt chẽ, đó chính là cần tăng cường tu luyện bản thân.

Nếu có các chấp trước dục vọng, sở thích, danh lợi, tật đố, tranh đấu, hiển thị, tự ngã v.v. Mà không buông bỏ, cảnh giới tu luyện không thể đề cao được, viết lách cũng tất nhiên không thể đề cao được. Văn như kỳ nhân (văn nào người vậy), cảnh giới văn chương vĩnh viễn sẽ không siêu vượt được cảnh giới tu luyện của tác giả. Do đó dũng mãnh tinh tấn trong Đại Pháp, không ngừng buông bỏ các chủng dục vọng chấp trước, tu luyện nhanh chóng đề cao, mới là con đường tắt đề cao kỹ nghệ. Như thế mới có thể cứu độ chúng sinh càng rộng hơn, càng sâu hơn, mới có thể siêu vượt lịch sử, khai sáng tương lai, không phụ sứ mệnh của đệ tử Đại Pháp.

Trên đây là nhận thức cá nhân, có những chỗ chưa thỏa đáng, kính mong được chỉ bảo, xin cảm ơn.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/7/30/371733.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/10/25/173000.html

Đăng ngày 14-11-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share