Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp phương Tây

[MINH HUỆ 10-6-2018] Tôi luôn cố gắng nuôi dạy con trai 12 tuổi và con gái 5 tuổi của tôi trở thành các tiểu đệ tử Đại Pháp. Dưới đây, tôi xin chia sẻ thể ngộ của mình với những phụ huynh là học viên Pháp Luân Đại Pháp về việc giáo dục và hướng dẫn con cái để giúp các cháu không bị trượt ngã trong thùng thuốc nhuộm lớn của xã hội người thường, đặc biệt là khi các cháu đến tuổi thanh thiếu niên.

Gần đây, tôi nhận ra rằng tôi vẫn chưa đặt nhiều tâm sức vào việc học Pháp và luyện công hàng ngày cùng các con. Rất có thể bọn trẻ sẽ bị mê lạc trong xã hội người thường khi còn là thanh thiếu niên và đi chơi với bạn bè ngoài xã hội. Các cháu đang ở lứa tuổi nhạy cảm, lứa tuổi đang muốn tìm kiếm cho mình người hướng dẫn để học theo và bạn bè để chơi cùng.

Giữ cho con cái của chúng ta không bị mê lạc

Trẻ em thường coi thầy cô giáo của mình là người hướng dẫn và bạn bè ở trường là bạn chơi. Nhưng những nhân tố gây ảnh hưởng này lại có thể khiến các cháu lạc lối vào các loại tư tưởng, quan niệm, và dục vọng đi ngược lại với các nguyên lý của Đại Pháp.

Ngoài ra, các cháu còn có khuynh hướng muốn dùng kỹ năng để cứu độ chúng sinh thay vì làm việc đó vì lợi ích và niềm hạnh phúc của bản thân. Nếu chúng ta không nhắc nhở, các cháu có thể quên đi ý nghĩa của việc cứu độ chúng sinh và cuối cùng không còn tin vào điều đó nữa.

Hệ thống giáo dục ở các nước phương Tây đang ngày càng bị ảnh hưởng bởi chủ nghĩa cộng sản. Đặc biệt, giáo dục giới tính không chỉ được coi như một bài học về sinh học và sự sinh sản của loài người, nó còn bị pha tạp với các tư tưởng biến dị – một hoạt động để vui thú, giải trí, và hưởng lạc cảm xúc; nó khuyến khích các vấn đề trước hôn nhân như hẹn hò và quan hệ tình dục ở giới trẻ, và các quan điểm phi truyền thống về giới tính và khuynh hướng tình dục. Là đệ tử Đại Pháp, chúng ta cần chú ý khi nào những bài học này được dạy ở trường của các con, và nên xem xét việc tách các cháu ra khỏi những bài học đó nếu các cháu thực sự không có khả năng hoặc chưa được chuẩn bị để phủ nhận nó.

Khi xem xét các môn học tự chọn của một trường đại học, tôi nhận thấy các môn như “phụ nữ cầm quyền”, “phụ nữ sửa xe”, “phụ nữ thiết kế và xây dựng”, nhưng không có môn học nào nhắm vào nam giới cả. Âm dương đang đảo chiều, và hàng ngày đến trường, các con của chúng ta đều chịu ảnh hưởng của nó. Đối với xã hội người thường, đây chính là an bài. Rõ ràng, đây chính là thời kỳ mạt Pháp. Tuy nhiên, nếu chúng ta muốn tránh cho các tiểu đệ tử không bị trượt dốc, làm cha mẹ, chúng ta nên thận trọng và theo sát chương trình giáo dục của các con. Trẻ em rất dễ bị ảnh hưởng bởi các bạn đồng lứa. Hơn nữa, là những học sinh ngoan, các con có nghĩa vụ nghe lời thầy cô, học tốt những gì thầy cô dạy, đồng thời tôn trọng và tin tưởng các thầy cô. Nhưng trong xã hội hiện đại này, những gì được dạy ở nhà trường có thể dẫn các con đi sang con đường sai lầm.

Trẻ em theo học ở những trường học của đệ tử Đại Pháp sẽ tránh được những vấn đề này, bởi vì hàng ngày các cháu được đắm mình trong môi trường tu luyện. Thầy cô của các cháu là đệ tử Đại Pháp, bạn bè của các cháu cũng là những tiểu đệ tử Đại Pháp, và môi trường tu luyện của các cháu được mở rộng, không chỉ còn trong phạm vi gia đình.

Tuy nhiên, vì hầu hết con cái của đệ tử Đại Pháp trên thế giới đều theo học các trường học của người thường, nên chúng ta cần phải nỗ lực hơn để giữ cho các cháu không bị trượt dốc. Hàng ngày, chúng ta có thể hỏi các con về nội dung học ở trường, nếu nhận thấy nội dung nào không phù hợp với các nguyên lý của Đại Pháp, chúng ta cần chính lại và chia sẻ với các con những gì Sư phụ và Đại Pháp dạy về chủ đề đó.

Để giữ cho các con không bị lạc khỏi Pháp, chúng ta cũng nên xem xét khoảng thời gian các con chơi với bạn bè người thường, đặc biệt là trong những năm thanh thiếu niên. Cha mẹ nên cố gắng tập hợp các tiểu đệ tử ở địa phương, giúp các cháu cùng học Pháp, luyện công, giảng chân tướng, và cùng vui chơi để các cháu trở thành bạn bè và gắn kết với nhau.

Tôi nhớ, khi còn là một thiếu niên, tôi chỉ muốn hòa nhập với bạn bè của mình. Do vậy, khi đặt mình vào vị trí của các con, tôi tự hỏi nếu lúc nhỏ tôi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp cùng gia đình nhưng bạn bè của tôi không tu luyện, thì liệu tôi có tiếp tục khi đến tuổi thiếu niên hay không? Tôi nghĩ, có lẽ sẽ rất khó để tôi tu luyện tinh tấn.

Hiện tại, một số đồng tu đang gửi con vào các trường tôn giáo với hy vọng rằng các con sẽ ít tiếp xúc với những vấn đề xã hội hơn. Có lẽ trong một số tình huống, đó là một lựa chọn tốt, nhưng đó không phải là biện pháp có thể giúp các con tránh khỏi tất cả những vấn đề của một trường học bình thường. Hai tuần gần đây, tôi đã ngồi chia sẻ với hai đồng tu có con học ở trường tôn giáo, một đồng tu người Trung Quốc và một đồng tu người phương Tây. Cả hai đều chia sẻ rằng con của họ không muốn tu luyện nữa và đã hoàn toàn đắm mình trong các hoạt động của người thường.

Khi thấy con trai 13 tuổi của một đồng tu không còn đến các buổi học Pháp nhóm và tham gia các hoạt động giảng chân tướng, chồng tôi đã hỏi thăm và được biết rằng cháu đang học năm thứ hai ở một trường trung học, nhưng cháu bỗng trở nên nổi loạn và chấp nhận những tư tưởng phi truyền thống ở trường, hơn nữa cháu không còn muốn tu luyện nữa.

Tôi rất buồn khi biết rằng các tiểu đệ tử của Sư phụ đang bị mê lạc trong thùng thuốc nhuộm lớn của xã hội người thường. Nhưng đồng thời, tôi cũng vô cùng biết ơn Sư phụ vì Ngài đã điểm hóa cho tôi và cho tôi thấy những gì có thể xảy ra với các con của mình, những sinh mệnh mà Sư phụ đã giao phó để tôi nuôi dạy và dẫn dắt trong Pháp. Nếu tôi không tinh tấn và nghiêm túc yêu cầu bản thân trong việc xây dựng và duy trì một môi trường tu luyện đầy đủ và vững chắc để các cháu tiếp tục mong muốn tu luyện trong suốt những năm thanh thiếu niên, thì tôi biết rằng cuối cùng các cháu có thể trở thành những người như thế nào.

Tạo dựng môi trường tu luyện ở địa phương cho các tiểu đệ tử

Địa phương của chúng tôi hầu như không có tiểu đệ tử phương Tây nào. Cách đây khoảng một năm, các phụ huynh phương Tây đã quyết định tập hợp các tiểu đệ tử và tổ chức cho các cháu học Pháp nhóm, luyện công, phát chính niệm, và vui chơi cùng nhau. Nhưng như vậy liệu có đủ hay không?

Đôi khi, nếu một gia đình vắng mặt, chỉ có một hoặc hai gia đình khác tham gia, như vậy việc tạo dựng một môi trường tu luyện vững chắc cho các cháu sẽ gặp khó khăn. Vì vậy, giải pháp của chúng ta có thể là gộp những tiểu đệ tử phương Tây và tiểu đệ tử Trung Quốc vào cùng một nhóm.

Con gái của tôi năm nay năm tuổi và mới bắt đầu học đọc. Tôi đã tập hợp những bài thơ trong Hồng Ngâm bằng tiếng Trung cùng các hình minh họa và bản dịch tiếng Anh, in ra, đóng thành sách và để bên cạnh các cháu. Hàng tối, tôi và con trai 12 tuổi của tôi đều đọc Hồng Ngâm cho con gái nghe. Cháu rất thích xem các hình vẽ minh họa trong sách. Con trai tôi cũng bắt đầu việc chép tay thơ bằng cả tiếng Anh và tiếng Trung vào mỗi tối.

Trừ bỏ tâm tật đố, thực hiện trách nhiệm của bản thân

Gần đây, một đồng tu nói với tôi rằng con trai của chị vừa được nhận vào một học viện nghệ thuật của Đại Pháp. Mặc dù, tôi rất mừng cho cháu và hy vọng các con của mình cũng được như vậy, nhưng tôi cũng phát hiện rằng mình có tâm tật đố với chị.

Gia đình tôi không có đủ điều kiện để gửi con trai đến học ở học viện nghệ thuật này – một nơi rất tốt để cháu được đắm mình trong một môi trường tu luyện, trở thành một người tu luyện vững chắc, và có cơ hội đóng góp vào một hạng mục giảng chân tướng quan trọng. Sư phụ đã an bài một con đường tu luyện khác cho cháu, tuy nhiên, tôi đã phải đấu tranh tư tưởng với chính mình, bởi vì tôi sẽ phải nỗ lực nhiều hơn để giúp cho cháu không bị lạc khỏi Pháp.

Tuy nhiên, nhìn từ góc độ của một người tu luyện, đây chính là con đường tu luyện mà tôi phải trải qua và cũng là cơ hội để tôi gây dựng uy đức. Tôi cần phải cố gắng để có thể thành công trong việc dẫn dắt các con tu luyện và giữ cho các cháu không bị trượt dốc và rời Đại Pháp. Hoàn cảnh khó khăn này cũng chính là những thách thức mà tôi phải vượt qua.

Cuối cùng, tôi xin trích dẫn một số đoạn Pháp mà Sư phụ giảng liên quan đến việc nuôi dạy và giáo dục các tiểu đệ tử Đại Pháp:

“Con trẻ [nếu] chưa thể luyện công thì chư vị đọc Pháp cho bé, dạy trẻ hát các ca khúc của đệ tử Đại Pháp. Rất nhiều con nhỏ của các đệ tử Đại Pháp đều thuộc «Hồng Ngâm», có những cháu nhỏ tuổi lắm nhưng có thể thuộc rất nhiều bài [trong đó], thật sự là đứa trẻ tốt.” (Giảng Pháp tại Pháp hội New York năm 2007)

“Đúng thế, con của đệ tử Đại Pháp vào thời được tự mình dẫn dắt, thì rất là tốt, hàng ngày chư vị dạy cháu học thuộc Pháp, luyện công. Một khi cháu bé đi học thì thay đổi. Xã hội này quả thực có ảnh hưởng rất lớn đến con trẻ. Vì đạo đức của toàn thể xã hội đều đang xuống dốc, con trẻ không có năng lực trụ vững, hễ tiến nhập vào xã hội này, chính là tiến nhập vào thùng thuốc nhuộm lớn rồi. Nếu như có thể đốc thúc con trẻ học Pháp, luyện công như trước đây, thì sẽ không dễ bị trượt xuống dốc theo xã hội. Rất nhiều tiểu đệ tử Đại Pháp, đến khi lớn lên, thì lại trở thành rất dở, đều là vì nguyên nhân này.” (Giảng Pháp tại Pháp hội New York năm 2007)

“Chư vị muốn tìm một cô gái trong sạch, một cô nương thuần khiết thì vô cùng khó.” (Giảng Pháp tại Pháp hội New York năm 2007)

“Dù thế nào đi nữa, các đệ tử Đại Pháp về phương diện này là không được lại xuất hiện vấn đề này nữa. Tôi không muốn thấy chư vị xuất hiện vấn đề về phương diện này. Các học sinh ở đoàn nghệ thuật, bình thường giữa nam nữ với nhau là không để họ tuỳ tiện tiếp xúc, hơn nữa là còn ít tuổi, càng không cho phép kết bạn nam nữ. Các đệ tử Đại Pháp khác cũng phải chú ý đến việc này.” (Giảng Pháp tại Pháp hội New York năm 2007)

“…nhưng mà bản thân chư vị rất nhiều đệ tử Đại Pháp có thân nhân, con cái đang bỏ mặc, không quản nữa, thậm chí bó tay. Xã hội này chính là lực hấp dẫn mạnh mẽ như vậy, nhân tố phụ diện chính là mạnh mẽ như vậy.” (Giảng Pháp tại Pháp hội New York kỷ niệm 25 năm Đại Pháp hồng truyền [2017])

“Đệ tử Đại Pháp, nhất là đệ tử Đại Pháp ở Đại Lục, bản thân lúc còn nhỏ là [được] dẫn dắt tu luyện theo, hễ lớn rồi thì không quản được nữa, bị những thứ xã hội người thường lôi kéo sang; tốt nghiệp trường học xong, học được chút gì đó, sau đó ở xã hội…” (Giảng Pháp tại Pháp hội New York kỷ niệm 25 năm Đại Pháp hồng truyền [2017])

“Một số đệ tử Đại Pháp có con nhỏ, khi còn bé chúng chưa có quan niệm gì, luyện công theo người lớn, biểu hiện cũng khá lắm. Trẻ nhỏ mà, thiên mục cũng có thể nhìn thấy một số cảnh tượng, còn có trợ giúp đối với chư vị. Nhưng hễ một khi lớn lên, đã có quan niệm tự ngã của mình, mạnh dần lên vì xã hội dẫn động; chư vị mà buông lơi chúng, thì chúng sẽ thuận trôi theo dòng. Chẳng phải con của một số đệ tử Đại Pháp đã rất kém đó ư? Thậm chí còn chẳng bằng con của người thường.” (Giảng Pháp tại Pháp hội San Francisco 2014)

“… chứ quyết sẽ không phải là những người thân thích, bằng hữu, cha mẹ con cái vốn không tu luyện mà lại theo đó viên mãn. Là sinh mệnh cá thể, không tu luyện thì họ nên là như thế nào thì sẽ là như thế ấy; chư vị không thay thế họ được, chư vị cũng không gánh vác cho họ được.” (Giảng Pháp tại Manhattan [2006])

“…sự kiện này bị cựu thế lực an bài, khiến thế gian vô cùng [bại] hoại. Ý thức người hiện đại, nghệ thuật hiện đại, trào lưu hiện đại, văn hoá hiện đại, thêm lên đó là văn hoá tà đảng phá hoại, nhất là người trẻ, lớn lên trong trạng thái đó, khó khăn nhất, họ không có phân biệt [được].” (Giảng Pháp tại Pháp hội Miền Tây Mỹ quốc 2015)

“Tuổi còn nhỏ ấy, là theo cha mẹ, cha mẹ tu luyện tốt-xấu đều ảnh hưởng tới con, nhất là con trẻ cũng là một loại phụ thuộc vào gia đình. Các học sinh của trường Phi Thiên, thậm chí học sinh [và] diễn viên thực tập của Thần Vận, biểu hiện tốt-xấu cũng có thể [qua đó] nhìn ra trạng thái của cha mẹ. [Những ai có] tính độc lập, độc lập rất mạnh, tự mình có kiến giải, thì khác, ấy là về cơ bản là bản thân mình có thể làm chủ.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Miền Tây Mỹ quốc 2015)

“Trường bồi dưỡng nhân tài cho Thần Vận, học sinh của trường Phi Thiên ấy, chư vị biết đó, các cháu đã làm rất là tốt, nhưng tôi vẫn lo lắm, bởi vì nghệ thuật của xã hội hiện nay thực sự đang ảnh hưởng quá lớn đến các cháu, hết thảy những gì của xã hội đều đang hấp dẫn các cháu. Đạo đức của xã hội người thường chính là bị kéo xuống như thế, âm thầm lặng lẽ.” (Giảng Pháp tại Pháp hội New York kỷ niệm 25 năm Đại Pháp hồng truyền [2017])


Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/6/10/170718.html

Đăng ngày 27-6-2018; Bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share