Bài viết của Lý Minh, một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc
[MINH HUỆ 17-5-2018] Tôi kết duyên Pháp Luân Đại Pháp vào năm 1995. Trong suốt hơn 20 năm tu luyện, cả tâm và thân tôi liên tục được tinh lọc, tôi từ bi hơn, và cuộc sống gia đình tôi đã trở nên hài hòa hơn. Mối quan hệ giữa tôi và con dâu cũng cải biến kể từ khi tôi bắt đầu sống chiểu theo các nguyên lý của Pháp Luân Đại Pháp.
Từ gần gũi trở thành chiến tranh lạnh
Sau khi con trai tôi lập gia đình, hai vợ chồng cháu sống chung với chúng tôi. Trong năm năm đầu, chúng tôi sống với nhau rất hòa thuận và hạnh phúc.
Khi cháu gái ra đời, tôi đã xin nghỉ việc để ở nhà trông cháu. Tôi nghĩ rằng với nhiều năm kinh nghiệm trong việc giáo dục trẻ nhỏ, và kỹ năng quản lý dày dặn, đồng thời còn là một học viên Pháp Luân Đại Pháp, thì việc chăm sóc cho cả gia đình sẽ không có khó khăn gì đối với tôi. Tôi chưa bao giờ nghĩ rằng việc này sẽ gây ra những căng thẳng trong suốt nhiều năm giữa tôi và con dâu.
Tôi bận rộn trông cháu và làm việc nhà suốt cả ngày, nhưng thay vì được con dâu ghi nhận, tôi cảm thấy khoảng cách giữa chúng tôi càng ngày càng lớn.
Vì không học Pháp đầy đủ nên tôi đã không thể tuân theo những yêu cầu của một người tu luyện. Tôi bắt đầu nảy sinh những suy nghĩ tiêu cực về con dâu, đặc biệt là về thái độ nói chuyện của cháu đối với tôi. Chúng tôi thường bất đồng quan điểm với nhau. Mặc dù biết rằng mình không nên tranh cãi với con dâu, nhưng tôi không bao giờ nghĩ mình đã làm điều gì sai, ngược lại, tôi luôn đổ lỗi cho con dâu vì đã gây phiền phức cho tôi. Không những tôi không thể giải quyết vấn đề dựa trên Pháp, mà những suy nghĩ tiêu cực của tôi đối với cháu còn càng ngày càng trở nên mạnh mẽ. Mâu thuẫn giữa chúng tôi không ngừng phát sinh và đôi khi còn làm liên lụy đến cả gia đình.
Một lần, cháu nói với tôi: “Đã hai năm rồi mà mẹ vẫn còn quan tâm thái quá đến cách nói chuyện của con. Mẹ vẫn chưa đề cao được chút nào cả.” Lời nói ấy như một chiếc đòn nặng đánh vào tôi. Tôi chợt nhận ra mình là người tu luyện và cần phải đề cao khi gặp mâu thuẫn.
Mặc dù tôi không biểu hiện sự thiếu hài lòng của mình đối với thái độ của con dâu, nhưng trong thâm tâm, tôi vẫn chưa từ bỏ chấp trước này. Để tránh mâu thuẫn phát sinh, tôi gắng sức nói chuyện ít nhất có thể với con dâu và cho rằng làm như vậy chính là “nhẫn” và “tu khẩu”. Mặt khác, cháu cũng không muốn nói chuyện với tôi, vì vậy chúng tôi đã tiến nhập vào trạng thái “chiến tranh lạnh” trong nhiều năm.
Điểm hóa của Sư phụ
Trên bề mặt, tôi đã cố gắng nhẫn chịu, nhưng trong nội tâm, tôi vẫn không ngừng oán trách và cảm thấy ủy khuất vì cho rằng tôi đã làm rất nhiều việc cho gia đình mà vẫn không được ghi nhận. Cho dù tôi có làm nhiều việc đến thế nào cho con dâu, cháu vẫn nói rằng tôi không quan tâm đến cháu.
Sau khi chồng tôi qua đời, tôi lại càng cảm thấy buồn khổ. Có một giai đoạn, mọi người trong nhà đều đối xử lạnh lùng với tôi. Con trai rất ít nói chuyện với tôi, còn cháu gái thì luôn nói năng thiếu lễ phép.
Thấy tôi mãi không vượt qua được quan này, một hôm khi tôi đang ngồi đả tọa, Sư phụ đã điểm hóa cho tôi và để cho tôi thấy một cảnh tượng: Tôi nhìn thấy một nữ thần mặc một bộ trang phục màu trắng đẹp lộng lẫy, vô cùng thánh khiết và trang nghiêm, xung quanh là những dải hoa trắng. Tôi cảm thấy rõ ràng vị nữ thần đó chính là con dâu tôi.
Tôi ngộ ra rằng cháu chính là một vị thần đã đến đây vì Pháp, đến để giúp tôi đề cao trong tu luyện. Tất cả những việc không thuận mắt cháu làm và những lời không thuận tai cháu nói đều là cơ hội mà cháu tạo ra để tôi đề cao tâm tính và trừ bỏ những chấp trước và quan niệm của bản thân.
Tu bỏ tâm oán trách
Tôi bình tĩnh lại và bắt đầu suy nghĩ về việc tu luyện của bản thân trong suốt mấy năm qua. Tôi phát hiện ra tôi có chấp trước mạnh mẽ vào làm các sự việc, vừa muốn sản xuất tư liệu giảng chân tướng lại vừa muốn quản việc nhà. Tôi đã trở nên bận rộn đến mức buông lơi cả việc học Pháp và tu luyện tâm tính.
Do vậy, tôi hạ quyết tâm nhất định phải cải biến hiện trạng.
Sau khi dành thời gian đọc lại hai lần toàn bộ kinh văn của Sư phụ một cách có hệ thống, cuối cùng tôi đã minh bạch tình huống của bản thân.
Sư phụ giảng:
“Đúng thế, mâu thuẫn chư vị gặp phải, bất kỳ sự việc chư vị gặp phải đều là đang khảo nghiệm nhân tâm chư vị, chư vị làm thế nào có thể phù hợp với người tu luyện? Chư vị làm thế nào có thể xứng đáng làm đệ tử Đại Pháp? Đó chẳng phải là tu luyện ư?” (Thế nào là đệ tử Đại Pháp, Giảng Pháp tại các nơi XI)
“Đều là đang nghĩ như vậy, niệm đầu tiên nghĩ chính mình, nghĩ vấn đề, ai không như vậy thì chư vị không phải là một người tu luyện Đại Pháp chân chính. Đây là Pháp Bảo của tu luyện, đây là một đặc điểm của tu luyện của đệ tử Đại Pháp chúng ta. Bất cứ gặp phải chuyện gì, niệm đầu tiên trước hết xét về mình, cái này gọi là “hướng nội tìm”. (Thế nào là một đệ tử Đại Pháp,Giảng Pháp tại các nơi XI)
Từ đoạn Pháp trên của Sư phụ, tôi biết rằng mình cần học cách hướng nội. Lần sau, khi cảm thấy không thoải mái trong tâm, tôi đã cố gắng hướng nội, nhưng vẫn không tìm ra được vấn đề của bản thân. Tôi đã cầu xin Sư phụ giúp đỡ. Sau đó, từ “Thiện” bỗng xuất hiện trong tâm trí tôi. Tôi hiểu rằng đó chính là điểm hóa của Sư phụ để giúp tôi nhận ra tôi đã không đủ thiện đối với con dâu.
Nhờ có Sư phụ trông nom và điểm hóa, tôi đã học được cách hướng nội và tìm ra những vấn đề của bản thân. Tôi thấy mình còn không ít tâm tranh đấu, tâm hiển thị, oán trách, sợ hãi, và tâm cầu danh. Sau khi tìm ra và thanh trừ những nhân tâm này, tôi cảm thấy trong lòng thật nhẹ nhõm.
Tuy nhiên, trong số tất cả những tâm chấp trước của bản thân, tôi thấy tâm oán trách là khó thay đổi nhất.
Sư phụ giảng:
“Cần làm cho chư vị vứt bỏ những tâm nào mà chưa vứt bỏ được ở nơi người thường. Tất cả các tâm chấp trước, miễn là chư vị có, thì cần phải vứt bỏ tại các chủng hoàn cảnh [khác nhau]” (Chuyển Pháp Luân)
“Nếu dốc lòng quyết tâm, khó khăn nào cũng không ngăn được, [thì] tôi nói rằng, [nó sẽ] không thành vấn đề.” (Chuyển Pháp Luân)
Vì vậy, tôi quyết tâm nhất định phải trừ bỏ tâm oán trách.
Sư phụ giảng: “Kỳ thực tôi nói với mọi người rằng, vật chất và tinh thần chúng là nhất tính.” (Chuyển Pháp Luân)
Tôi ngộ ra rằng chủng vật chất “oán trách” vẫn còn tồn tại trong trường không gian của bản thân tôi, vì vậy, nó đã khống chế tôi và khiến tôi biểu hiện ra thành hành vi tại không gian hiện hữu này, chỉ khi đem vật chất này thanh trừ hết, tôi mới có thể ngừng oán trách.
Tôi cũng ngộ ra rằng tâm oán trách không hề tồn tại độc lập, nó có liên hệ với những tâm chấp trước khác, như tâm vị tư và tâm oán hận. Là một đệ tử Đại Pháp tu luyện theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn, tôi không thể cho phép những tâm chấp trước này tiếp tục can nhiễu đến tôi.
Tôi bắt đầu phát chính niệm thanh trừ những chấp trước ấy. Bất cứ khi nào có ý niệm oán trách trong đầu, tôi lại phát chính niệm để thanh trừ nó. Mặt khác, tôi cũng liên tục nhắc nhở bản thân phải luôn giữ bình tĩnh và không tức giận cho dù người khác có nói với mình những gì đi nữa.
Sư phụ giảng:
“…thông thường toàn tâm của chư vị luôn hoà ái từ bi như thế.” (Chuyển Pháp Luân)
Dần dần, tôi càng ngày càng ít oán trách hơn. Sư phụ đã an bài nhiều cơ hội cho tôi đề cao tâm tính của mình, và tôi đều đã vượt qua.
Một lần, tôi nghe thấy con dâu và cháu gái của tôi cãi lộn to tiếng và oán trách lẫn nhau. Tôi đã không can thiệp, thay vào đó, tôi hướng nội và nhận ra rằng tôi vẫn còn tâm chấp trước này. Vì vậy, tôi đã phát chính niệm thanh trừ nó. Thật là linh nghiệm, khi tôi vừa xuất ra niệm này, con dâu và cháu gái đã lập tức ngừng cãi lộn. Tôi nhận ra rằng vật chất không tốt trong trường không gian của tôi đã ảnh hưởng tới họ.
Tìm ra thiếu sót của bản thân
Sau khi được Sư phụ gỡ bỏ vật chất xấu ra khỏi trường không gian của bản thân, tôi cảm thấy tâm của mình bỗng trở nên rộng lớn, có thể đạt tới cảnh giới vị tha. Hồi tưởng lại những chuyện thị phi xảy ra trong quá khứ, tôi thực sự cảm thấy đó đều là lỗi của tôi. Cho dù không vừa ý với những gì con dâu làm đi nữa, thì nguyên nhân căn bản đều là ở tôi.
Sư phụ giảng: “Tướng do tâm sinh.” (Giảng Pháp tại hội nghị Đại Kỷ Nguyên [2009], Giảng Pháp tại các nơi X))
Khi nội tâm của tôi không vui, khuôn mặt tôi biểu hiện rất lạnh lùng, và thường nói ra những lời thiếu kiên nhẫn. Khi nghe thấy con dâu phàn nàn về người khác, tôi nhận thấy rằng chằng phải tôi cũng làm như vậy với cháu hay sao?
Cuối cùng tôi cũng thừa nhận rằng “tôi không hề quan tâm đến cháu”. “Quan tâm” khác với “chiếu cố” ở chỗ tôi có đặt tâm vào những việc tôi đang làm hay không.
Hết thảy mọi thứ trong cuộc sống của tôi đều là Sư phụ an bài. Con dâu đã giúp tôi đề cao tâm tính dựa trên Pháp. Tôi thực sự cảm ơn cháu vì điều đó.
Cảnh tùy tâm chuyển
Trước đây, tôi từng nghĩ rằng tôi là người vất vả nhất trong gia đình khi phải bận rộn suốt ngày chăm sóc cho cả nhà. Tôi chưa bao giờ đứng ở vị trí của con dâu để suy nghĩ cho cháu. Bây giờ, tôi thực sự cảm thấy cuộc sống của con dâu thực ra cũng không hề dễ dàng, hàng ngày cháu phải chăm sóc cho con gái, chăm sóc cho cha mẹ già của cháu, cân bằng công việc, và làm rất nhiều việc khác nữa.
Sau khi hiểu ra điều này, tôi đột nhiên cảm thấy thứ vật chất xấu ngăn cách tôi và con dâu đã biến mất. Thực ra, thứ vật chất xấu ấy chính là những quan niệm mà tôi đã không muốn buông bỏ trong suốt những năm qua.
Sau khi nội tâm thay đổi, tôi đã mỉm cười nhiều hơn, lời nói cũng trở nên ôn nhu, điềm tĩnh, và thấu hiểu hơn. Tôi đã thực sự quan tâm đến con dâu. Từ sâu trong tâm, tôi cảm thấy hạnh phúc khi được giúp đỡ cháu.
Tảng băng lạnh ngăn cách hai chúng tôi đã dần dần tan chảy, quan hệ của chúng tôi cũng đã được cải thiện. Con dâu bắt đầu biết quan tâm hơn đến tôi. Hai vợ chồng cháu còn giúp tôi làm việc nhà, khoảnh khắc ba chúng tôi cùng nhau chuẩn bị cho bữa cơm gia đình thật hạnh phúc.
Cháu gái tôi cũng trở nên lịch sự và lễ phép hơn. Bây giờ, mỗi khi tôi làm việc gì cho cháu, cháu đều nói cảm ơn tôi. Sau khi tôi thay đổi, gia đình và hoàn cảnh xung quanh tôi cũng thay đổi theo. Gia đình tôi lại sống hòa thuận và hạnh phúc như trước kia.
Tôi cảm thấy mình thật may mắn vì đã tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Sư phụ đã ban cho tôi mọi thứ. Không lời nào có thể diễn tả được lòng biết ơn của tôi đối với Ngài.
(Bài viết gửi nhân dịp kỷ niệm Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới 2018)
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/5/17/365015.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/5/26/170548.html
Đăng ngày 13-6-2018; Bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.