Bài viết của Kim Liên, học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Đài Loan
[MINH HUỆ 11-05-2018] Tôi đã tu luyện Pháp Luân Đại Pháp hơn bốn năm. Gần đây, một đồng tu nói với tôi rằng khi tôi luyện tĩnh công và phát chính niệm, đầu tôi bị gục xuống, thân thể bị nghiêng sang một bên, và như thế thì trông không được ổn.
Trong tâm tôi khó chịu. Tôi cảm thấy xấu hổ, nhưng vẫn cố nói, “Xin cảm ơn. Tôi sẽ chú ý đến những điều này.” Lúc đó, tôi không muốn để cho bất kỳ cảm xúc nhân tâm nào điều khiển, nên tôi nhanh chóng hướng nội để tìm căn nguyên của vấn đề.
Tôi nhận ra rằng: Cho dù tôi tu luyện, tôi thường nghĩ ngợi lung tung và không thể giữ được tâm thanh tĩnh.
Sư phụ giảng:
“Cũng nói, nguyên nhân căn bản làm người ta không tĩnh lại được, không phải là vấn đề thủ pháp, không phải vì có tuyệt chiêu nào đó, mà là vì tư tưởng của chư vị, cái tâm của chư vị không tịnh. Chư vị ở nơi xã hội người thường, ở trong mâu thuẫn giữa người với người, chỉ vì lợi ích cá nhân, thất tình lục dục cũng như các chủng chấp trước dục vọng, chư vị đấu tranh với người ta, những thứ ấy chư vị chưa vứt bỏ được, chưa có thể coi nhẹ chúng được, vậy mà chư vị muốn tĩnh lại ngay, nói sao dễ vậy? Có người khi luyện công nói: ‘Tôi không tin, tôi tĩnh được ngay thôi, không nghĩ loạn nữa’. Vừa nói dứt, liền đảo lộn trở lại; cái tâm ấy của chư vị bất tịnh, do đó chư vị không tĩnh lại được.” **(“Bài giảng thứ chín”Chuyển Pháp Luân)
Tôi thường xuyên có đủ mọi loại loại dục vọng. Tôi thích tranh cãi với người khác và không thể chịu thua. Tâm tôi không kiền tịnh, nên tôi rất khó thanh tĩnh. Tôi tự nhủ bản thân rằng tôi phải tu luyện với tâm thanh tĩnh.
Trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán vừa rồi, các con và các cháu đến nhà thăm chúng tôi. Gia đình lớn bé gồm 10 người cùng nhau quây quần. Chúng tôi ăn uống, cười đùa và trò chuyện.
Rồi tôi nói một vài điều không đúng. Chồng tôi đột ngột nghiêm giọng với tôi và dè bỉu tôi trước mặt con cháu. Tôi cãi lại ông ấy và còn bảo rằng ông ấy cũng chẳng tốt hơn tôi.
Chồng tôi trở nên gay gắt. Con trai cố giảng hòa, nhưng không được. Tôi biết tôi là người gây chuyện nên im lặng – nhưng quá muộn. Chồng tôi đã thốt ra những lời than thở về tôi mà ông ấy thường nói.
Nghe ông ấy nói, tôi nhận mình có quá nhiều chấp trước. Quan trọng nhất là tôi không hướng nội khi gặp mâu thuẫn. Tôi đã quên mất mình là một người tu luyện.
Sư phụ giảng:
“Vậy thì khi phát sinh mâu thuẫn cần các bên tự hướng nội tìm nguyên nhân của bản thân, bất kể là sự việc này lỗi tại chư vị hay không. Hãy nhớ kỹ lời tôi nói: bất kể là sự việc này lỗi tại chư vị hay là không tại chư vị, chư vị đều phải tìm ở chính mình, chư vị sẽ phát hiện ra vấn đề. Nếu như sự việc này tuyệt đối không có quan hệ gì với chư vị, không có tâm mà chư vị nên bỏ, vậy thì sự việc này cũng sẽ rất hiếm phát sinh trên thân chư vị.” (“Giảng Pháp tại Pháp hội Châu Âu”)
Những xung đột với chồng tôi không phải là ngẫu nhiên – có lẽ là do những nhân tố yêu cầu tôi tu luyện và đề cao.
Tôi bình tĩnh hướng nội. Tôi bảo con trai rằng tôi sẽ xin lỗi bố của cháu. Con trai tôi rất vui mừng và cùng đi vào phòng với tôi. Chồng tôi vẫn còn giận dữ. Con dâu tôi đang thuyết phục ông ấy bỏ qua cho tôi. Tôi bước vào và nói, “Tôi xin lỗi. Tôi sai rồi. Tôi không nên nói quàng xiên, buộc tội người khác…”
Con dâu tôi nhanh chóng xoa dịu chồng tôi, cháu nói, “Bố thấy không, mẹ con đã xin lỗi rồi, nên bố cũng không nên tức giận nữa ạ!” Thấy là đã quá đủ, ông ấy gật đầu vui vẻ đồng ý.
Lúc này, đứa cháu nội đang học tiểu học của tôi, giơ tay lên và la to, “Yeah! Bà đã thi đỗ rồi!” Tôi rất ngạc nhiên rằng ngay cả một đứa cháu của tôi cũng biết rằng đó là một bài thi, một khảo nghiệm của tôi.
Tôi nhận ra rằng tôi có thể vượt qua khảo nghiệm là do tôi đã hướng nội. Mặc dù tôi mất mặt với con cháu, tôi cũng đã tu bỏ được nhiều chấp trước, gồm tâm lo sợ bị mất mặt, thích chỉ trích, thiếu trách nhiệm, tâm hiển thị và tâm tranh đấu mạnh mẽ.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/5/1183-365884.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/5/30/170589.html
Đăng ngày 17-6-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.