Tên: Vương Vĩnh Hàng (王永航)
Giới tính: Nam
Tuổi: Không rõ
Địa chỉ: Không rõ
Nghề nghiệp: Luật sư
Ngày bị bắt gần nhất: 4 tháng Bảy 2009
Nơi bị giam mới đây nhất: Nhà tù thành phố Đại Liên, Tỉnh Liêu Ninh
Hình thức bức hại: Đánh đập
[MINH HUỆ 24-08-2009] Khoảng 20 đến 30 viên chức cảnh sát đã bắt luật sư Vương Vĩnh Hàng tại nhà ông ở thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, ngày 4 tháng Bảy 2009, và sau đó đánh đập ông cho đến khi gẫy chân phải. Ông Vương đã biện hộ cho học viên Pháp Luân Công Tùng Nhật Húc tại tòa án. Gia đình của luật sư đang đòi thả ông ra ngay, nhưng chính quyền tuyên bố rằng trường hợp của ông liên can đến ‘bí mật quốc gia’ và từ chối không cho ông Vuơng và gia đình được gặp mặt.
Dưới đây là cuộc nói chuyện / đàm thoại giữa vợ ông Vương, bà Vu Hiểu Diễm, và Lan Chí Học, một luật sư tại Văn phòng Luật sư Thị Giai tại Bắc Kinh.
Luật sư Lan: Gần đây bà có đi đến các sở cảnh sát để hỏi về trường hợp của chồng bà?
Bà Vu: Tôi đã nhiều lần đến nhiều cơ quan khác nhau. Tôi đã nói chuyện với các viên chức tại Sở cảnh sát thành phố Đại Liên và cũng đã đến Hội đồng kiểm sát Đại Liên và đến gặp một công tố viên ở tại Nhà tù thành phố Đại Liên [để đòi công lý], nhưng tôi không nhận được câu trả lời nào.
Luật sư Lan: Tình trạng của ông Vương Vĩnh Hàng hiện nay như thế nào? Họ nói với bà như thế nào?
Bà Vu: Tôi đi đến Đồn Cảnh sát địa khu lân cận Cẩm Tú trước ngày 27 tháng Bảy 2009, và hỏi họ về chồng tôi. Cho dù họ nói rằng ông ấy vẫn khỏe mạnh, nhiều viên chức nói với tôi là chồng tôi đã bị đánh gẫy chân phải vào ngày 27 tháng Bảy 2009. Những người bắt ông đã từ chối tiết lộ tình trạng thật của ông. Họ hứa chữa trị cho chồng tôi. Khi tôi lại đến sở cảnh sát ngày 4 tháng Tám, họ nói rằng ông bị vỡ vụn xương (xương nối đã bị gãy làm nhiều mảnh) và vết thương đã bị nhiễm trùng. Ông không thể được chữa trị tại nhà tù và cần phải được đưa tới một bệnh viện lớn.
Tôi luôn đòi gặp chồng tôi. Đầu tiên họ nói rằng họ sẽ nộp đơn xin, nhưng sau lại nói rằng không được phép gặp mặt. Mỗi lần họ đều nói với tôi là đang sắp xếp một cuộc gặp mặt và tôi phải kiên nhẫn chờ đợi. Cho đến nay, tôi vẫn chưa được gặp chồng một lần nào. Tôi đã đệ đơn yêu cầu lên một cơ quan liên quan nhưng không nhận được câu trả lời.
Tình cờ tôi khám phá ra vào khoảng ngày bị giam giữ thứ 37, họ đã mang ông đến một bệnh viện tại thành phố Đại Liên. Tình trạng của ông ấy nghiêm trọng và cần mổ gấp, nhưng tôi không được báo tin về cuộc phẫu thuật này cũng như các kết quả chuẩn đoán của bác sĩ. Ông được mổ vào sáng ngày 11 tháng Tám 2009. Họ lừa một người anh họ xa của chồng tôi ký tên vào bản đồng ý [ nằm viện]. Khi tôi đối chất với họ tại sở cảnh sát, họ tuyên bố rằng lúc đó họ không tìm được tôi, nhưng tôi đã tức thời phơi bày lời dối trá của họ.
Luật sư Lan: Bà có gặp chồng bà không? Ông ta bây giờ ra sao?
Bà Vu: Tôi không được gặp ông ấy từ khi ông bị bắt. Tôi chỉ nhận được tin qua cảnh sát và các viên chức khác, tuy nhiên họ nói ngược nhau. Có lúc họ nói rằng ông khỏe mạnh nhưng lúc khác lại nói rằng tình trạng ông đang tồi tệ đi. Tôi biết ông ấy bị thương nặng, và chỉ có cách là mổ, vì vậy tôi biết đó không phải là chuyện đơn giản.
Luật sư Lan: Ông ấy được đi khám sức khỏe khi nào? Ông được mang đến bệnh viện nào? Bà có biết ông ta bị thương như thế nào hay không?
Bà Vu: Tôi biết ông ấy được đi khám hai lần tại một bệnh viện lớn tại Đại Liên ngày 5 tháng Bảy và ngày 1 tháng Tám 2009. Ông được đưa vào viện lại hôm 10 tháng Tám. Các viên chức cảnh sát và những người từ Phòng An ninh Quốc gia biết rõ ông bị một vết gãy nghiêm trọng ở chân phải sau đợt khám sức khỏe lần thứ nhất ngày 5 tháng Bảy, khi mà bác sĩ đã đề nghị tiến hành mổ ngay. Nhưng các cảnh sát viên và các viên chức Phòng An ninh Quốc gia nhất quyết mang ông trở lại nhà tù. Theo lời một người mà biết chồng tôi, chồng tôi chỉ ra viên chức An ninh Quốc gia đã đánh ông ở nhà tù; các viên chức cảnh sát cũng đánh ông tại sở cảnh sát.
Luật sư Lan: Ông Vương có được phẫu thuật không? Tại sao?
Bà Vu: Có, ông có được mổ, nhưng tôi không biết như thế nào, hay ông đã hồi phục đến đâu. Do tốn kém, các viên chức Phòng An ninh Quốc gia và Đồn Cảnh sát Cẩm Tú đã hoãn việc phẫu thuật. Lẽ ra họ phải báo tin cho gia đình sau kỳ khám sức khỏe lần thứ nhất, nhưng họ chỉ đặt một miếng băng dán và tiếp tục tra vấn ông, bất kể tình trạng của ông. Ông không được chữa trị nơi nhà tù, vì ở đó không có phương tiện chữa trị loại thương tích này. Cuối cùng, xương của ông bị trật và bị nhiễm trùng, vết thương càng tệ, và lại cũng không được chữa trị. Sau đó ông không chỉ cần phải phẫu thuật vết xương gãy mà còn phải chữa trị chỗ nhiễm trùng để không bị mất chức năng của chân phải. Tôi xem được tấm phim X-quang (nhờ bạn bè giúp đỡ). Họ không cho tôi biết khi chồng tôi phải mổ và từ chối cho tôi biết bất kỳ thông tin nào về ca mổ.
Luật sư Lan: Bà ở trong ngành y khoa. Bà nghĩ sao về vết thương này? Từ bản phim X-quang bà nghĩ sao?
Bà Vu: [Phim X-quang cho thấy] xương chân phải bị gãy vụn rất nghiêm trọng nơi dây chằng hay một gân gần mắt cá bị đứt rời ra, mô mềm thì bị nhiễm trùng cục bộ.
Luật sư Lan: Ai đưa cho bà lệnh bắt? Bà có ký tên vào đó không? Họ nói sao với bà?
Bà Vu: Tôi nhận được một lệnh bắt chồng tôi vào khoảng 4 giờ chiều ngày 11 tháng Tám 2009. Lệnh bắt ghi rằng Công tố viên thành phố Đại Liên phê chuẩn lệnh bắt chồng tôi vào ngày 10 tháng Tám 2009. Cảnh sát viên Đàm Ngọc Hảo đưa nó cho tôi. Vi Tiêu Kiện và Trần Hân từ Phòng An ninh Quốc gia thành phố Đại Liên, cũng như Đàm Ngọc Hảo từ sở cảnh sát Cẩm Tú có số hiệu là 205280 thực hiện việc này. Tôi từ chối ký tên vào lệnh bắt đó.
Luật sư Lan: Rõ ràng là sở cảnh sát và các viên chức nhà tù sẽ không để một luật sư đi gặp ông Vương Vĩnh Hàng. Họ có thể lấy cớ ‘bí mật quốc gia’ để từ chối yêu cầu gặp ông ấy của luật sư.
Bà Vu: Chúng tôi không có nơi nào để tìm công lý sau khi chồng tôi bị thương nặng. Các yêu cầu của luật sư bị từ chối và chúng tôi không gặp được ông ấy. Tôi đồng ý với ông.
Luật sư Lan: Bà có thể nộp đơn kiện với tư cách là vợ ông ấy. Bà có thể kiện các cơ quan, sở cảnh sát, và các viên chức tình nghi tham gia vào việc tra tấn, và bà có thể kêu gọi sự chú ý và hỗ trợ các kênh thông tin và dân chúng, vì đây là một quyền căn bản của con người.
Bà Vu: Tôi biết. Không một ai thuộc Phòng cảnh sát thành phố Đại Liên, Hội đồng Kiểm sát Đại Liên, hoặc công tố viên nhà tù thành phố Đại Liên đáp lại lời yêu cầu của tôi.
Luật sư Lan: Nếu bà đồng ý, tôi muốn đăng cuộc nói chuyện của chúng ta lên ‘blog’ của tôi. Nó không liên can gì đến chính trường hợp của chồng bà, và nó không phải là tiết lộ thông tin vụ án. Nếu ngay cả đối với việc đánh đập và tra tấn một công dân bình thường đã phải chịu mà chúng ta cũng không thể phơi bày, tôi sẽ không xem tôi là một con người nữa. Cho dù chúng ta không có được chứng cớ trực tiếp để chứng minh rằng thương tích của chồng bà là kết quả của việc tra tấn tàn bạo của cảnh sát, chúng ta có đủ chứng cớ để nghi ngờ rằng có hiện tượng sử dụng bạo lực, như là việc họ không báo cho bà về cam kết đồng ý phẫu thuật và không cho phép một luật sư gặp ông Vương, việc những người liên can từ chối tiết lộ tên, và việc thương tích xảy ra bên trong văn phòng của cảnh sát. Hơn nữa, bà có phim X-quang của ông nhà. Chúng ta cũng có quyền yêu cầu một cuộc điều tra kỹ lưỡng và khởi kiện những kẻ có trách nhiệm. Trước cuộc điều tra, các viên chức thi hành vụ việc phải tức thời dừng điều tra vụ của ông Vương.
Bà Vu: Xin cám ơn ông đã tư vấn. Tôi đồng ý, và tôi đề nghị ông nộp đơn kiện nhân danh tôi.
Bản tiếng Hán:https://www.minghui.org/mh/articles/2009/8/24/207066.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2009/9/8/110664.html
Đăng ngày 21-09-2009: Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản