[MINH HUỆ 08 – 08 – 2009] Cô Tống Băng 37 tuổi tốt nghiệp Viện bưu điện Trường xuân chuyên ngành Đảo mạch điều khiển chương trình lưu trữ sẵn. Cô đã làm việc cho một công ty máy tính tư nhân sau khi tốt nghiệp, và sau đó cô làm việc ở Công ty viễn thông thành phố Thư Lan. Cô đã từng bị bệnh về tủy xương và phải trải qua một cuộc phẫu thuật rất quan trọng mà đã suýt nữa thì lấy mất mạng của cô hoặc là làm cho cô trở nên tàn phế suốt đời. Cô bắt đầu tập Pháp Luân Công năm 1997 và tất cả mọi bệnh tật của cô đã biến mất.

Vào tháng 9 năm 1999, cô Tống Băng và chị gái là cô Tống Ngạn Quần mỗi người bị kết án 1 năm lao động cưỡng bức và thời hạn của họ đã bị gia thêm. Cô Tống Băng đã bị gia hạn thêm 6 tháng, và cô được thả vào tháng 4/2001. Cả hai chị em đều rất yếu khi trở về nhà và bị mất việc làm; sau đó cả hai đã cùng bị bắt lại bởi cảnh sát thành phố Thư Lan.

Hai chị em đã bị tra tấn tàn bạo

Vào khoảng 7 giờ tối ngày 27/11/2003, cảnh sát Quách Uy đã dẫn một nhóm người ập vào nhà cô Tống Băng và nhà của chị gái của cô. Họ túm tóc cô Tống Băng, vặn hai tay cô ra sau lưng, và bịt miệng cô. Họ dùng băng dính dán miệng của hai chị em lại, chụp vải vào đầu họ, cùm tay họ, và sau đó đưa họ vào xe ô-tô. Quách Uy đã khám người hai chị em tại Đồn cảnh sát Nhai Khoáng ở thành phố Thư Lan, hỏi cung họ thâu đêm ở Sở cảnh sát thành phố Thư Lan và giam giữ họ tại Trại giam Nanshan.

Diễn tả lại cảnh tra tấn mà cô Tống đã phải chịu

2005-2-5-shulan8--ss.jpg
Một tay lên, một tay xuống, bị còng ra sau lưng

2005-2-5-shulan12--ss.jpg
Đổ dầu mù-tạt vào mũi

2005-2-5-shulan9--ss.jpg

2005-2-5-shulan10--ss.jpg
Dùng đũa để chọc vào những chỗ nhạy cảm trên mặt cô bao gồm cả tai và mũi.

Chiều hôm sau, cảnh sát đưa 2 chị em đến một nơi ở bên ngoài trại giam. Khi đến nơi, những cảnh sát này đã cột cứng họ vào ghế để họ không thể di chuyển. Họ cố gắng dọa cô Tống Băng để ép cung cô. Lý Giáp Triết và 2 người khác vặn tay cô ra đằng sau, một tay qua vai, còn tay kia từ phía dưới lên, rồi còng hai tay lại với nhau. Họ cột một cái khăn tay vào còng tay và dùng một đầu để ấn cánh tay ở trên của cô xuống và đầu kia để kéo cánh tay ở dưới của cô lên. Cô Tống Băng đã từ chối không nói chuyện với họ. Sau đó một cảnh sát giữ cái khăn trong khi người kia dùng que để chọc vào tai và mũi cô. Họ thấy rằng cách tra tấn này vẫn không làm cho cô nói được, nên đã lấy một lọ dầu mù-tạt đến. Một cảnh sát đững đằng sau cô và kéo đầu cô ra phía sau trong khi người kia dùng cái khăn khác để bịt miệng cô lại. Điều này làm cho cô phải thở bằng mũi, và ngay lập tức chúng đổ dầu mù-tạt vào mũi cô.

Dầu mù-tạt chảy vào phế quản cô làm cho phổi cô cảm thấy như nổ tung ra vì đau. Những kẻ sát nhân này vẫn ấn chai dầu vào mũi của cô làm cho cô ho và nôn thốc ra và tung tóe mù-tạt ra khắp nơi. Sau đó họ bịt mũi cô và cố đổ dầu mù-tạt vào miệng cô. Cô tự nhiên sặc dầu cũ ra và cảnh sát bôi dầu ra khắp mặt cô làm cô bị cay mắt. Cảnh sát thay phiên nhau đổ thêm các chai dầu mù-tạt vào mũi và miệng cô, làm cho cô nghẹt thở nhiều lần cho đến khi cô gần như ngất đi.

Kết án dựa trên các bằng chứng bịa đặt

Cơ quan công tố đã bác bỏ những chứng cứ đầu tiên mà cảnh sát cung cấp và những nhân viên cảnh sát này đã bịa đặt thêm bằng chứng làm cho 2 chị em cô bị đưa ra xét xử. Những lời buộc tội rất không có căn cứ. Cô Tống Băng đã vạch trần việc Lý Giáp Triết đã tra tấn cô trong khi hỏi cung như thế nào. Tuy nhiên, họ đã bịa ra là đã tìm thấy 30 nghìn tờ rơi về Pháp Luân Công ở nhà cô Tống, và đã kết án cô 14 năm tù và chị gái cô là Tống Ngạn Quần 12 năm.

Từ chối thả cô Tống trong khi cô đang chết dần chết mòn

Vào ngày 25/5/2004, cô Tống Băng và chị gái là Tống Ngạn Quần cùng bị đưa đến Nhà tù Thiết Bắc ở thành phố Trường Xuân. Cô Tống Băng bị chẩn đoán là bị lao phổi và nhà tù đã từ chối không nhận cô. Trại giam lại khám cô một lần nữa vào tháng 6/2004 và báo cáo tình trạng của cô với tòa án, và trường hợp của cô đã được hủy bỏ. Nhẽ ra cô phải được thả ra vào lúc này nhưng Phó giám đốc Sở cảnh sát thành phố Thư Lan là Tân Hòa đã từ chối không chấp thuận việc thả cô ra.

Vào tháng 7/2004, trại giam đưa cô vào Bệnh viện trung tâm thành phố Cát Lâm. Tình trạng của cô đã xấu đi một cách tồi tệ, và chụp cắt lớp cho thấy một lỗ thủng có kích thước 2×3 inch ở phổi. Cô rất yếu và bị sốt, ho, đoản khí, chán ăn, và suy tim. Cảnh sát vẫn không thả cho cô về nhà. Khoảng cuối tháng 7, cô đã gần chết. Bố mẹ cô đã yêu cầu thả cô nhiều lần nhưng Phó giám đốc Sở cảnh sát thành phố Thư Lan là Tân Hòa nói rằng ông ta sẽ mất chức nếu đồng ý thả cô Tống ra. Bí thư ban Chính trị và Luật pháp ĐCSTQ thành phố Thư Lan là Triệu Uy nói rằng ông ta không được phép nói chuyện về luật pháp vì ông ta từ chối tuân theo luật pháp khi động chạm đến vấn đề Pháp Luân Công. Chủ tịch Phòng 610 thành phố Thư Lan là Lý Phác nói rằng ông ta thà chịu trách nhiệm với sinh mạng cô còn hơn là thả cô Tống ra.

Vào ngày 4/9/2004, khi cô gần chết, cô Tống cuối cùng cũng được “chịu án ở bên ngoài nhà tù”. Giám đốc trại giam thành phố Thư Lan là Trang Nhuận Giang để thả cô ra đã tống tiền gia đình cô 3000 nhân dân tệ. Ngay khi về nhà, cô Tống đã bắt đầu dần dần học Pháp và tập các bài công Pháp Luân Công và tình trạng của cô đã trở nên khá hơn. Tuy nhiên cảnh sát vẫn theo dõi sát cô và họ đã cố bắt cô trở lại ngay khi cô hồi phục sức khỏe. Cô Tống đã phải rời nhà đi để tránh bị bắt.

Sức khỏe của cô Tống đã không bao giờ hồi phục lại được nữa và cô đã chết hôm 30/7/2009

2009-8-7-212740-0--ss.jpg
Phó giám đốc Sở cảnh sát thành phố Shulan là Tân Hòa

2009-8-7-212740-2--ss.jpg
Đặc vụ an ninh nôi bộ Vương Đình Bách

2009-8-7-212740-1--ss.jpg
Đặc vụ an ninh quốc gia Lý Giáp Triết


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2009/8/8/206132.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2009/8/13/109994.html
Đăng ngày: 14- 09 – 2009; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share