Bài viết của Trung Nghiêm

[MINH HUỆ 05-09-2009] Hai nhà báo từng làm việc cho phương tiện truyền thông của Đảng cộng sản Trung Quốc đã trốn khỏi nước này và tị nạn tại nước ngoài. Khi đã được hưởng tự do tại hải ngoại, họ mới nói về cuộc bức hại Pháp Luân Công mà họ được chứng kiến và sự hạn chế trong các báo cáo về Pháp Luân Công mà phóng viên Trung Quốc phải đối mặt.

Chứng kiến bức hại Pháp Luân Công

Bởi vì có vị trí đặc biệt trong hãng truyền thông nên hai nhà báo này luôn được chứng kiến trực tiếp sự tàn khốc và tính bất hợp pháp của cuộc bức hại Pháp Luân Công. Điều đáng buồn là họ chỉ có thể tiết lộ sự thật sau khi rời Trung Quốc. Nếu họ đăng tải sự thật về cuộc bức hại khi còn ở Trung Quốc, thì sẽ có nguy cơ chịu hậu quả rất khủng khiếp.

Một người là ông Khương Duy Bình đến từ Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, hiện đang cư trú tại Canada. Người thứ hai là ông Khâu Minh Vĩ, trước là phóng viên cho tờ Nhật báo Nhân dân, hiện đang sống ở Indonesia.

Ông Khâu mô tả lại tội ác của chế độ cộng sản mà đã tận mắt chứng kiến với các phương tiện truyền thông ở hải ngoại. Ông dẫn chứng bằng việc một phụ nữ ngã xuống sông khi đang bị đuổi bắt. Ông kể: “Người phụ nữ tầm trong độ tuổi 40. Một nhóm cảnh sát mặc thường phục đuổi đánh bà ấy. Trong lúc hoảng hốt chạy trốn, bà đã ngã xuống sông và chết đuối. Tất cả chúng tôi đều sốc khi phải chứng kiến cảnh đó. Tôi hỏi những người đi cùng bà ấy, những người đã chứng kiến toàn bộ sự việc ‘Tại sao những người kia lại đánh bà ấy thậm tệ đến vậy?’ Một trong số họ trả lời, vì bà ấy là học viên Pháp Luân Công.

Chính sách đàn áp của ĐCSTQ buộc mọi người phải chấp nhận một sự thật rằng, bất cứ ai, chỉ cần là học viên Pháp Luân Công, thì có thể dùng mọi phương tiện, biện pháp để đàn áp hoặc phỉ báng họ.

Ông Khương còn thấy những điều thậm chí còn vô lý hơn rất nhiều. Trong một bài báo độc quyền mới đây của mình, ông miêu tả chi tiết cảnh các cảnh sát đánh đập tàn khốc học viên Pháp Luân Công, diễn ra tại thành phố Đại Liên mà ông đã chứng kiến năm 1999. Ông viết “Bạc Hỉ Lai [cựu chủ tịch thành phố Đại Liên] nói với cảnh sát trưởng ‘Hãy xem những kẻ tu luyện Pháp Luân Công có trật tự và hiệu quả như thế nào! Họ có niềm tin sắt đá vào Lý Hồng Chí! Tại sao chúng ta lại không thể bắt giữ và đánh đập chúng?’ Tuân lệnh tôi và đánh chúng thật tệ vào. Cho dù có bị đánh đến chết đi nữa, thì chúng vẫn đáng bị như vậy.’”

Sự tường thuật của hai nhà báo này gợi chúng ta nhớ về sự thật kinh tởm khác đã được tiết lộ bởi một cựu nhà báo Trung Quốc (hiện đang định cư tại Nhật) đang trên báo Đại Kỷ Nguyên ngày 8 tháng 3 năm 2006 về nơi đặc biệt ở huyện Tô Gia Đồn, thành phố Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh. Một lượng lớn học viên Pháp Luân Công bị giam giữ bí mật tại đây. Không sớm thì muộn tất cả họ đều bị giết chết và nội tạng của họ sẽ bị lấy đi để cấy ghép. Nhà báo này cho biết “Họ chắc chắn đã bị ép phải làm vậy, bản thân họ hoàn toàn không muốn. Hoặc họ sẽ bị đặt lên bàn mổ, bị tiêm thuốc mê và người ta mổ nội tạng của họ. Tôi nghĩ tất cả đều là một trong hai trường hợp này.” Sau này, vô số các bằng chứng cho thấy số lượng nội tạng đáp ứng nhu cầu cấy ghép nội tạng tăng theo cấp số nhân tại Trung Quốc đang được mổ cắp bất hợp pháp từ các học viên Pháp Luân Công còn sống.

Chế độ cộng sản kiểm soát phương tiện truyền thông bưng bít sự thật

Các nhà báo Trung Quốc đã chứng kiến nhà cầm quyền thi hành tội ác xấu xa trong hệ thống chính trị đen tối của ĐCSTQ. Tuy nhiên họ không dám tiết lộ sự thật về những gì họ nhìn thấy. Ai có thể tưởng tượng ra được cuộc đấu tranh đạo đức diễn ra trong lương tâm họ, không thể nói sự thật.

Chế độ cộng sản đã tìm mọi cách bưng bít các báo cáo của phương tiện truyền thông về cuộc bức hại Pháp Luân Công. Khi sự đàn áp bắt đầu xảy ra năm 1999, ông Khương là phóng viên hoạt động ở phía bắc Trung Quốc, đang làm việc cho tờ Wenweipo có trụ sở ở Hồng Kông. Tuy nhiên, không vì ông đang ở Hồng Kông mà Cục Tuyên truyền cộng sản nới lỏng sự kìm kẹp.

Trở lại năm 1999, ông Khương nhớ lại cảnh một nhóm cảnh sát thành phố Đại Liên đánh đập học viên Pháp Luân Công. Một viên chức của Ban Tuyên giáo thành phố nói: “Anh không phải báo cáo lại điều này. Đây là chính sách của chúng tôi.” Ông Khương nói tiếp: “Hôm đó, một trong những đồng nghiệp đang trực tại văn phòng. Cứ vài phút anh ta lại gọi thuyết phục tôi không viết về vấn đề này. Anh ta nói Ban Tuyên giáo thành phố đã gọi và ra lệnh phải coi như họ không tham gia vào việc này cũng như không được gửi bất kỳ bản tin nào ra các phương tiện truyền thông ở nước ngoài nếu không chúng tôi sẽ bị đuổi việc và xử lý kỷ luật.

Ông Khâu biết rất nhiều học viên Pháp Luân Công, những người đi kháng nghị, phải sống trong điều kiện rất khó khăn. Họ không có đủ quần áo mặc, không nơi tử tế để ngủ. Có một lần ông đã đề nghị giúp họ với tư cách cá nhân. Ông báo cáo chuyện này với cấp trên nhưng sếp của ông nói rõ ràng rằng ông không được phép động chạm đến vấn đề Pháp Luân Công. Ông ta nói: “Nếu tôi cho phép anh báo về về vấn đề Pháp Luân Công, thì tôi coi như xong, chứ đừng nói gì đến anh”. ‘Xong’ trong tiếng Trung Quốc có nghĩa là ai đó bị kết tội chết.

Có thể thấy rõ rằng chế độ cộng sản thậm chí còn không cho phép ai đó bày tỏ thương cảm hay đề nghị giúp đỡ học viên Pháp Luân Công, đừng nói gì đến việc đứng ra bảo vệ quyền lợi của họ. Nếu một cấp dưới vi phạm các chính sách, sếp của anh ta cũng sẽ bị coi là dính líu và bị trừng phạt.

Bằng việc xem xét kỹ lưỡng cùng với các tầng tầng lớp lớp kiểm tra, chế độ cộng sản có thể che đậy sự thật và tội ác gây ra. Tuy nhiên, những thủ đoạn, mưu mẹo đó không bao giờ có thể tiêu diệt lương tâm của người dân hay ý thức về sự đúng đắn của con người. Việc ngày càng có nhiều các nhà báo cũng như những người từ chính bên trong hệ thống ĐCSTQ đang dần thoát ra khỏi nó, tự chế độ cộng sản sẽ sớm không còn có thể duy trì được nữa.


Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2009/9/12/110743.html
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2009/9/5/207747.html
Đăng ngày: 15-09-2009. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share