Viết bởi Tống Tĩnh tại Trung Quốc Đại lục
[MINH HUỆ 18-7-2009] Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bắt đầu đàn áp Pháp Luân Công vào ngày 20 tháng Bảy 1999, và tôi đi đến Phòng thỉnh nguyện Quốc gia Bắc Kinh hai ngày sau để thỉnh cầu công lý. Theo sự yêu cầu của họ, tôi cung cấp cho nhân viên văn phòng các thông tin cá nhân và điền xong một mẫu đơn. Người mà cầm đơn tôi nói với tôi là nhân viên văn phòng thật ra là nhân viên cảnh sát, chờ bắt các học viên Pháp Luân Công. Mỗi khi số người đến đủ một chuyến xe buýt là họ mang những người này đi một trại lao động cưỡng bức. Chiều hôm đó, một vài cảnh sát viên từ Phòng Cảnh sát thành phố Yên Đài tại tỉnh Sơn Đông đến Văn phòng thỉnh nguyện. Ngồi giữa hai người cảnh sát viên nơi phía sau một chiếc xe hơi, tôi bị áp giải đến phòng Liên lạc thành phố Yên Đài tại Bắc Kinh và sau đó bị đưa trở lại Yên Đài.
Tên cầm đầu của Đảng ủy Chi Phù tại thành phố Yên Đài lúc bấy giờ là Ngụy Tú Điền. Y thúc giục các Công tố viên vùng Chi Phù giam tôi trong một phòng họp nhỏ nơi tầng lầu hai tòa lầu của họ. Các đồng sự trước từ nơi sở làm của tôi theo dõi mọi cử động của tôi 24/24. Họ cả không để cho tôi đóng cửa nhà cầu khi tôi cần dùng nó. Các Công tố viên đang vi phạm luật bằng cách cầm tù tôi. Giám đốc nơi đơn vị tôi làm việc làm tiền gia đình tôi. Gia đình tôi phải trả tiền ăn, tiền chi tiêu của những kẻ bắt tôi. Hơn nữa, người đó cũng đòi hỏi gia đình tôi tân trang nhà của ông ta.
Tôi không chút tự do nào, trừ những lúc đi ăn hoặc đi vệ sinh, tôi bị tấn công không ngừng với những chương trình đài truyền hình, và phải đọc các báo và sách vở đầy những điều giả dối. Nhiều người thay phiên nhau canh không cho tôi ngủ.
Tang Quốc Chương từ Cục Phòng chống Tham nhũng cử vài người của y thay phiên nhau nói chuyện với tôi về đêm. Chúng hăm dọa tôi và cố gắng làm cho tôi hiểu rằng nếu tôi không viết tờ tuyên bố tố cáo Pháp Luân Công, thì công ăn việc làm của tôi và gia đình tôi sẽ bị ảnh hưởng. Một vài ngày sau, cảm thấy chóng mặt và mệt mỏi, tôi không thể suy nghĩ sáng suốt.
Sự tuyên truyền của kênh thông tin quốc gia lăng mạ Pháp Luân Công ở khắp nơi, mọi lúc. Tôi cảm thấy giống cách mạng Văn hóa đã trở lại. Không dám khiển trách ĐCSTQ, gia đình tôi không thể làm gì khác ngoài việc thầm khóc thương cho tôi. Lừa gạt người ta là cách mà ĐCSTQ rất quen thuộc. Các viên chức ĐCSTQ bảo các học viên viết những tờ tuyên bố giả để tố cáo Pháp Luân Công, từ đó họ có thể đóng hồ sơ. Một lần có người đưa ra một tờ tuyên bố gây hại, chúng dùng đó để gạt những người khác, nói rằng, “Bây giờ những người khác đã chuyển hóa, chỉ có anh/chị là còn lại thôi.” Chúng tạo cho người ta cái cảm tưởng họ là người duy nhất trên thế giới vẫn còn tập Pháp Luân Công, và 1.3 tỷ người Trung Quốc sẽ đàn áp họ.
Những sự hăm dọa không ngừng từ chế độ ĐCSTQ và sự tẩy não của chúng đã tạm thời làm tôi bối rối, và tôi đã viết một tờ tuyên bố bảo đảm từ bỏ Pháp Luân Công. Sau đó, tôi chơi chữ và viết một tờ tuyên bố hối hận và tuyên bố phơi bày, hy vọng họ sẽ để cho tôi rời khỏi nơi đây sau khi tôi ký những tờ tuyên bố như vậy.
Khi một người tu mà thiếu chính niệm, các thế lực tà ác sẽ mạnh hơn và hung hãn hơn. Sau khi tôi ký các tờ tuyên bố, tôi vẫn bị giam giữ. Giám đốc Công tố viện Trương Học Ân nói với tôi là tôi đã ảnh hưởng các cơ hội thăng chức có thể có trong tương lai của ông ta, và tôi phải nói chuyện với các kênh thông tin để lấy lại danh tiếng cho đơn vị làm việc của tôi. Nghĩ rằng tôi có thể làm sáng tỏ sự thật với các nhà báo, tôi đồng ý. Các nhà báo từ các kênh thông tin sau đây đã đến để phỏng vấn tôi: Nhật báo Yên Đài, Tin buổi tối Yên Đài, Đời sống Khoa học hiện đại, Đài Truyền hình Yên Đài, Nhật báo Đại Chúng và Đài truyền thanh Yên Đài. Tôi nói với họ thành thật rằng tôi đã trở thành một người tốt vì tôi tập luyện Pháp Luân Công, Đại Pháp là tốt, nhưng chế độ không cho phép người ta tập luyện Đại Pháp. Tôi cũng nói với họ nhiều lần rằng tôi hy vọng rằng họ sẽ báo cáo lại trung thực những gì tôi đã nói. Không có người nào trong họ cho tôi bản phụ những báo cáo của họ sau đó.
Trương Học Ân bảo gia đình tôi là họ phải làm một biểu ngữ cho y để chứng tỏ sự biết ơn của họ đối với y nếu họ muốn tôi được thả ra sớm. Sở làm của tôi cũng gửi các nhà báo từ Đời sống Khoa học hiện đại đến chụp hình, khi gia đình tôi trao tấm biểu ngữ cho Trương Học Ân. Chúng nói dối với dân chúng xem truyền hình và nói rằng Trương đã “cứu” các học viên Pháp Luân Công, và đó là vì sao gia đình các học viên trao tấm biểu ngữ cho y để chứng tỏ sự biết ơn của họ.
Sau đó các nhà báo từ Nhật báo Đại Chúng và Nhật báo Nhân dân đến phỏng vấn tôi. Nhà báo Nhật báo Nhân dân hỏi tôi các câu hỏi như là y đang tra vấn một tội phạm.
Y lăng mạ Sư phụ Lý và ra lệnh cho tôi đồng ý nhiều lần. Tôi chỉ nói, “Không! Sư phụ tôi là không phải người như vậy.” Y nhắc đi nhắc lại dùng những lời nhục mạ và kêu tôi trả lời theo ý của y. Hiểu ra rằng y không muốn nghe sự thật về Pháp Luân Công, tôi cương quyết từ chối và nói với y, “Nếu ông đến đây để phỏng vấn tôi, vậy hãy nghe tôi. Tuy nhiên, nếu ông chỉ có ý định nhắc lại sự tuyên truyền của chính phủ và sau đó buộc tôi đồng ý với đó, vậy ông không đang phỏng vấn tôi chút nào cả. Điều này chứng tỏ là ông không muốn biết sự thật chút nào cả. Vậy sao ông không đi về nhà và đặt chuyện không cần tôi? Tại sao ông phải nói người này nọ đã nói như thế này? Ông có còn có đạo đức nghề nghiệp không? Điều này có phù hợp với sứ mệnh của một người đại diện cho thông tin chính phủ không? ” Sau khi nghe điều này, y trở nên vô cùng giận dữ. Sau khi đập tay lên bàn và mắng mỏ tôi, y bỏ đi.
Trương Học Ân trách tôi sau đó. Y có ý làm cho người nhà báo này viết một bài cho y và đăng nó lên Nhật báo Nhân dân, và nói rằng tôi đã làm hai ước muốn của y. Từ đó tôi từ chối nói chuyện với các nhà báo.
Một người đồng sự của tôi đến văn phòng nơi mà tôi bị giam và nói với tôi rằng tôi trên mặt báo. Y đưa cho tôi xem bài viết trên báo Đời sống Khoa học hiện đại mà nói rằng bằng cách nào chế độ đã chuyển hóa tôi,v.v.. Nó cũng nói rằng tôi ‘tấn công’ Pháp Luân Công. Sự thật là, khi họ phỏng vấn tôi, tôi vẫn luôn nói với họ rằng Sư phụ dạy chúng tôi đi theo Chân Thiện Nhẫn, và tôi đã hưởng rất nhiều lợi ích, chứ không phải là nạn nhân. Bài viết hoàn toàn bịa chuyện, và sự thật thì bị bóp méo. Các bài viết báo chí khác, kể cả trên Nhật báo Yên Đài cũng là bịa đặt. Tôi không ngạc nhiên biết rằng đài truyền hình Yên Đài và các chương trình đài truyền thanh cũng không khá hơn.
Bực quá, tôi đòi Trương Học Ân điều chỉnh các báo cáo giả dối của kênh thông tin địa phương. Y nói, “Đó là đòi hỏi chính trị. Không thể làm như vậy được” Sau đó tôi hiểu ra rằng mình bị lợi dụng.
Tôi được thả ra vào tháng Tám 1999, sau 20 ngày bị giam. Về nhà tôi được nghe nói rằng các viên chức địa phương và kênh thông tin đã phổ biến rộng rãi tin tức giả mạo về tôi. Vì thế tôi bị thất nghiệp.
Sau đó tôi không ngừng viết cho kênh thông tin địa phương, đòi hỏi họ chỉnh đốn lại các lời dối trá. Vào tháng mười, 1999, tôi lại bị giam trong hơn 10 ngày. Vào tháng Năm 2000, tôi đi Bắc Kinh để thỉnh nguyện thêm một lần nữa.
Trong những năm sau đó, tôi đã bị giam tất cả năm lần.
Cả cho dù điều này đã xảy ra nhiều năm rồi, tôi cảm thấy tội lỗi về điều mà mình đã làm. Bài viết này có ý để cảnh cáo những ai mà đã giúp ngụy tạo những điều giả dối: Mọi điều chúng ta làm ra là có hậu quả và đang bị thu ghi lại. Nếu quý vị muốn biết sự thật về Pháp Luân Công và sửa chữa lại lỗi lầm, quý vị vẫn còn có thể có một tương lai tốt đẹp. Cuộc khủng bố Pháp Luân Công đã khiến cho những người dân Trung Quốc bình thường trở thành nạn nhân, vì ĐCSTQ rất thành thạo trong việc làm cho người ta đấu đá lẫn nhau.
Tôi hy vọng rằng những ai mà vẫn còn bị lầm lạc có thể nhìn thấy bản chất tà ác của ĐCSTQ và thoái xuất khỏi nó cùng các tổ chức liên đới.
Viết ngày 16 tháng Bảy 2009
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2009/7/18/204693.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2009/8/4/109746.html
Đăng ngày: 18-08-2009; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn vói nguyên bản