Trại lao động cưỡng bức nữ tỉnh Giang Tô đã nhận được nhiều bằng khen thưởng và giới thiệu từ các chính quyền cao cấp trong quá khứ, do vì sự giả mạo và lừa gạt bởi nhân viên trại. Với mục đích đi tìm công lý và để các hành vi tà ác của chúng không tràn lan đến các trại khác, tôi nói ra sau đây tình trạng thật của nó.

1. “Trại Lao động cưỡng bức tiên tiến cấp bộ” danh hiệu được thưởng vì kết quả của sự lừa gạt

Vào đầu 2007, Trại Lao động cưỡng bức nữ tỉnh Giang tô được trao tặng danh hiệu “Trại Lao động cưỡng bức tiên tiến cấp bộ” bởi Bộ tư pháp. Trên bề mặt, trại xem như là một nơi đáng khen thưởng, nhất là Đội số 2. Khi các chính quyền cao cấp đi quan sát hoặc thăm viếng đặc biệt, đơn vị này bày vẽ mọi điều, khiến các khách quan đều nghĩ nó giống như một trường học. Mỗi phòng đều được làm lại. Có những ảnh màu vẽ trên tường và chăn gối trải giường đều đẹp mắt và tươm tất.

Tuy nhiên các chăn gối trải giường đó chỉ để trang hoàng cho đẹp mắt. Gần như không ai dám dùng chúng, vì nếu dùng, thì người ta sẽ không đủ thời gian để xếp chúng lại ngay thẳng ngay trong buổi sáng. Nếu các chăn đó không được xếp ngay thẳng, thì sẽ có sự khiển trách và giảm điểm khiến đưa đến gia tăng thời hạn tù. Các tù nhân ngủ dưới những chăn dơ bẩn và hôi hám. Hơn 100 chăn được xếp cất trong một phòng kho đen tối và không có không khí mỗi sáng. Trong lúc có sự khám xét hoặc thăm viếng, thì phòng kho này bị khóa lại. Hơn nữa, các chăn gối này gần như không bao giờ được giặt sấy. Nhiều gái điếm bị những bệnh nặng về đàn bà hoặc các bệnh về tình dục. Khi tôi bị giam tại nơi đó, một gái điếm bị một bệnh về tình dục và có mùi rất lạ. Các chăn gối được phát ra mà không cần biết ai đã dùng nó đêm trước. Mười thùng nhựa cũng như vậy, kỳ thật là của tù nhân. Chúng được dùng để rửa ráy và giặt đồ. Các thùng được cất trong một góc, một số trông rất dơ dáy.

Nước tắm cho các tù nhân rất dơ, vì có từ 100 đến 200 người trong một đội mà phải chia nhau nước này. Chỉ có hai mươi phòng tắm, và chúng chỉ được dùng bởi một số tù nhân nào đó. Phần đông người ta tắm với nước trong nhiều thùng đựng nước lớn. Vì nước trong thùng đựng là có hạn, gần như mỗi người đều lấy số lượng mà họ có thể và bất kể là thùng nước có sạch hay không. Thường, người đầu tiên dùng nước thì không có nước bẩn, nhưng những người kế tiếp đến, thì nước sẽ bị bẩn.

Nói về sự lừa gạt, trại lao động này có thành lập một ‘trung tâm giải trí’, nơi đây người ta chơi cờ và đánh bài, uống trà hoặc cà-fê, ăn chơi, và làm những hoạt động giải trí. Nhưng đây chỉ là màu mè. Khi các lính canh được báo tin có sự khám xét hoặc tham quan, chỉ khi đó mới có nhiều tù nhân được mang đến ‘trung tâm giải trí’. Một khi nơi đó, các lính canh nhắc đi nhắc lại với họ là hành động một cách vui vẻ và cười tươi. Trong thời gian các cấp đến, mọi người đều thật sự đóng trò. Khi họ rời đi rồi, cả trước khi họ ra khỏi cổng chính, thì các tù nhân được lệnh trở lại xưởng sản xuất ngay.

Bộ tư pháp yêu cầu mọi nơi nộp đơn để được danh hiệu là ‘trại lao động cưỡng bức tiên tiến cấp bộ” và phải đạt được một số tiêu chuẩn. Ngày làm việc của tù nhân không quá tám giờ. Nhưng các tù nhân trong trại này phải làm việc hơn mười giờ mỗi ngày. Nếu thời giờ bị giảm, các lính canh sẽ không được hưởng tiền thưởng mà lên đến nhiều chục ngàn tệ mỗi năm. Một số lính canh nói rằng một trưởng đội sản xuất nhận được 80,000 tệ năm ngoái, và một người khác nhận hơn 100,000 tệ.

Giây phút mà họ nghe nói một quan chức từ Bộ tư pháp sẽ khám xét địa điểm, họ yêu cầu tất cả tù nhân hợp tác. Phần thưởng của một tư cách tốt là được thêm điểm, mà sẽ được dùng để giảm thiểu thời hạn tù. Các tù nhân được chuẩn bị cách nào trả lời các câu hỏi của quan chức đó.

Một đội trưởng lo lắng, vì vậy ông ta làm một cuộc trắc nghiệm. Ông ta hỏi, “Mấy giờ các vị thức dậy?” Các tù nhân đồng thời trả lời, “Chúng tôi thức dậy lúc 7:00 giờ sáng.” Sau đó,”Mấy giờ các vị bắt đầu làm việc?” Câu trả lời là, “Chúng tôi bắt đầu làm việc lúc 8:00 giờ sáng.” Kế đến, “Các vị làm việc bao nhiêu giờ mỗi ngày?” Câu trả lời: “Sáu giờ. Từ 8:00 giờ sáng đến 11:00 giờ sáng,và từ 1:00 giờ chiều đến 4:00 giờ chiều. Chúng tôi học hoặc vui chơi trong các giờ khác.” Các câu trả lời này làm cho người trưởng đội sản xuất vui mừng lắm.

Kỳ thật, các tù nhân bị bắt thức dậy từ 5:45 hoặc 6:10 giờ sáng. Các thời gian đó thay đổi mỗi năm ngày. Chúng tôi làm việc cho đến 10:00 giờ tối hoặc trễ hơn. Khi chúng tôi có một thời hạn định phải xong một công tác, thì không lạ gì mà chúng tôi làm việc cho đến giữa đêm hoặc đôi lúc cho đến sáng. Mọi người đều hết sức lực.

Kỳ thật, trại lao động này là một nơi dã man, đúng là ngược lại với cái gọi là ‘tiên tiến’. Các tù nhân thường đánh và chửi mắng người. Một tù nhân xì ke đánh tôi. Đầu tôi bị sưng, nhưng viên chức trực chỉ cười và bỏ đi.

Trong đội số 2, một học viên 60 tuổi Tề Thục Linh bị kêu ngủ trên tầng giường trên. Bà ta gần té nhiều lần khi bà ngồi dậy đi nhà cầu. Nhưng một tù nhân xì ke vào khoảng 20 tuổi ngủ nơi tầng dưới. Tại sao? Vì bà lão này không thể chạy Máy khâu và làm việc chậm hơn người trẻ. Trong xưởng làm, các lính canh thường đánh các tù nhân mà làm việc chậm. Nhất là trưởng đội sản xuất Tao đánh các tù nhân mới, vì họ chậm quá. Chỉ một vài công nhân trẻ và được gọi là “công nhân nhanh” có thể được một chút nghỉ ngơi trưa trong mùa hè. Các người khác không được nghỉ. Chúng tôi không thể nói chuyện với ai và ngó lên. Nếu không, người gọi là “trưởng đội”—thường là một tù nhân xì ke—đánh hoặc chưỡi mắng chúng tôi. Mắt của một học viên bị đỏ và đau vì công việc. Bà yêu cầu được nghỉ ngơi vài phút với trưởng trực Cao, nhưng câu trả lời là “Không thể nào, trừ khi bà bị mù.”

2. Quá trình “chuyển hóa” học viên

Cái gọi là “chuyển hóa” các học viên được thực hiện qua sự tra tấn tàn nhẫn tinh thần và thể chất. Vì cái trại lao động này điều khiển các học viên bị giam bằng những phương pháp sau đây được bày ra bởi Đường Quốc Phan (Tang Guofang) của Văn phòng Trại lao động cưỡng bức Đội giáo huấn, nhiều lính canh được học tập nơi đây. Sau đây là một vài cách tra tấn.

-Tra tấn tinh thần

Thông thường các học viên bị giam tại Đội số 3 và 4 trước năm 2003. Khi các học viên vừa đến, bà ấy sẽ bị tách riêng ra và bị theo dõi bỡi những người mà có kinh nghiệm tra tấn tù nhân, thường là những tù nhân xì ke hoặc gái điếm. Đầu tiên, họ bị hăm dọa. Nếu sự hăm dọa không hiệu quả, nghĩa là người học viên này sẽ không viết tờ ‘bảo đảm’ ví dụ, vậy thì kế sẽ có sự tấn công, sự làm nhục, và những cách chửi mắng được dùng đến. Các lính canh và ‘hợp tác viên’ thay phiên nhau đóng những vai trò khác nhau. Họ hoặc là nói chuyện không ngừng và không để cho người học viên nghỉ ngơi hoặc suy nghĩ. Lúc bấy giờ, nhiều học viên trở nên mụ mị đầu óc. Điều này có thể kéo dài nhiều ngày. Họ dùng mọi mưu mẹo trong sách để tra khảo nạn nhân của họ cho đến khi họ đạt được mục đích.

-Sự tra tấn thể chất

Sự tra tấn thể chất đặt biệt dành cho các học viên là vô nhân đạo và tàn nhẫn.

a. Dùng cùi điện: Giữa 2000 và 2002, nhiều học viên bị tra tấn bằng cùi điện, mà để lại những vết thương sâu. Để tránh các người khác nghe tiếng kêu la đau đớn của các học viên, chúng dùng một bộ máy đặc biệt về âm thanh trong phòng tra tấn. Khi một học viên kêu la, chúng vặn bộ máy cho gia tăng âm thanh. Nhưng các vết sẹo để lại bởi các dùi cui điện là không thể dấu diếm. Chính tôi đã nhìn thấy hai cơ thể học viên đầy những vết thẹo vì bị tra tấn bởi dùi cui điện.

b. Không cho ngủ: Trước khi các học viên viết cái gọi là “tuyên bố bảo đảm”, các tù nhân thay phiên nhau theo dõi các học viên. Họ làm vậy để cho người học viên không thể ngủ hoặc ngủ rất ít. Các học viên đặc biệt kiên định và không hợp tác là bị giam riêng và không cho ngủ trong nhiều ngày đêm. Một số bị buộc ngồi trên một cục gạch nhỏ, với những chữ thóa mạ Pháp Luân Đại Pháp và Sư Phụ viết trên cục gạch. Một số bị buộc đứng yên trong một tư thế cố định. Thậm chí dùng nhà cầu cũng bị hạn chế. Không có gì là quá tàn nhẫn đối với họ để tìm cách ‘chuyển hóa’ người học viên.

c. Xúi dục các tù nhân khác: Thường thường, các tù nhân xì ke hoặc gái điếm được khuyến khích đánh đập các học viên tàn nhẫn và theo những cách tránh để lại những vết thẹo nhìn thấy được.

Sau đầu năm 2004, học viên bà Cao Ngọc Lan từ Diêm Thành, tỉnh Giang tô, bị giam riêng để “chuyển hóa” cho lần thứ ba. Bà bị nhốt trong một tòa nhà gọi là “Những người thân yêu sống cùng nhau.” Kỳ thật, các phòng cho những ‘người thân yêu sống chung’ là ở tầng lầu thứ nhất và được dùng cho các tù nhân có tư cách tốt. Nhưng phải tốn 120 tệ một đêm. Cái dùng cho các học viên là một tầng lầu dơ bẩn và một phòng trữ đồ tối đen. Bà Cao bị nhốt trong phòng cất đồ, và đêm đầu tiên, bà bị bọn tù nhân xì ke đánh đập. Khi một học viên bị buộc phải giúp trong một cuộc tẩy não thức giấc vì tiếng đánh đập, bà la chúng, “Tại sao các vị có thể đánh người như vậy? Nếu các vị tiếp tục, ngày mai tôi sẽ nói với lính canh.” Một tên tay sai bình thản nói với bà ta, “Chẳng phải điều này là điều họ muốn? Tụi tôi dám làm nó chăng mà họ không biết?” Sau đó cho dù không có tiếng đánh đập và chửi mắng, bà Cao bị buộc cởi áo quần và giầy và họ đổ nước lạnh lên mình bà. Bà ngồi xổm trên nền xi măng và lạnh run.

Khi các lính canh trực mở cửa, bà nói với họ điều gì xảy ra trong đêm. Bà nói bà không muốn nhìn thấy điều như vậy tiếp tục. Các lính canh không nói gì, chỉ đóng cửa lại và bỏ đi. Nhiều ngày sau, khi người học viên này nhìn thấy bà Cao Ngọc Lan, một mắt của bà bị sưng và bầm tím, và con mắt đó không nhìn được gì.

Trong trại này, các lính canh ra lệnh cho các tù nhân tra tấn các học viên. Lính canh Đường nhíp mí mắt và lỗ tai của bà Tống Thúy Bình. Nó vô cùng khó chịu, nhưng không để lại dấu tích gì sau đó. Học viên Nam Kinh bà Trương Bản Phương trở nên ốm nhom vì sự tra tấn. Bà Vương Kiến Bình, học viên ở Diêm Thành đã trên bờ cái chết nhiều lần vì sự tra tấn. Các lính canh ra lệnh cho các tù nhân tra tấn tàn nhẫn các học viên ở Nam Kinh bà Hồ Trân Như và bà Trạch Ngọc Tân. Họ bị thương nghiêm trọng. Một số tù nhân cột chung ba bàn chải đánh răng để xâm phạm âm hộ của các học viên, kể cả bà Hề Lưu Anh. Các vết thương từ sự tra tấn như vậy có thể đưa đến hư bộ phận tiểu tiện hoặc tàn phế suốt đời.

3. Chuyển các học viên đến các trại nam

Đường Quốc Phan từ Văn phòng Trại Lao động cưỡng bức đội giáo huấn và các người khác từ trại lao động cưỡng bức nữ tỉnh Giang Tô và trại lao động cưỡng bức Phương Cường bày đặt một cách tra tấn mới. Họ mang những học viên kiên định nam từ trại lao động cưỡng bức Phương Cường đến trại lao động cưỡng bức nữ, và cũng bắt các học viên nữ mà không hợp tác từ trại lao động cưỡng bức nữ đến trại lao động cưỡng bức nam Phương Cường. Bà Cao Ngọc Lan một lần bị khủng bố tại trại lao động cưỡng bức Phương Cường. Các phương thức thật vô cùng tàn ác.

Khi các học viên mặc dù kiên định bị buộc viết tờ bảo đảm dưới sự tình trạng không chịu đựng nổi, các lính canh cả hai trại đều ăn mừng. Tất cả các lính canh rất vui sướng, vì chúng nhận được thưởng nhiều hơn vì đã chuyển hóa được các học viên kiên định. Nhiều người cũng được thăng chức. Trên đây chỉ mà một mẩu nhỏ những điều mà đang xảy ra tại Trại lao động cưỡng bức nữ Giang Tô. Những người khác sẽ tiết lộ càng lúc càng nhiều hơn các sự việc ghê tởm trong tương lai gần đây.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2009/7/1/203780.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2009/7/11/109089.html
Đăng ngày: 11-08-2009; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai cho sát hơn với nguyên bản.

Share