Bài viết của phóng viên Minh Huệ tỉnh Giang Tô, Trung Quốc

[MINH HUỆ 27-11-2016] Một phụ nữ cao tuổi đã bị xét xử và kết án bất công vì kiên định đức tin của bà. Bà Tôn Ái Hiệp, học viên Pháp Luân Công 78 tuổi, đã bị Toà án khu công nghiệp thành phố Tô Châu tỉnh Giang Tô xét xử vào ngày 17 tháng 11 năm 2016. Công tố viên là Lý Đông Sơn. Bà Tôn đã thuê luật sư để biện hộ cho mình và không nhận tội. Bất chấp lời biện hộ có căn cứ của luật sư, thẩm phán Trần Khiết đã kết án bà Tôn 10 tháng tù giam và phạt bà 1.000 nhân dân tệ.

Phiên xét xử đã được xếp lịch vào lúc 10 giờ sáng và bắt đầu muộn 42 phút. Luật sư của bà Tôn đã đưa ra lời biện hộ vô tội. Ông nói rằng cảnh sát đã vi phạm pháp luật khi bắt giữ và buộc tội bà Tôn, cũng như đã tạo ngụy tạo chứng cứ. Ông lập luận rằng cảnh sát đã làm dụng Mục 300 của bộ luật hình sự và không thể cung cấp bằng chứng [chứng minh] rằng bà Tôn đã vi phạm pháp luật. Ông đã yêu cầu thẩm phán thả tự do cho bà Tôn vô điều kiện. Luật sư bào chữa cũng yêu cầu công tố viên đưa ra bằng chứng cho các cáo buộc chống lại bà Tôn. Công tố viên không thể cung cấp bất kỳ bằng chứng nào và cũng không thể bác bỏ được khẳng định của luật sư.

Bà Tôn cũng đã đứng lên và biện hộ cho mình. Bà làm chứng rằng mình từng mắc rất nhiều chứng bệnh như viêm dạ dày, thường xuyên bị cảm lạnh và bị biến chứng do gãy cột sống. Bà phải nằm liệt giường trong 10 năm và đã gặp rất nhiều bác sĩ, nhưng không giúp gì được. Bà Tôn nói với toà án rằng: “Tôi từng vô cùng đau đớn mỗi ngày và cũng rất chán nản. Tôi đã mất hết hy vọng. Tuy nhiên, kể từ khi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công, tôi đã chiểu theo các nguyên lý để làm một người tốt và cải thiện tiêu chuẩn đạo đức. Tôi đã thật sự được thụ ích cả về thân lẫn tâm. Mọi bệnh tật của tôi đã biến mất và tôi cảm thấy như mình được tái sinh. Một môn tu luyện tốt đến vậy cũng đem lại lợi ích xã hội. Không có gì sai cả khi tu luyện Pháp Luân Công.“

Sau đó, bà đã kể lại việc bị cảnh sát sách nhiễu. Dưới lệnh của cảnh sát Phùng Chiếu, cảnh sát và các quan chức địa phương đã sách nhiễu bà Tôn năm lần vào ngày 31 tháng 5 năm 2016, tại nhà của bà. Sau đó, vào ngày 15 tháng 6, Phùng và một nhóm sáu cảnh sát đã bắt giữ bà Tôn. Họ không trình lệnh bắt giữ, việc mà luật pháp yêu cầu.

Bà Tôn bị đưa đến một trại tạm giam địa phương. Bà tiếp tục làm chứng: “Cảnh sát đã túm lấy tôi và kéo căng hai cánh tay của tôi ra. Hai cánh tay của tôi đã bị thương nhẹ trong hơn hai tuần sau đó. Họ không thông báo cho gia đình biết tôi về vụ bắt giữ. Con gái tôi nghĩ rằng tôi bị mất tích và không biết rằng tôi đã bị bắt giữ phi pháp mãi cho đến khi cháu báo về việc mất tích của tôi cho đồn cảnh sát địa phương.”

Bà Tôn nói rằng cả toà án lẫn cảnh sát đều không cho bà biết về phiên xét xử, vốn là [thủ tục theo] yêu cầu của pháp luật. Bà nói: “Tôi được biết về phiên xét xử qua luật sư của mình. Thêm vào đó, các quan chức toà án đã đe dọa con gái tôi nhiều lần trước phiên xét xử, nỗ lực buộc cháu phải giám sát tôi. Thẩm phán Trần Khiết cũng không cho tôi quyền được chọn luật sư bào chữa, khăng khăng rằng tôi phải sử dụng người mà ông ta chỉ định.

“Hiến pháp bảo vệ quyền tự cho tín ngưỡng của công dân Trung Quốc. Toà án và cảnh sát không thể cung cấp bất cứ chứng cứ nào về việc tôi đã vi phạm pháp luật và gây hại cho xã hội.”

Bà Tôn cho rằng vì họ không thể cung cấp bằng chứng về hành vi sai trái, bà phải được tuyên bố vô tội dựa trên Mục 53 của bộ luật hình sự. Bà cũng chỉ ra rằng không có quy định nào nói về việc tin vào Pháp Luân Công là tội phạm, và bà nói rằng tu luyện Pháp Luân Công và phơi bày cuộc đàn áp Pháp Luân Công là đang thực hiện quyền tự do được hiến pháp Trung Quốc ban hành. Bà Tôn nói với toà án: “Nếu ông quyết định tôi có tội, có nghĩa là ông đang tước đi quyền và tự do của tôi, cũng đồng nghĩa với việc ông đang phá hoại hiến pháp.”

Phiên toà bị hoãn lại vào khoảng giữa trưa. Sau phiên xét xử, thẩm phán Trần Khiết lại cố gắng khiến con gái bà Tôn chống lại bà. Điều này đã xảy ra trong một căn phòng riêng bên trong trụ sở toà án.

Nhiều năm bị bức hại vì tín ngưỡng

Bà Tôn Ái Hiệp không lạ gì với sự bức hại vì tín ngưỡng của mình. Bà từng bị bắt giữ bảy lần trước lần bắt giữ gần đây nhất này, nhà của bà đã bị lục soát bốn lần, bà đã bị giam giữ và bị buộc phải tham dự lớp tẩy não ba lần, bị kết án phi pháp ba năm tù vì đã nói chuyện với mọi người về Pháp Luân Công.

Những người tham gia bức hại bà Tôn Ái Hiệp:

Phùng Chiếu, cảnh sát, Sở cảnh sát Lâu Phong thuộc thành phố Tô Châu: +86-512-62527008

Thẩm phán Trần Khiết, Toà án khu công nghiệp thành phố Tô Châu: +86-512-66603100, +86-512-66603511

Viện kiểm sát khu công nghiệp thành phố Tô Châu: +86-512-66602114

Luật sư Lý, luật sư mà thẩm phán Trần Khiết đã chỉ định cho bà Tôn: +86-134-02680672


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/11/27/338206.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/12/23/160435.html

Đăng ngày 27-1-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share