Bài viết của một đệ tử Pháp Luân Đại Pháp ở Indiana, Hoa Kỳ

[MINH HUỆ 9-8-2016] Nhìn lại những năm tu luyện đã qua, điều mà tôi hối tiếc nhất là bản thân đã không kiên định thực tu một cách vững chắc.

Tôi đã bỏ lỡ rất nhiều cơ hội mà Sư phụ cấp cho mình để đề cao khi gặp mâu thuẫn. Mặc dù đã loại bỏ được một số tâm chấp trước và quan niệm người thường, nhưng tôi còn rất xa mới đạt được những yêu cầu mà Sư phụ và Đại Pháp đặt ra.

Những gì tôi có thể làm bây giờ là tự nhắc nhở bản thân mình tu luyện thật tốt trong tương lai và trân quý cơ duyên tu luyện quý giá này. Cùng với các học viên khác, tôi mong được tu luyện như thuở ban đầu và hoàn tất thệ ước của mình trong thời kỳ Chính Pháp.

Tu “Chân” trong mâu thuẫn

Tôi sống ở Bắc Mỹ hơn 20 năm và cho rằng mình là một người “Chân” cả về tính cách và trong tu luyện. Khi mới tu, tôi có thể nói chuyện với các học viên khác bất cứ khi nào có vấn đề trong tu luyện. Tôi không ngần ngại bộc lộ ra những thiếu sót của mình hay chỉ ra bất cứ thiếu sót nào ở người khác, vì tôi tin rằng không có gì phải che giấu khi đã là một học viên Đại Pháp.

Tôi cho rằng chúng tôi nên loại bỏ các tâm chấp trước mà mình có trước khi bắt đầu tu luyện, đặc biệt là những suy nghĩ ích kỷ tìm cách bao biện bản thân mình bằng sự giảo hoạt. Các học viên chúng ta cần đề cao bản thân để có thể hoàn thành các hạng mục cứu độ chúng sinh. Giao tiếp thẳng thắn là cách chúng tôi giúp đỡ lẫn nhau và cùng nhau đề cao.

Khi học Pháp sâu hơn, dần dần tôi nhận ra rằng rất khó để luôn “Chân”. Tư tưởng con người rất phức tạp, và chúng ta đang tu luyện ở các tầng thức khác nhau. Khi làm việc cùng các học viên khác, tôi thường chỉ ra vấn đề của họ nếu thấy bất cứ điều gì không phù hợp với Pháp, nếu có những sơ hở trong tu luyện của họ, hoặc nếu tôi tìm ra cách tốt hơn để làm hạng mục.

Đôi khi họ có thể hiểu được tính thẳng thắn của tôi và nó sẽ giúp chúng tôi đề cao. Tuy nhiên, đôi lúc họ không đáp lại được tốt trước thái độ thẳng thắn của tôi. Khi điều đó xảy ra, tôi không xem đó là cơ hội quý giá để hướng nội tìm và tu luyện bản thân. Tôi không thể phân biệt được “ai đúng ai sai”, dựa trên quan điểm của mình hình thành trước khi tu luyện Đại Pháp.

Mâu thuẫn với những người khác khiến tôi rơi vào trạng thái tiêu trầm, tôi mất hết ý chí để hoàn thành các hạng mục mà tôi đang làm. Tôi không biết mình có nên “Chân” với người khác không, điều đã tạo nên sự gián cách giữa tôi với các học viên khác. Trong một số tình huống, tôi thiếu ý chí kiên định tu luyện, không hành xử như một người tu luyện, và không xuất ra được sự khoan dung với các học viên khác.

Tại thời điểm đó, bình nước nóng trong nhà tôi vừa mới mua không hoạt động. Nước chảy ra từ vòi có màu vàng, xuất hiện rỉ sét. Tôi vô cùng bối rối vì điều này sao có thể xảy ra với một bình nước nóng mới. Sau đó, tôi nhận ra rằng đó là Sư phụ từ bi đã điểm hóa cho tôi “loại bỏ rỉ sét” (chữ 锈 nghĩa là rỉ sét phát âm giống chữ 修 nghĩa là tu) . Tôi nhận ra mình không thể “Chân” theo cách này sau khi vấp ngã trong nhiều năm tu luyện.

Tôi học Pháp và tu tâm tính. Khi đọc những bài chia sẻ trên Minh Huệ, tôi dần hiểu “Chân” là gì: đó chính là sự chân thành trong bản thân mình.

Sư phụ giảng cho chúng ta (không phải lời nguyên văn của Sư phụ) rằng chúng ta đồng thời tu luyện Chân-Thiện-Nhẫn. Tôi sẽ không ôm giữ tâm chấp trước cực đoan như vậy nếu tôi đã từng mắc phải. Chân ngã của tôi có lẽ có thể khởi tác dụng và ức chế các quan niệm và nhận thức đã hình thành trong cuộc đời mình.

Khi vượt qua những khổ nạn này, tôi nhận ra rằng “từ bi” là điều có được một cách tự nhiên khi chúng ta đạt đến tầng thứ cao hơn trong tu luyện. Quyết tâm chân tu kiên định có thể giúp chúng ta đạt được “Nhẫn” ở các tầng thứ khác nhau.

Ở tầng thứ của mình, tôi ngộ rằng “Chân” có nghĩa là phải biết rõ động cơ thực sự của bản thân, nói và hành xử mọi thứ đều “Chân”, đối chiếu mọi thứ với Pháp. Tôi không phải là người không chân thật: Tôi nghĩ về người khác trước, từ bi đối đãi với những mâu thuẫn và cứu chúng sinh hiệu quả.

Khi đạt đến trạng thái của “Chân” và “Thiện” tại một vài tầng thứ, tôi hiểu rằng mình có thể khoan dung tại các tầng thứ này. Chân mà không Thiện và Nhẫn không phải là trạng thái của một đệ tử chân chính. Để nhận ra điều này tôi đã phải trải qua một giai đoạn tu luyện khá dài.

Chân thật với bạn bè của mình và chân thật đối đãi với bất kỳ bất đồng hay mâu thuẫn nào trong gia đình hoặc với các học viên khác chính là cách tôi đồng thời tu luyện Chân-Thiện-Nhẫn. Thật khó để cứu một người nếu chúng ta không thể có tâm chân thành muốn cứu chúng sinh, vì lời nói và hành động của chúng ta sẽ không có lực lượng từ bi to lớn của đệ tử Đại Pháp.

Thay đổi quan niệm người thường và vượt qua các khảo nghiệm trong gia đình

Môi trường tu luyện của tôi chủ yếu là với gia đình. Tôi thấy khó đối mặt với nhiều quan niệm và hành vi người thường của chồng và các con tôi bằng sự từ bi và bình tĩnh.

Qua nhiều năm, tôi nhận ra rằng mỗi khi trượt ngã trong tu luyện ở môi trường gia đình, đó là vì tôi không thể loại bỏ quan niệm người thường. Đôi khi tôi đã không nhận ra quan niệm người thường và đôi khi tôi không muốn hướng nội và tu luyện bản thân.

Tôi chịu ảnh hưởng sâu sắc vì lớn lên ở Trung Quốc. Trong việc giáo dục trẻ nhỏ, tôi cho rằng chúng phải vâng lời cha mẹ vô điều kiện. Tôi biết mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái ở Bắc Mỹ khá khác biệt, và tôi thấy thật khó để đối xử bình đẳng với con cái.

Tôi tức giận khi quyền của mình không được thừa nhận. Tôi kết tội các con không tôn trọng tôi như cha mẹ chúng. Cơn giận của tôi lớn lên nếu chúng cãi lại tôi. Tôi đã có một quan hệ đặc biệt căng thẳng với các con mình.

Tôi biết rằng, là một học viên, tôi không nên mất bình tĩnh và nên khoan dung với người khác. Tôi lấy làm tiếc vì mình không thể làm tốt hơn và mong muốn có thể khoan dung và từ bi hơn trong lần sau, nhưng điều đó rất khó khăn.

Sư phụ giảng cho chúng ta trong Chuyển Pháp Luân:

“Có người khi quản giáo con cái cũng nóng giận, nổi cơn tam bành;” (Chuyển Pháp Luân)

“Việc nhỏ không nhịn được, đã vội nóng, mà lại muốn tăng công là sao.” (Chuyển Pháp Luân)

Một ngày, một học viên khác đang trong trạng thái tiêu trầm muốn nói chuyện với tôi. Cô hỏi lý do tại sao trẻ con ngày nay không biết ơn cha mẹ chúng. Khi tôi cố gắng an ủi cô, vấn đề của tôi đột nhiên trở nên rõ ràng. Đây không chỉ là chấp trước vào cảm xúc người thường, mà còn là quan niệm người thường đã được hình thành từ lâu.

Thật vậy, trong xã hội bình thường, đặc biệt là trong văn hóa truyền thống Trung Quốc, trẻ em nên biết ơn thế hệ trước. Các học viên chúng ta có cách nhìn khác – chúng ta không mong được báo đáp cho những gì đã làm cho người khác, gồm cả các con của chúng ta. Khi minh bạch điều này, tôi thấy thật dễ dàng hơn để vượt qua khảo nghiệm mà tôi gặp phải với con cái, chồng và bạn bè của mình.

Tôi thường được khảo nghiệm đối với các tâm chấp trước về danh, lợi, tình trong môi trường tu luyện gia đình. Ngay khi nghĩ rằng mình đã loại bỏ được tâm danh lợi, chồng tôi sẽ lo lắng về công việc của anh ấy và muốn tôi tìm một công việc và kiếm tiền.

Gần đây, anh ấy không còn lo lắng về thu nhập và đã có một công việc, mặc dù chúng tôi phải chi trả một khoản học phí cao cho con gái tại một trường đại học tư nhân. Hành vi của anh làm tôi nhớ rằng môi trường phản ánh tâm của học viên.

Tôi ghi nhớ trong tâm lời giảng của Sư phụ đã giúp tôi vững tâm tu luyện:

“[Tôi] nói rõ cho chư vị một chân lý: toàn bộ quá trình tu luyện của người ta chính là quá trình liên tục tống khứ tâm chấp trước của con người.” (Chuyển Pháp Luân)

Trân quý cơ duyên tiền định và tu luyện tinh tấn

Trong những năm gần đây, tôi làm việc qua điện thoại để quảng bá Thần Vận ở miền Trung nước Mỹ. Các học viên khác đã làm việc chăm chỉ để cứu độ chúng sinh trong hạng mục đó. Những nỗ lực của họ đã khiến tôi xúc động sâu sắc, và khi hướng nội, tôi thấy mình vẫn còn chênh lệch. Một lần nữa tôi nhận ra rằng, bất cứ khi nào tinh thần của tôi sa sút, đó chính là sự phản ánh việc bản thân không tu luyện vững chắc.

Tôi thường nói với các học viên rằng mình không có thời gian để luyện công nếu tham gia vào các hạng mục như trả lời điện thoại để quảng bá Thần Vận. Khi hạng mục kết thúc, tôi sẽ chăm chỉ luyện công.

Các học viên luôn rất tốt và cảm thông, trong một thời gian dài tôi nghĩ rằng đây là lý trí. Nhưng nó đã thực sự ảnh hưởng tới lực độ và hiệu quả cứu độ chúng sinh nếu tôi, một đệ tử Đại Pháp, không thể làm tốt ba việc. Chồng tôi từng chế nhạo: “Em có đang tu luyện Pháp Luân Đại Pháp khi làm hạng mục này không?” Thật vậy, trạng thái tu luyện của tôi đã ảnh hưởng tới gia đình mình.

Bây giờ tôi nhận ra nó không đơn giản như vậy. Tôi đã nảy sinh chấp trước truy cầu cuộc sống thoải mái và sợ hãi cả về những khó khăn và mệt mỏi thân thể. Trước khi tu luyện, tôi không sợ khó khăn, vậy tại sao bây giờ tôi lại muốn sống thoải mái?

Nghĩ sâu hơn, tôi nhận ra đây là vấn đề về việc tín Sư, tín Pháp. Sư phụ đã giảng rằng luyện các bài công pháp là cách nghỉ ngơi tốt nhất đối với các học viên. Với những quan niệm đã hình thành qua hàng thập kỷ, tôi vẫn tin rằng ngủ nhiều hơn sẽ tốt hơn. Tôi đã sốc khi phát hiện ra điều này ở bản thân mình, và quyết tâm tu sửa bản thân.

Lần đầu tiên khi trả lời đường dây nóng bán vé, tôi vui mừng vì mình có thể tham gia việc quảng bá Thần Vận một cách thuận tiện cùng với các hạng mục Đại Pháp khác. Tôi trân quý cơ hội này và muốn nỗ lực hết sức mình. Tôi không muốn bỏ lỡ một cuộc gọi nào, và hy vọng người gọi sẽ mua vé.

Mặc dù đã sống ở đây một thời gian dài, nhưng tiếng anh của tôi vẫn hạn chế, đặc biệt khi nói chuyện qua điện thoại. Đôi khi tôi toát mồ hôi khi nói chuyện với một người chuyên nghiệp hoặc nếu có ai đó hỏi tôi một câu hỏi khó. Tôi hơi lo lắng về người gọi đó, một chúng sinh, sẽ không được cứu vì câu trả lời của tôi qua điện thoại không được tốt.

Đôi khi tôi phải viết lại tên và số điện thoại của người gọi và chuyển nó đến một người điều phối để liên hệ với họ. Sư phụ đã khuyến khích tôi thông qua miệng của người gọi đến. Lời khen đầu tiên tôi nhận được trong hơn 20 năm sống ở đây lại từ một người địa phương gọi đến. Cô ấy nói rằng tôi có một giọng nói tốt và vui vẻ mua vé từ tôi.

Một người khác nói rằng cô thích giọng nói Anh-Trung của tôi và văn hoá truyền thống Trung Quốc. Điều phối viên của tôi cũng khích lệ tôi. Cô ấy khen vì đã ghi lại rõ thông tin khi tôi bán vé.

Tôi sớm nhận ra thật khó để tham gia nhiều hạng mục. Tôi sẽ đặt tâm vào một hạng mục hơn và coi nhẹ các hạng mục khác. Có hiểu nhầm giữa các học viên, dẫn đến bất hòa. Nhiệt huyết ban đầu của tôi biến mất, và thái độ tiêu cực nổi lên. Tâm cứu độ chúng sinh không còn thuần khiết như trước nữa. Đôi khi tôi cảm thấy mình chỉ làm cho xong nhiệm vụ và thực hiện trách nhiệm của một học viên mà thôi.

Một lần nữa, tôi đã bị sốc khi đọc “Giảng Pháp tại Pháp hội Miền Tây Mỹ quốc 2015.“ Sư phụ nói rằng hy vọng duy nhất cho các học viên đang chưa theo kịp tiến trình của Chính Pháp là chạy nước rút. Trong đó có tôi. Rõ ràng là tôi cần phải thức tỉnh, như thể tôi vừa mới bắt đầu tu luyện.

Tuy nhiên, tôi đã theo kịp, bây giờ tôi có thể làm các hạng mục khác tốt hơn, làm bất cứ điều gì các điều phối viên giao cho, và có thể phối hợp với các đệ tử khác tốt hơn để hoàn thành các hạng mục.

Bây giờ tôi cảm thấy tràn đầy năng lượng khi làm ba việc: Tôi chú tâm học Pháp, chăm chỉ luyện công, và làm việc hiệu quả hơn để cứu độ chúng sinh. Trạng thái tu luyện của tôi tốt hơn rất nhiều.

Sư phụ giảng:

“Cũng mong mọi người trong nhiều năm tu luyện ấy, tăng cường trí huệ từ phương diện ‘chính’, không nên thu hoạch quá nhiều về mặt xử thế và trên phương diện làm người.” (Giảng Pháp tại Pháp hội New York năm 2010)

Trong cách đối đãi với các bạn đồng tu, Sư phụ giảng:

“nhưng chư vị không được không ôm giữ tâm từ bi, không được nhìn người một cách cố định.” (Thế nào là đệ tử Đại Pháp – Giảng Pháp tại Pháp hội New York năm 2011)

Gần đây, tôi luôn để điều phối viên biết mình làm hạng mục như thế nào, nhằm loại bỏ những hiểu nhầm không cần thiết. Tôi xem điều này như một cơ hội để nâng cao tu luyện trong bất cứ việc gì xảy ra xung quanh mình.

Tương lai, tôi sẽ học Pháp tinh tấn và cẩn thận hơn, vì Sư phụ giảng rằng cứu người và tu luyện với

“Quyết tâm kia, tín niệm kiên định kia, là đến từ Pháp.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Miền Tây Mỹ quốc 2015)

Tôi muốn chia sẻ một đoạn Pháp mà Sư phụ giảng cho chúng ta:

“Chư vị cứu độ thế nhân cần phải đánh thức họ, cứu độ họ, bản thân chư vị chính mình cũng cần tỉnh ra, cũng cần tỉnh ngộ. Làm nhiều việc rồi thì quên tu luyện của bản thân, thế cũng không được. Chư vị là người tu luyện, lời nói ấy không phải nói quá khứ của chư vị, đã từng, hoặc là biểu hiện của chư vị, lời ấy là nói bản chất của chư vị, ý nghĩa sinh mệnh của chư vị, trách nhiệm chư vị gánh vác, sứ mệnh lịch sử của chư vị, như vậy chư vị mới là đệ tử Đại Pháp chân chính.” (Thế nào là đệ tử Đại Pháp – Giảng Pháp tại Pháp hội New York năm 2011)

(Bài chia sẻ tại Pháp hội miền Trung Mỹ Quốc 2016)


Bản tiếng trung: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/8/9/332694.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/8/13/158237.html

Đăng ngày 3-9-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share