Bài viết của học viên trẻ tại Montreal, Canada

[MINH HUỆ 03-08-2016] Con xin kính chào Sư phụ tôn kính, xin chào các bạn đồng tu.

10 năm trước, khi tôi lên 10 tuổi, gia đình tôi đã rời Trung Quốc tới Canada.

Khi mới tới Canada, cha tôi, một người không phải là một học viên, yêu cầu tôi học thuộc và chép 20 trang tiếng Anh, để tôi có thể nâng cao trình độ tiếng Anh của mình một cách nhanh chóng, trong khi hàng ngày mẹ tôi yêu cầu tôi chép một vài trang sách Chuyển Pháp Luân. Ở tuổi đó, tôi đã làm như vậy mà không có bất kỳ lời than phiền nào.

Tiếng Anh của tôi được cải thiện nhanh chóng. Sau khi chép Chuyển Pháp Luân, tôi tiếp tục chép Pháp trong nhiều năm, trong đó có Tinh tấn Yếu Chỉ, Tinh tấn Yếu chỉ II, Hồng Ngâm, Hồng Ngâm II, và Hồng Ngâm III.

Trước khi di cư từ Trung Quốc tôi đã học ở trường tiểu học được ba năm rưỡi. Tôi không quên kỹ năng tiếng Trung, bởi vì tôi đã chép nhiều cuốn kinh sách phiên bản tiếng Trung của Sư phụ. Tuy nhiên, tôi không nhận thức được nhiều về tu luyện và ý nghĩa của sinh mệnh.

Tâm thuần tịnh

Trong gia đình, bà tôi là người đầu tiên đắc Pháp. Mẹ tôi nói với tôi rằng, khi còn nhỏ, tôi luôn luôn lắng nghe Pháp và luyện công cùng với bà. Lên ba tuổi, tôi đã bị sốt cao và ông muốn đưa tôi đến bệnh viện. Khi mọi người còn đang tranh luận, mẹ tôi hỏi xem liệu tôi có muốn đến bệnh viện không. Tôi chỉ vào cái TV, ngụ ý rằng tôi muốn xem video hướng dẫn luyện công của Sư phụ. Sau khi tôi xem video và luyện hết tất cả các bài công pháp, tôi đã khỏi bệnh.

Khi được bảy tuổi, hai mẹ con tôi đã bị một chiếc xe máy đâm phải khi chúng tôi đang băng qua đường. Kết cục tôi bị cái xe máy đè lên người. Mẹ tôi kéo chiếc xe máy ra khỏi người tôi và nói vào tai tôi: “Con là một tiểu đệ tử Đại Pháp, và tất cả mọi chuyện sẽ ổn thôi. Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân-Thiện-Nhẫn hảo.”

Người lái xe máy đã hỏi chúng tôi xem liệu chúng tôi có cần đi đến bệnh viện không. Tôi vẫy tay và nói với anh ấy bằng một giọng run run:“Em ổn rồi, ổn rồi. Anh nên đến bệnh viện đi vì đầu gối của anh đang chảy máu kìa.”

Tôi không có bất kỳ niệm đầu nào, lúc đó tâm của tôi thanh tịnh. Khi lớn hơn, chấp trước của tôi bắt đầu nổi lên và tôi dần dần hiểu được tính nghiêm túc của tu luyện.

Những thiếu sót và chấp trước

Lần đầu đến Montreal và nhìn thấy Đoàn nhạc Tian Guo trong một cuộc diễu hành, tôi nghĩ rằng nó thật ngoạn mục và thần thánh. Trong mỗi cuộc diễu hành, tôi mặc một áo phông màu vàng của Đại Pháp, đi trên vỉa hè cùng với đoàn diễu hành, ngân nga những bài hát Đại Pháp, bước từng từng bước nhẹ nhàng cùng mẹ, phát tài liệu giảng chân tướng về Đại Pháp. Tôi tự hỏi khi nào mình sẽ trở thành một thành viên của Đoàn nhạc Tian Guo .

Các học viên phụ trách đoàn nhạc đề nghị tôi chơi sáo khi tôi 14 tuổi. Tôi đã rất hạnh phúc và vui mừng vì ước muốn của mình đã được toại nguyện. Thực tế, tôi đã nhận ra rằng nó không hề đơn giản. Khi tôi tới luyện lần đầu, tất cả mọi người đều không để ý đến tôi, tôi cảm thấy buồn và ngồi đó xem những người khác tập luyện. Tôi không biết phải làm gì, vì vậy tôi nghĩ mình không nên gia nhập đoàn nhạc.

Khi 15 tuổi, tôi rất may mắn được vào học trường Minh Huệ Toronto. Thật tình cờ, một học viên trẻ khác cũng chơi sáo trong đoàn nhạc. Trong suốt mùa hè năm đó, tôi đã học cách chơi tất cả các bản nhạc và được phép tham gia diễu hành. Tại mỗi cuộc diễu hành, tôi đều được chuyển ra hàng bên ngoài, vì tôi còn trẻ và trông ưa nhìn. Có video trực tuyến và hình ảnh của tôi xuất hiện nhiều lần. Trong thời gian đó, tâm hoan hỉ và hiển thị đã được phơi bày.

Sau đó, tôi được yêu cầu chơi sáo piccolo vào đầu năm 2015. Đó là loại sáo nhỏ khó hơn sáo thường, bởi vì bạn phải di chuyển ngón tay của mình nhanh hơn. Nó cũng tạo ra rất nhiều tông cao. Tôi là người duy nhất trong đoàn nhạc chơi sáo piccolo, vì vậy tôi cảm thấy rất tự hào. Các học viên khác đã nói với tôi rằng, kể từ khi chúng tôi có piccolo, bản nhạc nghe hay hơn nhiều.

Tâm hoan hỉ và hiển thị đã trở nên cường thịnh. Khi những người khác đã chỉ ra những thiếu sót của tôi, có vẻ như tôi chấp nhận, nhưng từ sâu trong tâm, tôi thấy bị tổn thương và oán hận những những người này. Tôi chỉ thích nghe lời khen tụng, tán dương, và khó có thể chấp nhận những lời chỉ trích hoặc thừa nhận thiếu sót của mình.

Sư phụ đã giảng:

“Tai họ rót đầy những lời khen tụng của người ta về những bản sự của họ. Nếu ai nói họ không tốt, họ sẽ không vừa ý; tâm danh lợi đã xuất hiện hoàn toàn; họ tưởng rằng mình cao minh hơn những người khác, mình thật xuất sắc. Họ tưởng rằng cái công cấp cho họ, là để họ làm khí công sư, [để họ] phát tài; kỳ thực [công ấy] là để họ tu luyện. Hễ tâm danh lợi dấy lên, thì trên thực tế tâm tính của họ đã rớt xuống rồi.”(Chuyển Pháp Luân)

Thích được khen tụng

Mặc dù tôi nhận thức được Pháp của Sư phụ, thật không dễ dàng loại bỏ chấp trước hiển thị và tật đố. Chúng lại xuất hiện khi tôi bán vé Thần Vận.

Ba người trong chúng tôi đang bán vé tại một gian hàng vào một buổi chiều muộn, gồm: tôi, một người Tây phương, và một học viên khác. Người Tây phương đã quá mệt vì cô ấy đã ở đó cả ngày, vì vậy cô đã nghỉ.

Lúc đầu, tôi không tin rằng tự mình có thể xử lý tất cả mọi việc. Tôi đang phát tờ rơi cho những người qua lại và đề nghị họ xem giới thiệu vắn tắt về Thần Vận chiếu trên TV. Từ rất sớm, nhiều người muốn mua vé, làm tôi rất bận. Đêm đó, tôi bán được tám vé hạng nhất.

Khi gần tới lúc đóng gian hàng tôi đã gọi cho mẹ để báo tin vui này. Tôi hy vọng mẹ sẽ khen ngợi tôi, nhưng mẹ tôi nói: “Tu tại tự kỷ, công tại Sư phụ.” (Chuyển Pháp Luân)

Tôi nên biết rằng mẹ sẽ không khen mình. Tuy nhiên, việc đó đã làm tôi khó chịu. Sư phụ đã giảng:

“Làm người tu luyện, thì hết thảy những khổ não gặp ở người thường đều là vượt quan; hết thảy tán dương gặp phải đều là khảo nghiệm.” (“Người tu tự ở trong ấy”, Tinh tấn yếu chỉ)

Pháp của Sư phụ đã nhắc nhở tôi phải luôn giữ được tâm thái khiêm tốn.

Khi tôi học Luận Ngữ, Sư phụ giảng:

“Đại Pháp còn tạo ra thời gian, không gian, đa dạng chủng loại sinh mệnh cũng như vạn sự vạn vật, không gì không bao hàm, không gì bị bỏ sót.”

Chân Pháp này đã triển hiện cho tôi thấy mình quả là nhỏ bé và chưa trưởng thành. Bên cạnh đó, chút kỹ năng nhỏ bé này được Sư phụ cấp cho để chứng thực vẻ đẹp của Đại Pháp, chứ không phải để hiển thị. Đoàn nhạc là một chỉnh thể, mỗi người đều có một vai trò khác nhau, và tất cả mọi người là không thể thiếu. Chỉ khi chúng ta phối hợp cùng nhau, chúng ta mới có thể đạt được kết quả tốt nhất để cứu chúng sinh.

Sư phụ an bài những điều tốt đẹp nhất

Mùa hè năm ngoái tôi đã làm việc tại LaRonde, công viên giải trí lớn nhất ở Montreal. Để có được công việc này tôi đã phải khai một hồ sơ lý lịch, làm một bài trắc nghiệm, trải qua cuộc phỏng vấn, đóng vai người chơi, và được đào tạo.

Thực tế, công viên LaRonde đã thuê tôi từ năm ngoái, nhưng tôi chỉ làm việc được một vài ngày. Họ gọi cho tôi nhiều lần khi tôi đang rất bận với các hoạt động chứng thực Pháp, và tôi đã phải từ chối. Bạn chỉ có thể từ chối làm ca ba lần trước khi bạn mất việc. Vì những hoạt động chứng thực Đại Pháp, tôi từ chối nhiều hơn ba lần.

Tôi nghĩ mình sẽ không được người ta thuê lại, nhưng họ đã liên lạc với tôi vào tháng ba và hỏi xem liệu tôi có muốn làm việc ở đó hay không. Tôi cũng muốn đi làm, nhưng kế hoạch đào tạo lại trùng với dịp Pháp hội New York. Khoá đào tạo là bắt buộc: không đào tạo, thì không có việc làm. Bên cạnh đó, có rất nhiều ứng viên. Tôi đã phân vân giữa việc mình có nên đi đến Pháp hội hay tham gia đào tạo.

Sư phụ đã giảng:

“Chân tu Đại Pháp

Duy thử vi đại”

(“Đắc Pháp”, Hồng Ngâm)

Diễn nghĩa:

“Chân tu Đại Pháp

Chỉ có cái đó là lớn.”

(“Đắc Pháp”, Hồng Ngâm)

Mẹ đã tôi nhẩm bài thơ “Đắc Pháp” trong Hồng Ngâm khi tôi chia sẻ tình trạng khó xử của tôi với bà. Bà nói rằng nó phụ thuộc vào mức độ ưu tiên của tôi: tôi chọn Đại Pháp hay kiếm tiền?

Nó nghe có vẻ đúng, nhưng chấp vào tài vật thật khó buông bỏ. Nếu tôi làm việc vào mùa hè, tôi có thể kiếm đủ tiền trang trải học phí của mình.

Sư phụ đã giảng:

“Như vậy những người tu luyện chúng ta lại càng không nên thế; những người tu luyện chúng ta giảng ‘tuỳ kỳ tự nhiên’; cái gì của chư vị thì sẽ không mất, cái gì không của chư vị thì chư vị [dù có] tranh [giành] cũng không được. Tất nhiên cũng không tuyệt đối. Nếu tuyệt đối đến vậy, thì không tồn tại vấn đề con người làm điều xấu, vậy nghĩa là nó cũng còn tồn tại một số nhân tố bất ổn định. Tuy nhiên chúng ta là người luyện công, thì về lý là do Pháp thân của Sư phụ quản; người khác có muốn lấy thứ gì của chư vị thì cũng không lấy được. Do đó chúng ta giảng ‘tuỳ kỳ tự nhiên’; có lúc chư vị thấy rằng thứ ấy là [của] chư vị, người ta cũng nói với chư vị rằng thứ ấy là [của] chư vị; kỳ thực nó không phải [của] chư vị. Chư vị có thể cho rằng đó là của mình, [nhưng] rốt cuộc nó lại không phải của chư vị; qua đó thấy được rằng đối với sự việc này chư vị có thể vứt bỏ được không; vứt bỏ không được thì chính là tâm chấp trước; chính là dùng cách này để chư vị vứt bỏ tâm [chấp trước] vào lợi ích ấy; chính là vấn đề này. Bởi vì người thường không ngộ được [Pháp] lý này, nên với lợi ích trước mắt mà tranh mà đấu.” (Chuyển Pháp Luân)

Tôi nhận thấy rất rõ chấp vào tài vật của mình:

“Một tâm bất động có thể ước chế vạn động.” (tạm dịch) (Giảng Pháp tại Pháp hội ở Trung Tây Hoa Kỳ)

Tôi buông bỏ và quyết định tham dự Pháp hội tại New York. Mọi việc khác sẽ được Sư phụ ban bài. Những gì Sư phụ an bài cho tôi luôn là tốt nhất. Sau khi tôi từ Pháp hội New York trở về, LaRonde đã mời tôi vào làm ở vị trí toàn thời gian.

Loại bỏ chấp trước an dật

Tôi phát tờ rơi Thần Vận vào những ngày cuối tuần cùng với một học viên trẻ trong vòng 5 năm. Lúc đầu, chúng tôi đã không muốn tham gia vào hạng mục này, bởi vì buổi sáng chúng tôi đã phải dậy sớm. Mùa đông ở Montreal rất khắc nghiệt. Đôi khi chúng tôi bị ngã do băng, tuyết và bị đau. Tôi cảm thấy tội nghiệp cho bản thân. Đôi khi chúng tôi tìm ra tất cả các loại lý do để né tránh.

Nhiều lần mẹ tôi nói: “Con không có vấn đề khi dậy sớm để kiếm tiền, vậy làm sao con không thể dậy để phát tờ rơi? Thời gian rất cấp bách và con vẫn đang ngủ. Con sẽ làm gì nếu con không thể hoàn thành sứ mệnh hoàn thành thệ ước của mình với Sư phụ? Mọi người sẽ trở về nhà cùng với Sư phụ vì họ đã hoàn tất việc tu luyện. Con sẽ chỉ còn có khóc mà thôi.”

Nghe thấy điều này làm tôi minh bạch. Đó là sự lười biếng và chấp trước an dật. Người thường thậm chí còn nói rằng an dật còn tệ hơn cả rượu. An dật cũng là ma tính. Là người tu luyện chúng ta cần phải loại bỏ ma tính của mình.

Sư phụ đã giảng:

“Hình thế chỉnh thể đối với đệ tử Đại Pháp mà nói thì là càng ngày càng nới lỏng; mà càng nới lỏng thì áp lực càng giảm bớt đi, áp lực giảm nhỏ liền dễ sản sinh một loại ‘an dật tâm’, muốn thoải mái hơn một chút, muốn buông lỏng một chút, muốn hoà hoãn giải toả một chút. Trên thực tế, cuộc sống của đệ tử Đại Pháp và sự tu luyện là tựa như một mắt xích cùng với một mắt xích gắn chặt với nhau; mọi người buông lỏng với tự mình, trên thực tế chính là buông lỏng tu luyện.” (Giảng Pháp tại Pháp hội quốc tế New York 2009)

Tâm tính chính là chìa khóa

Khi hướng nội về việc học Pháp của mình, tôi nhận ra rằng mình đọc rất nhanh. Đó là điều không tốt, vì tôi thường đọc Pháp sai hoặc bỏ sót từ. Bên cạnh đó, tôi cần bắt kịp trong việc luyện công.

Khi mẹ tôi đề nghị tôi dậy luyện công vào sáng sớm, tôi đã không minh bạch. Tôi thực sự đã buông lơi. Ngoài ra, khi phát tờ rơi, tôi đã phát rất nhanh vì tôi muốn kết thúc một cách nhanh chóng và trở về nhà.

Tâm tính tôi đã không tốt, không chịu trách nhiệm đối với chúng sinh của mình và thiếu từ bi. Khi phát tờ rơi, nó không chỉ là bao nhiêu tờ rơi bạn đã phát ra, mà quan trọng hơn là tâm thái của bạn khi làm việc đó. Đó là yếu tố quan trọng trong việc chúng ta có thể cứu độ chúng sinh được hay không.

Sư phụ đã giảng:

“Tôi cũng từng giảng cho mọi người, tôi nói rằng kỳ thực người mà chư vị cứu ấy không phải là cứu cho Sư phụ, cũng không phải cứu cho người khác, mà là cứu cho bản thân chư vị, rất có thể đều là chúng sinh trong thế giới tương lai của chư vị, hoặc là trong phạm vi của chư vị. Chư vị dù sao cũng không thể là sau khi quy vị thì chỉ có một thân một mình và không có gì cả, trống không hết cả, thiên thể rộng lớn thế chỉ chư vị một mình ở đó. Phật là không giảng ‘nghèo’, mà là ‘phú’, sinh mệnh chính là ‘tài phú’, như thế mới có thể khiến thế giới chư vị phồn vinh. Đó đều là tài phú, mỗi sinh mệnh đều là tài phú.” (Đệ tử Đại Pháp nhất định phải học Giảng Pháp-Giảng Pháp tại Pháp hội vùng Metro Area ở Washington DC Metro năm 2011)

Kỳ tích của Đại Pháp

Khi tâm của chúng ta hòa tan trong Pháp, và nếu chúng ta đặt việc cứu độ chúng sinh là ưu tiên hàng đầu, Đại Pháp sẽ triển hiện kỳ tích. Tất cả mọi việc đều được Sư phụ an bài.

Tôi đã tu luyện không tốt. Trong nhiều năm tôi đã không hiểu được bản chất của việc tu luyện, chỉ tập trung vào các vấn đề ở bề mặt. So với những học viên tinh tấn, tôi còn có khoảng cách rất xa. Và thậm chí còn xa hơn so với yêu cầu của Sư phụ. Tuy nhiên, tôi biết Sư phụ từ bi của chúng ta không muốn bỏ lại đằng sau bất cứ một học viên nào. Bất cứ khi nào học Pháp của Sư phụ, tôi có thể cảm thấy sự khích lệ của Sư phụ và lòng từ bi rất lớn.

Sư phụ đã giảng:

“Người tu luyện thời quá khứ là tống khứ từng chấp trước một, từng chấp trước một, [còn] chư vị là, với cơ hồ tất cả chấp trước đều đang ở đó, [chư vị] khiến chúng từng tầng từng tầng trở nên yếu đi, giảm đi, yếu đi, càng ngày càng giảm đi, càng ngày càng nhỏ, tôi là làm vậy cho chư vị, bảo đảm rằng đệ tử Đại Pháp trước khi viên mãn vẫn có thể sinh sống bình thường nơi người thường, có thể cứu người một cách bình thường trong quần thể con người, đồng thời, chính vì có nhân tâm chưa hoàn toàn tống khứ, [nên] cũng có thể khiến chư vị tu luyện trong can nhiễu của nhân tâm, mọi thời khắc cảnh tỉnh chính mình, tu luyện chính mình, hoàn thành trách nhiệm của đệ tử Đại Pháp, đó chính là uy đức, đó chính là xuất sắc, đó chính là con đường mà chư vị đi.” (Giảng Pháp tại Pháp hội miền Tây Mỹ Quốc 2015)

Tôi muốn phơi bày tất cả các chấp trước của mình, vì vậy tôi sẽ luôn chú tâm loại bỏ chúng, làm tốt ba việc, và tu luyện tinh tấn.

Con xin cảm tạ Sư phụ trân quý, cảm ơn các bạn đồng tu!

(Trình bày tại Pháp hội chia sẻ kinh nghiệm tu luyện Canada 2016)


Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/8/6/158138.html

Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/8/3/332348.html

Đăng ngày 24-08-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share