Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Canada

[MINH HUỆ 04-08-2016] Con xin kính chào Sư phụ tôn kính! Chào tất cả các bạn đồng tu!

Đến nay đã được 18 năm kể từ khi tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Sau khi di cư từ Trung Quốc sang Toronto, Canada, tôi như người mất phương hướng. Cuộc sống của tôi đã có nhiều thay đổi, từ một quản lý có tiếng tăm ở Trung Quốc, tôi trở thành một người vô danh tiểu tốt ở Toronto. Tuy nhiên, Pháp của Sư Phụ đã ngự sâu trong tâm tôi và giúp tôi tự tin rằng mình sẽ hòa nhập tốt với chỉnh thể học viên ở Toronto.

Sư phụ giảng:

“Chỉnh thể các đệ tử Đại Pháp đã vượt qua giai đoạn tu luyện cá nhân; giờ đây, vì sự thúc đẩy cấp tốc của Chính Pháp hồng thế, [nên] giai đoạn chứng thực Pháp của các đệ tử Đại Pháp cũng gần đến [bước] hoàn thành, [và] lịch sử sẽ mau chóng tiến nhập sang giai đoạn mới. Bắt đầu từ nay [trở đi], nhất là [với] các đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc, học viên mới và cũ, [cần phải] vứt bỏ tâm chấp trước của người thường vốn vẫn giữ từ lâu, và bắt đầu toàn diện khẩn [cấp] cứu độ thế nhân. Một khi giai đoạn hiện nay này qua đi, thì sẽ bắt đầu đợt đại đào thải chúng sinh lần thứ nhất.” (Hãy vứt bỏ tâm con người, và hãy cứu độ thế nhân)

Đến Canada, tôi đã tham gia vào hạng mục giảng chân tướng tại các điểm du lịch vào ban ngày và gọi điện giảng chân tướng về Trung Quốc Đại lục vào buổi tối. Một thời gian sau, tôi tham gia Đoàn nhạc Tian Guo và làm tốt ba việc.

Tôi hiểu rằng nếu Sư phụ không an bài con đường tu luyện này cho tôi và nếu không ở trong hoàn cảnh tu luyện này, tôi sẽ không thể tẩy tịnh được bản thân mình trong một thời gian ngắn như vậy. Tôi không biết phải diễn tả lòng biết ơn của mình đối với Sư phụ như thế nào, tôi chỉ biết làm tốt ba việc của đệ tử Đại Pháp để bày tỏ điều đó.

Sự nhồi nhét văn hóa tư tưởng của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ)

Trước kia tôi chưa từng nghĩ tới việc Văn hóa đảng đã thấm sâu vào các đệ tử Pháp Luân Đại Pháp Trung Quốc và có thể cản trở việc thực thi các hạng mục Đại Pháp ở hải ngoại như thế nào.

Khi còn đang công tác ở Đại lục, tôi từng giao thiệp với các quan chức của ĐCSTQ ở nhiều cấp bậc khác nhau, kể cả Phó Thủ tướng. Ngay cả lúc chưa đắc Pháp, tôi cũng có thể nhận thấy rằng hy vọng của Trung Quốc không nằm trong tay những người này bởi sự thiếu chuẩn mực trong đạo đức và cách hành xử của họ.

Sau khi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp và đọc Cửu Bình, tôi đã có sự hiểu biết sâu sắc và toàn diện hơn về bản chất thật sự của ĐCSTQ. Tuy nhiên, tôi vẫn không ý thức được Văn hóa đảng đã ảnh hưởng như thế nào đến các học viên ở Trung Quốc và đến quá trình Chính Pháp ở hải ngoại.

Trong các bài giảng gần đây, Sư phụ liên tục giảng cho chúng ta về vấn đề này. Vì vậy, cuối cùng tôi đã quyết định nghiêm túc nhìn nhận lại những lời nói và hành động của mình. Khi tôi chứng kiến cách hành xử của các đồng tu ở xung quanh, tôi nhận ra Văn hóa đảng đã thấm sâu vào họ như thế nào.

Chúng ta là các đệ tử Pháp Luân Đại Pháp, nhiều người trong số chúng ta là các học viên lâu năm đã đắc Pháp từ trước 20 tháng 7 năm 1999. Chúng ta đã được Pháp tôi luyện trong suốt 20 năm qua, nhưng các nhân tố Văn hóa đảng vẫn còn tiếp tục bám chặt lấy chúng ta. Điều này khiến tôi nhận ra chúng ta cần khẩn trương diệt trừ Văn hóa đảng để có thể trợ Sư chính Pháp hiệu quả hơn.

Bản chất của ĐCSTQ

Cửu Bình đã trình bày chi tiết về nguồn gốc và bản chất của ĐCSTQ cũng như tác hại mà nó đã gây ra cho nhân loại. ĐCSTQ đã phá hủy một cách có hệ thống nền văn hóa Trung Hoa truyền thống thông qua hình thức cải tạo tư tưởng và “cải cách phương thức tư duy” của nó.

Nó đã thiết lập một hệ thống Văn hóa đảng cắm rễ sâu vào nhân dân và dễ dàng được nhận thấy qua ngôn từ và hành vi của họ. Những người trưởng thành trong một xã hội thống trị bởi Văn hóa đảng rất khác biệt so với những người ở một xã hội bình thường. Hành vi của họ không được con người ở xã hội bình thường tiếp nhận.

Cuốn sách Giải thể văn hóa đảng có đoạn viết: “Mỗi lời nói hành động, mỗi tư duy và suy nghĩ của người Trung Quốc, từng thời từng khắc đều bị Văn hóa đảng giật dây, người ta đã chịu nhận sự độc hại thâm sâu mà không tự nhận ra được, càng khó để thoát ra và quy chính lại.”

Tôi để ý thấy các học viên Trung Quốc, trong đó có tôi, có nhiều điểm chung – đều biểu hiện ra những tâm chấp trước vô cùng mạnh mẽ, như tâm hiển thị, tâm tranh đấu, tật đố, tự tư, dửng dưng, và không câu nệ trong xã giao. Chúng không những biểu hiện rất rõ trong đời sống sinh hoạt mà còn trong cả lúc chúng ta thực thi các hạng mục của Đại Pháp. Điều này ở những học viên Đài Loan là không biểu lộ rõ. Vì vậy, khi các học viên Trung Quốc và học viên Đài Loan tương tác hay phối hợp với nhau, ta có thể dễ dàng phân biệt được hai nhóm người này.

Văn hóa đảng bám rễ sâu

Năm 2013, khi tôi đang giảng chân tướng ở Khu phố Tàu, một người đàn ông đến từ vùng Đông Bắc Trung Quốc tiến đến chỗ tôi và nói: “Cô thật ngoan cố. Cô quả là giống Lưu Hồ Lan,” nói xong anh liền rời đi. Nghe xong những lời này, tôi cũng không để ý và quan tâm cho lắm. Vài tháng sau, anh lại nói câu này với tôi, điều này khiến tôi không thể không suy nghĩ. Tại sao anh ấy lại nói câu đó với mình hai lần nhỉ? Lưu Hồ Lan là một hình tượng mẫu mực của ĐCSTQ và là tên cửa miệng dành cho những ai có tính đấu tranh rất mạnh..

Nếu không đắc Pháp và không hiểu rõ về Văn hóa đảng, tôi đã rất cao hứng khi nghe thấy điều này. Tuy nhiên, tôi đã tu luyện được gần 20 năm nên chắc chắn tôi phải suy nghĩ kỹ hơn về những điều anh nói.

Tại sao người khác lại nhìn nhận mình như vậy? Phải chăng Văn hóa đảng đã cắm rễ sâu vào trong linh hồn mình và đang biểu hiện ra bên ngoài bề mặt? Sư phụ giảng: “tướng do tâm sinh”. (Giảng Pháp tại hội nghị Đại Kỷ Nguyên)

Tẩy sạch Văn hóa đảng trong tôi

Tôi giật mình sửng sốt. Mang theo những thứ vật chất của Văn hóa đảng thì làm sao mình có thể viên mãn đây? Nghĩ vậy, tôi liền quyết tâm trừ bỏ nó.

Tuy nhiên, đấu tranh là một đặc tính và cũng là quốc sách của ĐCSTQ. Nó đã thâm nhập vào nội tâm của người dân Trung Quốc, cho nên những người sinh ra và lớn lên ở đất nước này đều có tâm tranh đấu vô cùng lớn. Muốn xóa bỏ nó là một điều không dễ dàng.

Tôi nhớ rõ vào năm 2013, để giúp tôi xóa bỏ tâm tranh đấu, tôi đã được Sư phụ an bài gặp nhiều tình huống bị du khách ở các điểm giảng chân tướng chỉ tay và lăng mạ. Tôi thường đuổi theo tranh luận với họ, và áp đảo họ bằng tài hùng biện của mình. Tôi nghĩ rằng mình làm như thế là tinh tấn và giữ được chính niệm.

Nhưng khi học Pháp và chia sẻ nhiều hơn với các đồng tu, tôi nhận ra cách cư xử của mình là biểu hiện nghiêm trọng của Văn hóa đảng. Vì vậy, khi phát chính niệm, tôi cố gắng thanh trừ tất cả các nhân tố của chúng. Và thay vì mỗi ngày chỉ đọc một bài giảng trong cuốn Chuyển Pháp Luân, tôi tăng lên thành hai bài.

Sau đó tôi cảm thấy tâm tranh đấu của mình càng ngày càng ít đi, và thiện niệm càng ngày càng nhiều lên. Điều đó đã đem lại những biến hóa lớn, kết quả là, khi nghe tôi giảng chân tướng người ta không còn lăng mạ tôi nữa, và tôi có thể thuyết phục nhiều người hơn thoái ĐCSTQ.

Chướng ngại trên con đường tu bỏ Văn hóa đảng

Tất nhiên, nhân tố Văn hóa đảng trong tôi không phải đã được diệt trừ một cách hoàn toàn. Năm 2015, tôi gọi điện cho một cảnh sát ở một nhà tù. Sau khi nghe tôi nói khoảng 10 phút, ông bắt đầu lăng mạ Sư phụ và Đại Pháp. Tôi bị kích động, liền lên giọng và nặng lời với ông. Sau đó ông nói: “Này cô, tim cô đang đập nhanh hơn, cô đang cao giọng hơn, và đang bị kích động. Cô vẫn cần phải tu luyện thêm.” Nói xong ông liền dập máy.

Những gì ông nói khiến tôi sửng sốt. Đây là lần đầu tiên trong cuộc đọ sức giữa chính và tà, tôi bị ông chiếm thế thượng phong. Ông dường như nắm bắt được cả tâm lý của tôi.

Tôi nghĩ tôi cần phải gọi lại cho ông và nói rằng lăng mạ Đại Pháp và Sư phụ là phạm tội cực lớn, nhưng dù đã gọi nhiều lần mà ông vẫn không nhấc máy. Sau đó tôi đã tĩnh tâm lại và suy xét vấn đề. Tôi liền ngộ ra đây là điểm hóa của Sư phụ để giúp tôi đề cao tâm tính và triệt để diệt trừ tâm tranh đấu của mình.

Bởi vì ĐCSTQ duy trì quyền lực bằng sự lừa dối và bạo lực, nên nói dối và khoác lác là một trong những đặc thù của Văn hóa đảng. Không người Trung Quốc nào có thể thoát khỏi nó.

Sự chân thật bị thử thách

Một hôm tại một điểm du lịch giảng chân tướng, điều phối viên nói với tôi: “Tôi thấy cô không thành thật cho lắm.” Nghe vậy tôi cảm thấy mình như bị xúc phạm. Kể từ khi bắt đầu tu luyện, tôi nghĩ rằng tôi đã thực hiện rất tốt chữ “chân” trong nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn của Đại Pháp. Làm sao tôi có thể không thành thật được chứ?

Nhưng khi tôi bảo cô đưa ra dẫn chứng, cô nói rằng cô chỉ có cảm giác đó. Lúc ấy trong tâm tôi dấy lên bao nhiêu cảm xúc – oán hận, hoài nghi và giận dữ.

Sư phụ giảng:

“Tuy nhiên thường khi mâu thuẫn đến, [nếu] chẳng làm kích động đến tâm linh người ta, [thì] không đáng kể, không tác dụng, không đề cao được.” (Chuyển Pháp Luân).
“Khi phát sinh mâu thuẫn giữa người với người, cái tâm ấy rất khó giữ vững. Tôi nói rằng [nếu] đều trải qua trong ngồi đả toạ, thì dễ quá; tuy nhiên không phải đều như vậy.” (Chuyển Pháp Luân)

Đọc được đoạn Pháp này, tôi bỗng bừng tỉnh. Tôi ngộ ra rằng không chân thật là một nhân tố đã ẩn giấu rất sâu trong con người tôi. Giờ tôi rất biết ơn cô ấy vì đã nói cho tôi biết.

Tôi nhận ra mình đã không hoàn toàn chân thật. Ví dụ, khi đồng tu khác hỏi tôi về việc làm visa đi Mỹ, tôi đã không nói lý do tại sao visa của tôi không được cấp, mà chỉ trả lời rằng nó sắp xong rồi. Tôi định bụng sẽ đi xin một lần nữa và hy vọng khi được cấp rồi thì tôi sẽ nói. Ngoài ra, tôi không thích các đồng tu khác xâm phạm vào đời tư của tôi và hỏi tôi những câu hỏi riêng tư. Tôi thường lảng tránh và trả lời lấp liếm cho xong chuyện.

Sư phụ giảng:

“Bất kể thói quen được sự việc gì dưỡng thành đều là sự sinh thành của vật chất. Tại không gian khác là có chủng vật chất ấy, thì ở không gian này mới xuất hiện trạng thái ấy.” (Giảng Pháp tại Manhattan)
“Con tà linh đằng sau lưng tà đảng là đang lợi dụng con người thế gian để khiến người hại người. Trong chính quyền tà đảng, [những ai] có thể nhận rõ ra nó, thì sẽ có hy vọng; [những ai] từ chối dứt bỏ nó, thì sẽ bị giải thể cùng theo nó trong đại đào thải. Các đệ tử Đại Pháp khi làm tốt ba việc cần phải bảo trì đầu não thanh tỉnh.” (Bảo trì thanh tỉnh)

Sự việc này nhắc nhở tôi rằng nói dối chính là một bộ phận của con tà linh cộng sản đã ăn sâu bám rễ vào con người chúng ta. Từ đó, tôi chú trọng hơn đến việc tu luyện cả lời nói và hành động của mình. Thậm chí tôi không nên tùy tiện nói những lời nói dối vô hại bởi vì tôi là một đệ tử Pháp Luân Đại Pháp.

Hành động quan trọng hơn lời nói

ĐCSTQ là một con tà linh. Những người bị nó cải tạo tư tưởng đều rất cực đoan ích kỷ, coi mình là trung tâm, làm việc không cân nhắc đến người khác, thậm chí làm việc không cân nhắc đến hậu quả, và không câu nệ tiểu tiết. Tất cả những nhân tố này đều biểu hiện trong hành vi của các học viên Trung Quốc khi họ thực thi các hạng mục của Đại Pháp.

Một hôm trên một chuyến tàu về nhà, tôi thấy trên toa tàu có khoảng 20 tờ tư liệu giảng chân tướng bằng tiếng Anh bị vứt rải rác khắp nơi. Tôi nghĩ chắc hẳn những học viên Đại Pháp không biết nói tiếng Anh đã phân phát chúng. Điều đó chứng tỏ người ta đã không chấp nhận những tờ giảng chân tướng này; các học viên đã không đứng ở góc độ cảm thụ của đối phương mà cân nhắc vấn đề khi phân phát chúng. Việc làm này không những không cứu độ được chúng sinh, mà còn làm tổn hại đến hình ảnh của Đại Pháp. Tôi tự nhắc mình phải rút ra bài học từ điều này và cần phải quan tâm đến suy nghĩ của người khác khi làm bất cứ việc gì.

Sư phụ giảng:

“Văn hóa đảng tà ác của tà đảng Trung Cộng, hàng mấy chục năm nhồi nhét âm thầm nhuộm đen, đã khiến người Trung Quốc ở Đại Lục, gồm cả một số đệ tử Đại Pháp, bị méo mó tính cách, suy nghĩ vấn đề đều cực đoan, thậm chí hoàn toàn khác hẳn so với người ở xã hội quốc tế và Trung Quốc truyền thống. Hơn tỷ người ở Đại Lục, đã biến dị khi bị nhồi nhét dần dần mà không nhận ra” (Giảng Pháp tại Pháp hội San Francisco 2014)

Tôi ngộ ra rằng văn hóa đảng đã đem đến thảm họa cho người dân Trung Quốc, và là gốc rễ của nhiều tâm chấp trước bám chặt lấy các đệ tử Đại Pháp. Chúng là rào cản trên con đường tu luyện của chúng ta, và đồng thời là chướng ngại khi chúng ta thực thi các hạng mục của Đại Pháp.

Trong giai đoạn cuối của thời kỳ Chính Pháp, chúng ta hãy biết quý trọng ý kiến nhận xét của đồng tu và hãy tự xem xét liệu các nhân tố Văn hóa đảng có còn ăn sâu bám rễ trong con người chúng ta hay không. Chúng ta hãy bước thật tốt trên con đường tu luyện và làm tốt ba việc Sư phụ yêu cầu.

Con xin cảm ơn Sư phụ tôn kính! Cảm ơn các đồng tu!

(Bài chia sẻ tại Pháp hội chia sẻ kinh nghiệm tu luyện Pháp Luân Đại Pháp ở Canada năm 2016)


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/8/4/332418.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/8/5/158123.html

Đăng ngày 31-8-2016; Bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share