Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Mỹ

[MINH HUỆ 22-9-2013] Kính chào Sư phụ tôn kính!

Xin chào các đồng tu!

Con thật vinh dự được báo cáo với Sư phụ và chia sẻ với tất cả các đồng tu kinh nghiệm tu luyện của mình tại cuộc giao lưu lớn này của các đệ tử Đại Pháp. Vì tầng thứ hữu hạn, xin vui lòng chỉnh lý nếu có bất kỳ điều gì không phù hợp.

1.Quay lại với Đại Pháp

Đại Pháp đã ban cho tôi trí huệ và cơ thể khỏe mạnh. Từ khi còn trẻ, tôi đã có thành tích học tập xuất sắc, và rất có uy tín trong lớp học vì tính cánh ôn hòa. Tôi thường tràn đầy năng lượng. Tôi đọc Chuyển Pháp Luân sau giờ học cả những lúc có nhiều bài tập ở trường. Mỗi khi học Pháp, tôi cảm thấy tĩnh tâm và yên bình, và tâm trí tôi tĩnh lặng như mặt nước.

Tuy nhiên, tôi không thể từ Pháp lý mà hiểu được cuộc bức hại. Nỗi sợ hãi bị đuổi học vì niềm tin của mình khiến tôi ngày càng xa rời việc tu luyện. Đôi khi tôi giảng chân tướng cho thầy cô và các bạn cùng lớp, nhưng hiếm khi họ hiểu được tôi. Tôi thấy rất buồn nhưng không biết phải làm gì. Xã hội quả thực là một thùng thuốc nhuộm lớn. Tôi cảm thấy mình dần dần cũng bị ô nhiễm ở trường đại học. Tôi chỉ học Pháp khi về nhà vào dịp nghỉ hè hoặc nghỉ đông hoặc khi gặp phải khổ nạn mà tôi không thể giải quyết được. Tôi bị ngập trong những chuyện thường ngày của người thường, tâm trí tôi rối bời.

Sư phụ nhiều lần đã điểm hóa cho tôi trong những giấc mơ, bảo tôi hãy quay về với Đại Pháp, tuy nhiên, vì ngộ tính kém, tôi vẫn mê lạc trong thế giới người thường. Tôi thường cảm thấy mệt mỏi và chán nản trong tâm và khóc hàng đêm, thế nhưng tôi không biết phải làm gì hoặc tại sao.

Tôi biết ơn Sư phụ từ bi đã không từ bỏ tôi và cho tôi một cơ hội khác để quay lại với Đại Pháp. Vào năm 2011, tôi đến Mỹ học thạc sỹ. Với Internet không bị kiểm duyệt, cuối cùng thì tôi có thể tự do tu luyện Đại Pháp! Tôi mở trang web Pháp Luân Đại Pháp, và bắt đầu đọc Chuyển Pháp Luân và các bài giảng của Sư phụ. Trong những ngày đó tôi quên hết cả thời gian, tôi cảm thấy từng chữ trong Chuyển Pháp Luân đang nhắm vào tâm tôi. Tôi học Pháp trước khi đi ngủ, tiếp tục học khi thức dậy. Tôi bắt đầu học Pháp bất cứ khi nào làm xong bài tập. Tôi đắm mình trong Phật Pháp vô biên và cảm thấy một niềm vui lớn. Tôi thực sự tạ ơn Sư phụ vì đã ban cho tôi một cơ hội nữa. Tôi sẽ trân quý thời gian quý báu này và cố gắng vững bước tinh tấn!

Là đệ tử Đại Pháp trẻ tuổi, tôi cảm thấy thật may mắn có được cơ hội quay lại tu luyện, dưới sự bảo hộ của Sư phụ từ bi. Tôi đã nghe được nhiều câu chuyện từ các học viên xung quanh về những vụ xét xử và những khổ nạn mà họ đã trải qua trong nhiều năm chứng thực Pháp. Tôi cảm nhận sâu sắc rằng tôi đã bỏ lỡ nhiều bài học và đã đi lạc quá xa, và tôi tiếc là mình đã phí phạm nhiều năm trong thùng thuốc nhuộm. Tất cả những gì tôi có thể làm bây giờ là quý trọng từng giây phút và nỗ lực để theo kịp những người khác.

2. Thực tu

So với những người không phải là học viên, tôi tự đánh giá cao bản thân, vì tôi không quan tâm đến danh và lợi nhiều như những người khác. Tôi thường mong đợi được tu luyện một môn tu luyện truyền thống như Đạo hoặc Phật. Khi còn trẻ tôi mơ ước được tu luyện trên núi hay trong những ngôi đền. Sau khi tôi bắt đầu tu luyện một thời gian, một ngày tôi đã có ý niệm “pháp môn tu luyện này thật mệt mỏi và khó khăn so với tu luyện trong chùa, thật là tĩnh lặng và thoải mái làm sao nếu tôi có thể ở trong chùa! Môn tu luyện này (Đại Pháp) có đúng hay không?” Vào lúc đó, tôi nhớ lại lời giảng của Sư phụ trong Chuyển Pháp Luân:

“Đến một thời kỳ nhất định còn làm cho chư vị [thấy] thật không thật, giả không giả; làm cho chư vị cảm giác cái công ấy không biết tồn tại không, có thể tu được không, rốt cuộc có thể tu luyện đến đích không, có Phật hay không; thật có giả có. Tương lai còn làm chư vị xuất hiện tình huống ấy, làm chư vị tạo thành [cảm] giác sai như thế, làm chư vị cảm giác như chúng hệt như không tồn tại, đều là giả hết, chính là để xem chư vị có thể kiên định hay không.”

Sau đó tôi biết đây là một khảo nghiệm đối với mình, tôi kiên định một niệm đầu: Chỉ có những gì Sư phụ dạy mới là đúng, và tôi đã vượt qua được tâm thái bối rối trong thời gian đó.

Sau đó tôi bắt đầu thắc mắc tại sao loại suy nghĩ hoặc chấp trước này nổi lên trong tâm tôi, cho đến sau khi tôi học Chuyển Pháp Luân:

“Pháp môn này của chúng tôi là chủ ý thức đắc công; vậy nói là chủ ý thức đắc công liền được chủ ý thức đắc công? Ai cho phép? Không phải thế, nó cần phải có điều kiện tiên quyết. Như mọi người đã biết, pháp môn này của chúng tôi không tránh né xã hội người thường [rồi mới] đi tu luyện, không tránh, không trốn tránh mâu thuẫn; ngay trong hoàn cảnh người thường phức tạp này, chư vị tỉnh táo rõ ràng, hết sức minh bạch chịu thiệt thòi tại các vấn đề lợi ích vật chất; khi bị người khác lấy mất lợi ích thiết thân, chư vị không giống như người ta mà tranh mà đấu; trong các can nhiễu tâm tính, chư vị chịu thiệt thòi; trong hoàn cảnh gian khổ như thế chư vị ‘ma luyện’ ý chí của mình, đề cao tâm tính của mình; khi có ảnh hưởng của các tư tưởng bất hảo của người thường, chư vị có thể siêu thoát xuất lai.”

Tôi đã đọc đoạn Pháp này nhiều lần trước đó, nhưng chỉ lần này tôi mới bắt đầu thực sự hiểu được hàm nghĩa của nó. Tôi thấy mình đã tu luyện Đại Pháp để trốn tránh những mâu thuẫn và những chuyện người thường; tôi không ở đây để thực tu. Tôi cảm thấy xấu hổ với chính mình. Tôi thường thiếu ý chí để tiến bước tinh tấn, và chỉ ở cấp độ của một trung sỹ, không phải thượng sỹ. Tôi không đủ nghiêm khắc với bản thân như một người tu luyện thực thụ và không thể làm tốt khi đối mặt với khổ nạn. Tất cả là vì chấp trước này. Đó là vì tu luyện trong xã hội người thường có thể khảo nghiệm tâm tính của một người, liệu người đó là chân tu hay không. Bằng cách này, những gì tôi từng nghĩ là “chuyện nhỏ” không còn là nhỏ nữa. Trước đây tôi thường nghĩ rằng vứt bỏ sinh tử, yêu và ghét là khảo nghiệm thực sự, và tôi nghĩ tôi đã làm tốt. Thực ra tôi đã không nghiêm túc coi mình là người tu luyện, vì tôi đã không chú ý tới nhiều cơ hội để tu tâm tính của mình.

3. Vượt qua khổ nạn, có trách nhiệm với gia đình

Năm ngoái, khi tốt nghiệp, bố mẹ và em gái đã đến thăm tôi. Em gái tôi chọn ở lại Mỹ với tôi. Vào lúc đó tôi đang bận bịu tìm việc làm. Trong khi sắp xếp để đưa em tôi đến trường trung học, tôi cảm thấy áp lực nặng nề vì có quá nhiều thủ tục phức tạp. Trong lúc làm thủ tục nhập trường và đăng ký học cho em gái, có rất nhiều khó khăn và khảo nghiệm, và tôi cảm thấy Sư phụ đang giúp tôi mọi lúc. Nhiều lần giống như cận kề cái chết, nhưng tôi thường có những trải nghiệm như “Liễu ám hoa minh hựu nhất thôn!” Nó thật là thần kỳ.

Khi mới đi làm, tôi gặp hai vụ tai nạn xe hơi trong một khoảng thời gian ngắn. Nhờ có sự bảo hộ của Sư phụ, tôi không bị thương chút nào cả, nhưng xe của tôi hoàn toàn bị hư hỏng. Gia đình tôi không giàu có. Mỗi vụ tai nạn đều là những cú sốc lớn đối với tôi. Nhưng dù gì xảy ra, tôi vẫn mở máy tính và tham gia học Pháp vào ban đêm trên Internet, bởi vì tôi tin chắc rằng có Pháp và Sư phụ ở đây tôi hoàn toàn có thể vượt qua khó khăn.

Sau vụ tai nạn xe hơi thứ hai, tôi quyết định mua chiếc xe thứ ba trong vòng hai tuần để đi làm và tham gia các hoạt động Đại Pháp. Tôi nhờ một đồng tu lái thử xe. Tôi đồng ý mức giá người chủ sở hữu đưa ra mà không mặc cả với cô ấy. Biết tình hình của tôi, người chủ đã giúp sắp xếp một buổi kiểm tra xe. Lúc đó, cuộc sống khó khăn đến nỗi tôi hiếm khi có đủ tiền trang trải cuộc sống. Dù không tiêu tiền như ý muốn, tôi chưa bao giờ phải sống trong tình trạng có ít tiền đến nỗi phải kiểm tra số dư tài khoản hàng ngày. Tôi phải tính toán thời gian của từng khoản thanh toán một cách cẩn thận. Tôi sợ số dư tài khoản bị âm vào ngày tiếp theo. Tôi có công việc hợp đồng và khoản lương nhỏ chỉ đủ sống. Việc thay hai chiếc xe bị hư hỏng đã tiêu tốn của tôi một khoản tiền khổng lồ, và tôi cũng phải trả nhiều học phí cho chương trình học thạc sỹ của mình. Tôi không muốn kể với bố mẹ, bởi vì họ đang ở bên bờ kia trái đất và bố tôi sẽ lo lắng cho chị em tôi một khi ông biết điều này. Tôi không nói với bố mẹ rằng tôi bị tai nạn hai lần và không còn tiền. Người chủ nói chiếc ô tô cũ này có thể có một vấn đề lớn mà phải tiêu tốn nhiều tiền, nhưng cô ấy chỉ biết sau khi kiểm tra. Tôi đã nghĩ cô ấy sẽ đồng ý trả cho khoản tiền sửa chữa đó, nhưng tôi đã lầm. Sau khi kiểm tra, hóa ra chiếc xe cần một khoản tiền lớn để sửa chữa. Theo tính toán kỹ càng của tôi, tôi chỉ có thể đủ sống nếu người chủ thanh toán phần chi phí sửa chữa. Nếu không, tôi sẽ phải vay tiền của người khác. Tôi gọi cho cô ấy, giải thích tình huống khó khăn của mình và nói mức giá tôi trả cho cô ấy đã cao hơn một chút và tôi không biết việc sửa chữa lại tốn như vậy. Tuy nhiên, cô ấy từ chối thanh toán cho việc sửa chữa đó.

Tất cả sự than vãn, nỗi buồn, áp lực và thất vọng của tôi bùng nổ thời điểm đó. Tôi bắt đầu òa khóc. Cuộc đối thoại với người chủ sở hữu chỉ là một giọt nước tràn ly. Tôi tự hỏi: “Mình có ghét cô ấy không?” Tôi tự trả lời, “Không, nhưng tôi vẫn không thể ngăn được nước mắt. Vào lúc đó, tôi nhớ lời giảng của Sư phụ trong Tinh tấn yếu chỉ mà tôi đã học ngày hôm trước”

“Người xưa dạy: tiền là vật ngoại thân. Ai ai cũng biết, ai ai cũng truy cầu. Kẻ tráng niên vì thỏa chữ dục; đàn bà đẹp vì vinh hoa; người già vì giải vấn đề cuối đời; kẻ trí vì danh tiếng; quan lại vì làm tốt chức trách, vân vân, vậy nên đều truy cầu nó.”

Mặc dù khi ấy tôi rất nghèo và đang gặp khó khăn, tôi vẫn cần phải loại bỏ chấp trước vào tiền. Tôi cần tống khứ chấp trước vào tiền không chỉ vào những lúc tôi có đủ tiền. Chẳng phải ví dụ về người tu luyện từ bỏ căn hộ trong Chuyển Pháp Luân cũng vậy sao? Suy cho cùng, tất cả những gì tôi có không phải là do Sư phụ ban cho hay sao? Tại sao tôi không từ bỏ mọi thứ, và không yêu cầu bản thân hoàn toàn tuân theo sự an bài của Sư phụ? Với sự giúp đỡ của các đồng tu, từ lúc đó tôi đã dần vượt qua được khó nạn này.

Tôi không chỉ đi làm và học, mà còn cần chăm sóc cả em gái mình. Chúng tôi cũng tham gia các hoạt động và hạng mục Đại Pháp khác nhau. Đôi khi tôi cảm thấy mệt và chán nản, nhưng sau đó tôi nhanh chóng thay đổi suy nghĩ. Tôi tự nhắc nhở rằng đây là con đường tu luyện của mình. Tôi cũng đã lớn lên trong hoàn cảnh khó khăn, vì vậy khó nạn này không là gì đối với tôi.

Đôi khi em gái tôi đối mặt với khổ nạn ở trường, tôi cảm thấy như đang ngồi trên đống lửa. Lần này, tôi thấy mình chấp trước vào tình, cảm xúc người thường đối với người thân. Tôi đối xử với em gái mình như là một đứa em gái yêu quý mà không phải là một tiểu đồng tu; tôi đã lo lắng cho em mình theo phương diện của người thường, mà không coi nó như là một học viên. Tôi cố gắng hướng nội trong khi giải quyết các công việc trong cuộc sống hàng ngày. Tôi tìm thấy ở mình nhiều chấp trước: nóng vội, áp đặt suy nghĩ của mình lên người khác và thờ ơ. Tôi nhận ra là vì tình mà tôi đã coi sự giúp đỡ của người khác là điều hiển nhiên và hành động một cách kiêu ngạo. Tôi đánh giá mình quá cao, và điều này tạo nên một lớp vỏ bọc lên chân ngã của tôi. Tôi cần phá vỡ nó và không còn sống bằng cái tôi giả tạo nữa.

4. Kinh nghiệm tu luyện trong các hạng mục truyền thông

Sư phụ đã an bài cho tôi học nghệ thuật truyền thông kỹ thuật số ở trường đại học, mặc dù tôi không đăng ký ngành đó. Khi ra nước ngoài, tôi nghĩ đây là cơ hội cho tôi đóng góp năng lực vào việc chứng thực Pháp thông qua các dự án truyền thông. Trên con đường tu luyện này, tôi đã phát hiện ra nhiều chấp trước.

Tôi vẫn thường thích thú với văn hóa truyền thống và mỹ thuật. Tôi thích nghe mọi người giảng nói về những đề tài này. Tôi có chút kiến thức và kỹ năng chuyên môn học được ở trường trong lĩnh vực này, bất kể khi nào nghe mọi người đàm luận về nó, tôi trở nên hào hứng. Tuy nhiên, chấp trước này cũng cản trở tôi trên con đường chứng thực Pháp. Tôi thường muốn dành nhiều thời gian hơn cho các hạng mục nghệ thuật, trong khi lại không quan tâm đến công việc hiện tại và ngành học kế toán. Mẹ tôi thường nhắc nhở rằng dù làm gì, nhiệm vụ căn bản của chúng tôi là cứu độ chúng sinh. Thế mà những lời này trôi tuột khỏi đầu tôi như gió qua nhà trống.

Theo hiểu biết của tôi, cái gọi là “sở thích” là thuộc về cảm xúc con người. Nếu không đặt mình trong Pháp khi làm mọi việc tôi sẽ không thể làm tốt. Vào lúc đó, nếu tôi không chọn kế toán, có thể ngành đó sẽ chọn tôi, thế nên tôi nên nhìn nhận mọi thứ thật đúng đắn, và chứng thực Pháp trong lĩnh vực này. Những gì thích hoặc không chỉ là chấp trước người thường, và tất cả chúng xuất phát từ tình. Về lĩnh vực kế toán, tôi nhận ra là một công ty thì giống như một sinh mệnh, sự hoạt động của nó cũng có “sinh – lão – bệnh – tử”. Nếu một công ty có thể tồn tại trong vũ trụ này vào thời điểm này, nó hẳn đến đây là vì điều gì đó. Nếu một đệ tử Đại Pháp được Sư phụ an bài trong một công ty, hẳn là có chúng sinh ở đó cần được cứu.

Tôi đã chấp trước vào một vài kỹ năng nghệ thuật của mình trước đây, nhưng trên thực tế, tôi phát hiện ra mình không biết gì nhiều. Cứ như thể năng lực tôi từng có đã biến mất; tôi nghĩ có thể Sư phụ đang cố gắng bảo tôi học mọi thứ từ đầu và với tâm khiêm nhường. Tôi nghĩ nó giống như khí công và tu luyện ở cao tầng, kiến thức hữu hạn mà tôi học được “ở tiểu học” còn xa mới đủ để chứng thực Pháp. Nếu tôi ôm giữ chấp trước của mình, tôi chỉ ở trong tầng của người thường. Đệ tử Đại Pháp nên liên tục đề cao tầng thứ, và Sư phụ sẽ cấp cho chúng ta trí huệ để chứng thực Pháp và cứu độ chúng sinh, và điều đó vượt xa sở thích người thường. Vì vậy, tôi phải nghiêm khắc với mình hơn trong việc học chuyên ngành, bất kể khi nào gặp khó khăn trong học tập, tôi sẽ khích lệ mình bằng chính niệm. Với suy nghĩ này, tôi sẽ không còn giống như một người thường chỉ nhiệt tình nhất thời và sẽ bắt đầu tiến bộ trong học tập. Trước đây khi tôi học “Giảng Pháp tại hội sáng tác âm nhạc và nghiên cứu mỹ thuật”, tôi phát triển những quan niệm xấu về việc học một số kiến thức người thường. Giờ đây tôi có một sự hiểu biết mới trong Pháp. Những gì các đệ tử Đại Pháp làm đều rất trọng yếu. Đệ tử Đại Pháp đang sáng tạo nghệ thuật dưới sự chỉ dẫn của các Pháp lý, và các tác phẩm của họ với trường năng lượng thuần chính và từ bi có thể nâng cao tiêu chuẩn đạo đức xã hội, và sẽ dành cho con người tương lai. Tôi cảm thấy Sư phụ yêu cầu chúng ta rất cao, vì vậy tôi nên nhanh chóng tiến bộ một cách chuyên nghiệp nhanh hơn. Tôi không dám phí phạm một phút giây nào cả.

Trong quá trình này, tôi thấy mình có chấp trước mạnh mẽ vào danh, tâm tranh đấu, hiển thị và tật đố. Trước kia tôi thường nghĩ là mình coi nhẹ danh và lợi vì tôi không quan tâm đến việc có được chức vụ hay lương cao. Thực tế, tôi thấy chấp trước lớn nhất của mình là truy cầu sự công nhận của người khác. Cứ khi nào làm được điều gì tốt, tôi muốn được lãnh đạo khen, và thể hiện với ông ấy; khi nào làm không tốt, tôi có tâm tranh đấu mạnh mẽ, và thấy ghen tỵ khi so sánh công việc của tôi với người khác. Chỉ khi mang tâm thuần tịnh tôi mới có thể tiến bộ nhanh trong công việc.

Làm việc trong hạng mục truyền thông rất căng thẳng, đặc biệt đối với việc đưa tin về Thần Vận. Thường thì một người không thể ngủ cả đêm và phải đảm bảo chất lượng của bài viết. Người đó cũng không thể lơ là học Pháp và tu luyện. Nhiều lần sau một đêm vật lộn đến tận 6 giờ sáng, tôi gần như gục xuống khi phát chính niệm. Nhưng khi quay đầu nhìn sang, tôi thấy các đồng tu vẫn có thể ngồi thẳng và lập chưởng để thanh trừ tà ác. Tôi nhận ra mình luôn là người không nghiêm túc với bản thân, và sự khác nhau giữa trung sỹ và thượng sỹ là ở đó. Tôi tự nhủ, “Đừng sợ gánh chịu khó nạn. Ngươi không thể nào tu luyện như trung sỹ nữa.”

5. Tu luyện bản thân, cứu độ chúng sinh

Dưới cuộc bức hại tàn bạo mà tôi gặp phải khi sống ở Trung Quốc Đại Lục, tôi không thể loại bỏ nỗi sợ hãi đã bắt rễ sâu trong lòng. Tôi thường sợ các bạn cùng lớp sẽ phân biệt và lợi dụng tôi vì tôi tu luyện Pháp Luân Công. Chính tâm sợ hãi đã khiến tôi không thể bước ra và chính là tâm sợ hãi đã khiến tôi lỡ mất nhiều bài học trên con đường tu luyện của mình. Tôi biết đây là một khảo nghiệm lớn phải vượt qua. Khi nhận ra điều này, tôi đã loại bỏ tâm sợ hãi trong khi giảng chân tướng về Pháp Luân Công cho mọi người và cứu độ chúng sinh.

Ở Trung Quốc, mọi người không nói về Pháp Luân Công và cố ý tránh vấn đề này. Vì sự tuyên truyền của ĐSCTQ tà ác, một số bạn cùng lớp thậm chí còn chửi ai đó hoặc mỉa mai ai đó. Trong tâm mình, tôi thường cảm thấy rằng người Trung Quốc không sẵn sàng thoái ĐCSTQ và họ không muốn nghe thấy điều gì về Pháp Luân Công. Tôi thậm chí không dám nói với các bạn cùng lớp rằng tôi tu luyện Pháp Luân Công. Một học viên nói rằng tốt hơn hết là giảng chân tướng với tư cách là một người đứng ngoài, tuy nhiên, một học viên khác nói với tôi rằng chúng tôi nên tu luyện đường đường chính chính, chúng ta nên giảng chân tướng với tư cách là một học viên. Tôi vẫn chấp trước vào quan niệm rằng mình không thể tu luyện tốt, lo lắng họ không hiểu mình khi giảng chân tướng cho các bạn cùng lớp. Vì vậy, nỗ lực của tôi không hiệu quả. Có lần Sư phụ đã giảng trong “Hoàn cảnh” (Tinh tấn yếu chỉ):

“Chư vị thử nghĩ xem ngay cả học thuyết mà nhân loại nói rằng họ là khỉ tiến hoá thành cũng được đăng đường trang trọng lắm, vậy mà Đại Pháp vũ trụ vĩ đại nhường ấy, chư vị lại ngại ngùng khi đặt Ông ở một vị trí chính xác sao, đó mới là sỉ nhục thật sự của con người.”

Nghĩ về điều này, tôi thấy xấu hổ với chính mình. Tôi trở nên quyết tâm một cách mạnh mẽ là tôi sẽ loại bỏ nỗi sợ hãi ẩn sâu trong tim. Ngay sau khi quyết tâm vượt qua sự sợ hãi, tôi đã đi phát tài liệu trên phố. Tôi vượt qua nỗi sợ gặp bạn cùng lớp. Tôi đã gặp một vị giáo sư ở trường tôi, người đã chào đón tôi nồng hậu và khen tôi dũng cảm. Tôi đã thấy bạn cùng phòng, nói với cô ấy Pháp Luân Đại Pháp tuyệt vời như thế nào, và tôi đã và đang tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Cô ấy cười và nói cô ấy hiểu. Cô ấy không khỏe mạnh, và tôi đã gợi ý cô ấy thử luyện năm bài công pháp. Một hôm mẹ cô ấy đã đi cùng tôi đến điểm luyện công và học Pháp luyện công với chúng tôi. Khi tôi công khai thông báo với các bạn học rằng tôi là một học viên Pháp Luân Đại Pháp, tôi cảm thấy nỗi sợ hãi tan biến không còn nơi ẩn náu.

Tại nơi làm việc của tôi bên ngoài Trung Quốc, Sư phụ cũng đã an bài cơ hội cho tôi giảng chân tướng. Tôi treo những bông hoa sen ở mọi nơi trong góc làm việc của mình, và dựa vào các tin tức trên ti vi tôi có thể luôn thay đổi chủ đề sang Pháp Luân Công. Bất kể lúc nào cần xin nghỉ phép cho các hoạt động Đại Pháp, tôi thường giảng chân tướng cho lãnh đạo của tôi. Đồng nghiệp của tôi nói với tôi, “Chúng tôi biết là vì bạn tin vào Pháp Luân Công nên bạn có thái độ rất tốt!” Tôi gặp các đồng nghiệp người Trung Quốc hết lần này đến lần khác, giờ đây tôi không bao giờ bỏ qua cơ hội nói với họ sự thật về Đại Pháp. Tôi không thể bỏ lỡ cơ hội Sư phụ đã an bài cho mình!

Bất kể khi đứng trên phố, trong cuộc sống hàng ngày hay làm trong các hạng mục Đại Pháp, tôi thường gặp những người đến với tôi để nghe chân tướng. Tôi thấy rằng việc nhìn vào địa vị xã hội, trình độ học vấn hay niềm tin của họ không còn quan trọng. Dù người đó là nghị sỹ, giáo sư, người theo Đạo hay một người hành khất trên phố, khi mang tâm thuần tịnh cứu độ chúng sinh, Sư phụ sẽ ban cho tôi trí huệ để giao tiếp tốt với họ. Sư phụ đã mở ra những cánh cửa cho chúng ta, và những gì chúng ta cần là thoát ra khỏi chính mình và giảng chân tướng bằng chính niệm.

Tôi thật biết ơn Sư phụ đã ban cho tôi cơ hội này. Tôi sẽ trân quý cơ hội này và tu luyện tinh tấn. Xin vui lòng chỉ ra bất kỳ điều gì không đúng trong thể ngộ của tôi.

Tạ ơn Sư phụ! Cảm ơn các đồng tu!


Bản tiếng Hán:https://www.minghui.org/mh/articles/2013/9/22/不做中士做上士-280175.html

Bản tiếng Anh:https://en.minghui.org/html/articles/2013/10/11/142662.html

Đăng ngày 30-10-2013. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share